Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Thursday 29 December 2016

Khi nhà báo phải làm đúng ý đảng

Khi nhà báo phải làm đúng ý đảng

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-12-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Các phóng viên tham dự một cuộc họp báo về các hoạt động tìm kiếm người mất tích chuyến bay Malaysia Airlines 370 ở đảo Phú Quốc vào ngày 12 Tháng 3 năm 2014.
Các phóng viên tham dự một cuộc họp báo về các hoạt động tìm kiếm người mất tích chuyến bay Malaysia Airlines 370 ở đảo Phú Quốc vào ngày 12 Tháng 3 năm 2014.
AFP photo
Khi nhà báo phải làm đúng ý đảng
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Hội Nhà Báo Việt Nam hôm 16 tháng 12 công bố 10 qui định đạo đức nghề nghiệp mà người làm báo phải cam kết và có trách nhiệm thực hiện, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.
Qui định mâu thuẫn với đạo đức nhà báo
Buổi họp báo chiều ngày 16 tháng 12 do Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức để thông báo chương trình hành động của hội đối với Nghị Quyết Trung Ương IV khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng  chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đây cũng là dịp để Hội Nhà Báo Việt Nam công bố 10 điều qui định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, trong đó điều thứ nhất là trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa dưới  sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Điều thứ mười của bản qui định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là phải cam kết thực hiện những qui định đã nêu ra vì đó là bổn phận, nguyên tắc hành nghề, lương tâm và trách nhiệm của báo chí trong nước.
Đây là những qui định về đạo đức nghề nghiệp mà xem ra lại mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, là nhận xét của ông Trần Ngọc Quang, nay là một nhà báo độc lập, từng làm cho báo của Bộ Y Tế và báo đảng thuộc tình đảng bộ Phú Yên:
Làm báo theo cái lối o bế như vậy nó mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp, làm báo là những cái cần ăng ten của xã hội, phải dự báo được cho toàn xã hội những cái nhạy cảm nhất.
- Ông Trần Ngọc Quang
Cái này là qui định của một hội nhà báo đang ăn lương của đảng cộng sản. Làm báo theo cái lối o bế như vậy nó mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp, làm báo là những cái cần ăng ten của xã hội, phải dự báo được cho toàn xã hội những cái nhạy cảm nhất. Đó là sự phát hiện của tất cả những cái gì mà nó trái với đạo lý, trái với chân lý. Còn  nếu cứ làm theo một cách chỉ đạo, làm báo theo cái lối đó thì tất cả đều qua kiểm duyệt hết. Hội Nhà Báo Việt Nam nằm trong một số những tổ chức mà đảng lập ra, làm báo mà lại là đảng viên cộng sản thì đấy là việc họ qui định với họ. Người ta không thích nghe nói thẳng nói thật vì nó trật lỗ tai, nói thẳng với đảng góp ý với đảng thì đảng không nghe, đấy là bi kịch của một đất nước.
Đối với ông Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng đại diện báo Quân Đội Nhân Dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, những điều bó buộc như làm báo vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội qui, qui chế của cơ quan báo chí nơi công tác, không xuyên tạc, không gây chia rẽ kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc vân vân... mà Hội Nhà Báo Việt Nam công bố, cũng quá nặng tính tuyên truyền hơn là những qui định hay nguyên tắc nghề nghiệp:
Không có gì mới, bởi vì trong các trường dạy làm bào của đảng người làm báo phải tuân thủ đường lối chính sách của đảng rồi mới đi vào tu nghiệp tức là đi vào chuyên môn. Thế còn bây giờ họ gắn với cái “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì lại còn đi ngược với chủ nghĩa Mác. Trong khi triết học Mác nói tự thân vận động là nỗ lực chủ quan của mỗi con người, là cần thiết trong cuộc sống con người và rõ ràng là tư tưởng thì không thể cố định được mà phải có diễn biến, con người sống là phải có chuyển hóa, chuyển đổi, đổi mới.
