Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Sunday 31 January 2016

Bắc Kinh sẽ biến Nam Hải thành ao hồ cuả Trung cộng năm 2030




From: Nguyen bac ninh <
Sent: Saturday, January 30, 2016 3:26 PM
To: KVVNNCVC Little-SaiGon; CHINH NGHIA VIET;
Subject: BẮC KIUNH SẼ BIẾN NAM HẢI THÀNH AO HỒ CỦA TRUNG CỘNG NĂM 2030

Bắc Kinh sẽ biến Nam Hải thành ao hồ cuả Trung cộng năm 2030

Ngày 20/1/2016 vưà qua, báo mạng Business Insider đăng một bài viết nhan đề "Beijing could turn the South China Sea into a 'Chinese lake' by 2030" cuả tác giả Jeremy Bender, tạm dịch : Băc Kinh sẽ biến Nam Hải thành ao hồ của Trung cộng năm 2030. 

1/ Thế trận nầy đã được tiên liệu từ lâu, là bước tiến mở đầu cuộc hành quân xâm chiếm Đông Nam Á cuả Trung Cộng. Bài viết có giá trị căn bản, lặp lại yếu tố Trung Cọng đang đóng thêm HKMH thứ hai, phat triển vũ khí và lực phóng, tập trung mục tiêu đưa haỉ quân Trung Cọng vượt qua chuỗi đảo thứ nhất ̣trong Thái Bình Dương và đi vào Ấn Độ Dương. Hoa Kỳ là quốc gia thấm đòn mạnh nhất, nhưng tình hình Trung Đông và Bắc Hàn vẫn còn nặng trĩu nên chưa thấy xuất hiện những đáp trả tương xứng.

2/ Kết quả cuả Đại Hội Cọng Sản Việt Nam thứ 12 biểu lộ những triệu chứng bất thường. Nhiều ưu tư cho rằng Trung Cọng đang thắng thế và Việt Nam sẽ là bờ phiá Tây cuả ao hồ Nam Hải. Bộ sậu đầu đảng gồm 19 tên kể cả Nguyễn Phú Trọng thuộc thành phần giáo điều và u tối, vưà không đủ khả năng vừa không có thiện chí, cưỡng bức người dân trong một chế độ độc đảng; toàn khối dân tộc sẽ không có cơ hội phát huy đầy đủ trí tuệ và ý chí vươn lên trong cuộc canh tranh sinh tồn giữa thế giới văn minh, tự do, dân chủ xuyên qua Thoả Ước TPP. Trái lại, băng đảng cọng sản Việt Nam dư thừa bạo nguợc, gian xảo, bảo vệ quyền lợi cá nhân và đảng cọng sản bằng cách dựa lưng vào Trung Cọng. Trung Cọ̣ng hiện đang khoa trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) với số vốn 100 tỉ đô la, tuơng đuơng vơi 2/3 vốn cuả Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) hoặc phân nửa Ngân Hàng Thế Giới (WB).

3/ Những nguời Việt Nam còn luơng tri đều tìm mọi cách để giải thể chế độ cộng sà̉n toàn trị hiện hành. Tuy nhiên, vì có nhiều khuynh huớng, chủ truơng, kề cả quyền lợi và mưu luợc khác nhau nên chưa có sự đoàn kết, thống nhất và sức mạnh. 

Nhân dịp Tết Bính Thân sắp đến, xin nhắc đến một bài thơ học thuộc lòng đã dạy hoc sinh lớp ba tiểu học, khoảng năm 1945  tai các tỉnh Nam, Ngải, Bình, Phú (?). Lời thơ giản dị, mộ̣c mạ̣c, nhưng đọc lên vẫn rạt rào cảm xúc . Tiếng Goi cuả Tổ Tiên, Sông Núi ! Sẽ có dịp trở lại bài thơ không còn nhớ tên tác giả nầy.

HỌC ĐI EM.
Học đi cho biết em ơi !
Biết đây, biết đó, biết nguời, biết ta.
Học cho biết nuớc, biết nhà,
Đâu là bờ cõi, đâu là non sông.
Em ơi! Học lấy ghi lòng,
Ta là con cháu Lạc Hồng tinh hoa.
Việt Nam là Tổ Quổc ta,
Bốn ngàn năm sử, chói lòa vinh quang.
Máu đào nhuộm thắm từng trang,
Chỉ quen chiến đấu, đầu hàng không quen.
Em ơi! Nuớc mất bao phen,
Mà phen nào chẳng vang tên anh hùng.
Trưng Vuơng, Triệu Ẩu má hồng,
Lý, Trần, Lê, Nguyễn ̣(Huệ̣) bẻ gông giặc ngoài.
Chết như Bình Trọng, Lê Lai,
Còn hơn tôi mọi như ai sống qùi,
Chết mà vang dội, danh uy,
Còn hơn sống chịu khinh khi cúi lòn.
Chết mà non nuớc vấ̃n còn,
Còn hơn sống để nuớc non  tơi bời.
Học là học vậy, em ơi !
Cho tình yêu nuớc sục sôi trong lòng.
Học cho rạng mặt con Hồng !
Để không hổ thẹn giống dòng Việt Nam.
(KHÔNG NHỚ TÊN TÁC GIẢ)
                                             
