Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng
Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com
===============
>
lisa pham mới nhất
===============
>
lisa pham mới nhất
Tuesday, 31 December 2019
Monday, 30 December 2019
Sunday, 29 December 2019
Saturday, 28 December 2019
Friday, 27 December 2019
Thursday, 26 December 2019
Wednesday, 25 December 2019
Tuesday, 24 December 2019
Monday, 23 December 2019
Sunday, 22 December 2019
Saturday, 21 December 2019
Friday, 20 December 2019
Thursday, 19 December 2019
Wednesday, 18 December 2019
Tuesday, 17 December 2019
Monday, 16 December 2019
Sunday, 15 December 2019
Saturday, 14 December 2019
Friday, 13 December 2019
Thursday, 12 December 2019
Wednesday, 11 December 2019
XIN ĐỪNG BẮN SAU LƯNG
On Sunday, December 8,
2019, 09:56:41 PM PST, Batkhuat nguyen <> wrote:
Một
mặt trận hai kẻ thù
Giặc
cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.
XIN ĐỪNG BẮN SAU LƯNG
Chiếc cầu dùng để nối
hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần
được nối.
Trong thơ và nhạc,
chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò
hẹn của hai người.
Nhà thơ Hoài Khanh
viết một bài thơ trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975
ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi
lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc
sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc
cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”
Khác với trong thơ và
nhạc, phong trào dân chủ
Việt Nam nhiều năm nay đang bước trên chiếc cầu có cái tên thật buồn và thật
dài: cầu hoài nghi.
Đối với một số anh chị
em từng chịu đựng lao tù, đày ải nhiều năm trong nước và khi ra nước ngoài họ
bước trên chiếc cầu hoài nghi mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: xa cách và xa
lạ. Người cựu tù không chỉ xa cách quê hương, thân thuộc mà khi vừa đặt chân
lên xứ người họ còn cảm thấy xa lạ với cả những người yêu mến mình trước đó
không lâu.
Người đấu tranh đang
sống trong nước cũng vậy. Họ không chỉ đấu tranh chống độc tài đảng trị bằng
khả năng giới hạn và điều kiện chật hẹp của mình mà còn phải sống, phải thở
không khí hoài nghi chung quanh những người cùng chiến tuyến. Viết với một văn
phong nhẹ nhàng họ sẽ bị kết án “thỏa hiệp” hay “đội lốt dân chủ” và viết với
một văn phong quyết liệt họ sẽ bị kết án “viết thế mà không bị tù mới thật đáng
nghi ngờ.”
Chiếc cầu hoài nghi từ
đâu mà có?
Muốn biết chuyện CSVN,
chắc phải đọc chuyện CSTQ trước.
Xây
cầu hoài nghi là một
trong những nhiệm vụ chính của bộ máy tuyên truyền CS vốn đã có từ thời
Lenin.
Các lãnh đạo Trung
Cộng từ Mao đến Tập đã từng bước hiện đại hóa việc xây cầu phù hợp với các tiến
bộ kỹ thuật. Tập Cận Bình, gốc là một cán bộ tuyên truyền, chi một ngân
sách lớn để lèo lái cộng đồng Hoa Kiều qua trung gian của đội quân dư luận viên
có mặt tại Mỹ.
Như người viết đã phân
tích trong bài “Đảng 50 Xu tại Trung Cộng”, hai trong số các nhiệm vụ chính của
một dư luận viên Trung Cộng không phải tranh luận hơn thua mà (1) hướng dẫn dư
luận phù hợp với chủ trương của đảng vào đúng thời điểm và (2) đáp ứng nhanh về
một tin đồn để lèo lái nhận thức của người đọc, người nghe vào ý định của đảng
trước khi người đọc hay người nghe có quan điểm riêng.
Theo tiến trình hình
thành của cộng đồng người Hoa tại Mỹ, sau 1949 các cộng đồng người Mỹ gốc Hoa
đều ủng hộ chính phủ Đài Loan. Tuy nhiên, dần dần bị đồng tiền mua chuộc và
tuyên truyền lôi kéo, họ dần dần chuyển hướng sang ủng hộ Trung Cộng.
Về vật chất, trong một
phóng sự điều tra của Bethany Allen-Ebrahimian đăng trên Foreign Affairs ngày 7
tháng 3, 2018, các sinh viên Trung Quốc tham dự các buổi đón tiếp Tập Cận Bình
trong chuyến viếng thăm Mỹ của ông ta năm 2015 được trả tiền.
Về lý luận, các tòa
đại sứ Trung Cộng tại Mỹ theo dõi chặt chẽ sinh viên gốc Hoa cũng như người Mỹ
gốc Hoa không chỉ trong sinh hoạt đời sống mà cả nhận thức chính trị qua các dư
luận viên làm việc dưới nhiều dạng tại Mỹ.
CSVN thì sao?
Dù quan hệ về mặt nhà
nước và bang giao quốc tế giữa CSVN và CSTQ có khi ấm khi lạnh nhưng về mặt đảng thì không.
Dưới đây là nguyên văn
báo cáo của Đoàn Hưng, thành viên thuộc phái đoàn Ban Tuyên Giáo Trung Ương
CSVN sau chuyến viếng thăm và làm việc với Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc ngày 17 tháng 12, 2018 và được đăng trên tạp chí Tuyên
Giáo:
“Tại các cuộc trao đổi
và làm việc, hai bên đã chia sẻ nhận thức chung, trao đổi kinh nghiệm trong
công tác nghiên cứu lý luận, học tập nghị quyết, công tác quản lý Đảng; tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng, ý thức hệ của Đảng; phòng chống diễn biến hòa
bình, cách mạng màu; kinh nghiệm thống nhất định hướng công tác báo chí truyền
thông, phát triển các loại hình báo chí truyền thông mới, tăng cường tuyên
truyền, thông tin, dư luận tích cực trên Internet, mạng xã hội..”