Không cho cá nhân tự thân để mà đưa ra một cách sống hay một lối sống hay cách diễn đạt tư tưởng gì cả mà cứ phải áp đặt từ trên xuống dưới, đưa vào một khuôn phép chung chung theo tôi rất vô nghĩa. Một nhà báo luôn luôn phải tôn trọng sự thật, phản ánh đúng sự thật khách quan, đúng thực tế cuộc sống. Cái thứ hai nhà báo phải có quan điểm tư tưởng để tự chủ nêu ra những vấn đề mà không chịu sự áp đặt náo khác. Đó là quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do hành nghề của nhà báo. Định hướng, áp đặt là vi phạm nguyên tắc của báo chí mà chính đảng cũng đã vạch ra tức là phát huy tự do tư tưởng.
Không thể kiểm soát báo mạng
Nhà báo Bùi Văn Bồng còn chỉ trích rằng những qui định đạo đức nghề nghiệp mà Hội Nhà Báo Việt Nam nêu ra qua Luật Báo Chí 2016 đang khoanh hẹp dần tự do của người làm báo, đưa người làm báo vào một cái rọ quản lý tư tưởng không hơn không kém.
000_Hkg10138671-400.jpg
Người dân sử dụng điện thoại cầm tay, iPad lướt web trong một quán cà phê ở Hà Nội ngày 23 tháng bảy năm 2014. AFP photo
Không ngạc nhiên mà chỉ thấy buồn cười là suy nghĩ của nhà báo Võ Văn Tạo, từng cộng tác với nhiều tờ báo lớn trong nước như Tuổi Trẻ, Thương Mại, Nông Thôn Ngày Nay, VietnamNet, Lao Động, Kinh Tế Sài Gòn, hiện nay là thành viên của Văn Đoàn Độc Lập, một tổ chức xã hội dân sự trong nước:
Ở các nước khác tiêu chuẩn đầu tiên và cốt lõi của nghề báo là trung thực, khách quan, công bằng. Việt Nam thì khác, buộc phải trung thành với đảng với chủ nghĩa  xã hội, những cái thứ mà lâu nay nó đã cũ rích rồi. không hợp với xu thế phát triển của nhân loại  văn minh. Điểm lại thì hệ thống cộng sản bao giờ cũng coi trọng công tác tuyên truyền, báo chí theo quan niệm của đảng chỉ là công cụ tuyên truyền của đảng thôi chứ không phải là báo chí theo chuẩn mực chung của thế giới được. Thế thì tại sao phải ra những qui định trong lúc này?
Những năm gần đây, mặc dù bị kềm kẹp như thế, nhưng đội ngũ anh em làm báo cũng cố gắng vùng vẫy trong mức độ nào đó, khi có điều kiện thì người ta cũng cố gắng làm cái gì mà lương tâm người ta nghĩ là tốt. Những bài báo đó có thể không đúng ý đảng nhưng nếu xét về mặt chuyên nghiệp về mặt ích nước lợi dân thì  có.
Qui chế này cũng chỉ là điều vớt vát, bây giờ công nghệ thông tin đã thay đổi rồi, hệ thống báo viết báo giấy còn tồn tại mấy trăm tờ như vậy là gánh nặng cho ngân sách thôi.
- ÔngTrần Ngọc Quang
Trước tình hình đó thì họ rất hoảng hốt và tôi nghĩ việc ban hành 10 qui định về đạo đức của người làm báo Việt Nam nhằm mục đích một lần nữa xiết chặt công tác tuyên truyền nhằm bảo vệ vị trí độc tôn của đảng cộng sản đang cai trị đất nước lâu dài.
Báo chí trong nước đưa tin 10 qui định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đã được thống nhất và đồng loạt thông qua trong hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Hành Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 15 tháng Mười Hai, tiếp đó được Hội Nhà Báo Công Bố trong buổi họp ngày 16 với quyết định phải học tập, quán triệt và thực hiện. Theo nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, ban hành là một chuyện, thành công hay không lại là một chuyện khác vì công nghệ thông tin đã thay đổi nhiều:
Qui chế này cũng chỉ là điều vớt vát, bây giờ công nghệ thông tin đã thay đổi rồi, hệ thống báo viết báo giấy còn tồn tại mấy trăm tờ như vậy là gánh nặng cho ngân sách thôi. Bây giờ người ta đọc báo mạng, có trình độ hay không có trình độ, cầm điện thoại là có thể đọc báo rồi. Kiểm soát báo mạng là khó, cả một hệ thống kỹ thuật để kiểm soát báo mạng là không kiểm soát được.
Được biết  Ban Kiểm Tra Hội Nhà Báo Việt Nam là đơn vị có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai và thực hiện 10 qui định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, sẽ có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2017 tới đây.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Tham nhũng không từ một thứ gì