4/ Bản dich : BĂC KINH SẼ BIẾN NAM HẢI THÀNH AO HỒ CUẢ TRUNG CỌNG NĂM 2030.

Hàng Không Mẫu Hạm đầu tiên của Trung Cộng, tân trang từ một HKMH cũ mua lại cuả Ukraine năm 1998, đã được nhìn thấy tại hải cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, tháng ̣9 năm 2012.

HKMH_LIEUNINH_CHINA.jpg

Trong một bản báo cáo mới đây cuả Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quỏ́c Tế (Center for Strategic and International Studies), năm 2030 Trung Cọ̣ng tất yếu sẽ là một siêu cường và biển Nam Trung Hoa chỉ còn là một ao hồ của họ. Sự thống trị cuả Trung Cọ̣ng trong khu vực là do Bắc Kinh trực tiếp phát triển các HKMH và mục tiêu cuả Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung công (QĐGPND/TC) gia tăng hành quân hải ngoại.

Trích dẫn từ một bạch thư cuả Trung Cọng, TTNCCL&QT nhận xét rằng trong tương lai gần, QĐGPND sẽ hoạt động vượt khỏi nhóm đảo thứ nhất và đi vào Ấn Độ Dương. Sự chuẩn bị cuả QĐGPND trong trách nhiệm phát triển này là mối quan tâm lớn nhất cuả Hoa Kỳ, vi nó sẽ dần dà phát triển tầm mức, tiến đến thực hiện những cuộc hành quân an ninh ngoại qui ước (nontraditional security operations).

Để hoàn thành sứ mạng bành trướng này, TTNCCL&QT dự đoán rằng Trung Cọng sẽ tích cực đầu tư phát triển và khai triển những nhóm HKMH. Số lượng vũ khí cuả Trung Cọng đi đôi với lực phóng, chắc chắn rằng năm 2030 biển Nam Trung Hoa sẽ trở thành một ao hồ cuả Trung Cọ̣ng như là biển Caribbean trong Vịnh Mễ Tây Cơ đối với Hoa Kỳ hiện nay. 

Sự triển khai như thế sẽ cho phép Trung Cọng có một cánh tay vững mạnh, tranh dành khắp Châu Á, đặc biệt là biển Nam Trung Hoa. Bắc Kinh bị bao vây qua sự tranh chấp biên giới trên vùng biển phiá Nam với Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia, và Brunei.

Hiện tại Trung Cọng đang tiến hành cải tạo và xây dựng một chuổi đảo nhân tạo trong biển Hoa Nam. Những hòn đảo do người bồi đắp, đang được thiết lập các hải cảng, bờ đê và sân bay để Trung Cọng thuận tiện phóng ra những ảnh hưởng đáng kể khắp nơi trong khu vực, mặc dù có sự phản đối từ các lân bang.

Hiện nay Trung Cọng đang sở hữu một HKMH lỗi thời. Tuy nhiên Bắc Kinh xác nhận rằng họ đang đóng một HKMH thứ hai

THẾ VIỆT (1/16)


--
bacninh

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gSE/DgE5HIELDgUNI

Saturday 30 January 2016

Sợ nhiều bất lợi chính trị Hà Nội lẳng lặng công bố bản Hiệp Định Biên Giới với Bắc Kinh


 
Sợ nhiều bất lợi chính trị Hà Nội lẳng lặng công bố bản Hiệp Định Biên Giới với Bắc Kinh  

HÀ NỘI 30-8 (TH).-


CSVN cho đăng tải nguyên văn "Bản hiệp định biên giới trên đất liền" ký kết giữa chế độ Hà Nội và Trung Cộng, trên số báo Nhân Dân ra ngày Thứ Sáu 30-8-2002, một cách rất là lặng lẽ qua mục "Tìm hiểu pháp luật".

Trước những áp lực quá lớn và các hậu quả chính trị khó lường từ các cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như người Việt ở trong nước, Bộ Chính Trị CSVN đã phải cho công bố toàn văn bản hiệp ước biên giới trên đất liền, ký ngày 31-12-1999 tại Hà Nội giữa ngoại trưởng CSVN Nguyễn mạnh Cầm và ngoại trưởng Trung Cộng, Đường gia Toàn.

