Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Wednesday 30 September 2015

Nữ giám đốc Việt chết tại Trung Quốc


Nữ giám đốc Việt chết tại Trung Quốc

  • 26 tháng 9 2015
Hà Thúy Linh, 45 tuổi, là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng.
Giám đốc một công ty xuất khẩu trà ‘bậc nhất Lâm Đồng’ tại Việt Nam ‘chết chưa rõ nguyên nhân’ ở Trung Quốc.
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn nguồn Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết “theo thông tin từ Công an Thường Bình, TP. Đông Quản, tỉnh Quảng Đông có một phụ nữ Việt Nam bị cướp, nạn nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, nhưng không qua khỏi, đã tử vong vào sáng sớm 22/9.
“Hiện nay thi thể phụ nữ trên đang để tại nhà tang lễ tỉnh Quảng Đông. Về nguyên nhân cái chết phải chờ giải phẫu tử thi.
Thông tin ban đầu xác định nạn nhân là bà Hà Thúy Linh, 45 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, đặt tại Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bản tin VOV, trong bài có tựa ‘ Nữ doanh nhân Hà Thúy Linh bị sát hại ở Trung Quốc?’ dẫn lời một đại diện Công ty Hà Linh cho biết “nhiều đối tác của công ty tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan hiện đang nợ tiền công ty.“Ngày 19/9, bà Linh rời Đà Lạt đi Quảng Đông để tìm thị trường tiêu thụ trà thì bị tử vong.”
“Năm 2002, bà Linh cùng chồng (người Đài Loan) thành lập Công ty TNHH Hai Yih, trụ sở tại vùng Cầu Đất (Đà Lạt) chuyên trồng và sản xuất chè ô long xuất khẩu qua Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

'Dấu hiệu bị đầu độc'

Bà Linh được mô tả là có nhiều đóng góp phát triển ngành trà Ôlong cao cấp ở địa phương
“Năm 2008, sau khi ly hôn, bà Linh thành lập Công ty TNHH Hà Linh. Những năm qua, bà Linh liên kết với nhiều hộ nông dân Cầu Đất để sản xuất trà ô long cao cấp xuất khẩu với diện tích hơn 200ha. Đây là doanh nghiệp xuất khẩu chè ô long lớn bậc nhất của tỉnh Lâm Đồng,” bản tin VOV cho biết thêm.
Báo Tuổi Trẻ trong bài ‘ Bà Hà Linh chết ở Trung Quốc: có dấu hiệu bị đầu độc’ dẫn lời luật sư Trương Quang Quý, người hỗ trợ pháp lý cho Công ty Hà Linh, cho biết, thông qua UBND tỉnh Lâm Đồng, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc đã có thông báo bằng văn bản với gia đình “không nêu cụ thể nhưng có cho rằng bà Hà Linh có những dấu hiệu bị đầu độc.”
“Khi đưa vào bệnh viện, trên cơ thể bà Linh có nhiều vết bầm, tuỵ và lá lách bị dập.”
“Công ty Hà Linh đã thông qua Sở Ngoại vụ tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản đến cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu mau chóng tạo điều kiện để đưa thi thể bà Hà Linh về Đà Lạt đồng thời khởi động điều tra làm rõ những khuất tất quanh cái chết của bà Hà Linh,” báo Tuổi Trẻ cho biết.
Bà Linh hiện là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng, là người được mô tả là có nhiều đóng góp phát triển ngành trà Ôlong cao cấp ở địa phương.
I

Facebook của công ty Trà Oolong Hà Linh đăng ảnh bằng khen của bà được Thủ tướng Dũng tặng.






__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday 22 September 2015

Nhân tố Trung Quốc vẫn tác động đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam


70 năm mùa thu chết

Nhân tố Trung Quốc vẫn tác động đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam

Trọng Nghĩa Đăng ngày 18-09-2015 Sửa đổi ngày 18-09-2015 12:05
media
Quốc hội Việt Nam- Ảnh minh họa.AFP
Ngày 15/09/2015, Đảng Cộng sản Việt Nam công bố bản dự thảo báo cáo chính trị để chuẩn bị cho Đại hội Đảng sẽ diễn ra có thể là vào tháng Giêng năm tới 2016. Trong bài phân tích mang tựa đề « Nhân tố Trung Quốc đối với Việt Nam -Vietnam’s China factor» công bố đầu tháng 9/2015, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc đặc biệt ghi nhận ba yếu tố quan trọng đang chi phối công cuộc chuẩn bị Đại hội Đảng tại Việt Nam : Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và vấn đề chọn ai làm Tổng bí thư.
Nhận xét đầu tiên của Giáo sư Carl Thayer là ba yếu tố nêu trên đang gây tranh cãi trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam và có thể khiến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam bị dời lại :
« Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) được cho là sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc sắp tới đây vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy đồng thuận chưa đạt được trên một số vấn đề, trong đó có Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai cho Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc dời Đại hội qua một thời điểm sau đó.
Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc năm năm một lần. Một hội nghị điển hình thường kéo dài năm ngày và với sự tham dự của khoảng 1.400 đại biểu, đến từ 63 đơn vị hành chính của Việt Nam (58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương), các tổ chức đảng ở cấp chính phủ trung ương, và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Một Đại hội Đảng toàn quốc có năm nhiệm vụ chính : Thông qua báo cáo chính trị của Tổng Bí thư, thông qua kế hoạch kinh tế-xã hội của Việt Nam trong 5 và 10 năm tới (2016-2025), điều chỉnh lại cương lĩnh của Đảng, sửa đổi Điều lệ Đảng và, quan trọng nhất, là bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. »
Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới có một vài điểm mới
« Một quy tắc mới đề ra năm nay đã cắt giảm quyền lực của các đại biểu đảng viên trong việc lựa chọn các Ủy viên Trung ương mới. Trong quá khứ, các đại biểu được cử về dự Đại hội được quyền đề cử thêm ứng viên vào Ban Chấp hành Trung ương, bổ sung vào danh sách chính thức đã được lãnh đạo cao cấp trong đảng phê duyệt. Tại Đại hội Đảng gần đây nhất, một vài người được các đại biểu đề cử bổ sung đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Thế nhưng, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 12 sắp tới, tất cả các ứng cử viên vào Ban Chấp hành Trung ương mới phải được Ban Chấp hành Trung ương mãn nhiệm chấp thuận trước khi tên của họ được ghi vào lá phiếu. Vào ngày cuối cùng của Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương mới sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể đầu tiên đê bầu Bộ Chính trị mới và sau đó chọn một trong các ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư Đảng. »

Quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng bộc lộ một số điểm bất bình thường phản ánh sự chia rẽ trong nội bộ
« Theo Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Trung ương phải họp ít nhất hai lần một năm, và việc họp thường xuyên hơn không phải là không phổ biến. Tuy nhiên, trong năm 2014, Ban Chấp hành Trung ương chỉ gặp nhau một lần. Đấy có thể là dấu hiệu của một sự chia rẽ sâu sắc về chính sách Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng liên quan đến việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan cực lớn của họ tại vùng biển tranh chấp từ tháng Năm đến tháng Bảy.
Công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đã rất lặng lẽ so với tám đại hội được tổ chức kể từ khi thống nhất đất nước. Các phương tiện truyền thông Việt Nam đã vô cùng lặng lẽ, và một vài bài báo chỉ mới bắt đầu xuất hiện gần đây thôi, qua đó xác nhận rằng khâu chuẩn bị cho Đại hội đang được xúc tiến hành. Nhưng ngày họp Đại hội vẫn chưa được chính thức công bố.
Thông thường, các dự thảo văn kiện về chính sách như Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế-Xã hội sẽ được lặng lẽ chuyển cho một số nhóm trọng điểm để thảo luận và nhận xét. Sau khi được tinh chỉnh, các dự thảo văn kiện sẽ được công bố để công chúng cho nhận xét. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo Kinh tế Xã hội cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 tổ chức vào tháng Giêng năm 2011, đã được phát hành vào ngày 20 Tháng Tư năm 2010, tức là 9 tháng trước Đại hội. Nếu Đại hội lần thứ 12 diễn ra vào đầu năm tới, Việt Nam chỉ có bốn tháng để hoàn tất quá trình này.
Vấn đề đáng chú ý khác là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, nhân hội nghị vào tháng Năm năm nay, đã thảo luận một cách chung chung về thành phần nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương tiếp theo. Có tin là một số cuộc họp trong tương lai cho tháng Mười và tháng Mười hai đã được lên kế hoạch. Tháng Ba vừa qua, nhiều nguồn tin quốc phòng Việt Nam đã tiết lộ với tác giả rằng Sách trắng Quốc phòng mới, dự kiến phát hành trong năm nay, sẽ được hoãn lại cho đến sau Đại hội lần thứ 12. »

Nguyên nhân gây nên những diễn biến bất thường
« Lời giải thích thỏa đáng nhất có lẽ là sự chồng lấn lên nhau của hai vấn đề gây tranh cãi - yếu tố Trung Quốc (Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là sẽ thăm Hà Nội vào tháng Mười hoặc tháng Mười một) và việc Việt Nam lựa chọn lãnh đạo mới.
Quy tắc hiện thời trong Đảng Cộng sản Việt Nam không cho phép một người giữ quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc của Đảng cũng yêu cầu các quan chức nghỉ hưu ở tuổi 65. Nếu dựa trên cả hai quy định đó, thì chín trên mười sáu thành viên của Bộ Chính trị hiện nay sẽ về hưu ở Đại hội năm tới. Điều này có nghĩa rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và một số người khác, sẽ rời vị trí hiện tại của họ.
Tuy nhiên, có khả năng một người được miễn áp dụng quy định về tuổi hưu bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt. Có rất nhiều tin đồn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng bí thư Đảng sẽ yêu cầu được đặc miễn. Điều này chưa từng thấy trong nền chính trị Việt Nam.
Với hai nhiệm kỳ là Thủ tướng, ông Dũng sẽ mang lại kinh nghiệm kinh tế và quốc tế chưa từng có cho chức vụ Tổng Bí thư Đảng. Có rất nhiều khả năng là ông Dũng sẽ không để cho ý thức hệ bó tay mình trong việc đối phó với Trung Quốc. Trong cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu vào năm ngoái, ông đã lên tiếng thẳng thắn trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam và nêu lên khả năng xúc tiến hành động pháp lý quốc tế nhắm vào Trung Quốc.
Ông Dũng được hậu thuẫn rộng rãi của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, nhưng Bộ Chính trị hiện nay đang chia rẽ sâu sắc. Nguyên do không chỉ là sự ganh đua cá nhân, mà còn là khác biệt ý kiến về cách thức quản lý các mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việt Nam dự kiến là sẽ đón tiếp cả Chủ tịchTập Cận Bình lẫn Tổng thống Barack Obama vào cuối năm nay.
Trong khi Đại hội lần thứ 12 được cho là sẽ không dẫn đến thay đổi đáng kể trong chính sách chủ động hội nhập quốc tế hiện hành, vấn đề ai là lãnh đạo tương lai của Việt Nam vẫn còn trong vòng cân nhắc ».



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?


Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?

  • 9 giờ trước
Dự kiến Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 sẽ họp vào đầu năm 2016, theo giới quan sát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thể là hai ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư năm 2016, theo nhận định của khách mời bàn tròn BBC.
Trao đổi với BBC hôm 17/9 trong bàn tròn có chủ đề bàn về các chuyển động chuẩn bị nhân sự và đường lối cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương, nói:
"Vẫn còn chức Chủ tịch nước cũng rất quan trọng. Chứ không phải chỉ là Tổng Bí thư."
Ông Vũ Cao Phan đưa ra ý kiến trên khi bình luận lại một quan điểm được trình bày ngay trước đó tại cuộc Tọa đàm của một khách mời khác là Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, một nhà phân tích chính trị tham gia chương trình từ Singapore.

TS. Lê Hồng Hiệp nói: "Tôi nghĩ rằng hai ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng Bí thư bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
"Bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tôi cũng đã phân tích qua rồi, còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì bản thân ông cũng được sự tín nhiệm rất cao.
"Ví dụ trong kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ở Trung ương Đảng hồi đầu năm, thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng được số phiếu xấp xỉ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Tuy nhiên chúng ta thấy rằng nếu một trong hai người ở lại, thì chỉ có con đường đi lên, tức là chỉ có lên Tổng bí thư, tức là hai người chỉ có một người ở lại thôi, thì trong sự cân nhắc giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ai sẽ là người được lựa chọn?"

Cơ hội miền Nam?

