Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng
Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com
===============
>
lisa pham mới nhất
===============
>
lisa pham mới nhất
Wednesday, 31 January 2018
Tuesday, 30 January 2018
Saturday, 27 January 2018
Friday, 26 January 2018
Thursday, 25 January 2018
Wednesday, 24 January 2018
Tuesday, 23 January 2018
Monday, 22 January 2018
Sunday, 21 January 2018
Saturday, 20 January 2018
Friday, 19 January 2018
Thursday, 18 January 2018
Wednesday, 17 January 2018
Tuesday, 16 January 2018
Monday, 15 January 2018
Fw: Đinh La Thăng không có tội với nước chỉ có tội với Tàu
Tác giả
họ Phạm xin gửi tới quý vị bài phân tích thời sự hiện nay, vụ xử án tham nhũng
tập đoàn dầu khí Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh. Sau đây là bài viết.
Tôi chỉ là gã dân đen, bằng những quan sát của riêng mình, tôi thấy những điều sau đây:
Tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2, của Petro Việt Nam (PVN) vào tháng 5 năm 2011. Thăng là người quyết liệt, ngay lập tức, không úp úp mở mở theo kiểu “tàu lạ” “tàu quen”, cho họp báo, chỉ rõ tọa độ, tố cáo thẳng mặt Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, tại thềm lục địa Việt Nam, bùng lên ngọn lửa chống Tàu trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Vụ này, Tàu đau lắm. Đó là tội thứ nhất của Thăng với bọn Tàu.
Thăng là người đầu tiên dám đập bàn mắng chửi tổng thầu Trung Quốc, bố láo, láu cá láu tôm, tại công trường Cát Linh – Hà Đông. Thêm tội thứ hai của Thăng với Tàu.
Thăng là người cách chức hàng loạt những cán bộ cao cấp ngành Đường sắt Việt Nam thân Tàu, tay sai của Tàu, mua đầu máy, toa xe, phụ tùng đểu, toàn đồ phế thải của Tàu với giá cắt cổ, nhưng không dùng được – Tàu hậm hực lắm . Đó là tội thứ ba của Thăng.
Thăng là người công khai ủng hộ Bob Kerrey làm chủ tịch quỹ tín thác Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh. Bọn Tàu cho đó là ý đồ thoát Trung. Tàu điên lên. Tàu càng điên tiết khi không còn người Việt nào căm thù Đế quốc Mỹ, mà lại chỉ căm thù Tàu. Đó là tội thứ tư của Thăng.
Petro Vietnam (PVN) đang ở tuyến trước trên Biển Đông, đối đầu, trực diện với Trung Quốc, bị lôi ra cắt tiết vào lúc này. Ai hưởng lợi nếu không nói là Tàu. Từ nay về sau, PVN còn dám to miệng tố cáo nữa không? Có dám đối đầu không? Có dám xông lên tuyến trước không? PVN suy sụp là loại được một hiểm họa. Trung Quốc giờ đây một mình một chợ trên Biển Đông, hưởng lợi to trong vụ án này.
Nếu một mai lỡ Thăng vào Bộ Tứ, thì hiểm họa thoát Trung là hiển nhiên. Bọn Tàu nham hiểm, thủ đoạn, nên đã phải tính trước, không để Thăng yên. Giết Thăng! Tàu thêm vây cánh. Mỹ và phương Tây mất đi một người bạn quan trọng tại Việt Nam.
Chỉ cần một “tội”, bọn Tàu đã không tha. Đằng này Thăng mắc tới bốn tội với Tàu. Nhưng nên nhớ! Thăng có tội với Tàu. Thăng không có tội với dân, với Đất Nước Việt Nam.
Thăng là Bộ trưởng đầu tiên dám thi tuyển công khai chức Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, khá minh bạch, mặc dù còn thiếu sót. Bọn ít học, bảo thủ, giáo điều vừa ngu vừa lú, không thi nổi, nên oán thù, nói xấu, bới lông tìm vết để thịt Thăng.
Thăng là lãnh đạo cấp cao đầu tiên cấm cán bộ trong cơ quan chơi gôn trong khi dân tình còn đói nghèo.
Thăng là lãnh đạo đầu tiên dám xóa bỏ những quy định bất hợp lý: Biển báo giới hạn, thủ tục phiền hà, tiến độ thi công như rùa.
