Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday, 26 September 2017

Tướng Phạm Trường Long lại sang Việt Nam



Ngựa Ba Đình - Nài Bắc Kinh

Tướng Phạm Trường Long lại sang Việt Nam

24/09/2017

Tướng Ngô Xuân Lịch và tướng Phạm Trường Long chụp hình chung tại cuộc “giao lưu quốc phòng biên giới”. (Hình: Bộ Quốc phòng VN)
Việt Nam – Trung Quốc tổ chức “giao lưu quốc phòng biên giới” lần thứ tư từng bị hủy bỏ hồi Tháng Sáu vừa qua vì chuyện khai thác dầu khí Biển Đông làm mối quan hệ giữa hai nước đột ngột căng thẳng.
Trang mạng của Bộ Quốc Phòng Việt Nam hôm Thứ Bảy 23/9/2017 đưa tin kèm theo một số hình ảnh về cuộc “giao lưu” gồm nhiều chương trình khác nhau diễn ra tại tỉnh Lai Châu của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, kéo dài hai ngày 23 và 24/9.
Chương trình “giao lưu” quy mô dự trù diễn ra ngày 20/6/2017 đã được hai bên chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều thắng trước, đột ngột bị hủy bỏ vì người cầm đầu phái đoàn của Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc, đột ngột rời Hà Nội về nước sau khi họp với các lãnh tụ cầm đầu chính trị và quân sự của Việt Nam.
Khi ông Phạm Trường Long đến Hà Nội ngày 18/6/2017, TTXVN và các tờ báo chính thông tường thuật với các lãnh tụ Hà Nội với những lời lẽ tốt đẹp về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước cộng sản anh em “núi liền núi, sông liền sông.” Nhưng khi ông Phạm đột ngột bỏ về thì sau đó Bộ Quốc Phòng Trung Quốc mới có một thông báo ngắn, nói do “sắp xếp lịch làm việc.”
Tin tức từ giới truyền thông quốc tế tiết lộ, khi ở Hà Nội, ông Phạm Trường Long đã đòi Việt Nam hủy bỏ hoạt động dò tìm dầu khí tại các lô 118 (ngoài khơi Quảng Nam -Quảng Ngãi) và lô 136-3 (đông nam Vũng Tàu 200 hải lý) tuy hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng có cái vạch chủ quyền hình “Lưỡi Bò” của Trung Quốc vắt chéo qua.
Trước sự đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, Hà Nội đã phải buộc nhà thầu Rapsol bỏ ngang cuộc khoan tìm tại lộ 136-3 được đặt tên là dự án Cá Rồng Đỏ.
Theo Bộ Quốc Phòng Việt Nam đưa tin, cuộc giao lưu diễn ra tại Lai Châu và Vân Nam trễ ba tháng vẫn có mặt ông Phạm Trường Long cầm đầu phái đoàn quân đội Trung Quốc như một dấu chỉ cho thấy hai bên đang cố gắng đẩy lùi sự căng thẳng trong mối quan hệ, thay vì Bắc Kinh cử một nhân vật khác.

Lễ đón Thượng tướng Phạm Trường Long tại Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu, Việt Nam) ngày 23/9/2017. (Hình: Bộ Quốc phòng VN)
Lễ đón Thượng tướng Phạm Trường Long tại Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu, Việt Nam) ngày 23/9/2017. (Hình: Bộ Quốc phòng VN)

