Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Monday 27 April 2015

Báo QĐND hôm nay...

 


"Tương lai Việt Nam sẽ sáng sủa vì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thành công về ngoại giao và tạo được
nhiều thiện cảm với các quốc gia trên thế giới. Chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được nhiều thắng lợi về mọi mặt."
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh-mxM8ck0h-LYJQMFUXGC0zTX0wzK0CJRLGjjdTP7jbeSfU8PLvkqfXb21q9OMhprYDxvI9-1j-2IGYAAajUQUmA-10aFv4H3MGhC6k26_CPyqVCEMziP6GEa7bxDIctLprsWpHXn6Ygg/s1600/M%25E1%25BB%2599t+L%25C3%25A0+S%25E1%25BB%2591ng+001.jpghttps://vietcongonline.files.wordpress.com/2011/03/1aa253.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhyWr75ufBbOpzTj9AB91YeC0EIqdlkEEOcarIkm0nrzts9aGamzBdvqGcBY-3iQRpCKRNOVXG9-zrD2Z_fnZ22mIPdybXKV-BcJl4d6xo-qi4wVIDUqH3vkR4R7X24YqS9a7r6_BNijvly/s1600/vangiang.jpg
http://kyvancuc.files.wordpress.com/2011/01/h-22.jpg


Nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Tổng biên tập báo KBCHN (Mỹ):
Thúc đẩy hòa hợp dân tộc, tạo động lực phát triển đất nước

QĐND - Chủ nhật, 26/04/2015 | 11:2 GMT+7

QĐND - Sau nhiều lần về nước, nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Tổng biên tập trang web KBCHN tại Mỹ, một thời là người cầm súng thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH), đã có những cảm nhận chân thực về những đổi thay của đất nước. Ông đã có nhiều bài viết, hoạt động giúp kiều bào ở nước ngoài hiểu hơn về quê hương, phản bác lại những quan điểm sai lệch, xuyên tạc nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam của một số phần tử ở hải ngoại. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Phương Hùng về hòa hợp dân tộc...

Thông tin trung thực, khách quan về tình hình trong nước
- Đã 40 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Thúc đẩy hòa hợp dân tộc là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện hòa hợp dân tộc vẫn còn những vướng mắc nhất định. Là người sống ở nước ngoài lâu năm và có những đóng góp tích cực thúc đẩy sự hòa hợp dân tộc, ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng (thứ hai từ trái sang) cùng các đại biểu trong dịp gặp mặt kiều bào cuối năm tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh do Nhà báo Nguyễn Phương Hùng cung cấp)

- Chủ trương, chính sách hòa hợp dân tộc được Đảng, Nhà nước ban hành, thúc đẩy ngay sau ngày đất nước thống nhất, nhưng trên thực tế vẫn còn những điều chưa đạt được như mong muốn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do, nhưng có thể nhận thấy rõ nhất là một bộ phận người Việt ở hải ngoại đã từng phục vụ cho chế độ VNCH thời kỳ đó còn quá khích, cực đoan, tìm cách kích động, lôi kéo, gây chia rẽ cộng đồng người Việt ở nước ngoài với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước. Mặt khác, một bộ phận ở hải ngoại do không nắm được đầy đủ thông tin về những đổi mới, tiến bộ ở trong nước nên cứ mang nặng suy nghĩ Việt Nam là một đất nước tụt hậu, kém phát triển. 

Điều may mắn của cá nhân tôi là có dịp về nước từ tháng 9-2010 và nhiều chuyến sau đó, đã được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao tạo điều kiện tiếp xúc với nhiều cơ quan Nhà nước, đến nhiều tỉnh, thành phố, chứng kiến những đổi thay kỳ diệu của đất nước. May mắn hơn, tôi còn được ra huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) để thấy một phần Tổ quốc mình nơi biển khơi và ý chí hiên ngang, anh dũng, hy sinh, vượt qua khó khăn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cán bộ, chiến sĩ. Cơ hội này đã giúp tôi có một cách nhìn khác về một quê hương Việt Nam phát triển, đổi mới. 

Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhân dân trong nước dành cho người Việt Nam ở nước ngoài tình cảm và sự bao dung, mong kiều bào trở về giúp quê hương. Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định, người Việt Nam ở nước ngoài là không thể tách rời và là nguồn lực rất lớn của dân tộc. Tôi nghĩ, nếu kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ giúp cho chủ trương hòa hợp dân tộc ngày càng được thúc đẩy, tạo thêm động lực cho đất nước phát triển.