Khi nghe Thăng đưa ra khẩu hiệu “Vì dân mà hành động” tại thành phố Hồ Chí Minh; tôi thầm nghĩ, Thăng đang đứng ngay duới giá treo cổ. Đáng lẽ Thăng phải nói “Vì Đảng mà hành động”.
Giờ đây, Đảng tiếp tay cho Tàu để giết Thăng là chuyện quá dễ hiểu.
Đất, nhà mặt tiền, hái ra tiền, trên các trục lộ giao thông chính toàn quốc, Thăng thích chỗ nào mà chẳng được. Nhưng Thăng chưa để lại một tỳ vết xấu, tai tiếng nào.
Trên 25.000 hộ dân bị thu hồi đất, phải đền bù, trong đó có 7.500 phải chuyển chỗ ở. Chưa ai phải phàn nàn, kiện cáo, khiếu nại ở những nơi Thăng làm đốc công.
Thăng là cán bộ mà không biết đến ngày nghỉ lễ, Tết, chứ đừng nói đến thứ Bảy hay Chủ nhật. Vợ đẻ, cũng không kịp về đưa đi cấp cứu, để bị tai biến, đứa con gái mang dị tật suốt đời. Xót xa quá! Tôi thương Thăng.
Cho đến giờ phút này, chưa một ai, trong luồng, ngoài lạch, từ bọn tình báo Tàu đểu cáng, đến Ô sin tay sai đeo bám, chỉ ra được Thăng có tài sản khủng. Thăng và gia đình vẫn sống tại chung cư hạng xoàng trả góp.
Giờ đây trước số liệu của cơ quan điều tra, trước Tòa, người ta thấy những con số nào là chính xác trong loại 12 bài mà Ô Sin Huy Đức tung ra để đánh Thăng. Sự thực đã phơi bày. Đó chỉ là những con số ma, ngụy tạo, thêu dệt, nhào nặn, ngôn từ mớm cung, ép cung, chụp mũ để định hướng, nhằm vào một mục đích trút cơn cuồng nộ, căm thù tham nhũng của dư luận lên đầu Thăng.
Làm quan có ông nào là không tham ô chấm mút. Tham ô như Thăng thì bao nhiêu người không tham ô trong giới quyền chức Việt Nam. Làm việc và lãnh đạo sao không mắc sai lầm. Sai lầm như Thăng thì nhiều người còn sai lầm nghiêm trọng hơn. Sao không mang ra cắt tiết, xẻ thịt.
Tôi không tin Đảng giành lại được chiến trường quần chúng sau Đại án Đinh La Thăng. Trái lại, Đảng còn mất thêm, gây thù chuốc oán, suy sụp lòng tin, mất đoàn kết nội bộ. Đảng càng suy yếu, Tàu càng hưởng lợi. Chỉ có Đất Nước Việt Nam là nạn nhân.
Tôi thương Thăng, và thương cho dân tộc mình bất hạnh quá.
Thăng không có tội với Đất Nước, chỉ có mấy tội lớn với Tàu.
14 tháng Giêng năm 2018
Ngã tư Vọng, Hà Nội
Phạm
Tôi chỉ là gã dân đen, bằng những quan sát của riêng mình, tôi thấy những điều sau đây:
Tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2, của Petro Việt Nam (PVN) vào tháng 5 năm 2011. Thăng là người quyết liệt, ngay lập tức, không úp úp mở mở theo kiểu “tàu lạ” “tàu quen”, cho họp báo, chỉ rõ tọa độ, tố cáo thẳng mặt Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, tại thềm lục địa Việt Nam, bùng lên ngọn lửa chống Tàu trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Vụ này, Tàu đau lắm. Đó là tội thứ nhất của Thăng với bọn Tàu.
Thăng là người đầu tiên dám đập bàn mắng chửi tổng thầu Trung Quốc, bố láo, láu cá láu tôm, tại công trường Cát Linh – Hà Đông. Thêm tội thứ hai của Thăng với Tàu.
Thăng là người cách chức hàng loạt những cán bộ cao cấp ngành Đường sắt Việt Nam thân Tàu, tay sai của Tàu, mua đầu máy, toa xe, phụ tùng đểu, toàn đồ phế thải của Tàu với giá cắt cổ, nhưng không dùng được – Tàu hậm hực lắm . Đó là tội thứ ba của Thăng.