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/10/con-vua-thi-lai-lam-vua-copy.jpghttp://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/01/13/10/20140113104647-20130710112237-thu-hut-nhan-tai.jpg
Tham nhũng không từ một thứ gì

Phạm Đình Trọng

Cùng tác giả:

Từ Lê Phước Hoài Bảo đến Vũ Quang Hải, Vũ Minh Hoàng, đều là những cậu ấm còn ham chơi, học hành dang dở. Cậu ấm Lê Phước Hoài Bảo còn ham chơi chim kiểng. Cậu ấm Vũ Minh Hoàng còn học hành chưa xong. Những cậu ấm, những “em chã” * chưa tự lo được cho bản thân. Tiền ăn, tiền học, đến cả vài đồng tiền lẻ cắt tóc còn phải ngửa tay xin bố mẹ. Những “em chã” chưa thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, chưa lo được cuộc sống và sự nghiệp của bản thân, mọi việc của cuộc đời còn phải do người lớn dẫn dắt, hoạch định. Bố mẹ phải lo liệu, sắp đặt cho từ chỗ ngồi học ở nước ngoài đến chỗ ngồi trong công sở ở trong nước.
Chưa tự lo được cho bản thân nhưng là con cháu nhà quan, được quan qui hoạch, “em chã” liền sỗ sàng nhảy tót lên ngồi vào chiếc ghế quan đầu sở của tỉnh, cả gan nhảy cả lên chiếc ghế quan cấp vụ của nước khi học hành còn dang dở. Quan đầu sở của tỉnh, quan cấp vụ của nước đều là những vị trí phải lo cuộc sống, lo sự nghiệp cho cả tỉnh, cả nước lại được phó thác cho những “em chã” chưa lo được cho bản thân! Đó là tai họa cho dân, nguy khốn cho nước.
Bổ nhiệm những “em chã” đó thực chất là tham nhũng quyền lực của dân được cả bộ máy tham nhũng nhà nước đóng dấu bảo hành “bổ nhiệm đúng qui trình”. Những “em chã” đó có được chiếc ghế quyền lực cao chót vót thực chất chỉ là chạy chức, chạy quyền tinh vi, “đúng qui trình” mà thôi. “Đúng qui trình” nên tham nhũng quyền lực của dân cứ ngang nhiên tiếp diễn, tràn lan phát triển như một chính sách cán bộ méo mó, bệnh hoạn, biến cơ quan nhà nước ở nhiều nơi, từ địa phương đến trung ương, những viện, vụ, ban, bệ đầy quyền uy và danh giá thành những “nhà trẻ không có bô” cho những cậu ấm cô chiêu chiếm ghế để tiến thân, như truyện ngắn Nhà Trẻ Không Có Bô của nhà văn Vũ Bão đã phát hiện và cảnh báo từ hơn ba mươi năm trước.
Ở cái thời về pháp luật là đảng trị, ngoài xã hội là công an trị, trong các cơ quan nhà nước là gia đình trị, người dân lao động bình thường khổ một thì người hiền muốn mang kiến thức, tài năng và tấm lòng trung thực ra cống hiến cho dân, cho nước khổ gấp trăm, gấp ngàn lần. Tràn lan cảnh tham nhũng quyền lực của nhân dân, người hiền không có chỗ đứng trong xã hội, tài năng, kiến thức bị mai một, phí hoài, thôi đành bỏ nước ra đi, mang tài ra đóng góp cho xứ người!
Tham nhũng quyền lực chưa đã lòng tham. Tham nhũng quyền lực mới chỉ giúp được cho lũ con cháu đang tấp tểnh bước vào đời cái vốn liếng quyền lực nhà nước, đưa các “em chã” lên bệ phóng quyền lực. Những ông quan quyền cao chức trọng, đường đường phương diện quốc gia, ngồi ở vị trí lo việc quốc gia nhưng tầm vóc nhân cách chưa vượt khỏi gia đình, tầm nhìn chưa vượt ra ngoài khung cửa ngôi nhà của mình thì thấy chưa chu toàn với gia đình khi quyền lực lớn mà chưa làm được gì cho đấng sinh thành, dù đấng sinh thành đã về già, đã khuất núi.
Người đã về già, đã khuất núi không thể và cũng không cần có quyền lực nữa thì phải kiếm cho họ cái danh. Và bố của ông quan truyền thông cả đời hì hục tập tọng viết ca khúc, viết kịch bản sân khấu nhưng không có ca khúc nào được phổ biến đến công chúng, không có kịch bản nào được dàn dựng, công diễn trên sân khấu chuyên nghiệp.
Chỉ là người làm văn nghệ nghiệp dư, văn nghệ quần chúng và đã chết già nhưng quần chúng làm văn nghệ nghiệp dư đó lại là bố của ông quan đứng đầu bộ máy khổng lồ truyền thông nhà nước. Vậy là cả bộ máy truyền thông khổng lồ của nhà nước liền được vận hành rầm rộ tán tụng người đã khuất một thời làm văn nghệ nghiệp dư chưa ghi nổi cái tên vào thời sự văn nghệ đất nước dù chỉ trong khoảnh khắc, chốc lát, bỗng trở thành “một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ”, “xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21”. Một ông giáo sư nô lệ quyền lực còn bán mình cho quyền lực rẻ mạt đến mức hùng hổ đòi trao giải thưởng nhà nước cho người hoạt động văn nghệ quần chúng ở cấp thôn xóm đó!
Cả một bộ máy quyền lực nhà nước chỉ chăm chăm xài quyền lực nhà nước vào việc chiếm đoạt những giá trị của đất nước, từ giá trị vật chất đến giá trị văn hóa, tinh thần thì đất nước, nhân dân trông chờ được gì ở bộ máy quyền lực tham lam và vô liêm sỉ đó!
Gia đình trị, cha tham nhũng quyền lực cho con, con lại tham nhũng quyền lực cho cháu. Mấy thế hệ sâu dân mọt nước, bòn rút, vơ vét của dân của nước từ cái danh đến cái quyền, làm sao đất nước không xơ xác, nhân dân không trắng tay. Và hiện thực đất nước hôm nay là hậu quả tất yếu: Đất nước tụt lại sau ngày càng xa và người dân đều trở thành dân oan. Dân oan kinh tế. Dân oan chính trị. Dân oan cả trong đời sống văn hóa tinh thần.
Người dân đã điêu đứng, cay đắng vì tham nhũng cố kết thành những nhóm lợi ích bòn rút vơ vét tài nguyên của cải của nước, chiếm đoạt những giá trị văn hóa của dân. Người dân càng tủi hổ, xót xa vì đám người vẫn được người dân coi là kẻ sĩ, là lương tâm, khí phách, tâm hồn của nhân dân, là tinh hoa của đất nước nhưng tâm hồn lại tối tăm, nhân cách lại thấp hèn, điếm đàng đến mức trơ trẽn bán linh hồn cho quyền lực bất chính khi cam tâm đề cao những giá trị văn hóa giả, lừa dân, hại nước.
Trong họa có phúc. Trong cái mất nào cũng có cái được. Phải chứng kiến bộ máy quyền lực nhà nước ào ạt cướp đoạt từ mọi quyền của dân đến những cái danh cao quí của nước, người dân càng nhận ra đầy đủ thực chất nhà nước đang cai trị họ, một nhà nước đạo tặc với dân chứ không phải nhà nước của dân – do dân – vì dân như bộ máy tuyên truyền của ông quan truyền thông có bố là “nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” vẫn ra rả tuyên truyền. Nhận ra để thức tỉnh. Người dân cũng nhận ra cả những chân dung văn hóa thảm hại của những giáo sư, nhạc sĩ, văn sĩ, những công cụ lừa dối dân của nhà nước đạo tặc đó. Nhận ra để không bị lừa nữa.
27.12.2016
* Em chã: Một cậu ấm trong Số Đỏ, tiểu thuyết hay nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 28 December 2016