Nhân sự và đường lối là hai trong số các nội dung được quan tâm nhất ở kỳ Đại hội tới đây.
Và TS. Lê Hồng Hiệp nói thêm:
"Giống như các vị khách cũng đã nói thì chúng ta vẫn chưa có thể xác quyết được một cách rõ ràng, mà vẫn phải chờ kết quả Đại hội.
"Nhưng tôi nghĩ rằng nếu so sánh tương quan ảnh hưởng giữa hai vị đó, tôi nghĩ là khả năng đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cao hơn so với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
"Tuy nhiên, như chúng ta đã nói là chúng ta vẫn phải chờ tới khi nào Đại hội kết thúc thì chúng ta mới khẳng định được."
Trước đó, cũng phân tích về các phương án và khả năng nhân sự lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan nói:

"Một ý kiến ngắn về nhân sự, tôi không nói cụ thể một tên nào, mà tôi chỉ nói chắc chắn sẽ ở miền Nam, theo như tôi biết, ở miền Nam sẽ có hai ứng cử viên cho chức Tổng bí thư này.
"Mà hình như hai ứng cử viên đó đều sinh năm 1949. Có một ứng cử viên, tôi nghĩ là ông Nguyễn Tấn Dũng có thể hợp, sáng giá với nhiều người.
"Nhưng một ứng cử viên khác là ông Trương Tấn Sang, so với những người khác, thì cũng là sáng giá.
"Và tôi tin rằng một trong hai người này sẽ trở thành Tổng bí thư. Các bạn buộc tôi phải nói rõ, thì tôi xin nói ra ý kiến của tôi, rất chủ quan thôi," nhà nghiên cứu nói với Bàn tròn.

Trung ương quyết định

Đâu sẽ là các nhân tố mới đem lại tại Đại hội lần thứ 12 vẫn là tâm điểm quan tâm của giới nghiên cứu và dư luận quan tâm chính trị Việt Nam.
Một nhà tư vấn và phân tích chính trị Đông Nam Á, Tiến sỹ David Koh, bình luận ý kiến của ông Vũ Cao Phan tại bàn tròn:
"Trước hết tôi phải nói rằng nếu dựa vào kết quả của Hội nghị Trung ương 6 mấy năm trước, thì tôi nghĩ rằng sẽ rõ người thắng cuộc sẽ là ai, nếu mà tất cả những mức độ ủng hộ cho con người ấy trong Hội nghị Trung ương 6 vẫn còn. Mà tôi nghĩ là vẫn còn.
"Tất nhiên việc lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội hồi năm ngoái hay là đầu năm nay, hai vị này cũng đã được phiếu tối cao, cao nhất, cho nên tôi nghĩ về mặt Quốc hội, có thể là bất phân thắng bại, nhưng việc này là do Trung ương quyết định, chứ không phải do Quốc hội quyết định."
Gần đây, trong một phán đoán liên quan tới phương án và khả năng nhân sự lãnh đạo cao cấp sau Đại hội Đảng lần thứ 12, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer, cũng đưa ra một nhận định.

"Quy tắc hiện tại của Đảng không cho phép một người nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc của Đảng cũng yêu cầu các quan chức nghỉ hưu ở tuổi 65. Nếu tính tới cả hai quy định thì 9 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị hiện nay sẽ nghỉ hưu ở đại hội năm tới," ông Carl Thayer viết trong một bài báo trên trang Policy Forum đầu tháng Chín.
"Điều này có nghĩa là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người sẽ phải nghỉ hưu," tác giả nhận định.
"Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tuổi hưu bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt.
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định.
Mời quý vị theo dõi nội dung cuộc Tọa đàm của BBC tại đây: http://bit.ly/1OY5jIc.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

“Cả họ làm quan” và chuyện chạy ghế 200 triệu

 