Thăng là người công khai ủng hộ Bob Kerrey làm chủ tịch quỹ tín thác Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh. Bọn Tàu cho đó là ý đồ thoát Trung. Tàu điên lên. Tàu càng điên tiết khi không còn người Việt nào căm thù Đế quốc Mỹ, mà lại chỉ căm thù Tàu. Đó là tội thứ tư của Thăng.
Petro Vietnam (PVN) đang ở tuyến trước trên Biển Đông, đối đầu, trực diện với Trung Quốc, bị lôi ra cắt tiết vào lúc này. Ai hưởng lợi nếu không nói là Tàu. Từ nay về sau, PVN còn dám to miệng tố cáo nữa không? Có dám đối đầu không? Có dám xông lên tuyến trước không? PVN suy sụp là loại được một hiểm họa. Trung Quốc giờ đây một mình một chợ trên Biển Đông, hưởng lợi to trong vụ án này.
Nếu một mai lỡ Thăng vào Bộ Tứ, thì hiểm họa thoát Trung là hiển nhiên. Bọn Tàu nham hiểm, thủ đoạn, nên đã phải tính trước, không để Thăng yên. Giết Thăng! Tàu thêm vây cánh. Mỹ và phương Tây mất đi một người bạn quan trọng tại Việt Nam.
Chỉ cần một “tội”, bọn Tàu đã không tha. Đằng này Thăng mắc tới bốn tội với Tàu. Nhưng nên nhớ! Thăng có tội với Tàu. Thăng không có tội với dân, với Đất Nước Việt Nam.
Thăng là Bộ trưởng đầu tiên dám thi tuyển công khai chức Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, khá minh bạch, mặc dù còn thiếu sót. Bọn ít học, bảo thủ, giáo điều vừa ngu vừa lú, không thi nổi, nên oán thù, nói xấu, bới lông tìm vết để thịt Thăng.
Thăng là lãnh đạo cấp cao đầu tiên cấm cán bộ trong cơ quan chơi gôn trong khi dân tình còn đói nghèo.
Thăng là lãnh đạo đầu tiên dám xóa bỏ những quy định bất hợp lý: Biển báo giới hạn, thủ tục phiền hà, tiến độ thi công như rùa.
Khi nghe Thăng đưa ra khẩu hiệu “Vì dân mà hành động” tại thành phố Hồ Chí Minh; tôi thầm nghĩ, Thăng đang đứng ngay duới giá treo cổ. Đáng lẽ Thăng phải nói “Vì Đảng mà hành động”.
Giờ đây, Đảng tiếp tay cho Tàu để giết Thăng là chuyện quá dễ hiểu.
Đất, nhà mặt tiền, hái ra tiền, trên các trục lộ giao thông chính toàn quốc, Thăng thích chỗ nào mà chẳng được. Nhưng Thăng chưa để lại một tỳ vết xấu, tai tiếng nào.
Trên 25.000 hộ dân bị thu hồi đất, phải đền bù, trong đó có 7.500 phải chuyển chỗ ở. Chưa ai phải phàn nàn, kiện cáo, khiếu nại ở những nơi Thăng làm đốc công.
Thăng là cán bộ mà không biết đến ngày nghỉ lễ, Tết, chứ đừng nói đến thứ Bảy hay Chủ nhật. Vợ đẻ, cũng không kịp về đưa đi cấp cứu, để bị tai biến, đứa con gái mang dị tật suốt đời. Xót xa quá! Tôi thương Thăng.
Cho đến giờ phút này, chưa một ai, trong luồng, ngoài lạch, từ bọn tình báo Tàu đểu cáng, đến Ô sin tay sai đeo bám, chỉ ra được Thăng có tài sản khủng. Thăng và gia đình vẫn sống tại chung cư hạng xoàng trả góp.
Giờ đây trước số liệu của cơ quan điều tra, trước Tòa, người ta thấy những con số nào là chính xác trong loại 12 bài mà Ô Sin Huy Đức tung ra để đánh Thăng. Sự thực đã phơi bày. Đó chỉ là những con số ma, ngụy tạo, thêu dệt, nhào nặn, ngôn từ mớm cung, ép cung, chụp mũ để định hướng, nhằm vào một mục đích trút cơn cuồng nộ, căm thù tham nhũng của dư luận lên đầu Thăng.
