Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Friday, 21 December 2018

"MỘT SỐ NGỤY BIỆN VỀ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC. "


Kinh chuyen ,

----- Forwarded Message -----
From: Lac Viet <>
To: "banvang>
Sent: Wednesday, December 19, 2018, 10:08:27 AM PST
Subject: "MỘT SỐ NGỤY BIỆN VỀ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC. "

 "MỘT SỐ NGỤY BIỆN 
VỀ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC. "

GS Nguyễn đình Cống

"Tôi cho rằng những ngụy biện dưới đây chỉ nhằm để duy trì chế độ độc tài đảng trị theo đường lối Cộng sản, đem nước ta phụ thuộc vào Tàu cộng. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc này trước hết phải thoát ra khỏi ý thức hệ Cộng sản, phải cải cách thể chế theo con đường dân chủ chân chính. Một ngày mà Đảng Cộng sản Việt Nam còn kiên trì đường lối hiện hành thì dân Việt còn chịu cảnh lầm than và đất nước dần dần bị thôn tính"


Vừa qua Câu Lạc Bộ đọc sách báo của chúng tôi mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông MĐ là Tổng biên tập một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại Phường chúng tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự ít có. Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Theo ông MĐ, tuy rằng có một vài sự kiện ở biển Đông, nhưng quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phúc. Ông cho rằng đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng Luật pháp quốc tế của Đảng ta là sáng suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự kiện lịch sử các đời vua của Việt Nam vẫn thần phục và triều cống Hoàng đế Tàu, mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải sang Bắc kinh xin thần phục vua Khang Hy ( ! ) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần noi theo.

Đã lâu tôi không được nghe các buổi nói chuyện của các cán bộ tuyên giáo. Trước đây, mỗi lần được nghe như thế tôi chỉ tiếp thu một chiều, làm tôi phấn khởi, được biết thêm nhiều chuyện, được sáng mắt sáng lòng. Nay thì khác, tôi nghe để biết quan điểm của diễn giả và xem “sự ngụy biện” đến đâu.
Kết thúc trong tiếng vỗ tay hoan hô, ông MĐ tỏ ra thỏa mãn, nán lại gặp gỡ và trao đổi thêm với một vài người. Tôi cũng ở lại một chốc, được ông chào và hỏi : “Bác thấy tôi trình bày thế nào”. Tôi trả lời : “Anh nói hay, cung cấp được một số thông tin có giá trị, đa số bà con tham dự xem ra là thỏa mãn, riêng tôi thấy có vài chỗ anh chỉ mới đề cập đến một phần của sự thật bên ngoài, bỏ mất phần khác quan trọng hơn, riêng các lập luận, có hình thức chặt chẽ nhưng để ý ra thì thấy khoảng một phần ba là sai vì phạm vào lỗi ngụy biện, đặc biệt phần nói về quan hệ Việt Trung, về vua Quang Trung”. Đó là một nhận xét có tính phản biện mà diễn giả không mong đợi. Tôi chờ một câu trả lời đại khái như : “Xin cám ơn bác, xin bác chỉ cho biết những chỗ mà bác cho là phần quan trọng hơn, là sai vì ngụy biện”. Nhưng không!. Ông ta phản ứng bằng cách chống chế. Tôi biết không thể tiếp tục trao đổi nên xin rút lui để ông đàm đạo với những người khác đang chờ đợi những ý kiến quý báu của ông.

Về quan hệ với Trung Quốc, xin vạch ra một số ngụy biện mà Tuyên huấn của Đảng vẫn dùng để lừa nhân dân, mà tiếc thay, một số người vẫn vui vẻ nghe theo (như tôi trước đây).

1- Nước ta bị thế kẹt là ở sát Trung Quốc, bị nó khống chế nhiều bề.
Giáp với Trung Quốc không phải chỉ có Việt Nam mà còn 13 nước khác như Mông Cổ, Bhutan, Nêpan, Takjikistan, Kazakstan, Nga, Myanmar, Ấn độ v.v... Trừ Nga và Ấn độ, các nước khác đều bé, thế mà họ có chịu khuất phục Trung Quốc như Việt Nam đâu. Đặc biệt như Bhutan, có biên giới khá dài với Trung Quốc mà không có quan hệ ngoại giao. Sự chịu khuất phục do nguyên nhân địa lý chỉ là một phần rất rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do đường lối lãnh đạo. Nếu đổ cho nguyên nhân địa lý thì giải thích thế nào về các nước như Bhutan, Nêpan, Takjilistan...đều bé, Trung Quốc tuy có phá phách ít nhiều nhưng cơ bản không làm họ khuất phục. Ta giáp với Trung Quốc từ khi lập quốc đến giờ mà các đời vua phong kiến trước đây có chịu lép vế một bề như dưới thời Cộng sản hay không.

2- Nước ta và Trung Quốc cùng ý thức hệ cộng sản, cùng chung lý tưởng Xã hội chủ nghĩa.
Đây là lập luận ngụy biện xảo trá. Việc cùng ý thức hệ có phải là tiền định, là Trời bắt phải thế đâu. Đó là do con người lựa chọn. Từng đảng viên cộng sản khi vào Đảng thì có thề trung thành với Đảng nhưng dân tộc này có bao giờ thề lệ thuộc vào Trung Quốc đâu. Ừ, mà cùng ý thức hệ tốt đẹp thì cũng tạm được, nhưng ý thức hệ đó đã lạc hậu, đã thối rữa mất rồi thì đeo bám làm gì. Trước đây chúng ta theo Liên Xô vì ý thức hệ, thế mà Liên xô sụp đổ rồi, trong lúc Trung Quốc cố dựa vào ý thức hệ để thôn tính Việt Nam thì vin vào nó mà làm gì ngoài sự lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Mà hỏi xem, ngoài một số rất ít còn dựa vào ý thức hệ để trục lợi thì đại đa số dân Việt Nam có còn tin gì vào nó nữa đâu. Hơn nữa Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ giữ lại cái tên và tổ chức chứ ý thức hệ Cộng sản cũng đã bị vứt bỏ từ lâu, chúng nó chỉ dùng để lừa bịp những người khờ dại trong và ngoài nước. Cũng vì ý thức hệ mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã ký kết mật ước Thành Đô. Nhiều dư luận yêu cầu công khai minh bạch cho toàn dân biết nội dung, thế mà đến nay lãnh đạo Đảng Cộng sản vẫn giấu kín.