Hai cái miệng CSVN và
CSTQ có lúc chửi nhau nhưng mạch máu đảng (quản lý), trái tim đảng (tổ chức),
bộ não đảng (tư tưởng) vẫn giống nhau như những năm đầu thập niên 1930 khi
Mao còn ở Diên An và đảng CSVN vừa thành lập.
Chưa có tài liệu chính
thức nào về việc CSVN vận dụng người Việt hải ngoại, trả lương cho họ bằng cách
nào hay số lượng dư luận viên của đảng đang hoạt động tại hải ngoại đông bao
nhiêu. Tuy nhiên, chính sách tuyên truyền của CSVN vốn là cái khuôn thu nhỏ của
bộ máy tuyên truyền Trung Cộng nên chắc chắn cách tổ chức không khác gì nhiều.
Nhưng không phải ai
tung tin tiêu cực cũng là dư luận viên của đảng. Bịnh hoài nghi là bịnh của con
người. Y học có một ngành riêng cho bịnh hoài nghi gọi là Obsessive-compulsive
disorder (OCD).
Đừng nghĩ mình không
bị bịnh. Người Việt ra đi hay ở lại đều vẫn còn mang trên lưng cả cuộc chiến
với bao đau thương và ngộ nhận nên bịnh hoài nghi là một căn bịnh rất phổ biến
của người Việt thời hậu chiến.
Bộ máy tuyên truyền CS
chỉ xát muối vào vết thương tình cảm, đào sâu tính nghi kỵ sẵn có trong bịnh
nhân. Căn bịnh hiểm nghèo sẽ trầm trọng thêm và nhanh chóng lây sang người
khác, lây sang thế hệ khác.
Rất khó chữa trị tận
gốc căn bịnh hoài nghi. Ngay cả chữa được thì thời gian chữa hết còn tùy thuộc
vào trình độ văn hóa và nhận thức chính trị của mỗi bịnh nhân.
Tuy nhiên, trong giới
hạn của phong trào dân chủ, có hai cách chung, đơn giản và căn bản mà ai cũng
có thể làm được là (1) đừng vội tin vào các tin đồn (2) mà hãy tự tìm hiểu, học
hỏi, phân tích, so sánh giữa các nguồn tin để từ đó rút ra một quan điểm độc
lập cho mình.
Dù bao nhiêu điều tiêu
cực đang diễn ra và trong cơn bão độc tài áp bức kéo dài mấy chục năm qua,
những ngọn lau vẫn cố vươn mình lên.
Năm 2019 là một trong
những năm phong trào dân chủ Việt Nam bị đàn áp khốc liệt nhất.
Theo bản tin của trang
mạng “Người Bảo vệ Nhân quyền” (vietnamhumanrightsdefenders.net) chỉ “tuần thứ
48 từ ngày 25/11 đến 01/12/2019, Việt Nam kết án 9 người hoạt động với tổng mức
án 48 năm tù”. Hiện nay có ít nhất 240 người bị kết án nặng nề và một số khác
chưa có thông tin.
CSVN tàn bạo hơn bao
giờ hết nhưng không phải vì thế mà cuộc đấu tranh dừng lại. Nhiều khuôn
mặt trẻ bằng nhiều cách, đang cố đánh thức thế hệ họ, đồng bào họ đang chìm
trong cơn mê dài. Những bản án dài hạn không
làm họ chồn chân. Bởi vì, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của dân
tộc và không
có bản án nào dài
hơn sự chịu đựng của trên 90 triệu người dân suốt 44 năm qua.
Khát vọng tự do là
khát vọng của con người.
Thật vậy. Một số lớn
trong bốn triệu người dân Miến Điện tham gia cuộc biểu tình chống chế độ
độc tài Ne Win ngày 8 tháng 8, 1988 chắc không biết và dù có biết cũng không
quan tâm ông tổng thống Mỹ là ai, tên gì và thuộc đảng nào. Những ngày đầu đẫm
máu chưa có sự tham gia của bà Aung San Suu Kyi khoảng mười ngàn người biểu
tình bị giết. Nhưng họ không chết trong cô đơn. Họ chết vì dân tộc Miến
Điện và vì tương lai của Miến Điện. Họ chết để những cành Padauk vàng, quốc hoa
của Miến, mãi mãi đẹp tươi trong mỗi độ xuân về.
Những người Việt bị
bắt hay bị kết án trong hai tháng cuối năm 2019 này cũng thế.
Những Phạm Chí Dũng,
Phạm Văn Điệp, Nguyễn Chí Vững, Trần Thanh Giang, hai anh em ruột Huỳnh Minh
Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga, Đoàn Viết Hoan, Võ Thường Trung, Ngô Xuân Thành,
Nguyễn Đình Khuê hẳn không quá quan tâm đến những gì đang xảy ra trên thế giới.
Họ là người Việt Nam và lo cho thân phận Việt Nam.
Ngoài Phạm Chí Dũng,
có lẽ không bao nhiêu người Việt biết nhiều về chín người còn lại.
Vì thế, nếu không tiếp
tay, không yểm trợ được những người bị bắt, bị tù thì cũng không nên vô tình
phụ với bộ máy tuyên truyền của đảng CS để đánh gục những người tranh đấu khi
họ vừa quỵ xuống.
Một ngọn lửa, một cục
than, một bó củi nhỏ đều cần thiết. Cách mạng dân chủ cho Việt Nam chỉ diễn ra
ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế của Việt Nam chứ không diễn ra ở một nơi nào khác bên
ngoài Việt Nam.