Làm quan có ông nào là không tham ô chấm mút. Tham ô như Thăng thì bao nhiêu người không tham ô trong giới quyền chức Việt Nam. Làm việc và lãnh đạo sao không mắc sai lầm. Sai lầm như Thăng thì nhiều người còn sai lầm nghiêm trọng hơn. Sao không mang ra cắt tiết, xẻ thịt.
Tôi không tin Đảng giành lại được chiến trường quần chúng sau Đại án Đinh La Thăng. Trái lại, Đảng còn mất thêm, gây thù chuốc oán, suy sụp lòng tin, mất đoàn kết nội bộ. Đảng càng suy yếu, Tàu càng hưởng lợi. Chỉ có Đất Nước Việt Nam là nạn nhân.
Tôi thương Thăng, và thương cho dân tộc mình bất hạnh quá.
Thăng không có tội với Đất Nước, chỉ có mấy tội lớn với Tàu.
14 tháng Giêng năm 2018
Ngã tư Vọng, Hà Nội
Phạm
__._,_.___
Sunday, 14 January 2018
Mekong thành Biển Đông trên đất liền
Mekong thành Biển Đông trên đất liền
Ngô Nhân Dụng
Ngôi nhà Việt Nam đang bị cướp tấn
công phía trước và bị ăn trộm lẻn vào từ phía sau. Phía trước, là Biển Đông.
Phía sau, là sông Cửu Long (Mekong). Tên ăn cướp này chính là Cộng Sản Trung
Quốc!
Trong lúc gia tài của tổ tiên bị
Trung Cộng đe dọa cả hai mặt trước sau như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng còn quá
bận rộn lo nấu một “mẻ cám lợn;” lo thanh trừng các đối thủ trong đảng bằng
những phiên tòa kanguru. Nguyễn Phú Trọng bỏ vô trong nồi cám heo đó tất cả
những rác rưởi lượm được, từ Trầm Bê, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, có thể
tới những Vũ Huy Hoàng, Vũ Nhôm, Lê Thanh Hải, vân vân và vân vân!
Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng đang
lo ôm “nồi cám heo” đó, thì Trung Cộng, sau khi đã nắm trong tay chính quyền
Cộng Sản Campuchia, đang tiến từng bước trong thủ đoạn bành trướng, lấn áp hoặc
mua chuộc các nước sống trong lưu vực sông Mekong. Dụng cụ chính Trung Cộng
dùng trong “mặt trận thứ nhì” này là chương trình Hợp Tác Lancang-Mekong LMC).
Lancang là tên con sông Mekong trong lãnh thổ Trung Quốc, đọc tên chữ Hán Việt
là Lan Thương Giang (澜沧江).
Để biến lưu vực sông Mekong thành
một “Cửu Đoạn Tuyến” trên đất liền, Trung Cộng đã lập ra tổ chức Lancang-Mekong
vào năm 2015, bao gồm các nước Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Trung Cộng muốn tổ chức mới của mình thay thế cho Ủy Ban Sông Mekong đã ra đời
từ thập niên 1960, trong đó không có Trung Quốc và Myanmar; và tới giờ họ đã
thành công.
Từ năm đó, Trung Cộng đã mời họp
cấp bộ trưởng các nước ít nhất ba lần; phiên họp gần đây nhất ở Vân Nam vào
Tháng Mười Hai, 2017. Ngày Thứ Tư, 10 Tháng Giêng, 2018, Thủ Tướng Lý Khắc
Cường (Li Keqiang) sẽ tới Pnom Penh để phê chuẩn bản thỏa hiệp được soạn trong
cuộc họp LMC tháng trước.
Kế hoạch Hợp Tác Lancang-Mekong
LMC) của Trung Cộng là một nút trong ý đồ bành trướng của Tập Cận Bình tại Châu
Á. Chương trình rộng lớn này gồm Con Đường Tơ Lụa trên biển, Vòng Đai qua miền
Trung Á, hỗ trợ bởi Ngân Hàng Hạ Tầng Cơ Sở cho các nước Châu Á, và chương
trình hợp tác kinh tế vùng RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership)
trám vào chỗ trống của thỏa hiệp TPP mà Tổng Thống Donald Trump đã xóa bỏ.