Ngày 7-8-02 vừa qua, CSVN đã bắt dẹp trang nhà TTVNOnline.com của một nhóm thanh niên ở Hà Nội vì đã thảo luận công khai và chỉ trích chế độ Hà Nội nhượng bộ nhiều phần đất của tổ tiên và lãnh hải cho Trung Cộng, đồng thời bưng bít hoàn toàn nội dung các bản hiệp định.

Sự kiện này cho thấy dư luận quần chúng đóng một vai trò quan trọng đối với thái độ và chính sách của đảng CSVN. Họ chỉ làm hoặc nhượng bộ những gì họ không muốn khi không thể làm khác.

Cùng với bản hiệp ước này, báo Nhân Dân còn đăng lại "Nghị quyết" của quốc hội CSVN phê chuẩn bản hiệp ước vừa kể vào ngày 9-6-2000 khi đó Nông đức Mạnh là chủ tịch quốc hội.
Bản Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền được công bố trên báo Nhân Dân thấy có 8 điều  khoản. Riêng điều khoản thứ 3 liệt kê 61 điểm mốc chính, căn cứ vào đó để nối kết với các điểm khác có các tọa độ là cao điểm, sông suối, hoặc căn cứ và các tọa độ, cao điểm như đồi, núi của hai nước để xác định đường biên giới.  Để có thể xác định được chính xác đường biên giới Việt Nam - Trung Cộng bây giờ qua bản hiệp định ký kết hồi năm 1999, cần phải có bản đồ đính kèm theo bản hiệp ước, để đối chiếu với bản đồ và bản hiệp ước Thiên Tân ký năm 1887 giữa triều đình nhà Thanh và thực dân Pháp.

Tuy nhiên, CSVN chỉ công bố bản hiệp ước mà không thấy có bản đồ đính kèm. Có thể, Bộ Chính Trị đảng CSVN biết rằng nếu chỉ công bố có bản hiệp ước không thôi, dư luận dân chúng sẽ không có gì để căn cứ mà chỉ trích rằng Đảng và Nhà Nước CSVN đã nhượng bao nhiêu phần đất biên giới cho Trung Cộng.

Qua các tin tức trong nước hồi năm ngoái, nhiều thôn bản dọc biên giới đã bị nhà cầm quyền địa phương bắt dời nhà đi nơi khác và nói đó là phần đất Trung Cộng, dù dân chúng sinh sống ở đó  suốt  bao nhiêu đời.

Cuối năm ngoái, CSVN và Trung Cộng làm lễ cắm cột mốc biên giới đầu tiên tại một địa điểm thuộc tỉnh Móng Cái đối diện với thị trấn Đông Hưng của Trung Cộng. Chương trình cắm 1,500 cột mốc để phân định ranh giới giữa hai nước sẽ hoàn tất trong khoảng 3 năm.

Báo CSVN khi loan tin về hiệp định biên giới trên đất liền đều nói chiều dài biên giới hai nước là 1,350 cây số, trong khi Tân Hoa Xã hồi đầu năm 2000 khi loan tin này nói chỉ có 1,200 cây số.
Sau cuộc chiến biên giới năm 1979 và mấy năm sau đó, CSVN đã nhiều lần tố cáo lính Trung Cộng di dời nhiều cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam.

Để có thể biết rõ hơn rằng các cuộc đàm phán về biên giới giữa CSVN và Trung Cộng có gây thiệt hại về đất đai của tổ tiên hay không, cần phải có các cuộc khảo sát tận nơi, cũng như phỏng vấn dân chúng các địa phương để đối chiếu với các bản hiệp định và các bản đồ cũ mới, một điều chắc chắn nhà cầm quyền Hà Nội không cho làm.

Tháng giêng vừa qua, ký giả Bùi minh Quốc đã bị bắt vì đến các vùng biên giới để chụp hình làm tài liệu, phỏng vấn dân chúng hầu có các chứng cơ đối chiếu với bản hiệp định, ông đã bị bắt và đang bị quản chế ở Đà Lạt. Nhiều người khác hoặc ở tù như Lê chí Quang, hoặc bị quản chế như Trần Khuê vì đã phản đối bản hiệp định biên giới.