TBT Nguyễn Phú Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTS75PfTpzE1zAHypYSEi3ey1VxcsvO6NHqBiQXOqor5tVLYgGy0qAQyFpvM_KJ5wOKrtTkIlKR0ZlvI1GNkWYtrOKIpWQvoapbiixruAzu384-yg1U6ia07U3pk37bxjXq4GC-Mh8msY/s1600/%25C4%2590a%25CC%2589ng+ho%25CC%25A3%25CC%2582i-danlambao.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgBhLtbhTJDlYL625Pn7FjQp_NJWBFIgOD8lDA9XFZ5-GhRD-ndRZNyEyeJD_F9yc89dCn1xGC6au6-4yImO6Jpt5oae8fbv1XngZeRaHRPGI0HwOFDxVm4wVSNo4Q3PtPU9MPK0CL9Sug/s640/Babui-danlambao-the+luc+thu+dich+cua+ba+dinh.jpg

TBT Nguyễn Phú Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’

  • 8 giờ trước
Tổng bí thư Nguyễn Phú TrọngReuters
Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ 72 ngành công an Việt Nam, lãnh đạo Đảng Cộng sản, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công an phải làm tốt 'công tác bảo vệ Đảng'.
Ông Trọng, người đã tham gia Đảng ủy Bộ Công an với tư cách ủy viên, nhắc ngành công an Việt Nam rằng:
"...lực lượng Công an phải làm tốt công tác bảo vệ Đảng. Bảo vệ Đảng là bảo vệ và giữ vững nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng...
"Bảo vệ các cơ quan đầu não, không để sơ hở, không để kẻ địch, bọn phản động, phần tử xấu thâm nhập..."
Như các phát biểu với cơ quan, ban ngành khác dịp cuối năm, Giáo sư Trọng nhắc lại chủ đề 'chống tự diễn biến' khi đọc diễn văn với hội nghị ngành công an tại Hà Nội hôm 26/12 vừa qua.
"Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", tăng cường sử dụng các biện pháp "mềm", tập trung làm chuyển hóa về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", kích động chia rẽ, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; bôi nhọ hòng phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng..." ông Trọng nhận định.

'Còn Đảng còn mình'

Trước tình hình đó, ông chỉ đạo ngành công an phải "là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa".
GS Trọng cũng xác nhận công an là ngành gắn liền với sự sống còn của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, theo nguyên văn bài phát biểu đăng trên trang Quân đội Nhân dân chiều 26/12:
"Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết 'còn Đảng, còn mình'."
Về các biện pháp tiến hành bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nhất là tại các vùng biên giới, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều tín đồ tôn giáo, GS Trọng nêu lại nhu cầu làm tốt công tác dân vận, và " tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự từ cơ sở" mà công an phải đóng vai trò chủ đạo.
Công an Việt Nam
Trước đó, hôm 19/12/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm đến Tổng cục Tình báo Quốc phòng và phát biểu tương tự về nhu cầu 'tuyệt đối trung thành với Đảng' của cơ quan này.
"Phải luôn khẳng định, Tình báo Quốc phòng là lực lượng tuyệt đối trung thành, đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân."
Nhưng để làm được điều đó, ông nhắc về tính trung thực:
" Phải quan tâm giữ gìn sự tin cậy đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với Tình báo Quốc phòng, mà quan trọng nhất để có được điều đó chính là sự trung thực, giữ đúng nguyên tắc công tác và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ."
Ngoài ra, ông nêu nhận định và cũng là chỉ thị:
"Tổng cục II - Bộ Quốc phòng cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, không để bị động, bất ngờ chiến lược."

Quốc phòng và an ninh

Có vẻ như những nhắc nhở của Tổng bí thư Trọng được nêu ra trong bối cảnh các chuyển biến lớn trên thế giới trong năm 2016 mà ông đã nói tới trong cả hai bài phát biểu với ngành công an và Tổng cục II.
Điều này cho thấy nhu cầu ứng phó tốt hơn trước các xu hướng thay đổi cơ bản trên trường quốc tế và trong chính xã hội Việt Nam những năm tới cho các cơ quan an ninh, tình báo và quốc phòng Việt Nam ngày càng phải được nâng cao, theo ý kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Cũng liên quan đến an ninh và quốc phòng Việt Nam, cùng ngày TBT Trọng đến hội nghị ngành công an 26/12, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Hội đồng này đã thảo luận chỉ thị "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới" và chỉ đạo cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện "các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 2017 và những năm tiếp theo".
Báo Quân đội Nhân dân khi tường thuật về phiên họp này vẫn nêu quân hàm Đại tướng của Chủ tịch Trần Đại Quang dù trong bức hình chỉ thấy ông Quang mặc complê chứ không mang quân phục.