Nhưng khi nhìn vào những hành động
của chính quyền Trung Cộng thì ai cũng thấy âm mưu của họ là dùng vị trí địa dư
“đứng đầu nguồn” của mình để trục lợi, bất chấp những tai hại gây ra cho hơn
200 triệu người dân các nước ở khúc cuối sông Mekong. Trung Cộng sẽ vừa cưỡng
ép, vừa dụ dỗ, mua chuộc, và chia rẽ chính quyền các nước đó; giống như họ đã
làm ở Biển Đông nước ta trong mấy chục năm qua.
Con sông Mekong dài 4,880 km, gần
một nửa chảy trong nước Trung Hoa, bắt nguồn từ Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải; từ
trên độ cao 5,224 mét chảy xuống tới bở biển Việt Nam. Có 326 triệu người sống
chung quanh dòng sông này, trong đó cuộc sinh nhai của 60 triệu người hoàn toàn
tùy thuộc vào dòng sông. Trong lưu vực sông Mekong vốn có từ 1,200 đến 1,700
chủng loại cá khác nhau. Từ hàng chục năm nay, ngư dân trong các nước
Campuchia, Việt Nam đã thấy rõ số lượng cá đánh được từ dòng sông Mekong đang
giảm dần. Họ không hiểu tại trời nào đã gây ra thảm họa cho nguồn sống của họ.
Thủ phạm chính là các đập nước do Trung Cộng xây dựng từ hơn 20 năm qua.
Năm 1995, Trung Cộng xây đập lớn
đầu tiên, Manwan (Mạn Loan, 漫灣) trên sông Mekong.. Sau đó, họ đã xây thêm bảy cái đập thủy điện lớn và hơn 20 đập nước nhỏ
khác trong xứ Tây Tạng và các tỉnh Thanh Hải, Vân Nam. Khi thực hiện các chương
trình này, Bắc Kinh không hề tham khảo ý kiến của các quốc gia cùng chia sẻ và
sống nhờ dòng nước sông Mekong, như thủ tục quốc tế bình thường.
Trung Cộng lập ra LMC để xoa dịu
nỗi bất mãn của các quốc gia liên hệ, nhưng họ không coi trọng phương pháp hợp
tác đa phương mà vẫn nhấn mạnh tới các cuộc thương thuyết song phương. Đó cũng
là thủ đoạn mà Trung Nam Hải thi thố trong cuộc tranh chấp với các nước khác ở
vùng Biển Đông nước ta.
Trong hai năm từ khi thành lập LMC,
Trung Cộng đã dành hàng tỷ đô la Mỹ để thực hiện 45 dự án. Năm ngoái, số tiền
bỏ ra trợ cấp các dự án khai thác sông Mekong lên tới $400 triệu. Một trong
những dự án mà Trung Cộng muốn thực hiện là phá vỡ bờ sông để mở rộng con sông
Mekong nằm ở biên giới các nước Lào và Thái Lan, cho các loại tầu thủy lớn đi
qua được. Mục đích của Bắc Kinh là mở rộng con đường chở hàng hóa giữa tỉnh Vân
Nam với các nước Thái Lan, Myanmar, ra tới biển Bengal nối vào Ấn Độ Dương.
Đường giao thông này đóng vai trò tối quan trọng trong kế hoạch Nhất Đới Nhất
Lộ của Tập Cận Bình, trong đó có con đường tiếp tế dầu lửa từ Trung Đông vào
thẳng Vân Nam, lên Tứ Xuyên, không cần đi qua biển Đông Nam Á.
Hiện nay Trung Cộng đã thao túng
chính quyền các nước như Lào, Campuchia để hợp tác trong các dự án xây đập của
họ. Các công ty Trung Quốc đang dự vào sáu dự án xây đập thủy điện trong các
nước trên, mặc dầu Việt Nam và Thái Lan phản đối.
Các dự án xây đập sẽ giảm bớt số
nước chảy xuống miền dưới vì nước bị bốc hơi nhiều hơn. Chúng cũng sẽ tiêu diệt
rất nhiều loài thủy sản trên sông Mekong, từ Lào xuống tới Việt Nam. Trung Cộng
cũng không chấp nhận ký tên vào một thỏa ước quốc tế ràng buộc các nước ở đầu
nguồn phải thông báo cho các nước cuối nguồn biết trước, mỗi khi xả nước từ các
đập thủy điện! Năm 2016, miền Nam Việt Nam đã trải qua một trận hạn hán nặng nề
nhất trong gần một thế kỷ. Gần hai triệu nông dân chịu cảnh mất mùa vì thiếu
nước. Năm đó đảng Cộng Sản Việt Nam phải năn nỉ Trung Cộng mở một số đập ở Vân
Nam cho nước được chảy xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Khi đóng vai “ông trùm đầu nguồn”
trên sông Mekong, Trung Cộng sẽ có thể làm áp lực với các quốc gia ở vùng dưới.