http://caotraonhanban.net/images/stories/02-BABUI/ThoiSu/Hat-giong-do-BaBui.jpg

“Cả họ làm quan” và chuyện chạy ghế 200 triệu

Kỳ Duyên

Thời mồ ma ông Mác và ông Ăngghen, một trong hai ông có phán đại ý rằng mấy cha tư bản cá mập cứ thấy có lợi là làm, bất chấp tất cả, lợi đến mức nào đó thì cắt cổ chính các cha, các cha vẫn cứ làm. Có lẽ câu này chỉ đúng vào thời tư bản “hoang dã” thuở cụ Mác và cụ Ăngghen sinh thời. Còn ngày nay, khi hai cụ không còn sinh thời, tức là hai cụ hết thời, mọi thứ đã xoay vần không theo ý hai cụ nữa. Bằng chứng là mấy ông tỷ phú toàn ôm tài sản đi làm từ thiện. Chỉ cách đây vài ngày thôi thấy tivi XHCN đưa tin có một ông tư bản cá mập định dùng tiền mua cả hòn đảo cho người tỵ nạn. Còn mấy ông vô sản bần cố nông ở Việt Nam vừa nhảy ra làm quan huyện quan xã đã vội vơ vét “ăn của dân không từ một thứ gì”. Quan nhỏ ăn, quan to ăn, rồi chính quyền, nhà nước cũng ăn. Nếu ông Mác và ông Ăngghen mà biết chuyện một đứa trẻ thò lò mũi xanh muốn đến trường phải ngốn đến cả tháng lương của bố mẹ, một quả trứng gà cõng 14 loại phí, muốn làm đày tớ hạng bét của nhân dân phải có 200 triệu đồng hẳn hai ông không còn dám kêu gọi “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, mà chắc sẽ ra lệnh “vô sản toàn thế giới, giải tán”…
Và câu nói của một trong hai cụ nên sửa lại đại ý, mấy cha đầy tớ của nhân dân cứ thấy có lợi là làm, bất chấp tất cả, lợi đến mức nào đó thì cắt cổ chính các cha, các cha vẫn cứ làm!
Bauxite Việt Nam
Nếu không quyết liệt, nước Việt sẽ đi đằng nước Việt, mà phát triển đi đằng… phát triển!
Trong tuần này, bên cạnh một sự kiện lớn- công bố Dự thảo Báo cáo chính trị để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ngẫu nhiên có hai vụ việc khác thu hút không kém sự quan tâm của dư luận XH bởi tính bất ngờ, tính phổ biến của nó. Và xét cho cùng, cả hai vụ việc vi mô này cũng rất liên quan tới những vấn đề vĩ mô mà dự thảo bản báo cáo chính trị vừa công bố.
Từ “chi bộ họ ta” đến “huyện họ” ta
Một, là câu chuyện 600 Phó Chủ tịch xã là những người trẻ, tốt nghiệp ĐH, tình nguyện về các xã khó khăn công tác, thuộc “Đề án tăng cường gần 600 Phó Chủ tịch xã về 64 huyện nghèo trong cả nước”, do Bộ Nội vụ chủ trì, nay đã chuẩn bị kết thúc sau 05 năm họ thực hiện nhiệm vụ.
Hai, là câu chuyện của huyện Mỹ Đức (Hà Nội) một huyện nông nghiệp, bộ máy chính quyền có 13 phòng, ban thì đã hơn 10 người là anh em, họ hàng với bí thư huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện.
Bất ngờ, là câu chuyện của 600 Phó CT xã nguyên là những trí thức trẻ. Năm năm qua thực tiễn gian khổ ở những xã miền núi khó khăn là những thử thách với họ, khi họ tình nguyện đi về những xã này. Nay họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở nhiệm kỳ 05 như trong đề án, một số người trong số đó được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng dù xuất sắc, thì họ cũng đang phải day dứt bởi chưa biết tôi đi về đâu… hỡi tôi?
Cũng bởi trước đó, theo thống kê của Bộ Nội vụ, kết thúc Đại hội Đảng bộ các xã nhiệm kỳ 2015 – 2020, chưa đến 25% số Phó CT xã trẻ trong Đề án được bầu vào cấp ủy, đồng nghĩa với việc 3/4 trong số đó không có chức danh quy hoạch. Tâm lý của nhiều địa phương vẫn coi những Phó CT xã này là người của Đề án, đến rồi đi. Thậm chí, có những tỉnh như Sơn La chủ trương không bố trí quy hoạch những cán bộ trẻ này trong thời gian tới (VTV.vn, ngày 10/9)
Các đội viên thuộc dự án 600 công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Ảnh: Dân trí
Các đội viên thuộc dự án 600 công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Ảnh: Dân trí
Trong khi học vấn của họ, tuổi trẻ của họ, và nhất là kinh nghiệm thực tiễn lao động, sản xuất của họ 05 năm qua cũng là “vốn đầu tư” cho những chức danh hoặc những vị trí làm việc tương ứng, không đến nỗi phải chịu cảnh “trắng tay” trông trời trông đất trông mây, đầy sự may rủi như hiện nay. Khi đi, với nhiều suy tính, nhưng hăm hở, hy vọng sự may mắn sẽ mỉm cười với số phận. Khi trở về, những “cựu” Phó CT trẻ này sẽ nghĩ gì về một thời đã qua, một thời tin tưởng? Họ vô tình trở thành những quan chức “hưu trí” sớm khi tuổi công dân của họ còn quá trẻ.
Liệu dự án có gì đó na ná như những đợt vận động giáo viên xung phong lên miền núi dạy học của những năm 60 trước đây không? Sau 03 năm dạy học miền núi, có rất nhiều giáo viên đã bất đắc dĩ phải tự tìm đường “cứu mình”. Dự án 600 Phó CT xã lần này có thể coi là thành công, nhưng chắc chắn con số 3/4 kia, rất có thể chỉ… thành nhân?
Đựơc biết trước thực trạng này, mới đây Bộ Nội vụ đã có công văn gửi các địa phương nêu ý kiến một cách khá chung chung: Ưu tiên xét tuyển các cán bộ trẻ đó vào công chức cấp huyện.
Thì đây, một câu chuyện về đội ngũ cán bộ cấp huyện, cũng vừa được báo chí truyền tải, râm ran dư luận, bởi tính phổ biến của nó.
Đó là chuyện “Cả họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện” (NLĐ, ngày 14/9). Huyện đây là huyện Mỹ Đức, một huyện thuần nông, có tiềm năng du lịch (thuộc Hà Nội). Họ đây là họ của nhà ông Bí thư Huyện ủy Lê Văn Sang. Nói cả họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện không hề ngoa, bởi chính quyền huyện có 13 phòng, ban, thì hơn 10 người là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện.
Báo Người lao động đã thống kê cụ thể: Bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch, là cô ông Sang. Bà Đỗ Thị Lê Hương, Phó Chánh VP Huyện ủy, là con thông gia với ông Sang. Ông Lê Văn Nhiệm, Phó Ban quản lý dự án, là em họ ông Sang. Bà Lê Hải Hồng, Phó Phòng Kinh tế, chị họ ông Sang. Ông Lê Văn Sức, Trưởng Phòng Dân tộc học, cháu gọi ông Sang bằng chú. Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, em bên họ vợ ông Sang. Cô Nguyễn Thị Duyên, kế toán Phòng Quản lý đô thị, con dâu ông Sang…
Huyện Mỹ Đức là một địa phương thuần nông có tiềm năng du lịch. Ảnh: Một thế giới
Huyện Mỹ Đức là một địa phương thuần nông có tiềm năng du lịch. Ảnh: Một thế giới
Thật là… sang. Và cũng thật là một người làm quan cả họ được nhờ!
Cũng không chịu kém, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó CT huyện Mỹ Đức, có 02 con trai là Nguyễn Văn Hùng, Phòng Tài chính – Kế hoạch và Nguyễn Văn Hưng, Phòng Nội vụ của huyện. Lê Quang Hưng, con ông Lê Văn Cành, Phó Chủ tịch UBND huyện, được điều động về Phòng Nội vụ; Lê Đức Anh, con ông Lê Văn Sơn, Ban Quản lý dự án huyện; Nguyễn Minh Hoành, con bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch, đều về công tác tại phòng này.
Cứ đà này, huyện Mỹ Đức dễ toàn anh em họ hàng các dòng họ gặp nhau tại công đường?
Bênh vực cho cách tuyển dụng kiểu một giọt máu đào hơn ao nước lã của ông Bí thư Huyện ủy Lê Văn Sang, ông Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Lê Văn Sơn cho rằng, các vị trí công tác đều cần thiết và đều trải qua quá trình tuyển chọn, cân nhắc theo đúng quy trình, đến mức “người trong nhà thì càng phải tính toán kỹ hơn. Trình độ phải nổi trội hơn người khác mới chọn”. Hỏi ra, ông Lê Văn Sơn cũng là… chú ông Lê Văn Sang (?)