Ba Đình chào mừng tour du lịch đầu tiên


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday 27 December 2016

Tên Nguyễn Phú Trọng hèn với giặc ác với dân.



Tên Nguyễn Phú Trọng hèn với giặc ác với dân.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng với đoàn tầu hộ tống đã vào Trường Sa

Việt Nam y án tù 2 bloggers Quốc Duy và Thiên An

2016-12-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nguyễn Hữu Thiên An (trái) và Nguyễn Hữu Quốc Duy tại phiên tòa sơ thẩm ở Nha Trang hôm 22/8/2016.
Nguyễn Hữu Thiên An (trái) và Nguyễn Hữu Quốc Duy tại phiên tòa sơ thẩm ở Nha Trang hôm 22/8/2016.
File photo
Sáng nay tòa án thành phố Đà Nẵng đã xử phiên phúc thẩm hai bloggers Nguyễn Hữu Quốc Duy, và Nguyễn Hữu Thiên An.
Kết quả phiên tòa là y án theo như phiên sơ thẩm trước đó tại thành phố Nha Trang, với bản án là 3 năm tù cho anh Nguyễn Hữu Quốc Duy, và 2 năm tù cho anh Nguyễn Hữu Thiên An, với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, chiếu theo điều luật 88 luật hình sự Việt Nam.
Bào chữa cho anh Duy là luật sư Võ An Đôn cho chúng tôi biết:
Đa số các vụ án có liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia thì người ta có sự chỉ đạo trước rồi. Cho nên mọi cái như là án bỏ túi, luật sư thì hình thức thôi. Tại giai đoạn điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm thì tòa án không cho luật sư vào.
Đến hôm nay tại tòa án phúc thẩm cấp cao tại Đà Nẵng thì người ta mới cho. Nhưng tại tòa thì bị cáo Duy khai là sáng nay mới được cán bộ trại giam thông báo ra tòa, mà theo luật thì bị cáo phải được thông báo 10 ngày trước khi ra tòa.”
Luật sư Đôn cũng cho biết thêm là gia đình hai bị cáo không được cho vào phòng xử án. Chúng tôi cũng không liên lạc được với gia đình hai bị cáo.

Chống nhà nước trên Facebook

Xin nhắc lại là Nguyễn Hữu Quốc Duy, sinh năm 1985 bị cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Khánh Hòa bắt giam vào ngày 21 tháng 11 năm 2015 Theo thông tin từ cơ quan điều tra cho gia đình anh Duy biết do anh Duy đã sử dụng phần mềm Messeger của Facebook, cùng với người em họ mình là Nguyễn Hữu Thiên An, để tuyên truyền cho 30 em học sinh chống nhà nước.
Vào tháng tám năm nay, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ cũng ra thông cáo phản đối bản án dành cho hai anh Duy và An, nói rằng hai thanh niên này chỉ sử dụng quyền tự do biểu đạt để chỉ trích trên mạng xã hội.
Tổ chức này còn nói rằng điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam về tội danh tuyên truyền chống nhà nước được diễn giải quá rộng, điều đó làm cho Hà Nội có thể gán cho bất kỳ ai tội danh này, nếu người đó có những lời chỉ trích, phê bình trái ý với nhà cầm quyền.





TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc

RFA
2016-12-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc.
TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc.
Courtesy of nhandan.com

Chiều hôm qua tại trụ sở Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lưu Kỳ Bảo, Trưởng ban tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc đang có chuyến thăm Hà Nội.
Thông tấn xã nhà nước Việt Nam loan báo tin này và cho biết là đoàn đại biểu đảng cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam lần này là để tham dự Hội thảo lý luận giữa hai đảng lần thứ 12.

Được biết cuộc hội thảo lần này, ngoài vấn đề xây dựng đảng cộng sản như những lần trước, hai bên sẽ có trao đổi những kinh nghiệm về việc chống tham nhũng. Cả hai ông Nguyễn Phú Trọng và Lưu Kỳ Bảo đều nói đến việc phát triển quan hệ Việt Trung đang tốt đẹp và ổn định.

Việt Nam và Trung Quốc có chế độ chính trị giống nhau, nhưng có những xung đột về lãnh hải rất căng thẳng ở biển Đông. Trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không thấy hai vị lãnh đạo đề cập đến những bất đồng này.

Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Trường Sa

2016-12-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
File photo

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng với đoàn tầu hộ tống đã vào Trường Sa, sau khi đi ngang qua vùng biển phía Nam ở ngoài hải phận của Đài Loan.
Tin này được Bộ Quốc Phòng Đài Loan đưa ra trong bản thông cáo phổ biến hồi chiều nay, nói rằng địa điểm chiếc tầu sân bay Liêu Ninh và đoàn tầu hộ tống đi qua chỉ cách Đài Loan có 90 hải lý.