Trong thực tế, Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng trên nền kinh tế tất cả các nước ở
hạ nguồn. Sông Mekong sẽ là một Biển Đông trên đất liền!
Chiến thuật của Trung Cộng ở vùng
sông Mekong giống hệt những thủ đoạn đã dùng ở vùng Biển Đông. Bắc Kinh chỉ
theo các luật lệ do họ đặt ra, không cần biết đến luật pháp quốc tế. Họ đặt các
quốc gia khác trước “những sự đã rồi” và luôn luôn đòi đàm phán song phương để
dễ bắt nạt các nước nhỏ. Khi bị nhiều nước phản đối thì họ lập ra những cơ chế
“hợp tác” như LMC, để đóng vai đầu nậu, chủ sòng bài, thu tiền của tất cả những
con bạc tham dự! LMC sẽ mở đường cho Trung Cộng tràn xuống miền Đông Nam Á, vào
cả miền Nam Á và Ấn Độ Dương!
Trước mối đe dọa sống chết ngay tại
vườn sau nhà mình, không thấy đảng Cộng Sản Việt Nam trình bày một kế hoạch đối
phó nào cả. Kẻ cướp đã chiếm đảo, chiếm biển phía trước nhà. Nay chúng lại đang
thậm thụt mua chuộc Campuchia và Lào để lấn đất, lấn sông ngay phía sau lưng.
Ông Nguyễn Phú Trọng thì còn đang lo nấu “nồi cám heo” gọi là chống tham nhũng
để thanh toán các đối thủ trong đảng!
Ai là người lo cho nước Việt Nam? (Ngô
Nhân Dụng)
__._,_.___
Saturday, 13 January 2018
Friday, 12 January 2018
Wednesday, 10 January 2018
Tuesday, 9 January 2018
Monday, 8 January 2018
Sunday, 7 January 2018
Saturday, 6 January 2018
Friday, 5 January 2018
Phản kháng toàn cầu chống Trung Quốc đang gia tăng
Phản kháng
toàn cầu
chống Trung Quốc đang
gia tăng
John Pomfret /Huỳnh Hoa dịch
Một sự phản kháng toàn cầu (global
backlash) chống lại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
đang hình thành. Ở Úc, nỗ lực của Trung Quốc sử dụng người đại diện để đưa tiền bạc vào hệ thống chính trị Úc đã khiến một thượng nghị sĩ phải từ chức tuần trước và thôi thúc chính phủ nước này đưa ra hàng loạt luật lệ ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài. Ở châu Âu, lời cảnh báo ngày càng gay gắt nhắm vào lối làm ăn kiểu con buôn của Trung Quốc và tham vọng của nước này muốn thâu tóm nhanh các doanh
nghiệp châu Âu có công nghệ sáng tạo…
Ở
Hoa Kỳ, cộng đồng các doanh nhân, từ lâu là nền móng cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, giờ đã không còn nhất trí trong vấn đề làm thế nào theo đuổi quan hệ với Bắc Kinh. Nhiều doanh nghiệp Mỹ bị thua lỗ ở Trung Quốc. Kết quả là, nhiều vấn đề khác – chẳng hạn như hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Quốc, yêu cầu có tính cưỡng bức về chuyển giao công nghệ, sử dụng truyền thông do nhà nước quản lý để tuyên truyền thân Bắc Kinh ở Hoa Kỳ và những nỗ lực tác động tới các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ… – đang thôi thúc
phải
có phản ứng. Thực tế, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách mua các công
nghệ
cao của Hoa Kỳ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Đã có những cuộc thảo luận ở quốc hội về việc buộc các đài truyền hình và mạng cáp do nhà nước Trung Quốc điều hành nhưng hoạt động ở Hoa Kỳ phải đăng ký như là cơ quan đại diện cho chính phủ nước ngoài.