3- Truyền thống tổ tiên vẫn thần phục Tàu.
Đây là lối ngụy biện dùng một phần sự thật để che dấu bản chất. Tổ tiên chúng ta bên ngoài tỏ ra thần phục Tàu chứ chưa bao giờ chịu khuất phục (trừ bọn Ích Tăc, Chiêu Thống…). Như Nguyễn Trãi đã viết : “Như Đại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải mấy triều Đinh, Lê, Lý, Trần dựng nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương…”. Xét trong lịch sử, trừ thời nhà Hồ bị nhà Minh cướp nước (Gần đây vì họ Hồ chính sách nặng phiền, khiến trong nước lòng người oán giận. Quân Minh cuồng bạo thừa dịp hại dân. Bọn nịnh mưu gian rắp tâm bán nước… Tát cạn nước Đông hải khôn rửa sạch tanh hôi. Chẻ hết trúc Nam sơn không đủ ghi tội ác…), thì chưa thấy có triều đại nào chịu khuất phục Trung Quốc về mọi mặt một cách nhục nhã như bây giờ. Ngay như Quang Trung, ông cho người đóng thế mình sang bái phục Càn Long (không phải Khang Hy ) chỉ là cái mẹo sau khi đã đánh tan 20 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị. Đánh thắng rồi mới cầu hòa chứ không phải cúi đầu xin chỉ thị về mọi việc lúc chưa xẩy ra.

Việc nhất nhất thần phục Tàu Cộng đã được cài sẵn vào gène, vào máu của Cộng sản Việt Nam từ khi mới thành lập năm 1930 trên đất Tàu. Chẳng thế mà Trần Huy Liệu (người thay mặt Hồ Chí Minh vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại), vào khoảng năm 1949 có nói một câu nhận xét không tốt về Tàu (coi chừng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc) thì bị thất sủng ngay. Năm 1954, Phạm Văn Đồng sau khi ký Hiệp định Genève đã khóc vì bị Chu Ân Lai ép buộc chia cắt đất nước đến vĩ tuyến 17. Năm 1958, được tin Trung Quốc muốn độc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Phạm Văn Đồng ký Công hàm công nhận ngay (ngoài ông Đồng ra hình như không có ai ủng hộ Trung Quốc nữa). năm 1974 Hà Nội giữ hoàn toàn im lặng để cho Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Năm 1988 Lê Đức Anh (Bộ trưởng Quốc phòng) ra lệnh cho các chiến sĩ đảo Gạc Ma không được chống cự lính Trung cộng, để toàn bộ 64 chiến sĩ bị sát hại, xác bị quăng xuống biển. Năm 1991 Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười sang Thành Đô (Trung Quốc không cho đến Bắc Kinh) cầu xin sự che chở và ký mật ước, cố xin gặp Đặng Tiểu Bình nhưng hắn không cho gặp. Năm 2000 Lê Khả Phiêu ký cho Tàu một số đất ở Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan. Những chuyện như vậy liệu có bao giờ xấy ra trong lịch sử của tổ tiên. Thế mà Đảng Cộng sản cứ đưa tổ tiên ra làm bình phong để che đậy.

4- Luận điệu gìn giữ hòa bình, tôn trọng luật pháp Quốc tế.
Cứ mỗi lần Trung Quốc có hành động ngang ngược ở biển Đông thì phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại tuyên bố : ”Phản đối, đòi tôn trọng chủ quyền, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, thương lượng, tôn trọng luật pháp quốc tế, không liên kết với nước khác để chống nước thứ ba…”. Nghe quá hóa nhàm. Có những việc lớn, quan trọng mà sao chỉ có đại diện Bộ Ngoại giao, hoặc quá lắm là một cá nhân cấp cao nào đó phát biểu một cách dè dặt, Chính phủ, Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước lặng im. Và dân quá bức xúc biểu tình phản đối thì bị đàn áp. Ừ thì tôn trọng hòa bình, ta không chủ động gây chiến, nhưng ai cấm những phát biểu mạnh mẽ phản đối của Chính phủ, sao lại cấm dân biểu tình, sao không dám kiện ra Tòa án quốc tế như Philippin. Luận điệu “mềm dẻo, hòa bình, tránh xung đột” chẳng qua để che giấu một tâm trạng hèn yếu, không dám tin vào dân, chỉ muốn thần phục để vinh thân phì gia.

5- Luận điểm : Về kinh tế ta phụ thuộc vào Tàu quá nhiều 
Nếu ta có những đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền mà bị Tàu nổi giận cắt đứt mọi giao dịch thương mại thì ta lâm vào khủng hoảng lớn.

