Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Wednesday, 19 August 2015

Trung Quốc thăng tướng cho 4 sĩ quan chống Việt Nam

Trung Quốc thăng tướng cho 4 sĩ quan chống Việt Nam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với các sĩ quan quân đội tại Bắc Kinh. (Ảnh chụp từ trang web của Xinhua).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với các sĩ quan quân đội tại Bắc Kinh. (Ảnh chụp từ trang web của Xinhua).

18.08.2015
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới thăng cấp thượng tướng cho 10 sĩ quan cấp cao của nước này, và 4 nhân vật trong số đó từng tham gia vào việc hoạch định các chiến dịch quân sự chống Việt Nam. Giới quan sát trong nước cho rằng Hà Nội cần phải lưu ý đề phòng việc thăng hàm này.

4 sĩ quan này là ông Lưu Việt Quân, 60 tuổi, người đứng đầu quân khu Lan Châu thuộc tỉnh Cam Túc; ông Triệu Tông Kỳ, 60 tuổi, người đứng đầu quân khu Tể Nam, tỉnh San Đông; ông Lí Tác Thành, 61 tuổi, người đứng đầu quân khu Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên và ông Vương Ninh, 60 tuổi, người đứng đầu lực lượng cảnh sát vũ trang.

Việc phong tướng này diễn ra trong bối cảnh quân đội Trung Quốc đánh dấu 88 năm ngày thành lập, củng cố vị thế lực lượng quân sự lớn nhất trên thế giới.
4/10 vị tướng mới đây, trong đó có những người họ cho là có công chống Việt Nam thì như vậy thể hiện chiến lược của họ rồi. Rất rõ rồi, chứ không còn mơ hồ gì nữa...Đó cũng là hình thức để dằn mặt Việt Nam.”

Tiến sỹ Nguyễn Nhã, chuyên viên nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nhận xét.
Nhận định về đợt thăng cấp này, ông Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao hiện nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nói:
“Quân đội Trung Quốc mấy chục năm nay không có chiến tranh rồi. Cho nên bây giờ Trung Quốc rất cần những anh có thực tế chiến đấu, đề bạt những anh đã kinh qua thực tế chiến đấu, đặc biệt là với Việt Nam. Những thằng mà đã chiến đấu với Việt Nam thì ít nhất là nó cũng hiểu quân đội mình hơn. 

Nó hiểu mình hơn những thằng khác. Đề bạt 4 thằng chống Việt Nam, chứng tỏ nó [Trung Quốc] coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới. Nó nhằm vào cuộc chiến đấu với Việt Nam. Đấy là điều mà Việt Nam phải chú ý”.

Đích thân ông Tập Cận Bình, người đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Trung Quốc, tham gia buổi lễ phong tướng cho 10 sĩ quan cao cấp.
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin về đợt thăng tướng tập thể này, nhưng không nhắc tới mối liên hệ giữa 4 trong số các tướng lĩnh này với cuộc xung đột với Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, người cũng nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, cho rằng việc phong tướng của quốc gia láng giềng của Việt Nam cho thấy một “chiến lược” nhất định. Ông Nhã nói:
“4/10 vị tướng mới đây, trong đó có những người họ cho là có công chống Việt Nam thì như vậy thể hiện chiến lược của họ rồi. Rất rõ rồi, chứ không còn mơ hồ gì nữa. Họ vẫn cho rằng là đối với Việt Nam thì phải xử, phải phát triển vấn đề quân sự, trong đó có vấn đề phong tướng. Đó cũng là hình thức để dằn mặt Việt Nam.”
Giới quan sát cho rằng động thái của Trung Quốc cho thấy rằng Việt Nam vẫn nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh, nhất là khi quan hệ giữa hai nước láng giềng vấp phải nhiều sóng gió thời gian qua.

Tán đồng ý kiến của ông Nhã, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho rằng việc Việt Nam hiện nay là “đối tượng tác chiến của quân đội Trung Quốc là điều rõ ràng”. Ông nói:
“Đối với Nga hay Ấn Độ, nó [Trung Quốc] cũng có thể nghiên cứu. Nhưng trước mắt mũi nhọn của nó [Trung Quốc] là chĩa vào Việt Nam vì những chuyện như biển Đông, biên giới trên bộ hay nhiều chuyện khác nữa. Lúc nào có thể gây chuyện với Việt Nam là nó gây chuyện. Chiến tranh biên giới, lúc nào Trung Quốc muốn là cũng có thể gây chuyện với Việt Nam được. Còn với Ấn Độ, với Nga, với nước lớn, Trung Quốc phải tính toán.”