Khi trả lời một câu
hỏi trong buổi giới thiệu Chính Luận ở Nam California đầu năm 2015, người viết
có thưa:
“Cách mạng Việt Nam
chỉ xảy ra tại Việt Nam chứ không phải xảy ra tại Little Sài Gòn này. Và nếu
chúng ta làm được những gì để tạo chất xúc tác cho cuộc cách mạng dân chủ xảy
ra tại Sài Gòn hãy cố gắng hết sức mà làm. Còn những người đang đấu tranh chống
lại đảng CS là ai, chắc chúng ta không biết. Bây giờ nếu hỏi một anh đang đấu
tranh trong nước, anh ta là ai, cha mẹ anh ta là ai, lý lịch của anh ta như thế
nào, cuộc đời của anh ta ra sao, và nếu chúng ta cứ ngồi đó mà hỏi thì dòng
nước vẫn trôi và đảng CS sẽ tiếp tục cai trị. Cách
duy nhất chúng ta có thể làm được là yểm trợ cho các phong trào có khả năng
bào mòn chế độ CS, có khả năng đập đổ chế độ CS. Họ thật hay giả, lịch sử sẽ
trả lời. Không
ai thoát khỏi ánh sáng mặt trời. Hành trình cứu nước là một hành trình hết sức gian nan thử
thách, và thử thách đầu tiên là thử thách nơi bản thân mình. Ngày nào chúng ta không tin
tưởng nơi bản thân mình ngày đó khó có thể tin tưởng nơi người khác.”
Viên
đạn của kẻ thù bắn ngay trước ngực không đau bằng viên đạn của đồng bào bắn
từ phía sau lưng. Xin
đừng bắn sau lưng.
Trần Trung Đạo
__._,_.___
Tuesday, 10 December 2019
Monday, 9 December 2019
Sunday, 8 December 2019
Saturday, 7 December 2019
Friday, 6 December 2019
DƯ LUẬN VIÊN
DƯ LUẬN VIÊN
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
1. Đàn áp người dân yêu nước biểu tình lên án Tàu Cộng
xâm lược cướp biển cướp đảo của ta, chống phá người dân làm lễ tưởng niệm những
anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu Cộng xâm lược,
nhà nước cộng sản Việt Nam còn tập hợp những người trẻ tuổi ngộ độc ảo thuyết cộng
sản, trang bị cho họ chiếc áo đỏ lòm màu máu và lá cờ lênh láng màu máu, đẩy họ
ra đối mặt với người dân, gây sự, xung đột với tình cảm yêu nước thương nòi
thiêng liêng của người dân, biến họ thành những kẻ vô loài hung hăng điên cuồng
khiêu khích, ngăn cản, chống phá cuộc biểu tình, lễ tưởng niệm của lòng yêu nước,
chống phá chính giống nòi của họ, bôi bẩn lên trang sử vàng oanh liệt của cha
ông mà họ vừa học ở nhà trường.
Nhà nước cộng sản Việt Nam đã nướng nhiều thế hệ trẻ
Việt Nam trên ngọn lửa chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, nay lại biến nhiều người
trẻ thành những kẻ lạc loài, những đứa con hoang của giống nòi Việt Nam. Biên
chế những kẻ lạc loài đó trong tổ chức có tên là Dư Luận Viên, những người cộng
sản cầm quyền đã rút ruột tiền thuế nghèo của dân trợ cấp cho những hoạt động
gây rối của đám dư luận viên khá đông đúc và hôn mê sâu học thuyết máu đấu
tranh giai cấp.
Đội ngũ dư luận viên hôn mê học thuyết máu đấu tranh
giai cấp như những kẻ ngáo đá điên cuồng chống phá cuộc xuống đường, chống phá
lễ tưởng niệm của lòng yêu nước thì mọi người đều dễ dàng nhận ra và nhiều người
còn biết rõ mặt, rõ tên những dư luận viên đầu trò. Những Trần Nhật Quang,
Hoàng Nhật Lệ, Đỗ Anh Minh . . . , toàn những cái tên đẹp như ánh sáng và những
gương mặt trẻ ngời ngời như tia nắng ban mai mà tâm hồn bị đầu độc, bị bưng bít
trở nên tối tăm như đêm dài nô lệ.
Nhưng còn có những dư luận viên không xuất trận bầy
đàn, không hung hăng, không xuất hiện ở quảng trường, đường phố, không mang áo
máu, cờ máu thì không phải ai cũng nhận ra.
2. Chức bự, quyền to nhưng não bé, nghĩ cạn, lại muốn
phô trương quyền uy với thiên hạ, ông cục trưởng cục nghệ thuật biểu diễn của bộ
lớn mang tên Văn hóa liền ban lệnh cấm năm nhạc phẩm ra đời ở miền Nam trước
năm 1975 đã được người tiền nhiệm của ông cho phép sử dụng rộng rãi trong đời sống
xã hội.
Bài hát là sản phẩm của tâm hồn, tình cảm, là sáng tạo
nghệ thuật. Sức sống, sức lan tỏa của tác phẩm nghệ thuật chỉ phụ thuộc vào chất
lượng nghệ thuật của nó và sự cảm thụ, đồng cảm của công chúng. Câu ca dao về
con cò, con vạc, bài dân ca bèo dạt mây trôi chẳng cần quyền uy nào cho phép,
chẳng cần quyền lực nào bảo lãnh vẫn sống bền bỉ trong hồn người Việt từ thế hệ
này sang thế hệ khác và nó sẽ tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của dân tộc Việt
Nam. Một bạo chúa, một quyền lực độc tài nào muốn giết chết câu ca dao về con
cò, con vạc trong tâm hồn người Việt Nam, muốn cấm bài dân ca về những thân phận,
những cuộc tình bèo dạt mây trôi cũng không thể giết được, không thể cấm được.
Dùng quyền lực hành chính cho phép sự tồn tại của một
bài hát đã là sự vô lối. Càng vô lối hơn khi dùng quyền lực hành chính cấm đoán
một sản phẩm của tâm hồn, tình cảm.