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Thursday 28 January 2016

TỄU - BLOG: "NƯỚC AN NAM VỪA DÂNG VẸT ĐỎ"

 

TỄU - BLOG: "NƯỚC AN NAM VỪA DÂNG VẸT ĐỎ"



image








Aperçu par Yahoo


Thứ Năm, ngày 28 tháng 1 năm 2016

"NƯỚC AN NAM VỪA DÂNG VẸT ĐỎ"





Hà Nội trời mưa, rét. Cả buổi chiều ngồi mở "Toàn Đường thi" (thạch bản) ra đọc trong mưa gió dặt dìu.

Đọc được bài thơ này của Bạch Cư Dị - một trong ba nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường, Trung Quốc, xin chép tặng chư vị đọc chơi.

HỒNG ANH VŨ

Nguyên văn:

紅鸚鵡

安南遠進紅鸚鵡
色似桃花語似人
文章辯慧皆如此
籠檻何年出得身

Phiên âm: 

HỒNG ANH VŨ

An Nam viễn tiến hồng anh vũ
Sắc tự đào hoa, ngữ tự nhân.
Văn chương biện tuệ giai như thử,
Lung giám hà niên xuất đắc thân!

Dịch nghĩa:

CHIM VẸT ĐỎ

An Nam xa xôi vừa dâng chim vẹt đỏ,
Màu lông giống tựa hoa đào, tiếng giống tiếng người.
Văn chương và lý luận nếu cũng đều như thế,
Vậy đến năm nào mới thoát khỏi kiếp chim lồng! 
.
The Red Cockatoo

Sent as a present from Annam
A red cockatoo.
Coloured like the peach-tree blossom,
...Speaking with the speech of men.
And they did to it what is always done
To the learned and eloquent.
They took a cage with stout bars
And shut it up inside.
 
(translated by Arthur Waley - bản dịch tiếng Anh của Arthur Waley,
do Trang Hạ cung cấp).


Dịch thơ:

VẸT ĐỎ

Nước An Nam vừa dâng vẹt đỏ,
Nói tiếng người, lông tựa hoa đào.
Thông minh, văn vẻ vậy sao,
Kiếp chim lồng biết khi nào mới qua.

(Vũ Minh Tân dịch)




TIỂU SỬ NHÀ THƠ BẠCH CƯ DỊ

Bạch Cư Dị (chữ Hán:
白居易) (772 - 846) tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca.

Tổ tiên ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.

Năm Trinh Nguyên thứ 16 (năm 800), ông thi đỗ tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Do mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào tham quân ở Kinh Triệu. Năm Nguyên Hòa thứ 10 (815), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã Giang Châu. Giai đoạn tuừ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.

Những năm đầu, ông cùng Nguyên Chuẩn ngâm thơ, uống rượu, được người đời gọi là Nguyên Bạch. Sau này, khi Nguyên Chuẩn mất, lại cùng Lưu Vũ Tích, hợp thành cặp Lưu Bạch. Người đời tôn xưng ông là Thi Ma.

Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức. Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần Trung Ngâm, Tân Nhạc Phủ).

Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).

Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.

Riêng hai bài Tỳ Bà HànhTrường Hận Ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo; bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy -người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.

Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái. Ông để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.

Công trạng khi làm quan: Khi làm thứ sử Hàng Châu, thấy các công trình điều tiết nước cho nông nghiệp đã bị bỏ hoang lâu ngày, ông đã cho tu tạo lại Tây Hồ, cho đắp đê tại đây, trên trồng liễu, đến nay vẫn còn và được gọi là Bạch đê. Khi làm thứ sử Tô Châu, ông cho đào một con sông đào nối Hổ Khâu ở phía tây với Xương Môn ở phía đông gọi là Sơn Đường hà.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 27 January 2016

Nga bất ngờ cảnh báo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn


Nga bất ngờ cảnh báo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn

Huy Long

Trung Quốc sẽ chơi với ai? Đây là tính toán sai lầm chiến lược của giới lãnh đạo Trung Quốc! 

Nhưng mình nghĩ muốn cứu nước Nga thì Putin phải đi. Nước Nga vẫn thiếu một Piere Đại đế, hay chí ít cũng là Đặng Tiểu Bình. Putin đi, nước Nga trở thành nước dân chủ, thì giá dầu sẽ lên, nước Nga sẽ bớt khổ. Nhưng để phát triển mạnh mẽ và bền vững thì nước Nga cần phải dân chủ hóa để kích thích sáng kiến, sáng tạo của mỗi người dân và khuyến khích kinh tế tư nhân, sản xuất hàng hóa tốt rẻ để tiêu dùng và xuất khẩu…

Giang Đoàn Lê 
Đặt vấn đề “TQ sẽ chơi với ai” e không thích hợp nếu đứng trên quy chiếu lịch sử mà nhìn Giang Đoàn Lê. Từ xa xưa lại nay TQ chỉ đòi hỏi mối quan hệ “thiên tử chư hầu” chứ không hề xây dựng tình hữu nghị với bất kỳ láng giềng nào. Cứ xem từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, xung quanh Trung Quốc một vòng thì biết. Trung Quốc là “độc cô cầu bại”, và không lâu nữa đâu con sói ấy sẽ lặp lại tấn bi kịch Mãn Thanh cuối thế kỷ XIX.