“Tại buổi tọa đàm được tổ chức sau lễ đón đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc tại Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu), lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước thống nhất tăng cường sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ quốc phòng thông qua nhiều cơ chế hợp tác.” Bản tin của Bộ Quốc phòng Việt Nam viết hôm 23/9/2017.
Nguồn tin này kể, “cùng với chương trình tọa đàm, sẽ có lễ khánh thành nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt - Trung tại bản Pô Tô, xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ, Lai Châu); lễ sơ kết 2 năm kết nghĩa cụm dân cư bản Pô Tô và thôn Cửa Cải, trấn Kim Thủy Hà (Trung Quốc); diễn tập liên hợp chống tội phạm xuyên biên giới. Tại Trung Quốc, hai bên sẽ thực hiện nghi lễ chào cột mốc 66, tham quan tuần tra chung, hội đàm…”
“Những năm qua, các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên thực hiện cơ chế hội đàm, trao đổi nghiệp vụ định kỳ; chủ động trao đổi thông tin, xử lý thỏa đáng các vụ việc liên quan xảy ra trên biên giới. Các cuộc tuần tra chung trên biên giới được tiến hành thường xuyên, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới. Các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa Bộ đội Biên phòng Việt Nam và Công an Biên phòng Trung Quốc cũng được tổ chức trên toàn tuyến biên giới thông qua mô hình kết nghĩa “Đồn - Trạm hữu nghị - Biên giới bình yên”, “Đồn trạm hữu nghị - Cửa khẩu hài hòa”. Các cụm dân cư hai bên biên giới đã và đang được triển khai rộng rãi.”
Tướng Nguyễn Chí Vịnh và tướng Phạm Trường Long chụp hình chung tại cuộc “giao lưu quốc phòng biên giới”. (Hình: Bộ Quốc phòng VN)
Tướng Nguyễn Chí Vịnh và tướng Phạm Trường Long chụp hình chung tại cuộc “giao lưu quốc phòng biên giới”. (Hình: Bộ Quốc phòng VN)

Trước khi có cuộc “giao lưu quốc phòng biên giới” được tái tục, Việt Nam đã cử ông phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình sang Trung Quốc gặp phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ hôm 11/9/2017 rồi sau đó Bắc Kinh cho Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đến Hà nội ngày 19/9/2017 vừa qua.
Người ta tin rằng cả hai cuộc trao đổi này nằm trong một chuỗi hoạt động mở lại cuộc “giao lưu biên giới quốc phòng” và chuyến thăm Việt Nam và dự Diễn đàn APEC vào tháng 11 tới đây tại Đà Nẵng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hôm tiếp ông Lưu Vân Sơn, TTXVN tường thuật lời ông Lưu Vân Sơn nói với ông thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc rằng hai nước “cùng chung một vận mệnh” vì cùng theo chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi “Đảng và Nhà nước Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Đảng và Nhà nước Việt Nam; mong muốn cùng với Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện phát triển tốt đẹp lên tầm cao mới.”
Đáp lại, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng “đề nghị hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, tập trung giải quyết các khó khăn, tồn tại trong hợp tác song phương, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng các dự án hợp tác.”
Dịp này, ông Phúc còn được TTXVN thuật lời đề nghị Trung Quốc “cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, tránh mọi hành động có thể làm gia tăng căng thẳng; cùng các nước ASEAN sớm đàm phán thực chất để đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).”
Cái mấu chốt của vấn đề Biển Đông là Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chiếm 80% đến 90% Biển Đông là của họ “từ ngàn xưa” và không chấp nhận đàm phán.
Cuộc “giao lưu quốc phòng biên giới” tuy được nối lại nhưng giúp được bao nhiêu trong mối quan hệ chính trị giữa hai nước khi vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông vẫn còn bế tắc.
(Website của Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã thay đổi cả loạt hình đăng tải vào buổi chiều. Các hình buổi sáng có nội dung "formal" và có ít nụ cười của cả hai bên. Trong khi loạt hình buổi chiều cho thấy nội dung "giao lưu" nhiều hơn, có cả hình 2 tướng Lịch và Long múa trên sân khấu với nhân dân 2 bên biên giới).
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Khai Dân Trí - Lisa Phạm ngày 26/9/2017Đảng ra lệnh cho báo chí không đă...

Saturday, 23 September 2017

Câu chuyện Xuân Anh và những 'hạt giống đỏ'

 

Câu chuyện Xuân Anh và những 'hạt giống đỏ'