Sự vô lối, vô văn hóa của ông cục trưởng ở bộ mang tên
Văn hóa gây kinh ngạc và phẫn nộ cho đông đảo người dân. Cả những người không hề
biết những bài hát bị cấm giai điệu như thế nào, lời ca ra sao cũng bất bình.
Vì hát hay không hát những bài hát đó là lí tưởng thẩm mĩ của họ, là quyền của
trái tim họ, quyền của tâm hồn họ chứ không phải quyền của ông cục trưởng, ông
bộ trưởng.
Dù vô lối nhưng lệnh cấm năm bài hát của ông cục trưởng
là quyền uy của nhà nước cộng sản. Bảo vệ lệnh cấm vô lối của ông cục trưởng là
bảo vệ quyền uy nhà nước cộng sản. Cả bộ máy truyền thông nhà nước cộng sản vội
vã vào cuộc và những cái tên vẫn thường xuất hiện trên mặt báo lề đảng, những
khuôn mặt vẫn thường xuất hiện trên truyền hình nhà nước cộng sản với danh xưng
nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà lí luận phê bình âm nhạc như nhà báo Nguyễn L,
nhà thơ, nhạc sĩ, “nhà lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn T. K. lại có bài trên
báo lề đảng, lại có mặt trên truyền hình nhà nước cộng sản.
Trước đây họ xuất hiện trên mặt báo, trên màn hình
televisions, mỗi người một giọng tạo thành dàn hợp xướng tụng ca chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, tụng ca cuộc chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, tụng ca con người
mang lí tưởng cộng sản và tụng ca thành tựu rực rỡ của nền văn hóa nghệ thuật
xã hội chủ nghĩa. Nay họ đồng loạt ỉ ôi phê phán, gay gắt lên án năm bài hát vừa
bị cấm.
Không mặc áo máu, không mang cờ máu nhưng những người
như nhà báo Nguyễn L, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà “lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn
T. K. chính là những dư luận viên của nhà nước cộng sản ở lãnh địa văn hóa tư
tưởng.
3. Mấy hôm nay người dân quan tâm đến đời sống văn hóa
đất nước lại xôn xao bất bình về một sự việc do một cụ già 83 tuổi có khuôn mặt
rất lão nông gây ra. Khuôn mặt lão nông vốn xuất thân trong gia đình có người
tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp là thời
trai trẻ của khuôn mặt lão nông hôm nay. Tuổi trẻ đó được tổ chức đảng lãnh đạo
cuộc kháng chiến chín năm đưa sang nước Tàu cộng sản học tiếng Tàu, học văn hóa
Tàu.
Cùng với việc viện trợ súng đạn cho những người cộng sản
Việt Nam đánh Pháp ở Điện Biên Phủ, viện trợ cho hiện tại, nước Tàu Cộng sản
còn viện trợ cả văn hóa Tàu Cộng, cả chữ nghĩa Tàu Cộng cho con em những người
cầm súng Tàu Cộng chiến đấu chống Pháp nữa, viện trợ cả cho tương lai. Ngày nay
với học hàm phó giáo sư, với vốn liếng chữ nghĩa có được trên chặng đường ngàn
dặm xa nước đi nhận viện trợ văn hóa, cụ phó giáo sư 83 tuổi đề xuất việc “cải
tiến” chữ viết đương đại của người Việt. Làm cho chữ Việt “cải tiến” xa lạ với
chính người Việt. Làm cho thế hệ người Việt của tương lai học thứ chữ Việt “cải
tiến” phải đoạn tuyệt với chữ viết của thế hệ cha anh, đoạn tuyệt với kho tàng
văn hóa đồ sộ của của chữ Việt truyền thống để lại. Làm cho ngữ âm của thứ chữ
viết “cải tiến” đơn điệu, thô thiển và xa lạ với ngữ âm tiếng Việt vốn vô cùng
phong phú, uyển chuyển, tinh tế và có sức bao dung chấp nhận, nâng niu ngữ âm của
mọi miền đất nước. Ngữ âm của thứ chữ Việt “cải tiến” xa lạ với ngữ âm tiếng Việt
nhưng lại khá gần gũi, đồng điệu với ngữ âm tiếng Tàu!
Bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi không phải chỉ là khúc cảm
thán của con người về thiên nhiên, về cuộc đời trôi nổi vô định. Bèo Dạt Mây
Trôi là nỗi niềm, là thân phận những thảo dân vô danh nhỏ bé, mỏng manh trước
thiên tai, giặc giã, trước bạo quyền hà khắc, trước biến thiên lịch sử. Bèo Dạt
Mây Trôi tuy buồn man mác nhưng có sức sống mãnh liệt vì đó là hồn dân dã Việt
Nam. Không thể vì nỗi buồn man mác đó mà phải cải biên, cải tiến, cải tổ, cải
táng để bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi cũng có giai điệu hùng tráng như bài Quốc Tế
Ca vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian.
Chữ Việt truyền thống tồn tại mấy trăm năm đã mang hồn
vía của người Việt, là tài sản của mọi người Việt. Đó là tài sản của những nhà
khoa học ở những tháp ngà chữ nghĩa. Nhưng đó cũng là tài sản của bác xe ôm ngồi
chờ khách trong nắng bụi vỉa hè mở tờ báo ra đọc. Không thể vì chi tiết nhỏ
chưa thật toàn bích, chưa thật hoàn thiện của chữ Việt mà đè ngửa nó ra giải phẫu
thẩm mĩ, cắt bỏ chỗ nọ, thêm thắt chỗ kia, biến chữ Việt truyền thống đã mang hồn
vía người Việt thành thứ chữ Việt dao kéo, lai căng, đầu Ngô, mình Sở, vô hồn.