Huệ Chi Nguyễn 
Cho nên tư duy của giới lãnh đạo TQ vẫn rất lạc hậu. TQ không thể phát triển được “quyền lực mềm” ra thế giới. TQ là cường quốc cô độc nhất từ trước đến nay. Họ không chơi được với ai, nên nếu họ manh động thì sẽ bị “quần hùng” đánh chết tươi, phải không GS Huệ Chi Nguyễn?

Giang Đoàn Lê 
VietTimes – Mới đây, các phương tiện truyền thông Nga dồn dập đăng tải nhiều bài viết cảnh báo: Trung Quốc không phải là người bạn đích thực mà hoàn toàn là “kẻ thù” tiềm ẩn. Những tranh chấp về kinh tế giữa hai quốc gia vốn được coi là đồng minh thân thiết này sẽ gia tăng trong năm 2016.
Quan hệ Trung Quốc – Nga đang có nhiều bấp bênh
Các cuộc xung đột với nước láng giềng diễn ra liên miên, tiếp đó lại sa vào đầm lầy Syria, năm 2016 có thể nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Một số chuyên gia Nga cũng đưa ra dự đoán, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước.

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông ở Nga liên tiếp đăng tải nhiều bài viết, cảnh cáo Trung Quốc không phải là người bạn thật sự, mà là “kẻ thù” tiềm ẩn. Ngày 15/1, một chiếc xe chở hàng chạy vòng qua Nga, men theo “con đường tơ lụa” mới, chạy về Trung Quốc càng thu hút sự chú ý của dư luận.

Chiếc xe chở hàng này xuất phát từ thành phố Illichivsk thuộc miền Nam Ukraine, chạy qua biển Đen, Gruzia, Azerbaijan, biển Caspi, Kazakhstan, cuối cùng là Trung Quốc, tổng cộng hết khoảng 12 ngày. Hàng hóa trên xe một phần là quặng sắt, khi quay về sẽ chở theo vật liệu kiến trúc và các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraina Pivovarski cho biết: “Đây là một sự kiện lớn mang tính lịch sử”. Dư luận phổ biến cho rằng, trong bối cảnh Nga đang phong tỏa thương mại nghiêm ngặt với Ukraine, có thể “con đường tơ lụa” mới sẽ trở thành lối thoát mới về thương mại cho Ukraine.
Trung Quốc có nhiều toan tính xung quanh chiến lược “Con đường tơ lụa” mới.

Tờ Quan điểm của Nga đưa tin, trong bối cảnh hoạt động trao đổi thương mại với Nga ngày càng xấu đi, Ukraine đang thử nghiệm rẽ sang ngả mới, thông qua tuyến đường vận chuyển quốc tế này, đưa hàng hóa nước mình sang châu Á, đây là dự án cạnh tranh “con đường tơ lụa” từ Trung Quốc, qua Nga để sang châu Âu.

Mọi quốc gia tham gia vào vào tuyến đường vận tải quốc tế này đều đã đánh giá rất thận trọng về tuyến đường mới. Các nước tham gia như Azerbaijan, Kazakhstan và Gruzia đều được thu phí quá cảnh. Trong khi Trung Quốc thì có được tuyến đường vận chuyển hàng hóa sang châu Âu với mức chi phí thấp hơn, tốc độ nhanh  hơn.

Tại sao Trung Quốc lại ủng hộ tuyến đường đi vòng qua Nga? Một nhà phân tích kinh tế của Nga đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đặc biệt lệ thuộc vào thu nhập xuất khẩu, và trên các phương diện, Bắc Kinh luôn kiên trì nguyên tắc theo đuổi lợi ích tối đa, giữ thái độ trung lập trong mọi xung đột kinh tế và chính trị.

Ngoài ra, tờ Kommersant của Nga cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp Trung Quốc thích làm ăn với các nước Liên Xô cũ hơn, đầu tư vào Nga không bằng Nhật Bản. 5 năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào các nước Liên Xô cũ (bao gồm thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu, Ukraine và Tajikistan. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 10% vốn đầu tư rót vào Nga, chỉ đứng thứ 4 trong số các nước châu Á đầu tư vào Nga. Đứng số 1 là Nhật Bản, đến cuối năm 2014, tổng cộng Nhật Bản đã đầu tư 14,4 tỉ USD vào Nga.