Bản tin cũng nói rằng Bộ Quốc Phòng Đài Loan vẫn đang theo dõi sat1` đường đi của đoàn chiến hạm Trung Quốc, nhưng không cho biết chính phủ Đài Bắc co đưa chiến đấu cơ hay tầu ngầm để quan sát hay không.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng tầu sân bay Liêu Ninh và những chiến hạm hộ tống hoạt động theo đúng với quy định của luật hàng hải và hàng không quốc tế.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng kêu gọi mọi quốc gia nên tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, là những quyền mà bà nói là Trung Quốc được hưởng.

Thách thức Hoa Kỳ?

Cũng tại Bắc Kinh, bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo có đoạn viết rằng cuộc tập trận với sự tham dự của tầu sân bay Liêu Ninh nhắm vào mục đích tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc, đồng thời còn viết với đại ý cho rằng sẽ có ngày đoàn tầu xuất hiện ở vùng biển quốc tế ngay phía ngoài hải phận của Hoa Kỳ, để cho nước Mỹ hiểu thế nào là quyền tự do hàng hải và hàng không.

Bài bình luận này cho thấy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa giảm, đặc biệt qua những lời chỉ trích nặng nề mà Tổng Thống Đắc Cử Mỹ Donald Trump đưa ra khi nói về chính sách ông sẽ thực hiện đối với Hoa Lục sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm tới.

Ông Trump còn khiến cho Bắc Kinh bực bội khi nói chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn, đồng thời nêu thắc mắc tại sao Hoa Kỳ lại phải tôn trọng quy định Bắc Kinh đặt ra là chỉ có một nước Trung Hoa, Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của Hoa Lục.

Cũng cần nhắc lại trong những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên lên án hoạt động của hải quân và không quan Hoa Kỳ ở Biển Đông, sát với những hòn đảo Bắc Kinh tự nhận là có chủ quyền. Mới đây, hải quân Trung Quốc đã tịch thu một thiết bị lặn của hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở biển Đông, vài ngày sau mới trả lại.

Cũng trong tháng này, không quân Trung Quốc thực hiện nhiều cuộc thao diễn ở biển Hoa Đông và Biển Đông, được xem là nhắm vào Nhật và Đài Loan.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Monday 26 December 2016

Học giả Trung Quốc Lưu Á Châu xác nhận : quá trình lịch sử, Trung Quốc không có quan niệm về chủ quyền biển


Học giả Trung Quốc Lưu Á Châu xác nhận :
quá trình lịch sử, Trung Quốc không có quan niệm về chủ quyền biển


Hồ Bạch Thảo


Học giả Lưu Á Châu [ ], Thượng tướng không quân, con rể cố chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm, là cây bút có tầm cỡ quốc tế. Trong bài nghiên cứu nhan đề Chúng Ta Ca Tụng Quang Minh Nhưng Mang Theo Ngàn Năm Hắc Ám [们歌颂光 带来千年] ông có nhận xét về lịch sử như sau “ Cái chìa khoá khiến Trung Quốc mất quyền ở biển, do trải qua các triều đại thống trị không có quan niệm về chủ quyền biển ” [中国失去海洋的关键是历代统治者没有海 权观Trung Quốc thất khứ hải dương đích quan kiện thị lịch đại thống trị giả một hữu hải quyền quan niệm.]

Bài nghiên cứu của ông Lưu được báo mạng Trung quốc Cấm Văn đăng vào ngày 27/11/2016, giữa lúc Trung Quốc đang ra sức tranh giành biển Đông. Ở địa vị Thượng tướng Không quân, ông không thể nêu thêm những chi tiết lịch sử trực tiếp phủ nhận chính sách hiện hành của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bởi vậy, nhắm giúp độc giả hiểu rõ hơn, chúng tôi xin nêu lên những sử liệu liên quan đến việc “Các triều đại Trung Quốc không có quan niệm về chủ quyền biển”:
Lịch sử từng chép những chuyến hành trình trên biển của Trung Quốc xuống vùng Đông Nam Á qua các đời. 

Như thời nhà Tuỳ, Thường Tuấn từ tỉnh Quảng Đông [Nam Hải] vượt biển trải qua 2 tuần [20 ngày] đến đảo Tiêu Thạch Sơn, rồi tới gần nước Lâm Ấp [Chiêm Thành] :
Tháng 10 năm Ðại Nghiệp thứ 3 [607] bọn Thường Tuấn từ quận Nam Hải đáp thuyền, qua ngày đêm 2 tuần, gặp gió thuận đến đảo Tiêu Thạch Sơn, rồi qua đông nam ghé đến châu  Lăng Già Bát Bạt Ða, phía tây đối diện với nước Lâm Ấp, tại đó có đền thờ thần [ , 駿 , , 便 , , ,西 , 1

Dưới thời Minh, Phí Tín đảm nhiệm chức vụ Thông sự [Thông dịch viên] cho Thái giám Trịnh Hoà, kể lại cuộc hành trình xuống vùng Đông Nam Á qua tác phẩm Tinh Tra Thắng Lãm, trong đó nêu lên chi tiết tiêu biểu về cuộc hải hành đến Chiêm Thành như sau :
Năm Kỷ Sửu Vĩnh Lạc thứ 7 [1409], nhà vua sai Chánh sứ Thái giám Trịnh Hoà thống lãnh quan binh, sử dụng 48 chiếc hải thuyền, đến các nước Phiên tuyên đọc ban thưởng. Cùng năm đó, vào mùa thu tháng 9 xuất phát tại cảng Lưu Gia, huyện Thái Thương [Tô châu, tỉnh Giang Tô], đến tháng 10 ghé tại cảng Thái Bình, huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến. Tháng 12, khởi hành tại Ngũ Hổ Môn, Phúc Kiến ra biển, trương 12 buồm thuận theo chiều gió, hàng hành 10 ngày đêm đến nước Chiêm Thành.