Chữ viết đã mang hồn của người Việt bị “cải tiến”
thành thứ chữ Việt vô hồn làm sao những người mang hồn Việt có thể thờ ơ, bình
thản im lặng. Những đợt sóng lừng của sự bất bình ào ạt dâng lên chặn đứng bàn
tay cầm dao bầu chọc tiết heo lăm le muốn giải phẫu thẩm mĩ chữ Việt, biến chữ
Việt thấm đẫm hồn Việt thành thứ chữ Việt chết khô, vô hồn.
4. Nhưng cần bình tĩnh để nhận ra người đề xuất “cải
tiến” chữ Việt có phải chỉ là một kẻ đốt đền hay là một người lính lĩnh ấn tiên
phong đi mở một mũi xung kích mới đánh vào tâm linh, hồn cốt người Việt, đánh
vào đời sống văn hóa tinh thần đất Việt, sau lần nổ phát súng thăm dò: Đưa
chương trình giáo dục chữ Tàu và văn hóa Tàu vào bậc tiểu học.
Trước sự bất bình, phẫn nộ của người dân về ý đồ giết
chết hồn Việt Nam trong chữ viết của người Việt Nam, kênh truyền hình chính thống
của nhà nước cộng sản Việt Nam liền mau mắn cho xuất trận một dư luận viên quen
thuộc có học vị tiến sĩ văn chương ra chống trả làn sóng phẫn nộ, bảo vệ người
lĩnh ấn tiên phong đi mở mũi xung kích mới đánh vào một mảng hồn Việt.
Dư luận viên quen thuộc vì dù là nữ dư luận viên mà cả
thanh và sắc đều là dấu trừ, lại đã luống tuổi, là tiến sĩ văn chương, tiến sĩ
của văn hay chữ tốt mà nói năng cũng thiếu vắng ý đẹp lời hay nhưng lại xuất hiện
khá thường xuyên trên kênh văn hóa nghệ thuật truyền hình nhà nước.
Nữ chiến binh dư luận viên này thường bắn thẳng những
loạt đạn ngôn từ chát chúa như người lính trên chốt tiền tiêu quất những loạt
AK quyết liệt. Mới cách đây chưa lâu, với giọng khàn khàn, rè rè, nữ chiến binh
dư luận viên luống tuổi này đã quất loạt đạn ngôn từ thẳng căng vào những
facebookers khi bà cay nghiệt và hồ đồ kết tội: Năm mươi phần trăm facebookers
là những kẻ vô công rồi nghề!
Vì sao bà tiến sĩ dư luận viên lại hằn học nã đạn ngôn
từ vào facebookers như vậy?
Trước đây công việc cứu trợ những thân phận hẩm hiu,
thiệt thòi đều do các tổ chức nhà nước đảm nhiệm. Dân ta vốn giàu lòng yêu nước
thương nòi. Trong những tai họa của đất nước, người dân mở lòng đổ của ra cứu
trợ rất lớn. Nhưng chiến dịch cứu trợ chỉ rầm rộ, ồn ào, thừa thãi ngôn từ về sự
đùm bọc chia sẻ trên hệ thống truyền thông nhà nước. Còn của cải vất chất của
những tấm lòng từ thiện đến với những người khổ hạnh là một ẩn số không thể nào
biết được. Đồng tiền xóa đói giảm nghèo từ ngân sách quốc gia, có sự giám sát của
cả bộ máy nhà nước còn đổ thẳng vào nhà quan tham. Đồng tiền cứu trợ của dân đi
theo con đường nhà nước làm sao thoát được những quan tham đó. Những tấm lòng
trắc ẩn trong dân đành phải trực tiếp tự đứng ra làm từ thiện.
Một tiến sĩ truyền thông hết năm này sang năm khác lặng
lẽ, bền bỉ mang quần áo, sách bút, gạo tiền đến những bản làng xơ xác trên núi
cao heo hút để những đứa trẻ quần áo tả tơi phong phanh trong gió rét, bữa cơm
hàng ngày chỉ có lỏng chỏng vài hạt ngô chưa ăn đã hết từ nay có được manh áo ấm
và có được bữa “cơm có thịt”. Tin tưởng ở những nhân cách, những con người cụ
thể, người dân đã hồ hởi giao cho một nhà báo trẻ hàng chục tỉ đồng để anh trực
tiếp mang đồng tiền thơm thảo tình người đó đến trao tận tay người dân vùng bão
lũ miền Trung.
Nhưng việc làm từ thiện cao cả, kịp thời, hiệu quả và
vô tư đó đã bị một chương trình truyền hình 60 phút của đài truyền hình nhà nước
cộng sản cật vấn, nghi ngờ, dè bỉu “làm từ thiện với động cơ gì”. Trả lời sự cật
vấn, dè bỉu xấc xược đó, facebookers đã lên tiếng. Lập tức, nữ chiến binh dư luận
viên thiện chiến, có ý chí chiến đấu cao liền được kênh truyền hình kia đưa ra
nghênh chiến và nữ chiến binh dư luận viên đã nghiến răng xả băng đạn ngôn từ
vào facebookers: hạng vô công rồi nghề!
Lần này nữ chiến binh dư luận viên lạnh lùng ngạo mạn:
Việc cải tiến chữ viết là việc của các nhà khoa học, không phải việc của đám quần
chúng không biết gì!
5. Đài truyền hình nhà nước cộng sản Việt Nam mau mắn
đưa dư luận viên gạo cội ra bênh vực người đề xuất “cải tiến” chữ Việt đã xác
nhận rằng ý đồ “cải tiến” chữ Việt nhằm làm cho chữ Việt xa lạ với người Việt,
xa lạ với cội nguồn văn hóa Việt Nam không phải chỉ là ý đồ riêng của cụ phó
giáo sư 83 tuổi.
Điểm mặt vài dư luận viên để xót xa nhận ra rằng với
nhà nước cộng sản Việt Nam, tiến sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ cũng chỉ là những
dư luận viên, công cụ tuyên truyền, công cụ đàn áp dân của nhà nước cộng sản.