Trần Quốc Quân Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Warsaw
  • 20 tháng 9 2017
Image en ligne
 Ông Nguyễn Xuân Anh đang là ủy viên trung ương đảng
Mấy ngày nay báo chí và cộng đồng mạng dường như quên đi những bức xúc về y tế, về BOT giao thông và thậm chí cả hậu quả cơn bão số 10 để tập trung vào những sai phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng mà Bí thư Nguyễn Xuân Anh là nhân vật trung tâm.
Những năm gần đây, "hạt giống đỏ" Nguyễn Xuân Anh có tri thức, có sức trẻ với những tuyên bố mạnh mẽ đã nổi lên như một nhân tố mới trong đội ngũ kế cận vừa hồng vừa chuyên của Đảng.
Thế nhưng, do bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xác định có 'sai phạm nghiêm trọng' trong hai năm đầu đảm trách cương vị Bí thư thành ủy Đà Nẵng, có thể nói sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Anh kể như chấm dứt từ đây.
Lý do khiến cho Nguyễn Xuân Anh trong vòng 10 năm (2006-2016) tiến một lèo từ Trưởng ban Quốc tế của báo Thanh Niên lên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng không nói ra thì ai cũng biết.
Nhưng điều làm cho dư luận không khỏi thắc mắc là tại sao Nguyễn Xuân Anh bị chính Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng mà thân phụ ông là Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị từng làm Chủ nhiệm trước khi nghỉ hưu, "sờ gáy"?
Bản thân Nguyễn Xuân Anh "sai phạm nghiêm trọng tới mức phải thi hành kỷ luật", nhưng chắc hẳn phải có ai đó ở trên bật đèn xanh thì Nguyễn Xuân Anh mới bị điều tra và kết tội khẩn trương thế.
Image en ligne
 Ông Nguyễn Xuân Ảnh (bên phải), em trai ông Nguyễn Xuân Anh, hồi đầu năm 2016 trở thành Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ở tuổi 33

'Con ông cháu cha' xưa và nay

Cùng với nhiều "hạt giống đỏ" khác, Nguyễn Xuân Anh được bổ nhiệm quá nhanh vào các cương vị lãnh đạo đảng và chính quyền với kỳ vọng giao cho "trọng trách kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống để kế tục sự nghiệp của cha ông".
Nhưng trải qua thực tế, thế hệ lãnh đạo trẻ này có thực sự là "điều hạnh phúc của dân tộc ta, của Đảng ta" như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh từng phát biểu không?
Từ năm 1945 đến thời thập niên 1980, hầu như con cháu các vị lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam không được cơ cấu vào bộ máy quyền lực cao cấp.
Giáo sư Đặng Xuân Kỳ nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI và VII, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội, con trai cố Tổng Bí thư Trường Chinh là một trường hợp hiếm hoi và ông hoàn toàn xứng đáng với cương vị đó.
Hồi thập niên 1990, ông Phan Diễn nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư con của nhà cách mạng Phan Thanh, hay ông Nguyễn Khoa Điềm nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương con của nhà cách mạng Nguyễn Hải Triều, đều có bề dày phấn đấu và được đánh giá là có năng lực thực sự.
Nhưng từ năm 2000 tới nay, bất chấp nguyên tắc tổ chức đề ra trong Điều lệ Đảng, nhiều "hạt giống đỏ" chưa trải qua đào tạo, thử thách được đảm trách quá nhanh và quá sức các cương vị lãnh đạo, để lại nhiều tai tiếng và hậu quả đáng tiếc.
Ngoài Nguyễn Xuân Anh vừa "ngã ngựa", hãy thử điểm qua một vài "hạt giống đỏ" gần đây được gieo mầm "đúng quy trình" như thế nào.

Thăng tiến bằng đôi chân của ai?