Bó tay. Với “huyện họ ta”!
Thật ra, hiện tượng này không mới lạ. Cách đây hơn 30 năm, Báo Nhân Dân đã từng có bài viết xôn xao dư luận: “Chi bộ họ ta”, để nói về căn bệnh dòng họ dắt díu nhau trong các tổ chức chính trị, đơn vị công tác ở các địa phương, từ cấp cơ sở, thực chất là hình thành nên những lợi ích nhóm sau lũy tre làng. Đến nỗi có cụm từ vừa trịnh trọng vừa hài hước mà báo VietNamNet, mới đây đã giật thành title: Con kính thưa bố!
Hơn 30 năm sau, những hiện tượng kiểu “chi bộ họ ta” không những không… đứt gánh giữa đường bởi sự lên án của dư luận XH, ngược lại, nó còn phát triển đến độ thành “huyện họ ta”, “UBND họ ta”.
Đặt câu chuyện 600 Phó CT xã trẻ nói trên còn đang không biết số phận  mình nay mai sẽ trôi theo ngả nào khi hôm nay họ đang phải bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước, bên cạnh chuyện “huyện họ ta” của huyện Mỹ Đức, đậm đặc chất nhóm lợi ích, cục bộ địa phương, bạn đọc có thể thấy điều gì? Liệu những Phó CT xã trẻ có thể len chân vào được để có một sự ưu tiên xét tuyển trở thành công chức cấp huyện, như công văn “nhắn nhủ” của Bộ Nội vụ, trong những huyện ủy, ủy ban đã đóng đinh bức tứ bình: Hậu duệ, tiền tệ, quan hệ, trí tuệ?
Tin chắc rằng, huyện ủy Mỹ Đức không phải là của hiếm, là duy nhất, là cá biệt. Bởi hàng trăm email của bạn đọc gửi về tòa soạn VietNamNet ngày 16/9 gần như đều đồng thanh: Ở địa phương tôi cũng thế!
Từ vi mô đến vĩ mô
Và còn có một hiện tượng khác mà người viết tin rằng, bạn đọc họ cũng sẽ đồng thanh than thở – ở địa phương tôi cũng thế!
Đó là tham nhũng. Loại giặc vừa rất ảo, vừa rất thật. Ảo vì không rõ mày ngang mũi dọc ra sao, nhưng chắc chắn phải có chức quyền, có quyền sinh quyền sát với chính những chiếc ghế. Đôi khi chỉ là chiếc ghế…. giáo viên mầm non. Như vụ việc vừa ồn ĩ mới đây ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) mà báo Phụ nữ TP. HCM, ngày 7/9 đưa tin “việc chạy viên chức GD tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội với giá 200 triệu đồng”.
Theo đó, người có nhu cầu “chạy” vào làm cô giáo mầm non ở huyện Sóc Sơn, phải “đút” cho “cò” ở Sóc Sơn 200 triệu đồng. Với giá này, “cò” cam kết với người chạy là tỷ lệ đỗ tới 99,9%, nếu không sẽ được hoàn lại tiền. Năm 2015, Hà Nội có kế hoạch tuyển dụng gần 4.500 công chức, viên chức, trong đó tuyển 2.369 giáo viên mầm non và đã phân cấp cho cấp huyện, thị xã tổ chức thi tuyển. Không biết mùa tuyển sinh này, bao nhiêu người phải nhờ “cò”; và cả “cò” lẫn “sâu” đã ăn được bao nhiêu? Vì thế, người ta có quyền đặt câu hỏi, một cái ghế mầm non đã 200 triệu, thì những “ghế” cao hơn mầm non phải bao nhiêu?
Dù vậy, người viết bài cũng không tin lắm ở kết quả điều tra của các cơ quan chức năng, và đích thân ông Bí thư Thành ủy HN đã trực tiếp chỉ đạo.
Những tin tức về chuyện "chạy" công chức gây xôn xao dư luận. Ảnh minh họa
Những tin tức về chuyện “chạy” công chức gây xôn xao dư luận. Ảnh minh họa
Bởi trước đó 03 năm, cả HN đã xôn xao trước phát biểu của ông Trần Trọng Dực- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu HĐND Thành phố  khẳng định, để đỗ công chức ở Thủ đô, số tiền người ta phải bỏ ra không dưới 100 triệu đồng. Xôn xao vì mừng như phen này sẽ bắt tận tay day tận trán kẻ rút chân giò, kẻ thò chai rượu. Nhưng rồi tất cả… xẹp xuống như quả bóng xì hơi. Kết quả điều tra là không có gì!
Còn nếu may mắn đợt này, Sóc Sơn tìm ra được cả “cò” lẫn “sâu”, thì liệu công cuộc phòng chống tham nhũng của nước Việt có đem lại những tín hiệu lạc quan? Hay vẫn như thành ngữ bắt cóc bỏ đĩa của dân gian.
Khi mà những chỉ số hiệu quả và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI 2014) công bố cho thấy kết quả khá bi quan- có khoảng 50% số người được hỏi cho biết phải “lót tay” để vào công chức (GDVN, ngày 12/9)
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015 vừa trình Ủy ban Tư pháp thẩm tra ngày 11/9 mới đây cho thấy giặc “nội xâm” vẫn lạc quan, như một điệp khúc quen thuộc. Có điều, bản hòa tấu chống tham nhũng giờ đây bỗng như… không còn hấp dẫn được khán giả. Cho dù Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, cảnh báo tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công phổ biến, và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay, nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội…
Vì sao?
Hãy để chính các nhà quản lý, các đại biểu QH lý giải hiện tượng này:
Theo Tuổi trẻ, ngày 12/9, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Công Hồng nhận xét: Tại sao chúng ta cứ mãi đổ lỗi cho thể chế? Tôi cho rằng chúng ta có làm thật và làm mạnh hay không mà thôi? Tôi thấy các giải pháp chủ yếu là phòng ngừa, nhưng lại thiếu giải pháp “đánh án”, tấn công tham nhũng”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga khẳng định không thể lấy số liệu án tham nhũng phát hiện giảm mà cho rằng tình trạng tham nhũng ở VN đã giảm. Bà Lê Thị Nga đề nghị CP làm rõ tại sao chỉ có 19 đầu mối báo cáo, trong khi số lượng đầu mối phải báo cáo là gần 100 (63 tỉnh, thành và gần 30 bộ, ngành). Phải chăng công tác phòng chống tham nhũng không được chú trọng ở những nơi không có báo cáo?
Hay sự im lặng đó của các tỉnh cũng là một thái độ?
Trả lời báo GDVN, ngày 11/9, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, nếu quản lý tốt đầu vào tài sản cá nhân, thì biết ngay tài sản cán bộ (giàu lên một cách bất thường) như thế nào? Quan trọng là người ta có quyết tâm làm đến nơi đến chốn hay không? Còn hiện tại, chống tham nhũng ở nước ta như kiểu con mèo ăn miếng mỡ thì bắt được. Còn con cọp bắt con heo thì…. Nếu cứ chống tham nhũng theo kiểu hình thức, ngại đụng chạm thì chẳng có nghĩa lý gì.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Thuyền, luật phòng chống tham nhũng còn nhiều vấn đề bất cập, cần phải sửa đổi, bổ sung. Theo đó, nên hạn chế việc giao dịch bằng tiền mặt. Thay vào đó, các giao dịch liên quan đến đồng tiền nên thông qua hệ thống tài khoản để kiểm soát nguồn tiền thu nhập của cán bộ. Cần chú trọng việc công khai, minh bạch về tài sản của người có chức quyền, ở vị trí “nhạy cảm”.
Thật ra, tất cả những điều ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền kiến nghị đều không mới. Báo chí, và bản thân người viết bài đã rất nhiều lần nêu giải pháp này.
Có điều kiến nghị đi đằng kiến nghị, và tham nhũng vẫn đi đằng… tham nhũng.
Bởi vậy, nếu không quyết liệt, vẫn coi hiện tượng “huyện họ ta”, hay cái giá 200 triệu một ghế giáo viên mầm non, chỉ là chuyện lợi ích nhóm tầm vi mô, thì chẳng chóng thì chầy ở tầm vĩ mô, nước Việt sẽ đi đằng nước Việt, mà phát triển đi đằng… phát triển!
K.D