Trước mắt mũi nhọn của nó [Trung Quốc] là chĩa vào Việt Nam vì những chuyện như biển Đông, biên giới trên bộ hay nhiều chuyện khác nữa. Lúc nào có thể gây chuyện với Việt Nam là nó gây chuyện.

Cựu quan chức ngoại giao Dương Danh Dy nói.
Trong tổ chức quân đội Trung Quốc hiện nay, thượng tướng là cấp hàm cao nhất. Ngoại trừ tướng Trương Sĩ Ba (63 tuổi), Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng, 7 thượng tướng còn lại đều có tuổi đời nhỏ hơn ông Tập (62 tuổi). Hai người còn lại có cùng tuổi đời với Chủ tịch Trung Quốc.

Mới đây, tin cho hay, Trung Quốc đã yêu cầu Brazil giúp phát triển một chương trình chiến tranh du kích cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins, chỉ huy Trung tâm Huấn luyện Chiến tranh Du kích Brazil cho biết:

Ông Alcimar cho tờ Janes’s Defence Weekly biết như vậy hôm 10/8. Theo tạp chí về quốc phòng này, PLA cảm thấy cần phải tăng cường khả năng mở chiến tranh du kích vì có đường biên giới dài, nhiều cây cối với các nước láng giềng như Việt Nam và Ấn Độ, hai quốc gia hiện có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins được trích lời nói: “Họ đã yêu cầu chúng tôi cử người sang huấn luyện phát triển chương trình chiến tranh du kích ở Trung Quốc”.
Tuy nhiên, quan chức quân sự này không nói rõ là Bắc Kinh đã yêu cầu bao nhiêu người cố vấn và khi nào thì chương trình sẽ bắt đầu.

Trung tâm huấn luyện chiến tranh du kích của Brazil đã huấn luyện gần 6.000 binh sĩ, trong đó có 500 người nước ngoài, kể từ khi được thành lập năm 1965.
Dù chưa có con số thống kê cụ thể, chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 đã làm hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai phía bỏ mạng.
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua trở nên căng thẳng vì các hành động lấn lướt của Bắc Kinh ở biển Đông.

Mới đây, báo Kommersant có trụ sở ở Moscow cho rằng “quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể tấn công các cơ sở Trung Quốc trong khu vực”.

Bài báo viết rằng cũng như các cuộc diễn tập quân sự đã được quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 đã cho thấy, máy bay chiến đấu SU-22 của Không quân Việt Nam sẽ được dùng để phát động cuộc tấn công đầu tiên chống các mục tiêu trên biển bằng tên lửa không đối địa AS-10.
Các chiến đấu cơ này có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc từ độ cao 2.500 tới 3.000 mét.
Việt Nam chưa lên tiếng thừa nhận hay phản đối các thông tin mà tờ báo của Nga nêu ra.


Monday, 17 August 2015

CSVN sắp ký thoả ước giao Bản Giốc cho Tàu để ‘cùng khai thác’



 

H Chí Minh, tên Hán gian vĩ đi!

Ảnh của Thach Nguyen.Nguyên Thạch (Quanlambao)

Hồ Quang là một khựa Tàu
Hỏi người dân Việt, tại sao ta thờ?
Hồ Chí Minh, tên bá vơ!
Một tay gián điệp, con cờ của Mao





 Phục vụ sách lược nô Tàu
Biển Đông chúng lấy như ao sân nhà
Đất Việt, tràn qua, cứ qua
Việt quốc, nguồn gốc quê cha là Tàu.





Ảnh của Thach Nguyen.



Tượng đài chúng cứ dựng cao
Quì lạy như thể tế sao trên trời
"Nhớ ơn của bác đời đời"
Công bác bán nước, ta đời nào quên.