Nông Quốc Tuấn, sinh năm 1963 từng là công nhân xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Dân chủ Đức, con trai nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Ông Tuấn được cơ cấu vào các vị trí lãnh đạo từ Phó Bí thư thường trực Ban chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Bí thư Tỉnh ủy rồi Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang để được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội XI.
Năm 2012 ông lại được điều về đảm trách cương vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Tại Đại hội XII ông Tuấn không được tái bầu cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Hiện nay ông Nông Quốc Tuấn là thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Image en ligne
Ông Nguyễn Thanh Nghị hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976 là con trai cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Năm 2011, đang là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, tuy không được cử đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhưng ông Nguyễn Thanh Nghị vẫn được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương.
Ngay sau đó ông được bố bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Tại Đại hội lần thứ XII, ông Nghị được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương.
Lê Trương Hải Hiếu, sinh năm 1981 là con trai ông Lê Thanh Hải nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2015, Lê Trương Hải Hiếu được cử giữ chức Chủ tịch Quận 12. Năm 2016, ông Hiếu được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố.
Bản quyền hình ảnh DANG BO TP HCM
Image caption Ông Lê Trương Hải Hiếu không đủ phiếu bầu để vào Ban chấp hành hồi tháng 10/2015
Tô Linh Hương, sinh năm 1988 là con gái ông Tô Huy Rứa nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Năm 2012, khi 24 tuổi, mới tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền được 3 năm, Tô Linh Hương được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công ty Ðầu tư Xây dựng Vinaconex PVC có hơn 2 nghìn lao động, doanh số hàng năm đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Do áp lực của dư luận xã hội, chỉ 2 tháng sau Tô Linh Hương đã rời bỏ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty PVC.
Vũ Quang Hải, sinh năm 1986 là con trai nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Năm 28 tuổi, Vũ Quang Hải được lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc, thành viên HĐQT Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với lý do để trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty có doanh số 4 tỷ USD/năm.
Con ông cháu cha tham gia chính trường thực ra không chỉ có ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ngay cả ở các nước phương tây việc này cũng khá phổ biến.
Tại Mỹ, các gia tộc Kennedy, Bush, McCain... nổi tiếng có nhiều chính trị gia thành công trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng khác với ở ta, con cháu các dòng họ này ngoài tài năng thật sự, họ kế thừa được truyền thống hoạt động chính trị chuyên nghiệp của gia đình và trên hết, họ được chọn lựa ra thông qua bầu cử dân chủ, minh bạch và công khai.
Có tài, có đức cứ mặc sức thăng tiến để cống hiến cho đất nước. Nhưng sự thăng tiến ấy không được tùy tiện "thăng hoa" do tác động từ quyền lực bên ngoài mà phải từ nỗ lực phấn đấu của bản thân theo đúng tiến trình quy định của pháp luật.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện đang sống tại Warsaw, Ba Lan.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Khai Dân Trí - Lisa Phạm 23/9/2017 Cá chết hàng ngàn tấn ở Bình thuận