Nhà nước như vậy không thể có những trí thức, những nghệ sĩ đích thực, chân
chính.
__._,_.___
Thursday, 5 December 2019
Wednesday, 4 December 2019
Tuesday, 3 December 2019
Monday, 2 December 2019
Sunday, 1 December 2019
Saturday, 30 November 2019
Friday, 29 November 2019
Thursday, 28 November 2019
Wednesday, 27 November 2019
Tuesday, 26 November 2019
Monday, 25 November 2019
Sunday, 24 November 2019
Saturday, 23 November 2019
Friday, 22 November 2019
HẠNH PHÚC NÀO BẰNG… CHỜ CHẾT!!
vietstar
media: CHUYỆN PHIẾM TRONG TUẦN...
.
.
HẠNH PHÚC NÀO BẰNG… CHỜ CHẾT!!
.
"ĐANG SỐNG YÊN LÀNH, ĐẤU TRANH LÀM CHI ?" Một số người VN nói vậy.
.
.
HẠNH PHÚC NÀO BẰNG… CHỜ CHẾT!!
.
"ĐANG SỐNG YÊN LÀNH, ĐẤU TRANH LÀM CHI ?" Một số người VN nói vậy.
Tôi ngẫm nghĩ...
Ừ heng... đấu tranh làm chi???
Ừ heng... đấu tranh làm chi???
Đang yên đang lành, có thực phẩm độc , nước bẩn vừa rẻ vừa nhanh
được ...đoàn tụ ông bà tổ tiên. "Hạnh phúc" nào hơn?
Đang yên đang lành, con cháu mình đi học "được" đóng
quá trời thứ tiền. Tụi tư bản đâu có được zậy, phải học FREE "quê
mùa" thấy bà!!! VN mình ra trường được tuyển dụng thẳng vào công ty Grab
hoặc được về quê vui thú điền viên cùng vịt, gà, bò, lợn..."Thanh
bình" nào hơn??
Đang yên đang lành, đất đai nhà cửa của mình "được" Cộng
phỉ tới cưỡng chế...rồi cả nhà mình "được" ra khách sạn "ngàn
sao" ngủ. "Sung sướng" nào hơn??
Đang yên đang lành, đỡ phải đi bầu, tự động có BÒ lên làm lãnh đạo.
Tụi nó xài tiền dùm mình, xây biệt phủ, lăng tẩm, tượng đài nghìn tỷ cho
mình...ngắm. Mình chỉ cần còng lưng ra đóng thuế thôi. Phẻ re à...
Đang yên đang lành, tự nhiên phụ nữ VN "được" đi qua
nước ngoài LÀM GÁI. "Sang chảnh" ghê chưa??
Đang yên đang lành, mấy đứa trẻ VN được cán bộ "nựng",
"được" thầy giáo hiếp dâm có bầu, "được" giáo viên "tẩm
quất" cho bầm chỗ nọ, tím chỗ kia...sắc màu rực rỡ..."Hãnh diện"
nào hơn ??
Đang yên đang lành, tiền tệ và hộ chiếu của VN được lọt vào Top
RẺ MẠT trên Thế Giới. Đỡ phải chịu cảnh "phồn vinh giả tạo" hồi xưa.
Có khi sắp tới còn được cho free 1 cái quốc tịch Tàu Cộng nữa. Đã cái Đời !!!
Ừ nhỉ! Đang yên đang lành sống từng phút vui thú với Tàu cộng,
mai mốt làm nô lệ cho một siêu cường thứ hai trên thế giới không phải tốt hơn
là để cho nó đánh nó đập, có khi ra Ma…
Ừ nhỉ! Đang yên đang lành có Tàu cộng giúp mình giữ giang san chữ
S, mình không phải tốn tiền, hay làm gì. Này nhé, Thiếu nữ được làm gái sướng
tê người, Thanh niên được làm nô dịch ngày chắc chắn có hai bữa cơm no họng đầy
bao tử… thích quá còn gì?
Ừ nhỉ! Đang yên đang lành, ngu gì đứng lên chống đối biểu tình
như tụi Hong Kong, nó cũng Tàu mà chống Tàu làm gì, phải học cách sống của Ta,
dân Việt không nên chống Việt cộng, mọi thứ có Việt cộng lo tất cả. Mai mốt
mình chính thức được nhập vào Tàu, siêu cường chứ đâu phải như Lào-Miên mà đấu
tranh, mà chống đối. Đúng là đám học sinh ăn chưa no lo bò trắng răng.
Ừ nhỉ! Đang yên đang lành, mắc gì chống công an, ra đường luôn
có mấy anh công an xin chữ ký, thì mình chỉ cần cho vài triệu, coi như một sự
giao lưu tình dân quân. Cho tiền mấy anh như một cơ hội tao cho mấy anh có thêm
thu nhập để có tiền ăn nhậu gái gú sau một ngày làm việc mệt nhọc vì chúng ta.
Ừ nhỉ! Đang yên đang lành… tự nhiên biểu tình chống đối. Chống
gì? Chống ai? Không lẽ chống cộng sản của mình? Cái ông tổng thống gì đó nói “đừng
nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”, thì mình ngồi im lặng
nhìn mấy ổng làm, mấy ông cộng sản có bán đất, bán nước, thì cũng vì dân mà
bán, vì dân Ta luôn muốn trở thành siêu cường. Việt cộng nhập vào Tàu cộng, thì
cũng là cộng sản nhập vào cộng sản, rồi cộng sản Ta và Tàu thành một. Lúc đó
siêu cường nhất thế giới không phải nhờ mình nhập vào Tàu mình sao? Công lao lớn
vậy đó!