Tôi gọi đây là luận điểm chứ không phải luận điệu vì xét ra có phần đúng. Nhưng có phải vì giao lưu hàng hóa mà để cho Tàu vào chiếm cứ các vị trí xung yếu của đất nước, để người Tàu tràn ngập các vùng quan trọng, để họ phá nát môi trường. Những nước như Mỹ, Đức, Nhật, Úc… họ có làm như thế đối với các nước khác đâu. Việc để kinh tế, thương mại, xây dựng của Việt Nam quá lệ thuuộc vào Tàu , để cho Tàu thực hiện các dự án lớn làm hủy hoại môi trường là tội của những người lãnh đạo tham và ngu. Bây giờ đã lỡ ra rồi thì không phải cứ cố trượt dài trên con đường sai lầm mà phải tìm cách khắc phục. Tuy vậy việc ngừng giao lưu kinh tế với Tàu khi chúng ta có những đấu tranh mạnh mẽ để bào vệ chủ quyền cũng chỉ mới là suy đoán. Việc giao lưu là có lợi cho cả hai bên. Việc giao lưu với Tàu nếu bị giảm sút , trước mắt kinh tế Việt sẽ gặp khó khăn, đời sống của đân bị ảnh hưởng. Nhưng thử hỏi dân xem họ có vui lòng chấp nhận khó khăn trong thời gian ngắn để loại bỏ mọi xấu xa do Tàu mang đến. Tôi nghĩ rằng được giải thích đa số dân sẽ vui lòng. Hơn nữa dân ta có câu : “Trong cái khó ló cái khôn”. Trước đây vì nhầm lẫn mà ta ưu tiên thị trường Trung Quốc, nhưng nếu vì bảo vệ chủ quyền mà nó bị co lại thì các nhà doanh nghiệp Việt có đủ trí khôn để mở ra các nước khác, chứ làm sao chịu bó tay.

6- Nhận định:
Tôi cho rằng những ngụy biện trên đây chỉ nhằm để duy trì chế độ độc tài đảng trị theo đường lối Cộng sản, đem nước ta phụ thuộc vào Tàu cộng. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc này trước hết phải thoát ra khỏi ý thức hệ Cộng sản, phải cải cách thể chế theo con đường dân chủ chân chính. Một ngày mà Đảng Cộng sản Việt Nam còn kiên trì đường lối hiện hành thì dân Việt còn chịu cảnh lầm than và đất nước dần dần bị thôn tính.
Để kết thúc xin kể câu chuyện : Ngày xưa bên Tàu, nước Triệu (Thời U Mục Vương), nhờ có Lý Mục và Tư Mã Thượng là những người tài giỏi, yêu nước mà ngăn chặn được sự xâm lược của nước Tần.. Thế nhưng vua Triệu tin dùng tên quan đứng đầu triều đình là Quách Khai, một kẻ tham lam. Gián điệp nước Tần đem biếu Quách khai một số lớn vàng bạc với yêu cầu vu cáo Lý Mục và Tư Mã thượng là bọn phản bội, chống lại nhà vua, để họ bị loại bỏ. Quách Khai nhận vàng bạc, thực hiện âm mưu, xui dục vua giết chết Lý Mục, đuổi được Tư Mã Thưọng. Kết quả quân Tần xâm chiếm nước Triệu một cách dễ dàng. Sau vụ này vua Tần nói : Ta chỉ bỏ ra ít vàng bạc mua được Quách Khai, dùng Khai để chiếm được Triệu, quá rẻ. Quách Khai hý hửng cho rằng đã lập công với Tần nhưng bị Tần đuổi đi, không dùng kẻ phản phúc. Quách Khai về quê, chở theo mấy xe vàng bạc. Giữa đường bị những người nghĩa khí giết hết cả nhà, lấy hết của cải.

Bình luận: Việc này đáng cho nhiều người Việt suy ngẫm. Nhưng những kẻ rắp tâm bán nước nghĩ rằng họ khôn hơn Quách Khai vì đã tuồn nhiều của cải và cho con cháu ra nước ngoài. Không đâu, chúng mày khôn, sẽ có người khôn hơn và trên hết, chúng mày đã gây ra nghiệp chướng, thế nào cũng chịu nghiệp báo. Hãy luôn nhớ rằng của cải do sức lao động và tài năng làm ra mới bền chặt, còn của phi nghĩa do gian lận, tham nhũng, tước đoạt thì chỉ làm giàu tạm thời, không đời chúng mày thì đời con, đời cháu cũng tiêu thành mây khói và chưa biết còn những thảm họa nào nữa.

GS. Nguyễn Đình Cống./.
Image may contain: 1 person, text and outdoor


--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Conduongvui" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to conduongvui+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to conduongvui@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/conduongvui/CADi-io01mL8Hg1nbtEWJU4q3h28eZDt24tYoC-MzWcHsS-TbOw%40mail.gmail.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Dan Vo 

LISA PHẠM 658 | Khai Dân Trí Mới Nhất Ngày 21|12 |2018| Tin 3 sạch | có ...

Friday, 14 December 2018

KHỦNG BỐ LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT CỘNG


On Thu, Dec 13, 2018 at 11:02 PM 'Batkhuat nguyen' via Phụng Sự Xã Hội <> wrote:

Một mặt trận hai kẻ thù 
 Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.
Image result for KHỦNG BỐ LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT CỘNG