Ngày 6/1 vừa qua, Bộ Công thương Trung Quốc công bố số liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2015,  kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga là 61,3 tỉ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tổng giá trị thương mại song phương giữa hai nước là 422,73 tỉ NDT, giảm 27,8%. Trong đó xuất khẩu sang Nga đạt 216,24 tỉ NDT, giảm 34,4%; nhập khẩu từ Nga 206,49 tỉ NDT, giảm 19,1%, xuất siêu thương mại 9,75 tỉ NDT, thu hẹp 86,9%.

Trang Morning news của Nga đăng bài viết cảnh báo, năm 2016 có thể trở thành năm thử thách ngặt nghèo nhất mà nước Nga phải đối mặt trong quan hệ quốc tế. Ngoài các cuộc xung đột xảy ra với các nước láng giềng trước đó, lại có những xung đột mới, thậm chí không thể ngờ tới xảy ra.
“Đối thủ” tiềm ẩn là Phần Lan, Trung Quốc, Mông Cổ và Kyrgyzstan. Đã từ lâu, Nga luôn mong muốn phần lớn của “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” kết nối Trung Quốc và thị trường châu Âu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có ý tưởng khác: Trung Quốc đã thử nghiệm mở con đường khác tới châu Âu vòng qua nước Nga – đi qua Thổ Nhĩ, Kazakhstan, Azerbaijan và Gruzia.

Ông Andrey Karneev – Phó viện trưởng Học viện Á – Phi thuộc Trường đại học Moscow nhận định, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong năm 2016.

* Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn.
“Vành đai” sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á.  “Con đường” sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải.
H.L.
Phụ lục:
Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm, Nga cảnh cáo: ‘Đừng vuốt râu hùm!’
Hà Dũng

(Soha.vn) – Nga luôn khẳng định lập trường về chủ quyền lãnh thổ của mình với Trung Quốc một cách cứng rắn nhất.

Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm
Đối với Trung Quốc, Nga có thái độ hết sức cứng rắn với những vi phạm về chủ quyền lãnh thổ dù là nhỏ nhất. Những hành động này chính là cảnh cáo mà phía Nga dành cho những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Điển hình là thái độ cứng rắn của Nga trong việc xử lý các tàu Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải.
Ngày 15/2/2009, Nga đã gây sốc không chỉ cho Trung Quốc mà còn với toàn thế giới. Tàu chiến Nga đã bắn khoảng 500 viên đạn vào mũi và đuôi của tàu New Star của Trung Quốc, nhấn chìm chiếc tàu tại lãnh hải Nga gần thành phố cảng Vladivostok.

Nga cho rằng, việc tàu New Star tự động rời cảng Nakhodka khi chưa được phép là xâm phạm trái phép lãnh hải Nga và khi cơ quan biên phòng nước này phái 2 tàu đuổi theo, ra lệnh dừng lại trong một thời gian dài, nhưng họ cũng không chấp hành. Tàu New Star thuộc sở hữu của một doanh nhân tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và công ty có trụ sở ở Hongkong.
Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải

Trước vụ việc này, Đại sứ Trung Quốc tại Nga là Lý Huy nói: “Trung Quốc bị sốc và vô cùng lo ngại trước vụ việc, đồng thời bày tỏ sự thất vọng lớn của Bắc Kinh trước việc tàu chiến Nga bắn tàu hàng của Trung Quốc, cũng như thiếu nỗ lực trong việc cứu giúp những thủy thủ bị rơi xuống nước“.

Ngày 20/2, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Châu Âu-Trung Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi công văn phản đối tới Lãnh sự Nga tại Trung Quốc, đồng thời cho rằng, thái độ của Nga trong vụ tàu New Star bị đắm ở lãnh hải của Nga là vô cùng khó hiểu và không thể chấp nhận được. Chính phủ Trung Quốc coi việc này là vô cùng quan trọng và yêu cầu Nga phải điều tra toàn diện để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vụ việc.

Tuy nhiên, Nga đã thể hiện lập trường cứng rắn, cho rằng việc xử lý của mình là hợp pháp. Tiếp đó ngày 21/2, cơ quan chức năng Nga đã ra quyết định khởi tố đối với Thuyền trưởng tàu New Star vì xâm phạm trái phép biên giới với bản án 2 năm tù giam.

Không chỉ vậy, vào ngày 17/7/2012, hai tàu cá từ tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc (tàu Chiết Đài Ngư 8695 và Lỗ Vinh Ngư 80-117) đã bị tuần duyên Nga bắt giữ do xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Sau nhiều giờ rượt đuổi trong khi bị tàu cá Trung Quốc cố tình phớt lờ, tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky đã buộc phải bắn vào 1 trong 2 con tàu trên nhưng không có ai bị thương.