Một bầy quà quạ kên kên
Ăn mày dĩ vãng một tên gốc Tàu
Ngẫm nghĩ...lòng thấy nhói đau
Dân Việt thờ kính tên Tàu ngoại bang!.



Nguyên Thạch
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 
CSVN sắp ký thoả ước giao Bản Giốc cho Tàu để ‘cùng khai thác’


















Bảng Đỏ (Danlambao) - Giữa lúc dư luận đang sôi sục trước thông tin xây tượng đài nghìn tỷ ở Sơn La, nhà cầm quyền CSVN đã âm thầm đàm phám với Trung Cộng về việc ký kết hiệp định ‘cùng khai thác’ thác Bản Giốc, thuộc chủ quyền Việt Nam.

'Thống nhất tất cả các điều khoản'

Theo Thông tấn xã Việt Nam, cuộc đàm phán về hiệp định mang tên ‘Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc’ đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Cộng.

Vòng đàm phán lần thứ 4 kéo dài trong 5 ngày, từ 2 đến 6/8/2015. Phía CSVN được nói đã ‘thống nhất đối với tất cả các điều khoản của hiệp định’.

“Vòng đám phán diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và cầu thị”. 

“Hai bên đã tập trung trao đổi về các nội dung còn tồn đọng và đã đi đến thống nhất đối với tất cả các điều khoản của Hiệp định”, thông tấn xã Việt Nam cho biết. 

Trưởng đoàn phía CSVN tham dự cuộc đàm phán bán nước này là một quan chức bộ ngoại giao, giữ chức phó chủ nhiệm uỷ ban biên giới quốc gia. 

Dù không được nêu tên, nhưng nhân vật này có thể là ông Trần Duy Hải.

Kết thúc cuộc họp, quan chức hai bên đã ký vào biên bản kết quả đàm phán. Dự định, hiệp định ‘cùng khai thác’ Bản Giốc sẽ được CSVN ký kết trong lần đàm phán sắp tới.

Hợp thức hoá việc bán nước.

Việc ký hiệp định trên chính là một chiêu bài nhằm hợp thức hoá hành động bán nước của tập đoàn Việt gian cộng sản. 

Đây cũng là một phần của ‘món nợ’ Thành Đô năm 1990, trong chuỗi các âm mưu thôn tính, sát nhập Việt Nam vào tay Trung Cộng. ‘Hợp tác’ và ‘cùng khai thác’ chỉ là một lối nói lừa bịp, mị dân.

Cứ với đà này, không chừng một ngày Trung Cộng sẽ đòi CSVN ‘cùng khai thác’ cái lăng Ba Đình. Vì dù sao Trung Cộng có đầy đủ tài liệu để chứng minh Hồ Chí Minh - tức thiếu tá Hồ Quang là một người Tàu.

*

Bản Giốc là một thác nước tuyệt đẹp, theo lịch sử hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, khi ký kết hiệp định biên giới năm 1999, CSVN giao nộp một nửa diện tích thác Bản Giốc cho Trung Cộng.

Phía Trung Cộng đặt tên thác nước này  là Đức Thiên, hàng năm đã đón hàng triệu du khách đến thăm.

Các hiệp định bán nước được thực hiện một cách ráo riết dưới thời tổng bí thư đảng CSVN Lê Khả Phiêu. Hậu quả là Việt Nam đã mất hàng chục ngàn km2 diện tích lãnh hải, lãnh thổ vào tay Trung Cộng. 

Trước sự chỉ trích dữ dội của dư luận, thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN Vũ Dũng từng lên tiếng bạo biện cho hành động bán nước rằng: “Không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc. Tôi cho rằng có người thiếu thông tin nhưng cũng có người cố tình bôi nhọ chúng ta.”

Dù vậy, những tuyên bố láo lếu của ông Vũ Dũng cũng chẳng lừa bị được ai, vì chính các tài liệu của đảng CSVN đã tố cáo rõ điều này. 

Trong quyển sách ‘Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam Và Trung Quốc’ do Nhà xuất bản Sự Thật phát hành năm 1979 có viết rõ:

“…Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. 

Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.” 

“Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.”





Việt-Trung sắp ký hiệp định thác Bản Giốc

(NLĐO)- Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc vòng đàm phán thứ 4 Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc với thỏa thuận chuẩn bị để sớm ký hiệp định này.

Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận chuẩn bị để ký hiệp định về thác Bản Giốc - Ảnh: Phạm Dương
Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận chuẩn bị để ký hiệp định về thác Bản Giốc - Ảnh: Phạm Dương

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, từ ngày 2 đến 6-8 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra đàm phán vòng 4 Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trưởng đoàn phía Việt Nam là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Trưởng đoàn phía Trung Quốc là Tham tán Vụ các vấn đề Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tin từ Bộ Ngoại giao cho biết vòng đàm phán diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và cầu thị. Hai bên đã tập trung trao đổi về các nội dung còn tồn đọng và đã đi đến thống nhất đối với tất cả các điều khoản của Hiệp định. Hai bên nhất trí sẽ nhanh chóng hoàn thành công tác thẩm định theo quy định của nội luật mỗi nước và sớm tổ chức vòng đàm phán tiếp theo để chuẩn bị ký kết Hiệp định này.

Kết thúc vòng họp, hai bên đã ký Biên bản kết quả đàm phán.

06/08/2015 17:41
D.Ngọc



__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Friday, 14 August 2015

Tin mới : Tin động trời !!!....Khu kinh tế do Trung Quốc đầu tư lớn ở Hà Tĩnh bất ngờ đòi tự trị



Sent from my iPad

Begin forwarded message:
From: Chau Nguyen
Date: August 11, 2015 at 8:11:05 AM CDT
Subject:   Tin động trời !!!
Reply-To:


  


Tin mới : Tin động trời !!!


Khu kinh tế do Trung Quốc đầu tư lớn ở Hà Tĩnh bất ngờ đòi tự trị
T6, 06/27/2014 - 00:08

alt

Một bản tin kinh tế rất nhỏ trên các trang báo Việt Nam ngày 25/06 không làm nhiều người chú ý, nhưng đã nhanh chóng gây sửng sốt cho những ai quan tâm về thời sự và chính trị ở Việt Nam. Nội dung của bản tin cho biết khu kinh tế Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh của Việt Nam đột ngột gửi thư lên Trung ương Hà Nội và đòi trở thành đặc khu tự trị với nhiều quyền hạn vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp bình thường.


Tin tiết lộ cho biết Ban lãnh đạo khu kinh tế Formosa vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải yêu cầu cho thiết lập đặc khu kinh tế tự trị. Theo văn bản này, Tổng giám đốc công ty Hưng Nghiệp Formosa Dương Hồng Chí, vốn là một người gốc Hoa, lý giải việc thiết lập đặc khu kinh tế nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, nước... nói một cách khác, yêu cầu này có nghĩa muốn tách vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh, trở thành như một vùng tự trị trong lòng Việt Nam.
Hiện Hà Nội chưa có câu trả lời cho sự việc này, và qua đây cũng cho thấy sự bối rối và chia rẽ rất rõ trong nội bộ. Vùng Vũng Áng có nhiều công nhân Trung Quốc và vốn đầu tư cũng của Trung Quốc. Thư đòi tự trị lại đưa cho phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, được coi là nhân vật thân cận với Trung Cộng, đang nằm trong bộ máy lãnh đạo cao cấp của chế độ CSVN.


Lâu nay, khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - khu công nghiệp lớn nhất Bắc Trung Bộ bị đồn đoán là nơi tập hợp lực lượng bí ẩn của chính quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Vừa qua, bạo loạn ngày 14 tháng 5 đã làm cho Trung Quốc rút đi hơn 4000 công nhân và kỹ sư về nước, nhưng số lượng này vẫn chỉ là một phần nhỏ.




alt
Hiện nay còn khoảng 10.000 người Trung Quốc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Từ lâu nay, người Trung Quốc đến đây xây dựng con đường riêng, khu phố riêng, lấy vợ Việt... biến vùng này trở thành một China Town ở một cứ điểm trọng yếu của Việt Nam. Đáng lo là phần lớn công nhân ở đây đều không có giấy tờ để kiểm soát, thậm chí dân trong vùng còn cho biết rất nhiều nhóm người Trung Quốc ở đây bí mật vũ trang, phong cách không khác quân đội.