Ừ nhỉ! Đang sống đang lành, biểu tình là cái chi chi, đúng là xa
xí phẩm, vô bổ. Mai mốt Ta nhập vào Tàu, rồi Ta sẽ thành Tàu. Lúc đó Tàu cũng
là Ta, không hãnh diện sao được… Sau này, mấy tên Việt Tị nạn hải ngoại có muốn
thăm Ta thì phải gọi Ta là Tàu, thì Ta mới cấp cho chiếu khán về Tàu thăm tỉnh
Việt Nam… Ta! Oai phong quá còn gì??
Ừ nhỉ! Đang sống đang lành, Đấu tranh làm chi? Chỉ cần ngồi yên
để mấy ông lãnh đạo Việt cộng của mình làm Ta thành Tàu, thì mọi chuyện “sướng
hít mắt”… Phụ nữ Ta cứ đi lấy chồng Tàu, hy vọng một ngày "được" chồng
Tàu đánh vợ Ta môt trận tắt thở...đỡ phải nhìn thấy mấy cảnh chống đối kể
trên!!
Ừ nhỉ... Sao tui "khờ", nghĩ không ra vậy ta (?!!)
Nguyễn Daisy / Phan Nguyên Luân
Thursday, 21 November 2019
Wednesday, 20 November 2019
Tuesday, 19 November 2019
Tiềm lực của Việt Nam để chống Trung Quốc ở Biển Đông ?.
Tiềm lực của Việt Nam
để chống Trung Quốc ở Biển Đông
Phát Thứ Hai, ngày 18 tháng 11 năm
2019
Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga được
giao cho Việt Nam. Ảnh minh họa.naval-technology.com
Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận tại Hội
nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra ngày 18/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan. Trước
những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam hiện là
nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, khác với thái
độ của một số nước ASEAN có tranh chấp.
|
Tránh và không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc, Việt Nam « kiên quyết » nhưng « khôn khéo » trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Theo một số chuyên gia, Hà Nội đang khéo léo mở ba mặt trận chống Trung Quốc : tăng cường khả năng quân sự, đấu tranh về mặt ngoại giao và giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.
|
|
Ngoài ra, số quân nhân giữa hai nước cũng chênh lệch : Việt Nam có khoảng 482.000 quân nhân thường trực, trong khi Trung Quốc có gần 2,3 triệu quân. Nhiều dự liệu khác cũng cho thấy sự chênh lệnh : Việt Nam có 2.575 xe tăng so với 13.050 xe của Trung Quốc ; 6 tầu ngầm so với 76 ; 64 tầu chiến các loại so với 714 tầu, trong đó Việt Nam không có tầu sân bay, tầu khu trục.
Vậy Việt Nam có chiến lược gì để có thể kiềm chế nước láng giềng khổng lồ, đặc biệt là ở Biển Đông ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon)
|
Laurent Gédéon : Trước tiên cần đặt câu hỏi là nếu trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bên, thì sẽ là ở đâu ? Việc Việt Nam có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc khiến người ta có thể hình dung đến khả năng xảy ra xung đột trên bộ. Nhưng trên thực tế, giả sử xảy ra xung đột, thì có lẽ sẽ diễn ra trên biển và có nhiều khả năng là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nếu như căn cứ vào thực tế cuộc xung đột trên biển hiện nay, không chỉ ở Biển Đông nói chung, mà kể cả trong vùng biển của Việt Nam, và trong giả thuyết này, lực lượng hải quân Việt Nam sẽ giữ thế phòng thủ, chủ yếu chống lại hành động của quân đội Trung Quốc và sẽ tiến hành những hành động có chủ đích giúp họ giữ được lợi thế kỹ thuật, bất chấp bối cảnh bất cân xứng với đối thủ.
Chính vì thế, trong vài năm gần đây, Việt Nam đã mua nhiều trang thiết bị quân sự để cân bằng phương tiện. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nhiều lĩnh vực, như việc mua 6 tầu ngầm, dù chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cũng giúp Hà Nội tăng khả năng răn đe so với lực lượng của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng triển khai nhiều phương tiện theo dõi quan trọng, trong đó có thiết bị bay không người lái, hệ thống radar thế hệ mới, các lực lượng tại chỗ và máy bay.
Quân đội Việt Nam có một bước phát triển hướng ngoại, thông qua chiến lược Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (Anti-Access/Area Denial, A2/AD), một khái niệm chưa có trước đó ở Việt Nam. Chiến lược này nhằm bảo vệ những hòn đảo mà Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa và dọc bờ biển Việt Nam. Chiến lược này cũng góp phần vào việc tăng khả năng phòng thủ của Việt Nam, thông qua việc phát triển hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung, mà Hà Nội trang bị nhiều trong những năm gần đây.
Theo tôi, trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp với quân đội Trung Quốc, Việt Nam sẽ không giành được chiến thắng về mặt quân sự, dù quân đội Việt Nam có nhiều chiến lược. Nhưng Việt Nam có thể sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc và sẽ khiến một cuộc tấn công của Trung Quốc trở nên kém hiệu quả hơn.
RFI : Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với nước ngoài, liệu chiến lược này có nguy cơ trở thành con dao hai lưỡi không ?
Laurent Gédéon : Điều đáng lưu ý là Việt Nam thực hiện chiến lược ngoại giao vận động hành lang từ nhiều năm nay. Và rõ ràng là Hà Nội nhận thấy sự phát triển những mối quan hệ này như một yếu tố cân bằng, một cách bù vào mức độ chênh lệch với Trung Quốc.