Tuy nhiên, sau đó truyền thông Trung Quốc lại loan tin 1 trong số các ngư dân trên 2 con thuyền đã bị mất tích sau vụ đụng độ với tàu tuần duyên Nga trên biển vào hôm 16-17/7 và yêu cầu phía Nga phải chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, ông Trình Quốc Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lên tiếng chỉ trích Nga về việc “thực thi pháp luật một cách thô bạo”, đồng thời yêu cầu phía Nga nhanh chóng thả người và tàu.

Thế nhưng, Moscow cũng không ngần ngại thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề này. Ngày 20/7, hãng tin Nga Interfax dẫn lời văn phòng báo chí Cục An ninh Liên bang trực thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng Lãnh hải nước này còn cho biết tiến trình pháp lý khởi tố hình sự hai Thuyền trưởng Trung Quốc trong vụ tàu cá trên đã sắp hoàn thiện.

Theo đó, ông Trương Tân Kỳ (tàu Chiết Đài Ngư 8695) và Khâu Hiểu Minh (tàu Lỗ Vinh Ngư 80-117) đang phải đối mặt 2 tội danh là xâm phạm lãnh hải và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Trước phản ứng kiên quyết của Moscow, Bắc Kinh hôm 22/7 phải xuống nước tỏ ra ‘mềm mỏng’ với luận điệu: “Nhân dân hai nước hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng khách quan và bình tĩnh”, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói.
Tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky nổ súng vào 2 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nga và ngang nhiên hoạt động bất chấp cảnh báo

Hành động bắn vào tàu cá Trung Quốc năm 2012 và trước đó là bắn chìm tàu hàng của Trung Quốc năm 2009 là thông điệp Nga gửi đến đến Trung Quốc, rằng chủ quyền lãnh thổ Nga là thứ mà Trung Quốc không nên mơ tưởng.

Răn đe bằng tập trận
Năm 2013, lực lượng quân sự Nga có những hoạt động tập trận hết sức nhộn nhịp. Ẩn chứa đằng sau đó là những thông điệp hết sức rõ ràng.

Trước hết là tập trận “Hợp tác trên biển 2013” giữa hải quân Nga và Trung Quốc được tổ chức ở vịnh Pie đại đế thuộc Biển Nhật Bản từ ngày 5/7 đến 12/7. Cuộc tập trận này được cho là nhằm gửi thông điệp đến Mỹ và đồng minh đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong cuộc diễn tập có sự tham gia của 11 chiến hạm nổi và một tàu ngầm của Nga, được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh nhất tham gia trong lịch sử tiến hành các cuộc diễn tập trên biển.
Cuộc tập trận đang khiến Trung Quốc như “mở cờ trong bụng” khi được cùng Nga lên gân với Mỹ và các đồng minh thì Nga đã dội ngay “gáo nước lạnh” vào Trung Quốc khi chỉ sau chưa đầy 12 giờ đồng hồ tính từ thời điểm lực lượng Hải quân Trung Quốc quay trở về căn cứ quân sự của mình, Nga tiến hành một cuộc diễn tập lớn chưa từng thấy từ trước tới nay.
Kế hoạch và lực lượng quân sự khổng lồ của Nga tham gia tập trận

Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, theo mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga – Tổng thống Vladimir Putin, toàn bộ các quân đoàn, sư đoàn và các lữ đoàn độc lập trực thuộc các quân khu Trung tâm và quân khu miền Đông, Hạm đội Thái Bình Dương, các căn cứ không quân tiêm kích, vận tải và không quân chiến lược ở vùng Viễn Đông Nga đã được lệnh tiến hành tập trận kiểm tra sẵn sàng chiến đấu bất thường với quy mô lớn chưa từng có. Viễn Đông chính là vùng hết sức nhạy cảm trong quan hệ Nga và Trung Quốc.

Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 13 – 20/7, các sư đoàn vận chuyển cơ giới đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không được lệnh thực hiện đổ quân chiến dịch trong cự ly hơn 3.000 km. Tham gia tập trận có 1.000 xe tăng và xe bọc thép, 130 máy bay vận tải, tiêm kích, ném bom chiến thuật và chiến lược, máy bay trực thăng các loại, 70 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Hải quân Nga.
Cuộc tập trận huy động đến 160.000 quân nhân, 5.000 xe tăng và thiết giáp

Ở mặt trận trên bộ, Tập đoàn quân số 36 triển khai lực lượng hùng hậu gồm các xe tăng hạng nặng, xe bọc thép và các đơn vị tên lửa chiến thuật tham gia tập trận.
Toàn bộ Lữ đoàn xe tăng số 5 thuộc Tập đoàn quân số 36 đã thực hiện hành quân cơ động sẵn sàng chiến đấu trên quãng đường dài hơn 1.100 km với 100 xe tăng, xe thiết giáp và 60 xe bọc thép các loại.