Phác thảo tượng đài Sơn La 1.400 tỷ

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday 18 September 2015

Vương Nghị: 'Nam Sa là của Trung Quốc'


https://vuongthuc.files.wordpress.com/2013/01/bacchautahaycungnhaugiunuoc.jpg

Vương Nghị: 'Nam Sa là của Trung Quốc'

  • 16 tháng 9 2015
Bộ trưởng Vương Nghị nói Trường Sa là của Trung Quốc
Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là “lãnh thổ của Trung Quốc”.
Bộ trưởng Vương Nghị phát biểu tại một hội nghị trước các nhà ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh hôm 16/9.
Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh các nước, như Mỹ và Việt Nam, đã phê phán việc Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa.
Ông Vương Nghị nhắc lại Trung Quốc “có căn cứ lịch sử và pháp lý đầy đủ” đối với quần đảo này.
Ông được dẫn lời nói việc Trung Quốc bảo vệ chủ quyền là “thiên kinh địa nghĩa”, và là “lẽ dĩ nhiên”.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên chuỗi đảo và bãi cạn của mình ở Biển Đông “không nhằm vào bất cứ ai, mà là muốn cải thiện điều kiện và nâng cao năng lực đồn trú, đồng thời là nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc tế xứng đáng với quốc gia lớn nhất” tại Biển Đông.
Tuyên bố này chắc chắn không được các nước như Việt Nam ủng hộ.
Hôm 15/9, khi thăm Tokyo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã ra tuyên bố chung lên án việc bồi đắp đảo ở Biển Đông.
Mặc dù không nhắc tên Trung Quốc, tuyên bố này nói Việt – Nhật “quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây đang diễn ra ở Biển Đông, bao gồm việc bồi đắp đảo và xây dựng công sự quy mô lớn”.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday 11 September 2015

Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Dũng



 
Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Dũng
Người Buôn Gió
Đứa cháu khốn nạn

“…Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước…”

Năm 2012 là năm gay go nhất đối với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi suýt bị Bộ Chính Trị kỷ luật, ông Dũng đã buộc phải đứng giữa quốc hội, xin rút kinh nghiệm và kể lể công sức của mình phục vụ đảng từ lúc nhỏ để mong được tha thứ. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lúc đó đã thẳng thừng đặt câu hỏi rằng liệu ông Dũng có nghĩ đến việc từ chức không.? Đây là một câu hỏi thằng thừng mà chưa có tiền lệ đặt ra với lãnh đạo Việt Nam.

Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực  cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà. Những khả năng thường có ở những ''Bố Già'' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.

Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh,  cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói  '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.

Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN  cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt  của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước. 

Nếu Dũng làm TBT, mặc nhiên vị trí của Dũng sẽ gây khó khăn cho các đàm phán với quốc tế trước đây. Tầm hoạt động của Dũng bị gò bó trong khuôn khổ nội bộ đất nước. Việc giao tiếp với các nước tư bản hay không cộng sản sẽ trắc trở về thủ tục ngoại giao và danh nghĩa. Ở cương vị CTN Nguyễn Tấn Dũng vẫn có danh chính, ngôn thuận để tiếp xúc thoả thuận bên ngoài và chỉ đạo trong nước thực hiện những đàm phán, thoả thuận đó.

Khả năng Dũng đạt được hai chức Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước như dư luận đồn đoán là khó xảy ra. Bởi Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam được bắt chước mô hình Trung Quốc bây giờ. Trừ những thủ đoạn cai trị, trấn áp người trong nước và đối phó với phương Tây bằng thái độ thù địch là được cho phép học tập, áp dụng triển khai ngay. Còn những cải cách khác về kinh tế, chính trị. Việt Nam chỉ được  Trung Quốc cho phép làm theo khi cải cách đó có ở Trung Quốc từ 5 năm trở lên.

Trung Quốc đang ráo riết âm mưu ngăn cản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phương Tây. Cho nên một TBT kiêm CTN mà có con rể, con gái quốc tịch Hoa Kỳ như con của Dũng là điều Trung Quốc đương nhiên là không muốn.

Để cân bằng quan hệ quốc tế và quyền lực nội bộ bên trong cùng với những đòi hỏi của dân chúng về một nhà nước pháp quyền, những nhu cầu cấp thiết cần cải cách về kinh tế, pháp luật, nhân quyền, hành chính  đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của Đảng CSVN mà không gây xáo trộn xã hội bất ngờ.
Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng phải làm Chủ Tịch Nước.

 
Người Buôn Gió




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Đại hội Đảng ở Việt Nam và nhân tố Trung Quốc


 
Đại hội Đảng ở Việt Nam và nhân tố Trung Quốc
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp hồi giữa năm ngoái, khi căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung dâng cao vì giàn khoan dầu 981.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang bị chia rẽ sâu sắc và chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề, trong đó có biển Đông, quan hệ với Trung Quốc cũng như việc lựa chọn ban lãnh đạo tương lai, một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam nhận định.

Giáo sư Carl Thayer nói thêm từ Australia rằng việc bất đồng như vậy có thể dẫn tới việc hoãn Đại hội 12 và dời sang một ngày khác muộn hơn.