Hà Nội tìm cách phát triển quan hệ, chí ít là về mặt quân sự, với nhiều đối tác như đối tác chiến lược với Nhật Bản. Một ví dụ khác là mối quan hệ với Hoa Kỳ đã được tăng cường hơn rất nhiều. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu nhìn vào những điểm tương đồng về lợi ích giữa hai nước, khi mà cả hai đều lo ngại về ý đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Rõ ràng phía Mỹ sẽ tiếp tục và tăng cường sự năng động này trong tương lai, song song với việc số lượng trang thiết bị quân sự của Mỹ cung cấp cho Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ năm 2016. Từ đó, Hà Nội đã mua nhiều máy bay không người lái, tầu tuần duyên và nhiều trang thiết bị khác. Ngoài ra, Việt Nam còn tăng cường hợp tác quân sự với nhiều nước khác, như Úc, Ấn Độ, cũng như nhiều nước châu Âu.
Về câu hỏi : Chiến lược này có phải là con dao hai lưỡi hay không ? Trong mọi trường hợp, đây là chiến lược cần được tiến hành một cách thận trọng bởi vì mục đích của Hà Nội là tăng cường khả năng quân sự nhưng không để bị phụ thuộc vào một hoặc nhiều đối tác. Ngoài ra, chiến lược này cũng không nên để Trung Quốc diễn giải như là một mối đe dọa. Vì vậy, Việt Nam tìm cách phát triển khả năng phòng thủ và điều chỉnh các tuyên bố trong giới hạn khuôn khổ đòi chủ quyền, như vẫn làm trong những thập niên qua, mà không bao gồm những khu vực không nằm trong những yêu sách trước đó.
Ngoài ra, về mặt thương mại, Hà Nội cũng phải tính đến việc Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 5 vào Việt Nam với số tiền gần 2,5 tỉ đô la trong năm 2018. Đó là một số yếu tố khiến chiến lược của Việt Nam khá là tế nhị. Chiến lược đó không phải là không áp dụng được nhưng cần được Hà Nội tiến hành một cách rất thận trọng và đó là điều mà Việt Nam đang làm một cách hiệu quả.
RFI : Việt Nam đề ra chính sách « Ba không »(không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào ; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam ; không dựa vào nước này để chống nước kia), nhưng trước sự đe dọa của Trung Quốc, liệu Việt Nam có nên xem lại chính sách này không ?
Laurent Gédéon : Đây không phải là chính sách gần đây mà xuất hiện lần đầu tiên trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 1998, sau đó thường xuyên được nhắc đến, vào năm 2004, 2009 và tiếp tục được nêu lên trong Luật Quốc Phòng mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Dù mang tính mệnh lệnh « Ba không » nhưng thực ra chính sách này không hoàn toàn bó buộc. Và Việt Nam đã khai thác khía cạnh này dưới góc độ « đối tác ». Có ba kiểu « đối tác », đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Cụ thể, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Úc, Pháp và đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Đáng chú ý là không có bất kỳ đối tác nào trong số này mang tên « liên minh quân sự ».
Có thể thấy là Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ, cũng như hợp tác quân sự với nhiều cường quốc tham gia gìn giữ trật tự thế giới và đó là những lực lượng, với nhiều lý do khác nhau, tỏ ra ngờ vực Trung Quốc. Điều mà chúng ta có thể nói là Việt Nam vừa củng cố các phương tiện của mình, vừa phải làm việc trực tiếp với Bắc Kinh về các biện pháp xây dựng niềm tin nhằm ngăn cản Trung Quốc thống trị toàn bộ Biển Đông.
Nhưng Việt Nam cũng phải tự chuẩn bị trong trường hợp căng thẳng gia tăng. Và Hà Nội đang thực hiện điều này qua việc tăng cường quan hệ với các bên, trên thực tế, ít nhiều là những đối thủ của Bắc Kinh. Việt Nam phải tính đến việc bên cam kết mạnh nhất và có sức mạnh quân sự lớn nhất, đó là Mỹ và Hòa Kỳ lại có những mục tiêu riêng và những thách thức địa-chính trị riêng.
|
Có thể thấy chính sách « Ba không » không ngăn cản Việt Nam có những thỏa thuận quân sự, nhưng có vẻ không chắc cho Việt Nam bởi vì chính sách đó bị hạn chế trong những đòi hỏi chủ quyền. Có nghĩa là để lấy lại chủ quyền đối với một số hòn đảo, có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang nhưng cuộc xung đột vũ trang đó sẽ kéo theo việc Việt Nam phải từ bỏ một nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình. Vì thế, cho đến nay, những vấn đề này được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời.
RFI : Biển Đông là một vấn đề căng thẳng trong thời gian gần đây, với sự hiện diện của tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc trong vòng nhiều tháng. Giả sử trong trường hợp xảy ra xung đột nhỏ, khẩn cấp, Việt Nam có khả năng giải quyết như thế nào ?
Laurent Gédéon : Trường hợp trên giống trường hợp Bắc Kinh điều giàn khoan đến ngoài khơi đảo Tri Tôn vào tháng 05/2014, có nghĩa là Trung Quốc dùng chính sách « sự đã rồi », nhưng không thiên về hướng đe dọa quân sự. Lần trước Việt Nam cũng đưa tầu ra bám sát và phản đối ngoại giao. Lần này, phía Việt Nam cũng kiên quyết về mặt chính trị, nhưng cũng không tìm cách dùng vũ lực đuổi tầu Trung Quốc.
Theo quan điểm của tôi, chiến lược này có lẽ là tốt nhất vì tránh được đối đầu trực diện, đẩy Việt Nam vào thế tấn công, không có lợi như thế phòng thủ. Và chiến lược này cũng cho phép Hà Nội duy trì được hình ảnh « kiềm chế, hợp pháp » trước hành động được coi là « xâm lược » của Bắc Kinh. Và hành động này mang tính tích cực trong bối cảnh hình ảnh của Trung Quốc đang bị xấu đi trên thế giới.
RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon).
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
xx
LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số https://www.youtube.com/results?search_query=LISA+PH%E1%BA%A0M+-+Khai+D%C3%A2n+Tr%C3%AD+S%E1%BB%91+
Popular Posts
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-
-