Sự phản kháng này xảy ra vào lúc Bắc Kinh thể hiện một niềm tin chưa từng có trước đây vào mô hình kinh tế và chính trị của họ, trong đó kết hợp sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản Trung Quốc với một chính sách công nghiệp đặt mục tiêu bảo đảm các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thống trị nền kinh tế của tương lai. Mục tiêu này được thực hiện thông qua trợ cấp của chính phủ, hoạt động nghiên cứu và phát triển được chính phủ tài trợ lớn và thâu tóm công nghệ của phương Tây. Từ tháng 7-2016, trong bài
diễn
văn chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu sử dụng cụm từ “giải pháp Trung Quốc” để khẳng định rằng Trung Quốc đã tìm ra cái gọi là “giải pháp cho cuộc tìm kiếm của nhân loại về những thiết chế xã hội tốt hơn”. Từ đó đến nay, cụm từ này lan truyền chóng mặt ở Trung Quốc và được các lý thuyết gia của đảng Cộng sản Trung Quốc chọn làm ý tưởng để đối lập với ảnh hưởng của phương Tây trên thế giới. Như một cây bút của tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan phát ngôn của đảng – viết hôm 6-12, giải pháp Trung Quốc “vượt qua ‘chủ nghĩa lấy phương Tây làm trung tâm’ (Western
centrism) và kích thích mạnh mẽ sự thăng tiến của nhiều quốc gia đang phát triển tự tin ‘đi theo con đường của riêng mình’”.
Sự phản kháng cũng hình thành
khi nhiều người ở phương Tây lo ngại rằng Trung Quốc đang thắng cuộc cạnh tranh toàn cầu giành tài nguyên, thị phần và ảnh hưởng tư tưởng. Trong khoảng thời gian tổng thống Trump họp thượng đỉnh ở Trung Quốc hồi tháng 11, báo chí Hoa Kỳ
đầy
những
nỗi
lo lắng rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong cuộc đua lãnh đạo toàn cầu. “Tại sao Trung Quốc thắng năm 2017 và ông Donald
Trump đã giúp họ thực hiện điều đó như thế nào” là một nhan đề trên trang web của đài CNN ngày
3-11. “Trung Quốc đã thắng” là cách tạp chí Time đưa lên trang bìa tiêu đề một bài của nhà phân tích chính trị Ian Bremmer. USA
Today cũng vậy.
Điều thú vị là phản ứng tiêu cực với sự trỗi dậy của Trung Quốc lại trái ngược với các báo cáo rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump đã không còn
khả
năng hợp tác với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Nhưng trong các tuần lễ gần đây, chính phủ của ông Trump đã tham gia
cùng Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc rằng theo các điều khoản mà nước này tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Trung Quốc cần được cấp quy chế nền kinh tế thị trường – một quy chế giúp bảo vệ Trung Quốc khỏi thuế chống bán phá giá. Tại hội nghị các bộ trưởng WTO ở Buenos Aires (Argentine)
tuần
trước,
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đã đối đầu với Trung Quốc về sự miễn cưỡng của nước này trong việc giảm bớt sản xuất công nghiệp và những cung cách buôn bán có vấn đề khác.
Trong chuyến công du châu Á hồi tháng 11, tổng thống Trump bắt đầu sử dụng cụm từ “Ấn Độ-Thái Bình Dương” chứ không phải là “châu Á-Thái Bình Dương” như một cách báo hiệu cho khu vực này về ý định của Hoa Kỳ đưa cả Ấn Độ vào nỗ lực cân bằng sức nặng đang tăng lên của Trung Quốc về quân sự và kinh tế. Bên lề hội nghị Cấp cao Đông Á tại Manila, các quan chức Hoa Kỳ đã gặp gỡ các đối tác từ Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, làm hồi sinh cái sẽ được biết tới như là “bộ Tứ” (the Quad) –
một tập hợp lỏng lẻo bốn nền dân chủ duyên hải đang lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ngoài ra, cái ấn tượng được cảm nhận rộng rãi rằng ông Trump thắng cử dẫn tới sự suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng đã thôi thúc
các quốc gia châu Á tiếp tục tìm phương thức an toàn để kháng cự lại Trung Quốc khi không có Hoa Kỳ. Chẳng bao lâu sau ngày bước vào Phòng Bầu dục, ông Trump đã kéo nước Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại quy tụ 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương. Động thái đó được coi là báo hiệu cho cái chết của TPP, nhưng không phải như vậy. Lo ngại rằng cái chết của hiệp định này sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt các điều kiện của họ lên quan hệ kinh tế ở châu Á, 11 nước còn lại đã tiếp tục tiến về phía trước với một hiệp định sửa đổi. Bên cạnh đó, quan hệ song phương giữa các nền dân chủ châu Á vẫn tiếp tục vững mạnh và đang được cải thiện. Nhật Bản đã giữ một vai trò quan trọng, nếu không nói là thiết yếu, trong việc khích lệ Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á. Nhật đã giúp điều phối một hội nghị cấp cao ở New Delhi, giữa Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
trong đó tập trung vào cách làm thế nào Ấn Độ có thể giúp các quốc gia này bớt lệ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư.