Thursday, 7 September 2017

Trung Quốc và Nhóm BRICS

Trung Quốc và Nhóm BRICS

Nguyễn Xuân Nghĩa
Image result for Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đối thoại những nước có nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển bên lề Thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc hôm 5/9/2017
Hôm Chủ Nhật mùng ba, Chủ tịch Tập Cận Bình khai mạc thượng đỉnh của nhóm BRICS với tư thế lãnh đạo năm quốc gia có nền kinh tế mới nổi của thế giới, nhưng thời sự thực tế lại cho thấy vài sự thật khác về nhóm quốc gia này. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu tại sao….
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Chủ Nhật mùng ba vừa qua, nhóm BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi đã có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc dưới sự chủ tọa long trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng tình hình thế giới lại có nhiều biến động, kể cả vụ khủng hoảng vì Bắc Hàn, khiến ít ai chú ý đến sự kiện đó. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế xin đề nghị ông tổng hợp lại một số dữ kiện về nhóm quốc gia nói trên cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là người bất bình nhất!
Năm nay nhóm BRICS tổ chức thượng đỉnh tại thành phố Hạ Môn của Phúc Kiến là nơi mà Tập Cận Bình từng là Ủy viên Thường vụ Thành ủy và  Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố hơn 30 năm trước, rồi lên dần tới vị trí lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc như hiện nay. Chủ trì một hội nghị quốc tế với tâm trí chuẩn bị cho Đại hội khóa 19 của đảng vào ngày 18 tháng tới, ông ta có thể nghĩ đến sự vinh quang của đảng và sự nghiệp của bản thân sau năm năm lãnh đạo từ Đại hội 18 vào cuối năm 2012. Khốn nỗi thực tế lại cứng đầu hơn ước mơ viển vông, như ta đã thấy qua việc Bắc Hàn thử nghiệm võ khí hạch tâm loại mạnh nhất từ xưa đến nay, và làm đảo lộn nghị trình của nhóm khiến họ phải nhắc tới trong tuyên bố chung. Thật ra cả ước mơ về sức mạnh kinh tế của nhóm BRICS cũng là chuyện viển vông!
Nguyên Lam: Chúng ta khởi đi từ đó, thưa ông nhóm BRICS là gì mà ông gọi là viển vông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có thời gian nhìn lại thì ta thấy các nước bị uống nước đường mà say!
Số là vào năm 2001 có ông Jim O’Neill là nhân viên người Anh của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs tại Hoa Kỳ, tiên báo rằng mươi năm tới bốn nền kinh tế trong các nước loại tân hưng hay đang lên sẽ là đầu máy tăng trưởng của các nước. Bốn nền kinh tế đó là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, viết tắt theo Anh ngữ là BRIC. Sau đấy, bốn nước tưởng thật và muốn liên kết với nhau nên từ năm 2009 thì họp thượng đỉnh, qua năm sau thì mời Cộng hòa Nam Phi tham dự, cho nên nhóm BRICS ra đời và tuần qua có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc.
Một cách phũ phàng, tôi trộm nghĩ tập đoàn Goldman Sachs muốn quảng cáo cho việc đầu tư vào các nền kinh tế đang lên mà các nước này lại tưởng rằng họ sẽ trở thành một nhóm đầy thế lực khi nội tình lại có quá nhiều khác biệt khó dung hòa. Thật ra bốn nước kia đều muốn buôn bán với Trung Quốc mà ít buôn bán với nhau và khó đưa ra quan điểm thống nhất khả dĩ thay thế vai trò đầu máy về tư tưởng và sức mạnh của các nền kinh tế công nghiệp hóa.
Nguyên Lam: Ông có thể giải thích thêm về nhận xét bi quan này không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhìn trong dài hạn, mọi nền kinh tế vừa chuyển hướng đều tăng trưởng cao trong vài thập niên đầu, nhưng mà tăng trưởng chưa là phát triển hay sức mạnh bền vững về tài sản. Quả nhiên là từ hai năm nay, ba nền kinh tế của nhóm BRICS bị suy trầm, suy thoái, thậm chí khủng hoảng. Đó là Brazil, Liên bang Nga và Nam Phi. Còn lại, hai nước đông dân nhất Châu Á của nhóm BRICS thì vẫn đầy mâu thuẫn sâu sắc, thậm chí đụng độ quân sự dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn vào tháng trước, đó là Trung Quốc và Ấn Độ