Việt Nam tổ chức Đại hội đảng 5 năm một lần, và đại hội lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2016, nhưng ngày giờ cụ thể tới nay vẫn chưa được công bố.
Theo giáo sư kỳ cựu, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, việc chuẩn bị cho đại hội quan trọng lần này nhằm bầu chọn đội ngũ lãnh đạo mới cho Việt Nam đã diễn ra “rất thầm lặng so với 8 đại hội trước đó tính từ khi thống nhất đất nước”.

Về các động thái đó, giáo sư Carl Thayer nhận định: “Điều gì giải thích cho các diễn biến, như sự chuẩn bị lặng lẽ một cách bất thường cho Đại hội Đảng, chậm trễ trong việc tổ chức hội nghị tiếp theo của Ban chấp hành Trung ương và việc hoãn công bố Sách trắng Quốc phòng? Lời giải thích khả dĩ nhất là sự chồng chéo của hai vấn đề gây tranh cãi – yếu tố Trung Quốc (Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình được cho là sẽ thăm Hà Nội vào tháng 10 hoặc tháng 11) và việc lựa chọn ban lãnh đạo mới của Việt Nam”.

Với hai nhiệm kỳ làm thủ tướng, ông Dũng sẽ có các kinh nghiệm kinh tế và quốc tế vô song cho vị trí Tổng Bí thư. Ông Dũng cũng ít khả năng sẽ để cho ý thức hệ ràng buộc ông ấy trong khi đối phó với Trung Quốc. Ông đã mạnh lẽ tiếng tiếng bảo vệ chủ quyền và dọa sẽ có hành động pháp lý quốc tế đối với Trung Quốc trong khi xảy ra cuộc khủng hoảng liên quan tới giàn khoan dầu [của Trung Quốc] hồi năm ngoái.

Giáo sư Carl Thayer nhận định.
Ông Carl Thayer cũng nhắc tới khả năng sẽ xảy ra một điều “chưa từng có tiền lệ trên chính trường Việt Nam”.
Ông cho rằng hiện có nhiều đồn đoán cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng và muốn được miễn áp dụng quy định phải nghỉ hưu ở tuổi 65.
"Với hai nhiệm kỳ làm thủ tướng, ông Dũng sẽ có các kinh nghiệm kinh tế và quốc tế vô song cho vị trí Tổng Bí thư", giáo sư nghiên cứu về Việt Nam nhận định tiếp.
"Ông Dũng cũng ít khả năng sẽ để cho ý thức hệ ràng buộc ông ấy trong khi đối phó với Trung Quốc. Ông đã mạnh lẽ tiếng tiếng bảo vệ chủ quyền và dọa sẽ có hành động pháp lý quốc tế đối với Trung Quốc trong khi xảy ra cuộc khủng hoảng liên quan tới giàn khoan dầu [của Trung Quốc] hồi năm ngoái”.
Ông Carl Thayer cho rằng ông Dũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các Ủy viên Trung ương Đảng trong bối cảnh Bộ Chính trị đang bị chia rẽ sâu sắc, không chỉ vì sự ganh đua về mặt cá nhân mà còn về cả cách tiếp cận trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo giáo sư này, Việt Nam dự định đón tiếp cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama vào cuối năm nay.

'Cuộc chơi ba bên'
Trong khi đó, một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc từng đăng bài bình luận cho rằng 2015 sẽ là năm căng thẳng chính trị ở Việt Nam trong khi chuẩn bị cho Đại hội 12 với việc bầu ban lãnh đạo chóp bu mới, đồng thời nhận định rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng đương quyền của Việt Nam có lẽ đang nhắm tới vị trí hàng đầu của đảng cầm quyền. Trong nền chính trị chia rẽ ở Việt Nam, ông Dũng, một đại diện của phe thân Mỹ, có lẽ sẽ mạnh mẽ thay đổi chiến lược quốc gia và chính sách ngoại giao của Việt Nam để hợp tác nhiều hơn với Mỹ.

Tờ Hoàn cầu Thời báo viết.
Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định: “Thủ tướng đương quyền của Việt Nam có lẽ đang nhắm tới vị trí hàng đầu của đảng cầm quyền. Trong nền chính trị chia rẽ ở Việt Nam, ông Dũng, một đại diện của phe thân Mỹ, có lẽ sẽ mạnh mẽ thay đổi chiến lược quốc gia và chính sách ngoại giao của Việt Nam để hợp tác nhiều hơn với Mỹ”.

Tờ báo cũng cho rằng Hoa Kỳ đang âm mưu sử dụng chiến thuật cách mạng màu cổ lỗ tại Việt Nam nhằm biến Hà Nội “thành một con tốt giống như Philippines để kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc”.

Hoàn cầu Thời báo cho rằng 2015 sẽ là “một năm sống còn” cho “cuộc chơi ba bên giữa Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam”, và rằng trong năm nay, Trung Quốc “sẽ phải đối mặt với một tình thế còn căng thẳng hơn so với năm 2014” từ Việt Nam.
Ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam ở Quảng Châu, nói với VOA Việt Ngữ rằng tờ Hoàn cầu Thời báo phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc.

Còn luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định nhận định trên Facebook: “Nếu đúng báo Hoàn Cầu viết như trích dẫn, thì rõ ràng Bắc Kinh đang lo ngại sự chuyển hướng chính sách ngoại giao của Việt Nam sang phía Mỹ dưới quyền lãnh đạo đảng và nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vậy Thủ tướng đang trở thành mối đe doạ của Bắc Kinh chăng? Giọng điệu của báo Hoàn Cầu thể hiện điều đó”.




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng?

Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng?

  • 9 tháng 9 2015
Các lãnh đạo và chính khách Việt Nam trong một dịp đánh dấu 40 năm sự kiện ngày 30-4.
Một chuyên gia nước ngoài vừa cho rằng Đại hội Đảng toàn quốc tại Việt Nam có thể tổ chức muộn hơn vì Đảng Cộng sản chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề.
Trong bài viết mới trên Policy Forum, Giáo sư Carl Thayer, người Úc nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam, nêu quan điểm:
"Có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn."
Bài viết, được trang Nghiên cứu Quốc tế dịch sang tiếng Việt, cho rằng:
"Theo Điều lệ Đảng, Ban chấp hành Trung ương phải họp ít nhất hai lần một năm, nhưng đôi khi Ban chấp hành họp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trong năm 2014, Ban chấp hành Trung ương chỉ họp một lần. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về chính sách Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc theo sau cuộc khủng hoảng xuất phát từ việc Bắc Kinh triển khai một giàn khoan khổng lồ tại vùng biển tranh chấp từ tháng 5 tới tháng 7."