Ngoài ra, các lữ đoàn tấn công đổ bộ số 11, lữ đoàn điều khiển 75 và lữ đoàn hậu cần kỹ thuật 101 với tổng cộng hơn 400 xe cơ giới cũng đã thực hiện hành quân liên tục trên quãng đường 1.100 km trong vòng 2 ngày đêm.
Lữ đoàn cơ giới độc lập số 37 cùng với khoảng 200 chiếc xe bánh xích và 100 xe bọc thép đã hành quân cơ động từ căn cứ đóng quân ở thành phố Kyahta đến thao trường Burduny.
Xe tăng Nga trong cuộc tập trận
Trong khi đó, lữ đoàn tên lửa chiến thuật Tochka-U số hiệu 103 cũng trực thuộc Tập đoàn quân số 36 đã được lệnh triển khai đội hình ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời, các lực lượng hỗ trợ nhanh chóng làm nhiệm vụ tổ chức phòng thủ, ngụy trang và nghi binh bằng các thiết bị điện tử tinh vi.

Các lực lượng không quân và phòng không của Bộ tư lệnh số 3 không quân Nga và quân khu miền Đông được giao nhiệm vụ xuất kích bảo vệ bầu trời cho các hoạt động của các đơn vị mặt đất và trên biển.

Trong đó, các trung đoàn không quân tiêm kích Su-27 đã thực hiện ngăn chặn tấn công đường không của đối phương. Cùng với đó, các đơn vị không quân chiến lược gồm các máy bay ném bom tầm xa Tu-95MS cũng được huy động tham gia tập trận.

Đặc biệt, Nga đã báo động sẵn sàng chiến đấu 2 sư đoàn tên lửa chiến lược tại vùng Viễn Đông, bao gồm Sư đoàn tên lửa Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk và Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya thuộc tỉnh Orenburg. Theo các nguồn tin công khai, Sư đoàn tên lửa Tagil được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle), trong khi Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya được trang bị các hệ thống tên lửa đạn đạo RS-20V Voyevoda (SS-18 Satan).
Quãng đường hành quân lên đến hàng nghìn km
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tham gia cuộc tập trận
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle) tham gia cuộc tập trận

Cùng thời gian, quân khu miền Đông đã thành lập 6 biên đội tàu chiến hỗn hợp trong đó bao gồm các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương.

Theo thông báo, các đơn vị vũ trang của hai Tập đoàn quân 35 và 36 thuộc quân khu Trung tâm và quân khu miền Đông thực hiện nhiệm vụ diễn tập-chiến đấu tại 17 thao trường trên đất liền và 2 thao trường trên biển.

Có thể thấy rằng cuộc diễn tập quy mô này đáng chú ý nhất là cuộc hành quân khổng lồ tới hàng nghìn km trên bộ, cũng như số lượng các thao trường trên bộ nhiều hơn nhiều so với trên biển. 

Các chuyên gia phân tích và phương tiện truyền thông quốc tế đều đồng loạt cho rằng cuộc tập trận quy mô chưa từng thấy của nước Nga thời hiện đại có đối tượng trên biển là Nhật Bản, trên bộ là Trung Quốc.

Tạp chí Học giả Ngoại giao Nhật Bản phân tích bài báo cho rằng, sự thực cho thấy, cuộc diễn tập quân sự lần này đã chứng minh mặc dù gần đây, hai nước Nga-Trung đã có sự cải thiện rõ rệt trên một số lĩnh vực, chẳng hạn hợp tác năng lượng và quân sự (tuần trước hai nước đã tổ chức cuộc diễn tập liên hợp trên biển quy mô lớn nhất trong lịch sử của họ), nhưng quan hệ hai nước vẫn rất đáng lo ngại.

Đặc biệt là rất nhiều quan chức Nga hết sức nghi ngờ Trung Quốc đang có ý đồ khởi động một chiến lược thôn tính lâu dài đối với khu vực Viễn Đông của Nga, bởi những năm gần đây có rất nhiều người Trung Quốc đã di cư đến khu vực này. Do vậy, Nga tiến hành cuộc tập trận này với hai đối tượng cần cảnh báo đó là Nhật Bản và Trung Quốc.
H.D.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Lisa Pham Vlog - 17-4/2024

My Blog List