KHỦNG BỐ LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT CỘNG
Phan Ba

“Người lính gác trước Khách sạn Thanh Thế mệt mỏi hút một điếu thuốc lá. Anh ấy là một chàng trai trẻ có lẽ chừng 25 tuổi. Anh có một khuôn mặt hẹp, đầy vẻ sợ hãi. Ba đứa bé người Hoa đang ở trần chơi đùa trong cát bụi của đường phố trước những hàng rào kẽm gai. Một người phụ nữ trong chiếc áo dài màu đen dừng lại để xem chúng. Trời sắp mưa. Mặt trời chiếu những tia nắng của cái ngày nóng ẩm xuống quang cảnh đó. Thiên nhiên thở chậm rãi hơn vào giờ này.
Một nam thiếu niên có lẽ chừng 17 tuổi đứng cách đó vài trăm mét tại một góc đường với một con đường phụ. Có một chiếc xe đạp dựa vào tường nhà, rỉ sét, có lẽ đã từng được sơn màu kim loại. Một cái gói nhỏ lủng lẳng ở yên xe. Thiếu niên này đang đứng chờ. Em ấy chờ đợi điều gì? Em trông có vẻ căng thẳng và bồn chồn và sờ soạng tay lái chiếc xe đạp.
Bất thình lình, cái nóng dường như không còn có thể chịu đựng được nữa. Người lính gác nhìn sang mấy đứa bé đang ngồi trên đường. Anh ấy bồn chồn châm một điếu thuốc lá mới. Ca gác của anh ấy chắc hẳn là sắp kết thúc.
Một người đàn ông trung niên bước đến với chàng thiếu niên đó, nói nhanh điều gì đó với em ấy. Một người họ hàng mà em ấy đang chờ? Họ chia tay nhau. Người thiếu niên đó dắt chiếc xe đạp và chậm chạp bước đến chỗ người lính gác. Em toát mồ hôi. Người ta nhìn thấy những giọt mồ hôi trên trán em. Em ấy leo lên chiếc xe đạp và dừng lại ở một cái cây cách người lính gác hai mét. Em ấy bước xuống chiếc xe đạp. Người lính gác không chú ý tới em. Chỉ là một thiếu niên người Việt nhỏ bé.
Mười hai giờ, một tiếng còi vang lên. Những người sĩ quan và quân nhân đầu tiên bước ra khỏi khách sạn. Họ sẽ được một chiếc xe buýt đón vào lúc 12 giờ 15. Họ bước ra khỏi ngôi nhà có hơi sớm một chút. Người lính gác chào. Một viên đại úy không quan tâm đến em người Việt nhỏ bé đang đi bộ chậm rãi đó khi ông ta gặp em trong lúc đang bước đi theo chiều ngược lại.
Vài người Mỹ bước tới xem mấy đứa trẻ con đang chơi đùa ở bên kia đường. Bất thình lình, người lính gác hiểu được. Anh ấy hét to: “Attention!” Thái độ của em thiếu niên có một cái gì đó khiến cho anh ta chú ý.
Em thiếu niên đó đã đi xa cho tới mức thật ra không ai nghĩ rằng chiếc xe đạp bị bỏ lại đó là của em ấy. Người lính gác chắc phải nhìn thấy em ấy như thế nào đó, vì ngay trong khoảnh khắc đó anh ấy đã nổ súng. Anh bắn không trúng em thiếu niên đó. Anh ấy đã hiểu được sự việc quá chậm.
Anh ấy không còn có thể bóp cò thêm lần thứ nhì nữa, vì anh ấy đã nằm trong vũng máu của mình ở phía sau những cái bao cát. Anh không còn thở nữa. Một mảnh từ chiếc xe đạp đã xé nát cổ anh. Người lính gác đã phản ứng muộn mất một vài giây.
Với tiếng súng cuối cùng từ loạt đạn tiểu liên đã có một tiếng nổ thật lớn. Mấy đứa trẻ con gào thét, chúng cũng lăn lộn trong vũng máu của chúng. Những người khác im lặng – câm nín mãi mãi.
Một người lính Mỹ nằm trắng nhợt một cách kỳ lạ trên đá lát vỉa hè. Chỉ còn một cái mụn trên gương mặt anh là còn một ít màu sắc. Không ai sẽ còn cảm thấy khó chịu vì điều đó nữa. –
Tiếng còi báo động vang lên ngay sau đó. Nhiều người cầm súng lao ra đường. Nhưng đã quá muộn. Những gói bông băng được xé ra, vết thương được băng bó tạm, xe cứu thương đến, quân cảnh đến. Một cảnh hoạt động náo nhiệt, bài ca cầu hồn của khủng bố. Hai người lính, một người phụ nữ và hai đứa trẻ con không còn sống nữa. Họ đã chết dưới ánh nắng duy nhất của cái ngày ẩm ướt này..
Lại thêm năm mạng sống nữa đã tìm thấy một cái kết cuộc vô nghĩa vào buổi trưa này. Những trái tim trẻ trung, khỏe mạnh đã ngưng đập. Con người có thể chịu trách nhiệm cho sự khủng bố này hay không?”
Phải trích dẫn thật dài như vậy từ hồi ký của một người bác sĩ Đức đã làm việc trên con tàu bệnh viện Helgoland tại Việt Nam[i] để bạn đọc có thể cảm nhận được phần nào không khí đáng sợ lúc bấy giờ. Khủng bố có thể có mặt ở mọi nơi, mọi lúc. Nó có thể lấy đi mạng sống của đàn bà, con nít vô tội bất cứ lúc nào, bất cứ ở nơi đâu.
Một bác sĩ người Đức khác, ông Heimfried–Christoph Nonnemann, bác sĩ trưởng đầu tiên của con tàu bệnh viện Helgoland, cũng viết: “Việt Cộng treo cổ những người già nhất trong làng lên, những người mà lần bầu cử họ đã được các nhà quan sát quốc tế tuyên bố là hoàn toàn không thể chê trách gì được. Việt Cộng dùng súng liên thanh bắn vào đám đông đàn bà và con nít, cho nổ mìn trong chính những đám đông người đó, bắn súng cối vào nơi họp chợ, nơi nhiều nhất là có một người lính về phép giúp vợ mình đi chợ. Khủng bố trực tiếp.”[ii]
Nhân dịp được vào thăm một trại tù binh ở Quảng Ngãi, một nhân viên của ông Nonnemann đã hỏi những người tù binh Việt Cộng tại sao họ lại tiến hành những hành động khủng bố đó chống lại phụ nữ và trẻ em, chống lại chính những người cùng quê hương với họ. Câu hỏi đó không được trả lời.
Nhưng thật ra câu trả lời hết sức đơn giản: Đó là nguyên tắc dọa nạt một số đông người nhưng thụ động bằng cách dùng một nhóm nhỏ người khủng bố họ. Tức là khống chế số đông thụ động bằng cách gieo rắc sự sợ hãi. Điển hình là vụ đánh bom gài trong thùng xe ngày 9 tháng 1 năm 1952 trước quảng trường nhà hát Sài Gòn. Đây là một nơi đông người đi lại. Vụ nổ bom này đã khiến cho 10 người thiệt mạng[iii]. Hay vụ đánh bom nhà hàng Mỹ Cảnh đêm 28 tháng 6 năm 1965, giết chết ít nhất 31 người và làm cho 42 người bị thương.
Trong một cuộc chiến tranh du kích, sự sống còn của phe yếu phụ thuộc vào sự chịu đựng và hy sinh của người dân. Ranh giới của sự chịu đựng này là ở đâu, điều đó không thể nhìn thấy trước được. Vì vậy mà Việt Cộng cần phải dùng đến những biện pháp đàn áp và khủng bố để khống chế dân chúng không cho người dân nổi dậy chống họ, ép buộc cung cấp lương thực và bảo đảm cho mình một chỗ dựa nhất định mà nếu mất nó thì coi như sẽ thua cuộc chiến. Và khi mọi sự đe dọa, cảnh cáo vẫn không mang lại kết quả, Việt Cộng cũng không ngần ngừ khi phải giết người: trong thời gian từ 1957 cho tới 1972 có khoảng chừng 37.000 người bị giết chết và 58.000 người bị bắt cóc dẫn đi mất – đó là còn chưa tính tới một con số lớn những nạn nhân còn chưa biết tới[iv]. Ở Huế năm 1968, có chừng 3000 người có tên trên danh sách đã bị thảm sát và độ chừng 3000 người nữa bị bắt đi mất[v].