- Là Tổng biên tập của một tờ báo mạng ở Mỹ, ông đã và sẽ làm gì để góp phần thúc đẩy chủ trương hòa hợp dân tộc?

- Tôi dùng tờ Báo KBCHN để làm những phóng sự phản ánh sự thật về quê hương. Chẳng hạn, tôi đề xuất với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn để được phép đi Trường Sa với mong muốn được chứng kiến tận mắt vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Điều không ngờ là đề xuất ấy đã sớm được chấp nhận, được tạo điều kiện hết sức thuận lợi. Sau chuyến đi ấy, tôi và nhiều kiều bào khác đã cảm nhận được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ở trong nước luôn đặc biệt quan tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những cảm xúc, chứng kiến từ chuyến đi đã được tôi viết bài, quay video, chụp ảnh để cho người Việt Nam ở hải ngoại xem. 

Sau đó, tôi chủ động đi Móng Cái, theo đoàn kiều bào lên Bản Giốc (Cao Bằng), theo kênh truyền hình ANTV lên Lai Châu... để phản ánh một cách chân thực, phản bác lại những thông tin sai sự thật về Trường Sa, về thác Bản Giốc…do một số đối tượng phản động ở hải ngoại rêu rao để kích động, lôi kéo cộng đồng người Việt phục vụ lợi ích và ý đồ của họ. Tôi nghĩ rằng, KBCHN là một tờ báo hải ngoại sẽ có sự khách quan và độc lập, giành được nhiều niềm tin khi phản ánh chân thực tình hình trong nước, nhất là với đối tượng độc giả ở nước ngoài.

Xóa bỏ mặc cảm, hận thù, chung tay xây dựng đất nước
- Ông có những cảm nghĩ gì trong dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước?

- Đây là lần thứ năm tôi về Việt Nam đúng vào dịp 30-4. Tôi luôn luôn nghĩ, cuộc chiến tranh nào rồi cũng phải có sự chấm dứt bằng cách nào đó. Chiến thắng 30-4 làm sụp đổ chính quyền VNCH, chấm dứt chiến tranh, mang lại sự thống nhất đất nước đã khẳng định điều đó. Tôi cảm thấy vui mừng vì đất nước không còn bom đạn, chết chóc, đau thương, chia cắt. 40 năm qua, người dân Việt Nam được sống trong thanh bình, không còn ám ảnh của đau thương vì chiến tranh.
- 40 năm nhìn lại, thời khắc 30-4-1975 hẳn vẫn còn in đậm trong ký ức của ông?

- Ngày 27-4-1975, tôi đã rời Việt Nam vì tôi làm việc cho Cơ quan ICCS (Ủy ban Quốc tế Kiểm soát đình chiến) nên không chứng kiến ngày 30-4-1975. Khi ở Subic Bay (Phi-líp-pin), tôi xem truyền hình Mỹ thấy cảnh anh em quân nhân thuộc Quân đội VNCH cởi quần áo, vứt súng ống sau khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh kêu gọi buông súng và xin đầu hàng. Những hình ảnh chạy loạn ở Xuân Lộc, xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập đã làm tôi rất buồn và khóc cho một miền Nam thất trận trong tiếc nuối. Khi đó, tôi không tin sự thật là tại sao Quân đội VNCH thua trận! Nhưng sau khi về Việt Nam, tôi có cơ hội đi thăm địa đạo Củ Chi, Điện Biên Phủ, gặp các cựu chiến binh, xem triển lãm tại các bảo tàng, tôi mới cảm nhận sâu sắc về sự thật chính quyền VNCH và Mỹ thua là tất yếu. Ý tôi nói là tinh thần, ý chí và nghị lực của Bộ đội Cụ Hồ, được lòng dân hơn hẳn lính thuộc Quân đội VNCH thời đó.

- Một số đối tượng cực đoan đã có hành động chống phá, lôi kéo, kích động cộng đồng người Việt ở hải ngoại và một số đối tượng trong nước làm nhiều điều trái pháp luật. Theo ông, nên làm gì để giúp người Việt ở nước ngoài có cái nhìn rõ hơn, hiểu hơn và hướng về quê hương nhiều hơn?

- Tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn vào truyền thông tại hải ngoại. Hiện nay đang có VTV4, HTV và VTC10. Theo tôi biết năm 2015, Nhà nước Việt Nam sẽ khai thác rộng mảng này. Dùng hình thức quảng cáo doanh nghiệp trong nước, nhất là các dịch vụ du lịch, thẩm mỹ, đầu tư bất động sản, phương tiện vận chuyển... Hiện nay tất cả các chương trình truyền hình hải ngoại free-to-air (xem tự do miễn phí) đều lấy phim truyện của iCinema, các phim truyện, chương trình ca nhạc sản xuất trong nước. Bà con hải ngoại quen các quảng cáo trong nước cũng như các chương trình của Đài Truyền hình Long An và Truyền hình Cần Thơ đã công khai chiếu ở Mỹ rồi. Hơn nữa, Nhà nước cần có nhiều chính sách, thủ tục đơn giản hơn nữa, hỗ trợ nhiều mặt cho kiều bào trở về để cảm nhận rõ về công cuộc đổi mới, cống hiến cho quê hương.

- Những lần trở về Việt Nam, tình cảm của người dân trong nước đối với ông như thế nào?

- Từ năm 2010 đến dịp Tết Ất Mùi 2015, tôi đã có 9 lần về thăm quê hương. Tôi đã từng được độc giả trong nước đón tiếp tại cả hai sân bay: Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) làm video Gala 2013-Ngày trở về. Đạo diễn Quỳnh Tư làm một cuốn phim dài 40 phút về hành trình đến với quần đảo Trường Sa của tôi. VTV4 đến nhà tôi ở Mỹ làm phóng sự. Mỗi lần về Việt Nam, tôi lại có một cảm xúc sâu sắc. Lần trở về dịp Tết Ất Mùi 2015 vừa qua, tôi hướng tâm về từ thiện: Tặng gạo đồng bào vùng cao, làm phóng sự và giúp gia đình ông Sùng A Pủa, phát tiền lì xì cho 31 em học sinh nghèo ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định...

Tôi thấy 15 năm trở lại đây, đất nước có những bước phát triển rất mạnh mẽ, nhanh chóng. Sau khi Hoa Kỳ-Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 thì chúng ta cũng mất đi khoảng 5 năm để chuẩn bị hội nhập. Từ năm 2000 đến nay, chỉ trong 15 năm, đất nước mình phát triển như vậy quả là một kỳ tích. Tôi rất ấn tượng với sự phát triển hạ tầng giao thông. Từ khi có đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây, tôi chỉ cần 1 giờ để từ TP Hồ Chí Minh về đến Long Khánh (Đồng Nai). Có đường cao tốc và cầu Nhật Tân, tôi cũng chỉ mất 1 giờ từ phố cổ Hà Nội ra Sân bay Quốc tế Nội Bài. Tôi đi nhiều tỉnh, thành phố và ở đâu cũng có đường cao tốc hoặc đường rộng thoáng. Tôi muốn nói: “Tôi hãnh diện là người Việt Nam”.
- Là một trí thức sống nhiều năm ở Mỹ và hiểu rất rõ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, ông có niềm tin như thế nào về sự hòa hợp dân tộc và sự phát triển của Việt Nam trong tương lai?

- Hòa hợp dân tộc luôn là một mục tiêu cao đẹp, ước muốn của mỗi quốc gia. Với Việt Nam, trong xu hướng đổi mới, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới thì vấn đề đoàn kết, hòa hợp dân tộc càng là mong ước, ý nguyện của người dân, cả ở trong và ngoài nước. Tôi nghĩ tuổi trẻ Việt Nam giờ đây không còn sống trong hoàn cảnh chiến tranh, được hưởng sự thanh bình và điều kiện giáo dục tốt. Với số lượng du học sinh ngày càng cao thì sự tiếp nhận và hấp thụ văn minh thế giới càng nhiều, mang chất xám về phục vụ đất nước. Tương lai Việt Nam sẽ sáng sủa vì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thành công về ngoại giao và tạo được nhiều thiện cảm với các quốc gia trên thế giới. Chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được nhiều thắng lợi về mọi mặt. Đảng và Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách quan tâm đến kiều bào, đánh giá cao sự đóng góp của kiều bào. Lẽ dĩ nhiên sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc cũng theo đó mà phát triển trong tinh thần nội ngoại đều là anh em một nhà, tạo sức mạnh to lớn góp phần thúc đẩy đất nước phát triển.

- Xin cảm ơn ông!
ĐẶNG TRUNG KIÊN (thực hiện)


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List