Giữa lúc tình hình Việt Nam đang rối ren, nội bộ đảng CS đang đánh nhau kịch liệt, việc đột ngột vùng kinh tế Vũng Áng đòi tự trị đang là một thách thức sống còn với Đảng CSVN, mà hầu hết mọi người đều tin rằng đó là một đòn phép mới của Trung Quốc trong âm mưu xâm lược hoặc kiểm soát Việt Nam. Nếu đây là vùng tự trị, sớm muộn gì các khu người Trung Quốc ở Tây Nguyên cũng sẽ lên tiếng đòi đặc cách như vậy. Việc này đồng nghĩa Việt Nam đã nằm gọn trong tầm kiểm soát của Bắc Kinh.
(N. Khanh)



__._,_.___

Posted by: loc huong 

Friday, 7 August 2015

Cơ hội cứng rắn hơn với Trung Cộng

Cơ hội cứng rắn hơn với Trung Cộng

Ngô Nhân Dụng - 04.08.2015
Hội nghị an ninh ASEAN khai mạc tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia ngày hôm qua. Một ngày trước, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi, 王毅) đã lên tiếng khuyên các nước không nên bàn những tranh chấp cá biệt song phương trong cuộc họp này. Ông còn đe dọa rằng nếu họ bàn về các vấn đề đó thì “tình hình sẽ căng thẳng hơn.”

Tình trạng đã đủ căng thẳng từ mấy năm nay rồi, khi tầu chiến Trung Quốc đâm tầu đánh cá của dân Việt Nam và Phi Luật Tân (Philippines), tàu chiến các nước đã “bắn súng nước” với nhau. Căng thẳng hơn nghĩa là hải quân hai bên có thể sẽ nổ súng. Ông Vương Nghị đe dọa thật.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario, phản pháo ngay trong ngày hội nghị ASEAN bắt đầu. Ông cực lực lên án các hành động “đơn phương gây hấn” của Trung Cộng trong vùng Biển Ðông. Ông nêu ra các chứng cớ cụ thể là việc xây dựng những đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm nằm đang tranh chấp để biến thành các phi trường và căn cứ quân sự.

Sau khi bày tỏ thái độ cương quyết, ông Del Rosario vẫn chứng tỏ một thái độ ôn hòa, tuyên bố Philippines ủng hộ đề nghị “Ba Ngưng” của chính phủ Mỹ để giảm bớt xung đột gia tăng: Ngưng xây đắp các đảo nhân tạo; ngưng xây dựng các căn cứ, và ngưng các hành động gây hấn.” Nhưng ông Del Rosario cẩn thận nói thêm: “Chúng tôi cần nhấn mạnh rằng chấp nhận đề nghị ‘Ba Ngưng’ không có nghĩa là Philippines công nhận việc xây đắp bảy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã thực hiện trong năm qua.”

Nói những lời công khai, rành mạch đó, Del Rosario xứng đáng là đại diện ngoại giao của một quốc gia đáng kính trọng. Trong khi đó, báo chí quốc tế không thuật lại một lời tuyên bố nào của phái đoàn chính phủ Hà Nội để thấy họ dám phản đối những lời đe dọa của Ngoại Trưởng Vương Nghị. Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ đường lối tránh đối đầu với Cộng Sản Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Việt Cộng vẫn nhắc đi nhắc lại họ chỉ thảo luận song phương về những tranh chấp lãnh thổ và biển, đảo với Trung Cộng, trên chủ trương “16 chữ vàng” và “bốn tốt.”
Cho tới nay, Trung Cộng luôn luôn bắt buộc Việt Cộng chỉ được nêu các vấn đề tranh chấp giữa hai quốc gia trong các cuộc gặp gỡ riêng hai nước với nhau.

 Lời tuyên bố của ông Vương Nghị trong ngày Thứ Hai xác định lại rằng các hành động gây hấn mới của Trung Cộng đều là các vấn đề “song phương,” nghĩa là mỗi các tranh chấp chỉ xảy ra giữa hai quốc gia, không liên quan đến một nước thứ ba nào. Ðó là chủ trương “Bẻ Ðũa,” không bẻ cả một nắm đũa mà bẻ từng chiếc đũa một. Còn gọi là chiến lược “chia để trị” các đế quốc vẫn dùng khi họ muốn thôn tính các nước nhỏ.