Diễn ra lặng lẽ

Giáo sư Thayer nhận xét thêm về cách thức nhà nước và đảng cộng sản chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến được nhóm vào đầu năm 2016 từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
"Việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12 cũng diễn ra rất lặng lẽ so với 8 đại hội trước được tổ chức kể từ khi thống nhất đất nước. Các phương tiện truyền thông Việt Nam đã vô cùng yên lặng, và chỉ xuất hiện các báo cáo xác nhận rằng các khâu chuẩn bị cho Đại hội đang được tiến hành. Đảng cũng chưa công bố chính thức ngày tổ chức Đại hội.
"Thông thường các tài liệu dự thảo chính sách như Báo cáo Chính trị và Báo cáo Phát triển Kinh tế-xã hội sẽ được lặng lẽ chuyển cho các nhóm thảo luận tập trung để bàn thảo và cho ý kiến.
"Sau khi được chỉnh sửa, các văn bản dự thảo chính sách sau đó sẽ được công khai cho công chúng nhận xét. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế-xã hội mười năm cho Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức vào tháng Giêng năm 2011 đã được công bố vào ngày 20 tháng 4 năm 2010, tức chín tháng trước khi diễn ra đại hội. Nếu Đại hội lần thứ 12 sẽ họp vào đầu năm tới thì Việt Nam chỉ còn bốn tháng để hoàn tất quá trình này."
Cho rằng việc 'chậm trễ' và 'lặng lẽ' trong chuẩn bị đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam cùng việc đưa ra các chính sách có mối 'quan hệ' với nhân tố được gọi là 'Trung Quốc' của Việt Nam, bài báo viết tiếp:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, ông Trương Cao Lệ, hôm 16/7/2015.
"Điều gì giải thích cho những diễn tiến này – như sự chuẩn bị lặng lẽ một cách bất thường cho Đại hội Đảng, chậm trễ trong việc tổ chức hội nghị tiếp theo của Ban chấp hành Trung ương, và hoãn công bố Sách trắng Quốc phòng?
"Lời giải thích khả dĩ nhất là sự trùng hợp của hai vấn đề gây tranh cãi – yếu tố Trung Quốc (Chủ tịch/ Tổng Bí thư Tập Cận Bình được cho là sẽ thăm Hà Nội vào tháng 10 hoặc tháng 11) và việc lựa chọn ban lãnh đạo mới của Việt Nam."

Có một ngoại lệ

Bài viết của Giáo sư Thayer cũng đặt vấn đề với nhấn mạnh về người mà nhà quan sát này cho là một ứng cử viên vào chức vụ Tổng Bí thư trong Đại hội lần thứ 12 vào sang năm, ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng Việt Nam, cũng như đưa ra nhận định về một số điều được cho là 'lợi thế' của ứng viên này.
"Quy tắc hiện tại của Đảng không cho phép một người nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc của Đảng cũng yêu cầu các quan chức nghỉ hưu ở tuổi 65. Nếu tính tới cả hai quy định thì 9 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị hiện nay sẽ nghỉ hưu ở đại hội năm tới.
"Điều này có nghĩa là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người sẽ phải nghỉ hưu," tác giả nhận định.
"Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tuổi hưu bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt.

"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam.
"Ông Dũng sẽ mang lại các kinh nghiệm kinh tế và quốc tế chưa từng có cho vị trí Tổng Bí thư Đảng nhờ vào hai nhiệm kỳ thủ tướng của mình.
"Ông Dũng cũng ít khả năng sẽ để cho ý thức hệ ràng buộc tay chân của mình trong việc đối phó với Trung Quốc.
"Ông đã thẳng thắn bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan năm ngoái và nêu lên khả năng sẽ thực hiện các hành động pháp lý quốc tế chống lại Trung Quốc.
"Ông Dũng nhận được sự hỗ trợ rộng rãi của các Ủy viên Trung ương nhưng Bộ Chính trị hiện nay lại đang chia rẽ sâu sắc. Không chỉ có sự ganh đua cá nhân mà còn có sự khác biệt về việc làm thế nào để quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ."

Chuyển đổi lãnh đạo

Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Nhà trắng tại Hoa Kỳ hôm 7/7/2015.
Hồi tháng 8/2015, một nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, đang là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nêu quan điểm ở một bài viết trên trang Nghiên cứu Quốc tế do ông chủ biên.
Bài viết với tựa đề "Tam giác Chiến lược Việt - Mỹ - Trung" của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp phần liên quan tới chính trị nội bộ của Việt Nam, có đoạn:
"Về vấn đề chuyển đổi lãnh đạo, nếu Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng Bí thư mới của Đảng thì mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ có thể trải qua một bước tiến mới. Ông Dũng, người thường xuyên thể hiện mình như một nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa, đã nhiều lần công khai lên tiếng phản đối sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có tuyên bố nổi tiếng rằng Việt Nam sẽ không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước để lấy “hữu nghị viển vông” [với Trung Quốc].
"Chương trình nghị sự tương đối tự do trong nước dưới sự lãnh đạo của ông Dũng cũng gần gũi với Washington hơn là Bắc Kinh. Hơn nữa, mối quan hệ cá nhân của các thành viên trong gia đình ông với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng cũng có thể có ảnh hưởng tích cực lên cách nhìn của ông về Mỹ cũng như về mối quan hệ giữa Hà Nội với Washington.

"Trong trường hợp một người khác lên lãnh đạo Đảng Cộng sản thì các yếu tố đã được phân tích ở trên cũng có thể khiến vị Tổng Bí thư mới có một thái độ ít nhiều nghiêng về phía Mỹ hơn."
Còn về liên hệ giữa tam giác quan hệ kể trên, trong đó có nhân tố Trung Quốc bên cạnh Hoa Kỳ, TS. Lê Hồng Hiệp bình luận:
"Một diễn biến trong nước khác có thể có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ tương lai của Việt Nam với cả Trung Quốc và Mỹ là Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản và cuộc bầu cử thế hệ lãnh đạo mới của Đảng diễn ra vào năm sau.
"Trong các tài liệu chuẩn bị cho đại hội được lưu hành cho các đảng viên đọc và nhận xét, các tranh chấp trên Biển Đông được mô tả cụ thể là “phức tạp, gay gắt và rất khó lường," bài viết của nhà phân tích này nhận định.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List