Sự thật thì cả nhóm đều đề cao quy luật thị trường mà bên trong vẫn duy trì chế độ bảo hộ mậu dịch để bảo vệ một số khu vực trọng yếu của họ chứ chưa xây dựng nổi cơ chế thống nhất cho một thị trường chung. Mặc cảm hay ác cảm của cả nhóm với Hoa Kỳ hay khối dân chủ Tây phương chưa là chất keo sơn gắn bó với nhau. Thứ nữa, nếu muốn là đầu máy kinh tế và có ảnh hưởng trong luồng giao dịch của thế giới thì đồng bạc của họ phải là ngoại tệ được các nước sử dụng một cách phổ biến, như đồng Mỹ kim, Euro hay đồng Yen Nhật, là điều chưa thể có, kể cả với đồng Nguyên của Trung Quốc. Tại thượng đỉnh của nhóm BRICS vừa rồi, khi Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga kêu gọi các nước trao đổi với nhau mà không sử dụng Mỹ kim thì ta thấy ngay sự viển vông đó. Người ta dùng một đồng bạc vì sự tiện dụng, mức an toàn khi dự trữ tài sản và vì khả năng giao hoán rộng rãi, không vì loại phản ứng duy ý chí của quốc gia phát hành.
Nguyên Lam: Trở lại vai trò trọng yếu của Trung Quốc trong nhóm BRICS, ông nhận xét ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Rốt cuộc, khái niệm BRICS chỉ cho Bắc Kinh diễn đàn và bệ phóng để tung ra vài sáng kiến phát huy ảnh hưởng, như Con Đường Tơ Lụa Nhất Đới Nhất Lộ hay Tân Ngân hàng Phát triển, New Development Bank, với tham vọng thay thế Ngân hàng Thế giới. Có lẽ vì vậy, từ Tháng Ba rồi, Bắc Kinh còn muổn mổ rộng nhóm BRICS để mời thêm nhiều nước khác tham dự, như Thái Lan, Mexico hay Ai Cập v.v…. Nhìn từ quan điểm chiến lược, Trung Quốc đang nuôi tham vọng lãnh đạo một trật tự mới của thế giới như một đối thủ của Hoa Kỳ và Chủ tịch Tập Cận Bình còn đề cao tự do mậu dịch và chủ trương toàn cầu hóa, trái ngược với lập trường hiện hành của Chính quyền Donald Trump là coi quyền lợi của Mỹ là trên hết sau khi triệt thoái khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Nhưng đấy chỉ là việc chiêu dụ và rao bán mà thôi. Thứ nhất, so sánh với những hứa hẹn hay cam kết từ năm ngoái thì đóng góp tiền bạc của Bắc Kinh cho các sáng kiến quy mô đó vẫn còn quá ít và gây thất vọng cho các nước đang cần đầu tư nước ngoài, điển hình trường hợp Brazil chưa ra khỏi khủng hoảng khi hai Tổng thống tiền nhiệm bị truy tố vì tham nhũng. Thứ hai là vụ Bắc Hàn tiếp tục hung hăng khiêu khích mà Bắc Kinh không kiềm chế nổi. Thứ ba, ngay trong nhóm BRICS, một đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ lại đang củng cố quan hệ với Nhật Bản và dự tính xây dựng một “Hành Lang Tự Do” nhắm vào Châu Phi với tư bản và kỹ thuật của Nhật và quan hệ kinh tế của Ấn Độ trong khu vực. Tháng Chín này, hai nước sẽ khai triển sáng kiến đó và sự bành trướng của Bắc Kinh ngoài Đông Hải rồi sự hung hăng của Bắc Hàn càng thúc đẩy sự hợp tác ấy, mà Bắc Kinh chẳng thể nào đẩy Ấn Độ ra khỏi nhóm BRICS!
Nguyên Lam: Khi nhìn vấn đề trên toàn cảnh như vậy, có lẽ thính giả của chúng ta cũng thấy rằng quan hệ giữa các nước không chỉ có yếu tố kinh tế mà còn bao gồm cả khía cạnh an ninh vì hành lang kinh tế mà Nhật Bản và Ấn Độ mong muốn thực hiện cũng mặc nhiên giảm tầm ảnh hưởng của Con Đường Tơ Lụa mà Trung Quốc đang muốn thực hiện. Thưa ông Nghĩa, kết luận ở đây là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các nước đang phát triển đã hão huyền tin vào khẩu hiệu viển vông mà không tự cải cách từ bên trong cho người dân của mình. Khi thấy thiên hạ vẽ ra nhãn hiệu dán lên một chai rỗng thì chui đầu vào chai. Vào trong rồi họ mới thấy quá nhiều khác biệt nên không thể sống chung, rồi mới bắt đầu lục đục. Với sản lượng kinh tế hạng nhì thế giới, Trung Quốc có thể dùng nhãn hiệu BRICS để tuyên truyền cho thế lực của mình qua một số sáng kiến huê dạng hào nhoáng. Nhưng màn tuyên truyền ấy lại gây nghi ngại cho nước khác. Vào đúng ngày khai mạc thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn thì Bắc Hàn lại gây rối với việc thử bom khinh khí và di chuyển hỏa tiễn liên lục địa khiến an ninh lại trở thành một ưu tiên cho các nước. Người ta có thể chơi chữ mà gọi nhóm BRICS là một đống gạch, nhưng lại thiếu xi măng và bị trái bom của Bắc Hàn thổi vào cõi ảo!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầy tính châm biếm kỳ này.


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên: Sẽ kết thúc thế nào? - Nhật Báo Calitoday



On Wednesday, September 6, 2017 5:49 PM, "Huyen Phan DienDanC> wrote:
<




Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên: Sẽ kết thúc thế nào? - Nhật Báo Calitoday




Không vì lợi lộc nhỏ mà bỏ lý tưởng chống Cộng



Posted by: DOANH NGUYEN 

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 218 Live stream 19h VN (8h sáng hoa kỳ ) mới...

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List