Trước các hành động xâm lấn của Trung Cộng đối với nước Việt Nam từ năm 1956 đến nay, con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được chủ quyền là phải thoát ra ngoài chiến lược“Bẻ Ðũa” của Trung Cộng.
Hội nghị an ninh ASEAN tại Kuala Lumpur đang diễn ra là một cơ hội bằng vàng để chính quyền Việt Nam bắt đầu chui ra khỏi vòng cương tỏa của chiến lược “Bẻ Ðũa” này. Ðây là cơ hội để dân tộc Việt Nam thoát khỏi cái tròng “bốn tốt” với “16 chữ vàng” do Trung Cộng cột vào đầu vào cổ.

Ðây là một cơ hội mới, vì các chính phủ ASEAN đều nói ngược lại ý kiến của ông Vương Nghị. Ngoại trưởng Singapore, ông K. Shanmugam nói thẳng: “Vùng Nam Hải (tức Biển Ðông nước ta) là một vấn đề. Không thể giả bộ coi như nó không có vấn đề nào.” Ông Anifah Aman, ngoại trưởng Malaysia nhân danh quốc gia tổ chức hội nghị đã khẳng định rằng không có một vấn đề nào được coi là không thể đem ra thảo luận. Ông nói rằng ngay trong ngày đầu tiên, Thứ Ba, mùng 4 Tháng Tám, các tranh chấp vùng Biển Ðông đã được nêu lên rất nhiều lần. Một nhà ngoại giao khác nói, “Nước này không phải là nước Cambodia hay nước Lào! Câu nói này nhắc tới hành động của chính phủ Cambodia, nước chủ nhà tổ chức hội nghị ASEAN năm 2012, họ đã gạt vấn đề các tranh chấp trong vùng Biển Ðông không để cho bàn luận, vì bị Trung Cộng gây áp lực và mua chuộc.
Gió đang xoay chiều trong vùng Ðông Nam Á.

 Các nước ASEAN đã tỏ ý chấp nhận giải pháp “Ba Ngưng” tạm thời của chính phủ Mỹ; việc đầu tiên là ngưng không xây đắp thêm các hòn đảo nhân tạo. Các nước Ðông Nam Á có lý do trước mắt thúc đẩy. Trước ngày hội nghị khai mạc, giới quân sự Mỹ xác nhận tin chính quyền Bắc Kinh đang xây phi trường mới trên một hòn đảo nhân tạo khác, dài ba cây số, trong vùng Subi Reef đang tranh chấp với Philippines. Phụ tá ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã ví việc làm của Trung Cộng ở vùng biển Ðông Nam Á giống như cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine; để nhắc nhở rằng chính phủ Mỹ và các nước đồng minh chống lại các hành động như vậy. Nhà bình luận Carl Thayer ở Úc nhận xét: “Trung Quốc đang cắt giữa trái tim cả vùng hàng hải của Ðông Nam Á.”

Trong vùng Ðông Nam Á gió quả thật đã xoay chiều. Thái độ cứng rắn của chính phủ Mỹ đã khuyến khích các nước từ Philippines tới Singapore, Malaysia tỏ ra cứng rắn một cách công khai và quyết liệt hơn đối với Trung Cộng. Ðây là một cơ hội cho dân tộc Việt Nam để thoát khỏi ách kiềm tỏa của đế quốc đỏ Trung Hoa. Nếu đảng Cộng Sản bỏ lỡ cơ hội này thì lịch sử sẽ kết tội mãi mãi.

Một hội nghị tiếp theo, Diễn Ðàn ASEAN Vùng (ASEAN Regional Forum - ARF) hàng năm sẽ mở rộng thêm với dại diện các nước Nam Hàn, Nhật Bản, Nga; các ngoại trưởng Vương Nghị và John Kerry cũng có mặt ở trong Kuala Lumpur trong phiên họp khai mạc ngày Thứ Năm. Ðây là một dịp để phái đoàn đại diện ngoại giao của Việt Nam có cơ hội chứng tỏ họ cũng đủ can đảm như ngoại trưởng Philippines. 