Phản ứng kháng cự lại Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong các nước dân chủ. Ngay cả những quốc gia có quan hệ gần gũi với Trung Quốc trong lịch sử cũng đã bắt đầu nổi giận với cách đối đãi cậy quyền cậy thế xuất phát từ Bắc Kinh như là một phần của chương trình hạ tầng “Một vành đai, một con đường”. Trong lúc Trung Quốc cố gắng giới thiệu chương trình này như là phiên bản Trung Quốc của kế hoạch Marshall, càng ngày nó
càng được coi như một thứ gì đó họ hàng với chủ nghĩa thực dân phương Tây hơn là với sự hào phóng phương Tây. Sri Lanka hiện mắc nợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hơn 8 tỉ đô la Mỹ. Tuần trước, chính phủ nước này đã phải giao hải cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc thuê 99 năm như là một phần kế hoạch thoát ra khỏi bẫy nợ nần – một động thái mà những người phê phán nói rằng sẽ đe dọa chủ quyền quốc gia của đất nước. Ở Ấn Độ, các học giả đề cập tới động thái của Trung Quốc như là “chính sách ngoại giao bẫy nợ”. Ngay cả Pakistan, có lẽ là đối tác nước ngoài gần gũi nhất của Trung Quốc, cũng có vẻ như đang suy nghĩ lại việc nhận tiền từ Bắc Kinh. Express Tribune,
một
nhật
báo Pakistan, tường thuật rằng chính phủ nước này đã hủy bỏ một dự án thủy điện trị giá 14 tỉ đô la sau khi Bắc Kinh nói rõ rằng họ muốn sở hữu dự án sau khi xây dựng nó. Nepal cũng đã công
bố rằng nước này hủy bỏ một dự án thủy điện do Trung Quốc tài trợ cũng với những lý do tương tự.
Cho đến nay, phản ứng của Trung Quốc đối với mối lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh của Trung Quốc có xu thế nghiêng về hướng công kích. Ở Úc, đại sứ quán Trung Quốc cảnh cáo chính phủ Úc không nên gây thiệt hại cho “sự tin tưởng lẫn nhau” khi nước này xem xét thông qua
các đạo luật nhằm bảo vệ hệ thống chính trị của Úc trước ảnh hưởng của đồng tiền nước ngoài. Sau khi thủ tướng Úc Malcolm Turnbull lưu ý “các báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc”, thì đại sứ quán Trung Quốc lưu ý các quan chức Úc không được đưa ra “những nhận xét vô trách nhiệm”. Đại sứ quán Trung Quốc cũng cáo buộc báo chí Úc ngụy tạo những tin tức về “cái gọi là ảnh hưởng của Trung Quốc và sự thâm nhập vào nước Úc”.
Trong nhiều thập niên, các chính phủ nối tiếp nhau ở Washington đã làm việc vì một nước Trung Quốc vững mạnh hơn. Nhưng giờ đây khi Trung Quốc đã mạnh mẽ hơn thì Hoa Kỳ, cùng với nhiều nước khác trên khắp thế giới, đã không còn dám chắc rằng, đó là điều mà họ mong muốn.
(*) John
Pomfret từng là trưởng văn phòng báo
Washington Post tại Bắc Kinh. Ông cũng là tác giả sách “The Beautiful
Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present”.
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
xx
LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số https://www.youtube.com/results?search_query=LISA+PH%E1%BA%A0M+-+Khai+D%C3%A2n+Tr%C3%AD+S%E1%BB%91+
Popular Posts
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-
-