Các trại tỵ nạn và các ngôi làng thân với chính phủ bị Việt Cộng thường xuyên pháo kích để trừng phạt hoặc để chứng tỏ rằng người Mỹ và quân đội VNCH không có khả năng che chở cho họ. Được biết tới nhiều nhất là vụ bắn hỏa tiển vào ngay trung tâm Sài Gòn ngày 1 tháng 11 năm 1966, trong lúc hàng ngàn người dân thường và quân đội Đồng Minh đang chuẩn bị đón mừng Quốc Khánh.
Khủng bố cũng là một phương pháp nhằm để giành dân, giành đất, giành một ngôi làng. Việt Cộng giết chết nhân viên của chính phủ Sài Gòn, giết chết trưởng làng và thầy giáo – là những người có tiếng nói và thường được người dân làng tin theo – nhằm tiêu diệt quyền lực của chính phủ và rồi thay thế những người đó bằng người của mình. Tính cho tới năm 1968, Việt Cộng đã giết chết 13.000 người già nhất  làng và nhân viên nhà nước trong 15.000 ngôi làng, họ hành quyết thầy giáo nhiều tới mức trong khoảng thời gian từ 1959 tới 1961 chính phủ đã phải đóng cửa tổng cộng là 636 trường học[vi]. Trong một thống kê khác, từ 1958 cho tới mười tháng đầu của năm 1966, Việt Cộng đã ám sát 11.200 người dân thường và bắt cóc mang đi 39.750 người khác[vii]. Họ cũng không ngần ngừ khi tiến hành một cuộc thảm sát để răn đe. Ví dụ như cuộc thảm sát người Thượng ở Đắc Sơn (Bình Phước) ngày 5-12-1967[viii]. Đắk Sơn là một làng với chừng 2000 người Thượng do chánh phủ kiểm soát ở tỉnh Phước Long. Khi có chừng 800 người Thượng từ những ngôi làng bị Việt Cộng chiếm chạy trốn về Đắk Sơn, du kích đã quyết định lấy Đắk Sơn để làm gương đe dọa nhằm ngăn chận những đợt chạy trốn khác ra khỏi các vùng đất do Việt Cộng kiểm soát. Ngày 5 tháng 12 năm 1967, dưới sự che chở của đêm tối, một nhóm quân du kích Việt Cộng và quân đội Bắc Việt đã thâm nhập vào làng Đắk Sơn đốt phá và bắn giết nhiều người. Kể cả khi chạy trốn vào trong hang động, họ cũng đã bị đốt cháy hay chết ngạt bằng súng phun lửa. Người ta tìm thấy hơn 200 xác chết sau đó, phần lớn là thân thể của phụ nữ và trẻ em. Nhiều người mất tích, được cho rằng đã bị bắt cóc mang đi mất.
Tất cả những vụ khủng bố này không phải là bộc phát, những mục tiêu của nó không phải là ngẫu nhiên mà đều được chọn lựa và chuẩn bị trước một cách kỹ lưỡng. Ví dụ như trong vụ khủng bố nhà hàng Mỹ Cảnh khiến cho 42 người chết và hơn 80 người bị thương, “Phi Long đã phải điều nghiên kỹ địa hình và thói quen đi lại, chơi bời, ăn uống của địch”[ix]
Và nó cũng không phải mới bắt đầu trong cuộc chiến này, trong những năm này mà khủng bố đã có từ trong cuộc chiến tranh chống người Pháp:
“Trong khi đó, ở thị trấn và thành phố, người Pháp cố gắng chống lại các cuộc tấn công khủng bố – bom ném vào các quán cà phê đông đúc, súng bắn các quan chức. Những sự cố như vậy là một phần của sự bình thường mới: Tại một buổi tiếp tân của thị trưởng tại Hải Phòng, khách khứa đã bị giật mình bởi một vụ nổ súng ở gần đó, nhưng cocktail và trò chuyện lại tiếp diễn khi biết rằng một người của Việt Minh đã bị bắn chết sau khi ném lựu đạn một đồn cảnh sát. Trong một cuộc tấn công thành công bất thường và tàn nhẫn, du kích tấn công vào một bữa tiệc tối được tổ chức tại một nhà người Pháp ở Vũng Tàu, gần cửa sông Sài Gòn. Với lựu đạn và súng Sten cũ của Anh, họ đã giết chết tám sĩ quan, hai phụ nữ, sáu đứa con và bốn người hầu Việt.”[x]
Ngay từ ngày ấy đã có những vụ xử tử các trưởng làng không tuân theo “cách mạng”:
“Việt Minh xử tử các trưởng làng không tuân theo ý muốn của họ, thường bằng cách chôn cất sống trước mặt những người nông dân, sau khi bị họ tra tấn theo kiểu thời trung cổ. Khi Việt Minh giết chết một người lính Việt bị bắt phục vụ cho Pháp, một du kích đã mượn một cái kìm từ một ngôi nhà gần đó, và hắn đã lấy đi phần vàng của người đàn ông đó. Một nhân chứng trẻ em viết: ‘Em đã thấy nhiều xác chết bị chặt đầu, bị chặt ra làm nhiều khúc, bị mổ ruột, thậm chí bị lột da đầu, nhưng chẳng có gì ghê tởm hơn là nhìn thấy tên du kích đang cầm hai cái răng vàng, mặt hắn rạng rỡ.'”[xi]
Khủng bố bao giờ cũng cần những hiệu ứng gây khủng khiếp để đạt tới những ý định của nó. Những cuộc tập kích nhỏ bé không đủ sức lay chuyển tâm lý và tinh thần chiến đấu của địch quân. Lính Mỹ cần phải nhận rõ được thông điệp rằng họ không thể nghĩ đến khả năng bị bắt làm tù binh, mà họ phải đối diện với một kẻ thù không bắt sống ai làm tù binh cả. Cả điều này cũng đã được Việt Minh tiến hành trong những năm 50.  Peter Scholl-Latour trong quyển “Cái chết trên ruộng lúa” đã thuật lại việc nhìn thấy các xác chết không toàn thây của ba công binh Pháp bị Việt Minh thả trôi sông ở Hải Phòng năm 1946[xii]. Những người Mỹ bị tách rời khỏi đơn vị trong lúc bị phục kích đều bị tra tấn và chặt chân tay. Để dọa nạt, khủng bố tinh thần những người lính khác, thân thể họ được mang ra trưng bày ra ở một nơi dễ nhìn thấy – bị lột da, mổ bụng, bị chặt tay, chặt chân, bộ phận sinh dục bị cắt mất. Báo cáo về những vụ việc này trong thập niên 1960 nhiều cho tới mức không thể gọi đó là những hành động riêng lẻ[xiii]. Người cộng sản không bắt tù binh Mỹ, ngoại trừ phi công. Thậm chí khi quay trở lại vào đêm hôm sau để lấy xác đồng đội, họ bắn chết tất cả những thương binh Mỹ còn nằm lại đó. Những việc này đã được tường thuật trong nhiều hồi ký, ví dụ như trong “We were soldiers once… and young” của Harold G. Moore và Joseph L. Galloway.
Tất cả những điều đó cho thấy khủng bố là một chiến lược của người cộng sản. Khủng bố để đe dọa tinh thần, gây sợ hãi nhằm thống trị số đông, để giành dân, giành đất, giành ảnh hưởng, cố gắng làm mất tinh thần chiến đấu đối phương càng nhiều càng tốt. Chiến tranh nào cũng xảy ra tội phạm chiến tranh, không chỉ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nhưng đó là những hành động riêng lẻ của một vài người, một vài đơn vị trong những tình huống ngoại lệ. Chiến tranh du kích thì ngược lại, lấy sự khủng bố làm một chiến lược để bù đắp lại cho thế yếu của mình. Cuộc chiến tranh Việt Nam ở đây không phải là ngoại lệ.