Trước mặt cả thế giới, phải xác định lại chủ quyền của nước Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bất khả xâm phạm, như ông Del Rosario đã nhấn mạnh phần nước ông. Việt Nam có thể chấp nhận chủ trương “Ba Ngưng” của Mỹ như một giải pháp tạm thời tránh gây chiến tranh, nhưng cương quyết không bao giờ chấp nhận các hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng. Hơn nữa, phải tố cáo trước thế giới rằng các phi trường quân sự và các căn cứ mới của Trung Cộng là những con dao đang kề cổ, những mũi nhọn đang chuẩn bị đâm sâu vào yết hầu nước Việt Nam.

Muốn cho thế giới nhìn thấy âm mưu của Trung Cộng rõ hơn nữa, phái đoàn Việt Nam có thể công bố nội dung gần đây được tuyền bá trên mạng báo điện tử “Binh Khí Ðại Toàn” của Trung Quốc. Họ mới kêu gọi tấn công chiếm hết quần đảo Trường Sa với những lời lẽ khát máu: “Phải đánh cho Việt Nam không kịp trở tay. Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.” (Họ gọi Trường Sa là Nam Sa). Bài trên báo Binh Khí Ðại Toàn công khai đề nghị Trung Cộng đánh Việt Nam để làm một cuộc diễn tập trước khi “giải phóng Ðài Loan!” Cả thế giới biết rằng các mạng điện tử ở Trung Quốc đều do đảng Cộng Sản kiểm soát và điều khiển.

Liệu đảng Cộng Sản Việt Nam có dám bày tỏ một thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Cộng hay không? Ít có triển vọng Việt Cộng sẽ đổi chiều 180 độ, nhưng ít nhất cũng hy vọng họ dám quay ít nhất một góc vuông!

Ðiều tối thiểu phải làm trong hội nghị ASEAN này là Việt Nam công khai yêu cầu Trung Cộng ngưng tất cả các hoạt động gây hấn: Ngưng quấy phá các tàu đánh cá Việt Nam. Ngưng đem các giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng Biển Ðông. Ngưng củng cố các phi trường và căn cứ quân sự. Ngưng xây đắp các đảo nhân tạo mới. Ngưng phổ biến các luận điệu hiếu chiến đe dọa các lân bang. Các yêu cầu trên bao gồm cả chủ trương của chính phủ Mỹ nhưng nhiều hơn. Ðiều này ai cũng hiểu được.

Trong cuộc gặp gỡ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Obama gần đây, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam và tổng thống Mỹ đã công bố nhiều chính sách chung về ngoại giao. Trong đó hai nước sẽ hợp tác bảo vệ an ninh hàng hải trong vùng Biển Ðông trong khuôn khổ các hội nghị đa phương. Hai bên cũng đồng ý phải giải quyết các tranh chấp trên Biển Ðông bằng các biện pháp dùng luật lệ quốc tế. Cuộc họp khối ASEAN lần này là một cơ hội để Việt Nam thi hành những chủ trương trên. Không thể nói một đằng, làm một nẻo, để chính quyền Trung Cộng càng thêm kinh mạn, khiến họ càng hung hăng gây hấn hơn.

Trong hội nghị ARF ngày Thứ Năm này, phái đoàn Việt Nam hãy đánh dấu một bước ngoặt bằng lời tuyên bố chấm dứt chính sách đàm phán song phương với Trung Quốc về vùng Biển Ðông. Lý do vì đây là một vấn đề an ninh quốc tế. Từ nay Việt Nam sẽ thảo luận với nhiều quốc gia, gồm các nước Ðông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Mỹ, Nam Hàn, vân vân. Cương quyết hơn nữa, dân tộc Việt Nam phải ấn định một lằn ranh giới rõ ràng, nếu Trung Cộng bước qua thì người dân Việt sẵn sàng hy sinh để bảo vệ danh dự, chủ quyền và đất đai, biển đảo của tổ tiên.

Một trăm năm trước, chí sĩ Phan Châu Trinh viết bài “Mười điều bi thương của dân tộc Việt Nam;” điều số một là: “Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đày.” Lời dạy của cụ Tây Hồ ngày nay vẫn cần được nhắc nhở.


Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List