Những chuyến đi này chỉ là những cuộc viếng thăm, hoàn toàn không xác định quyền lãnh hải; cũng tương tự như Sứ giả Bồ Đào Nha, Fernao Perez Andrade [An Ðức Lỗ Ðức], từng đến thăm Trung Quốc dưới thời Minh [1517], nhưng người Bồ chưa bao giờ dám xác nhận Trung Quốc thuộc về Bồ. 

Tiếp đến vào giữa triều Minh, miền duyên hải thường xuyên bị cướp biển Nhật tấn công, quân lính Trung Quốc bất lực trong các cuộc hải chiến, nên chính quyền lúc bấy giờ chủ trương di cư dân tại vùng ven biển vào trong nội địa, hoàn toàn phủ nhận chủ quyền biển.

Dưới thời Minh Gia Tĩnh thứ 26 [1547], hàng trăm thuyền Nuỵ [Nhật] đến cướp phá tại Ninh Ba [Ningbo] ; mấy ngàn quân đổ bộ cướp đốt. Tuần phủ Chiết Giang Chu Hoàn điều tra biết rằng những chủ thuyền đều là những quan to, hoặc thuộc dòng họ lớn, buôn bán với Nuỵ, qua lời nói trung gian để kiếm lời to, nhưng hàng không giao đúng lúc, do vậy gây nên loạn. Bèn cấm biển nghiêm khắc, cho huỷ thuyền, tâu xin giáng chức những người thuộc họ lớn.” Minh Sử quyển 81, Chí 57, Hoá Thực 5 (乃嚴海禁,毀餘皇,奏請鐫諭戒大姓卷八十一 志第57 食貨五).

Thời Thanh Khang Hy thứ 17 [1678], trong cuộc họp các Vương, Đại thần bàn việc chính trị; xét tình hình an ninh biển lúc bấy giờ; nhà vua ban dụ tiếp tục theo chính sách cũ, bỏ các đảo ven biển xung quanh Hạ Môn [Xiamen, Phúc Kiến], di cư dân chúng vào nội địa, ra lệnh triệt để cấm biển:
Giặc biển bàn cứ tại các xứ như Hạ Môn 

[Xiamen, Phúc Kiến], cấu kết với giặc trong núi, phiến động mê hoặc địa phương, nguyên do dựa vào dân ven biển tại vùng tỉnh Phúc Kiến. Đáng theo lệ vào năm Thuận Trị thứ 18 [1661] lập ranh giới, đem dân chúng ngoài ranh giới đồng loạt di cư vào nội địa; thân sức cấm biển nghiêm, tuyệt đường giao thông.” (Khang Hy Thực Lục, năm thứ 17)

(海寇盤踞廈門諸處、勾連山賊、煽惑地方、皆由閩地瀕海居民為之藉也。應如順治十八年立界之例、將界外百姓、遷移內地。仍申 嚴海禁、絕其交 通。)

Dưới thời Gia Khánh, nhắm giúp việc cấm biển được hữu hiệu hơn; qua chỉ dụ gửi cho Tổng đốc Quảng Đông, vua Gia Khánh chủ trương tra xét bọn tiếp tế trên bờ, trừng trị nghiêm khắc, để tuyệt đường liên lạc với bọn cướp biển

Ngày 2 Kỷ Tỵ tháng 12 năm Gia Khánh thứ 12 [30/12/1807]

Ðiều đó khẳng định rằng việc cấm bọn phỉ tiếp tế tất phải nghiêm tra trên bờ, làm vững rào dậu là biện pháp chính. Phúc Kiến nghiêm cấm tiếp tế tại cửa biển, thực hiện hữu hiệu, tỉnh Quảng Ðông cần nhất luật thực hiện...” (Nhân Tông Thực Lục quyển 189, trang 7)


Thời gian trôi qua, vào thời cuối Thanh qua sự tiếp xúc với Tây phương, giúp người Trung quốc hiểu rõ vị trí đặc thù và tài nguyên phong phú của biển cả. Một người tỏ ra bén nhạy với thời cuộc là viên Thuỷ sư đề đốc Lý Chuẩn ; y lợi dụng tình trạng Việt Nam trong vòng đô hộ, nên vào năm Quang Tự thứ 33 [1907] mang các tàu như Phục Ba, Sâm Hàng đến đảo Hoàng Sa để giành chủ quyền. 

Điều kẹt cho y, quần đảo này chưa hề nằm trong lãnh thổ Trung Quốc nên các đảo không có tên ; bởi vậy y bèn tuỳ tiện lấy tên hai tàu “ Phục Ba ”, “ Sâm Hàng ” đặt tên cho 2 đảo, lấy tên quê y là “ Lãnh Thuỷ ” đặt tên cho một đảo khác, rồi nhân có giếng nước ngọt trên một đảo, bèn đặt tên đảo này là “ Cam Tuyền ”. 