Phan Ba

Tham Khảo:

[i]Wagner, Klaus: Vietnam in jenen Tagen …, R. G. Fischer Verlag, Frankfurt, 1992, trang 158 – 160.
[ii]Nonnemann, Heimfried–Christoph: Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến, Phan Ba dịch, CreateSpace Independent Publishing Platform, 2014, https://phanba.wordpress.com/chung-toi-khong-hoi/
[iii]Báo LIFE, số tháng 1 năm 1952
[iv]Greiner, Bernd: Krieg ohne Fronten – Die USA in Vietnam, Verlag des Hamburger Instituts für Sozialforschung, Hamburg, 2013, trang 47.
[v]Greiner, Bernd: Krieg ohne Fronten – Die USA in Vietnam, Verlag des Hamburger Instituts für Sozialforschung, Hamburg, 2013, trang 48.
[vii]Trích dẫn theo James S. Robbins, This time we win – Revisiting the Tet offensive, 2012, trang 146.
[ix]Huỳnh Phi Long và trận đánh nhà hàng Mỹ Cảnh: https://phanba.wordpress.com/2017/06/25/huynh-phi-long-va-tran-danh-nha-hang-my-canh/
[x]Max Hastings: Vietnam – An epic tragedy, 1945-1975, HarperCollins Publishers, New York, 2018, trang 22
[xi]Max Hastings: Vietnam – An epic tragedy, 1945-1975, HarperCollins Publishers, New York, 2018, trang 23
[xii]Peter Scholl-Latour: Der Tod im Reisfeld, Deutsche Verlags-Anstalt, Stuttgart, 1979, trang 43. Bản dịch của Phan Ba: https://phanba.wordpress.com/cai-chet-tren-ruong-lua
[xiii]Greiner, Bernd: Krieg ohne Fronten – Die USA in Vietnam, Verlag des Hamburger Instituts für Sozialforschung, Hamburg, 2013, trang 51.

Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: David Hoang 

LISA PHẠM 651 | Khai Dân Trí Mới Nhất Ngày 14 |12 |2018 | Cấp báo | Tin ...

Monday, 10 December 2018

LISA PHẠM Khai Dân Trí Số 647 Ngày 10/12/2018

LISA PHẠM Khai Dân Trí Số 647 Ngày 10/12/2018

TC yêu cầu phóng thích Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu).


Bắt đầu thư đã chuyển tiếp:


Chủ đề:  TC yêu cầu phóng thích Meng Wanzhou.




                        TC yêu cầu phóng thích Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu).








        TC đang yêu cầu phóng thích Giám đốc Tài chính của Công ty Viễn thông khổng lồ của Huawei TC, đã bị giam giữ tại Canada.

        Meng Wanzhou, con gái của người Sáng lập Công ty, có thể phải đối mặt với việc bị dẫn độ sang Hoa Kỳ.

        Mụ này bị bắt tại Vancouver vào ngày 1 tháng 12, nhưng theo yêu cầu của y thị: Tin tức không được công khai nghen ! 

        Các cáo buộc vẫn chưa được biết, nhưng Mỹ đã thăm dò Huawei về việc có thể vi phạm các biện pháp trừng phạt chống lại Iran.

        TC nói rằng: Việc giam giữ mụ có thể là một sự lạm dụng quyền lực ! (sic !).

        Họ Meng đã tìm cách ngăn chặn loan tin các chi tiết về vụ bắt giữ, đã được tòa án cấp.

        Huawei nói rằng: “Không nhận thấy bất kỳ hành vi sai trái nào của họ Meng” !..


        Huawei là một trong những nhà Cung cấp Thiết bị và Dịch vụ Viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây Apple đã trở thành nhà Sản xuất Smartphone lớn thứ hai sau Samsung.

        Cổ phiếu châu Âu đạt mức thấp nhất trong hai năm, và các chỉ số trên toàn châu Á rớt mạnh sau vụ bắt giữ này, các nhà Phân tích cho biết: Đã hồi sinh những lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và TC.


        Một Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC nói với các Phóng viên: "Việc giam giữ mà không đưa ra bất kỳ lý do nào, là vi phạm nhân quyền của cá nhân !.” (sic !).

        "Chúng tôi đã long trọng đưa lời phản kháng cho Canada và Mỹ, yêu cầu cả hai bên ngay lập tức làm rõ lý do tạm giam, và ngay lập tức thả người bị giam để bảo vệ quyền hợp pháp của người đó !."

        CS Bắc Kinh thường bị chính quyền cáo buộc bởi các nhóm quyền lợi lạm dụng, bao gồm cả những vụ bắt giữ không giải thích được.


        Tuy nhiên, lo ngại việc bắt giữ sẽ ảnh hưởng đến thỏa thuận đình chỉ thuế quan trong vòng 90 ngày giữa hai quốc gia, tại G20 vẫn chưa được thực hiện. TC công bố trong một cuộc họp báo thường xuyên vào thứ Năm rằng: Sẽ " lập tức" thực hiện các biện pháp đã thoả thuận.

        Điều đó trùng hợp với những tiến trình hạn chế việc sử dụng Công nghệ Huawei ở các nước phương Tây. Mỹ, Úc, và New Zealand, đã chặn việc sử dụng thiết bị của Công ty TC, trong cơ sở hạ tầng cho các mạng di động 5G nhanh hơn.

        Bộ Tư pháp của Canada cho biết: Một phiên điều trần tại ngoại cho họ Meng đã được quyết định vào thứ Sáu.

        Theo Karishma Vaswani, Phóng viên Kinh doanh của BBC Châu Á:

        Thật khó để đánh giá quá cao tính biểu tượng, và tầm quan trọng của sự kiện này. Huawei là viên ngọc quý của Công nghệ TC, mà họ Meng là Công chúa đấy !.

        Mặc dù không rõ ràng những gì các điều khoản nào kết tội mụ ấy, nhưng có thể hiểu đây không chỉ đơn giản là một trường hợp về việc bắt giữ một người phụ nữ, hoặc chỉ một Công ty mà thôi !.

        Vụ bắt giữ này có thể làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và TC, có thể là một trong những thời điểm nóng bỏng nhất giữa hai nước, trong lịch sử lâu dài và xung khắc của họ.

        Mọi thứ đã diễn ra một cách đầy kịch tính với tình trạng tồi tệ hơn.


                       





                                                                                                                                    Đằng sau là gì ?


        Phương tiện Truyền thông Mỹ đã báo cáo rằng: Huawei đang bị điều tra, vì có khả năng vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

        Một Báo cáo trên tờ New York Times cho biết: Các Bộ Thương mại và Ngân khố của Mỹ đã ra trát đòi Công ty về nghi ngờ vi phạm các lệnh trừng phạt chống lại cả Iran, và CS Bắc Triều Tiên.

        Các nhà Lập pháp Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Công ty là mối đe dọa cho An ninh Quốc gia của Mỹ, cho rằng: Công nghệ của họ có thể được sử dụng để làm Gián điệp bởi chính phủ TC.

        Trong khi đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cho biết hôm thứ Năm rằng: Ông đã biết trước về vụ bắt giữ họ Meng.

        Ông nói với Đài phát thanh công cộng quốc gia (NPR) rằng: Ông không biết Tổng thống Donald Trump có biết hay không ?.

        Trong một tuyên bố, Huawei cho biết họ đã tuân thủ “Tất cả các Luật và Quy định hiện hành , bao gồm các Luật và Quy định về kiểm soát xuất cảng của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, và Liên hiệp Âu châu (EU) luôn mà !."

        Việc bắt giữ là một chủ đề sôi nổi hàng đầu trên Truyền thông xã hội TC. Nhiều người chỉ trích Mỹ và Canada về điều mà họ gọi là chiến thuật "hạ cấp" và "bắt nạt” !.