Nhắm khua chiêng gióng trống cho mọi người biết, y cho bắn đại bác, treo cờ ; khắc bia trên hòn đảo được đặt tên là Phục Ba, với hàng chữ như sau “ Đại Thanh Quang Tự năm thứ 33, Thuỷ sư Quảng Đông Đề đốc Lý Chuẩn tuần thị đến nơi này.” 2 Đây là lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng giành chủ quyền biển đảo.

*


Bàn về chuyện người xong, hãy quay sang nói về mình. Tại Việt Nam dưới thời Tiền Lê, trong cuộc tiếp xúc với Sứ thần Trung Quốc Lý Nhược Truất vào năm Bính Thân [996], vua Lê Đại Hành đã khẳng định chức phận của An Nam là giữ an ninh biển Trướng Hải, Tổng sử quyển 488, Liệt truyện Giao Chỉ, trích dẫn như sau :

Hoàn ngạc nhiên dời chiếu đứng dậy nói : Hải tặc phạm biên, là tội của thủ thần ; Thánh quân khoan dung, ơn quá cha mẹ, không gia tru phạt. Từ nay cẩn thận giữ chức phận đã giao, giữ yên nơi Trướng Hải.”  [桓愕然避 海賊犯邊守臣之罪也聖君容貸恩過父母未加誅責自今謹守職約保永清於漲海].”

Theo sử chí Trung Quốc như Nhĩ Nhã của Quách Phác, Phù Nam Liệt Truyện của Khang Thái, thì vị trí Trướng Hải tại miền đông nước Việt Nam, chạy dọc từ bắc chí nam ; giáp với các nước An Nam, Chiêm Thành, Chân lạp thời xưa, tương đương với Biển Đông ngày nay.

Một sự kiện lịch sử khác cũng xảy ra tại Biển Đông dưới thời Minh Hồng Vũ. Lúc bấy giờ chính quyền cũ tại miền Trung Việt Nam do Vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga [tên xưng với Trung quốc là Ha Đáp Ha Giả] quản lý. Vị Vua này sai Sứ thần dâng biểu báo tin bắt được bọn cướp trên biển, Vua Minh Thái Tổ bèn khen thưởng ; nội dung ghi tại văn bản dưới đây :

Ngày 29 tháng 8 năm Hồng Vũ thứ 6 [16/9/1373]

Quốc vương Chiêm Thành Ha Đáp Ha Giả sai bọn bầy tôi Dương Bảo Ma Ha, Bát Đích Duyệt Văn Đán mang biểu cống sản vật địa phương. Lại tâu rằng bọn giặc biển Lâm Nhữ Hậu, Trương Phúc tự xưng là Nguyên soái cướp phá trên biển, bị Quốc vương đánh bại. Bọn Nhữ Hậu bị chết trôi, bắt được 20 chiếc thuyền biển, 7 vạn cân tô mộc, cùng tên giặc Ngô Đệ Tứ đem đến hiến.

Thiên tử vui lòng, mệnh ban cho Vương nước này 40 tấm lụa là, lụa văn ỷ; cho Sứ giả 2 tấm lụa là, 4 tấm lụa văn ỷ, 1 bộ y phục, 1 vạn 2 ngàn đồng tiền; những người đi theo được ban thưởng có phân biệt. (Minh thực Lục, V.4, tr1505; Thái tổ quyển 84, trang 7a)

Qua những sử liệu vừa nêu thấy được các triều đại thống trị Trung Quốc tỏ ra hoan hỷ về việc các chính quyền trên lãnh thổ Việt Nam hành sử chủ quyền tại Biển Đông. Vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga được khen thưởng; riêng Sứ thần Lý Nhược Truất đời Tống lúc trở về nước, được vua Thái Tông thăng chức, chứng tỏ việc vua Lê Đại Hành hứa giữ an ninh Trướng Hải là một thắng lợi ngoại giao của Trung Quốc. 

Đến đời Hậu Lê, nước An Nam nhiều lần bắt giặc cướp biển và giữ yên bờ cõi phương nam, nên được vua Thanh Càn Long năm 49 [1784] ban biển ngạch với 4 chữ Nam Giao Bình Hàn [『南交屏翰』扁額] tức làm rào dậu yên bờ cõi đất Nam Giao.

Đến đời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đã đặt các đội đặc nhiệm, như Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động trên Biển Đông; công việc của các đội này được ghi rõ trong các sách như Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn ; Sử, Chí của triều đình như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Chính Biên ; Đại Nam Nhất Thống Chí, và Châu Bản triều Nguyễn. Nói tóm lại kể từ thời kỳ khởi đầu tự chủ tại thế kỷ thứ 10 cho đến ngày nay, chính quyền tại Việt Nam qua các đời đã kế tục hành sử chủ quyền tại Biển Đông.

 

Hồ Bạch Thảo




1 Nhị Thập Tứ Sử, Tuỳ Thư.
2 Lý Chuẩn khắc trên đá tại đảo y đặt tên là Phục Ba, như sau: 大清光绪三十三年广东水师提督李准巡 至此” (Đại Thanh Quang Tự năm thứ 33 [1907] Thuỷ sư Đề đốc Lý Chuẩn tuần thị đến nơi này)
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List