            Tại sao Huawei là mối lo ngại đối với phương Tây ?





        Một số chính phủ phương Tây lo ngại CS Bắc Kinh sẽ có quyền truy cập vào mạng Di động thế hệ thứ 5 (5G), và các mạng Truyền thông khác thông qua Huawei, và mở rộng khả năng Gián điệp, mặc dù Hãng khẳng định không có sự kiểm soát của chính phủ đâu na !.

        Mỹ đã đưa một số vụ kiện pháp lý chống lại các Công ty Công nghệ TC, với những cáo buộc như trộm cắp An ninh mạng, và vi phạm lệnh trừng phạt Iran.

        TT Trump đã phản đối quyết liệt phản đối Thỏa thuận nguyên tử năm 2015. Hồi tháng trước, Tổng thống đã khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, đã bị loại bỏ theo Thỏa thuận nói trên.
_________________________

        Thay vì Huawein tiếp tục tha hồ tung hoành cùng với Tổng Công ty Ngân hàng Hongkong -Thượng Hải, vì lệnh trừng phạt Iran được Obama gỡ bỏ. Nếu có tốn kém chăng chỉ là nộp tiền mãi lộ, lại quả ở đâu đó. Nhưng sau khi Hiệp ước bậy bạ bị gỡ bỏ thì Công ty Tàu Cộng dĩ nhiên phải luồn lách, khó khăn hơn, trong mưu đồ bá chủ của TC. Chính nhờ thế mà nay mọi thứ càng ngày càng lộ diện. Âm mưu đang bị chính quyền Hoa Kỳ chặn đứng, trước khi Hoa Kỳ bị bán đứng để thực thi Chủ nghĩa Toàn cầu. Như bình dân Hoa Kỳ đã thấy: Sau đoàn caravan còn có gì nữa. Chắc chắn chuyện sẽ không dừng ở đó đâu, và con đường ấy dang dở, trong khi TT Trump  muốn giành lại. Sự giằng co sẽ còn tiếp tục nữa cho mà xem !!! ...   


        VĨNH TƯỜNG.

                                                                                                                        Hết.


__._,_.___

Posted by: van tran 

Thursday, 6 December 2018

BẠN KHÔNG PHẢI LÀ CON KIẾN


Một mặt trận hai kẻ thù

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.

BẠN KHÔNG PHẢI LÀ CON KIẾN


BẠN KHÔNG PHẢI LÀ CON KIẾN

Tại Việt Nam CS, một hiện tượng xã hội nổi bật, ngày càng phổ biến và đặc thù hơn các xã hội khác: lạy các viên chức CS.
Theo phong tục đông phương, ngoài các lễ nghi tôn giáo, lạy là cách thể hiện lòng tri ơn các bậc tiên hiền, ông bà, cha mẹ, thầy cô hay bày tỏ sự kính trọng cao nhất dành cho người quá cố.  Tại Nhật, có việc lạy người sống nhưng chỉ để bày tỏ sự thành khẩn hối lỗi vì một trọng tội vượt qua những đền bù vật chất. 
Dưới chế độ CSVN thì khác. Lạy tại Việt Nam ngày nay không phải để tri ơn, hối lỗi, đền bù mà là một biểu hiện của tinh thần nô lệ, khuất phục tuyệt đối giới cầm quyền. 
Phim ảnh cảnh người dân buôn gánh bán bưng thắp hương lạy công an đầy các trang mạng. 
Không chỉ trong lãnh vực giao thông, an ninh trật tự mà cả trong ngành giáo dục, các thầy cô cũng lạy như trường hợp các cô giáo dạy trẻ Mầm non Tuổi Thơ, huyện Thanh Chương, Nghệ An, quỳ lạy các cơ quan giáo dục xin thay đổi quyết định. 
Gác qua bên chuyện ai đúng ai sai, câu hỏi là tại sao người dân phải lạy giới quan quyền CS? Ai đã chỉ, đã dạy họ cách biểu hiện vô cùng nhục nhã đó?

Câu trả lời là chính chất độc tuyên truyền CS theo thời gian thấm dần vào ý thức và biến con người thành nô lệ, vong thân, biến tính.
Câu danh ngôn trong hình bên cạnh viết: “Bạn không phải sinh ra để làm nô lệ cho nhà nước. Bạn không phải sinh ra để chết trong những cuộc chiến vô nghĩa của nhà nước. Bạn không phải sinh ra để tư cách đạo đức của bạn bị quy định bởi nhà nước. Bạn không phải sinh ra để sống trong nền kinh tế nô lệ của nhà nước. Bạn không phải sinh ra để làm một con kiến bước đều theo lịnh của nhà nước. Bạn sinh ra để sống tự do.”

Bầy kiến ở Việt Nam sinh ra để làm thân nô lệ, cúi đầu lạy lục, xin xỏ nhà nước. 

Bầy kiến ở Việt Nam sinh ra để phải chết trong những cuộc chiến vô nghĩa như trường hợp cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” trước đây. 

Bầy kiến ở Việt Nam sinh ra đã bị đảng CS uốn nắn làm cho những tâm hồn Việt Nam nặng tình nghĩa đồng bào thành những con người vô cảm, đầu độc nhau và dửng dưng trước những khổ đau của người khác. 

Bầy kiến ở Việt Nam sinh ra để sống trong một chế độ nô lệ kinh tế nơi đó mọi phương tiện vật chất đều do đảng CS kiểm soát và ban phát. 

Bầy kiến ở Việt Nam sinh ra để bước đều theo lịnh của đảng CS.  

Không. Bạn là con người sinh ra để sống tự do như nhiều tỉ người khác trên thế giới. 
Bạn không phải là con kiến. 

Trần Trung Đạo





__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List