Ngày
nào Đảng CSVN còn để cho Bắc Kinh bế trong lòng
thì đừng nói chuyện đòi Hoàng Sa.
Việt Nam mất gì nếu bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông thành hình?
Việt Hà, RFA
2017-04-28
2017-04-28
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tấm bản đồ với
đường đứt khúc 9 đoạn trên biển Đông tại trung tâm giáo dục quốc phòng thành
phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hôm 12/7/2016.
Việt Nam có thể
mất rất nhiều nếu COC thành hình
00:00/00:00
Trong tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Philippines bày tỏ
hy vọng một Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông, gọi tắt là COC, sẽ
đạt được trong năm nay giúp làm giảm căng thẳng và tránh xung đột trong khu
vực. Tuy nhiên có những lo ngại cho rằng nếu COC thành hình, Việt Nam có thể
mất rất nhiều.
Tạp chí Forbes của Mỹ hôm 27/4/2017 nhận định: “Việt Nam sẽ là
nước bị mất nhiều nhất nếu một Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông
(COC) được thành hình vì tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Hoàng Sa không được bao gồm trong COC
Theo Forbes, Việt Nam chắc chắn muốn COC phải bao gồm cả Hoàng Sa nhưng
điều này sẽ khó được Trung Quốc chấp nhận vì Trung Quốc hiện đã kiểm soát toàn
bộ 130 thực thể thuộc quần đảo này kể từ sau cuộc hải chiến với quân đội miền
Nam Việt Nam năm 1974.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên quỹ nghiên cứu biển Đông của
Việt Nam, nhận định một trong những lý do khiến COC dậm chân trong nhiều năm mà
không đạt được bước tiến nào cũng chính vì vấn đề Hoàng Sa của Việt Nam.
“Chắc chắn nó là một thách thức. COC có liên quan đến Hoàng Sa nên
một trong những lý do mà COC dậm chân cũng là vì nó có liên quan đến Hoàng Sa.
Các nước ASEAN đưa ra COC là toàn bộ biển Đông còn Trung Quốc thì cho rằng
Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và không có gì phải đàm phán cả,
chỉ có thể đưa ra COC cho vùng Trường Sa thôi”.
Theo bài báo của Forbes, rất khó có khả năng Trung Quốc chấp nhận
cho tàu thuyền Việt Nam hay bất cứ nước nào khác được đi gần Hoàng Sa, và điều
này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phản đối một COC cho phép các nước khác được tiếp
cận tới các thực thể thuộc quần đảo này.
Chắc chắn nó là một thách thức. Các nước ASEAN đưa ra COC là toàn
bộ biển Đông còn Trung Quốc thì cho rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Trung
Quốc.
Thạc sĩ Hoàng Việt
Thạc sĩ Hoàng Việt
Trong những năm qua, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt
hải sản ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa vốn là ngư trường truyền thống của họ
từ nhiều đời nay thường bị các tàu chấp pháp của Trung Quốc đuổi bắt. Có những
tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tài sản và đòi
tiền chuộc.
Thậm chí việc tàu thuyền ngư dân Việt Nam vào tránh bão ở Hoàng Sa
cũng không được phía Trung Quốc chấp nhận.
Hiện Trung Quốc đòi chủ quyền trên khoảng 90% diện tích khu vực
biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn hay còn được gọi là đường lưỡi bò đi qua phần
lớn khu vực mà những nước khác cũng đòi chủ quyền.
Bản đồ hình lưỡi
bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo
Ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền tại Trường
Sa với các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan.
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc học viện Quốc phòng Úc, không một
ai có thể lấy lại được Hoàng Sa từ Trung Quốc và hy vọng lớn nhất mà Việt Nam
có được đối với quần đảo này là ra tòa quốc tế.
Cũng bởi những khó khăn liên quan đến quần đảo Hoàng Sa mà một số
học giả nước ngoài như Mark Valencia trong cuốn ‘Chia Sẻ Nguồn Tài Nguyên Ở Biển
Đông’ cho rằng Việt Nam nên bỏ vấn đề Hoàng Sa sang một bên khi đàm phán với
Trung Quốc và ASEAN. Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định:
“Ở Hoàng Sa thì Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều còn ở Trường Sa thì
có nhiều nước liên đới, nên nhiều học giả phương Tây như Mark Valencia bảo là
tốt nhất nếu Việt Nam nhìn thực tế không lấy lại được thì bỏ qua đi để nói vấn
đề khác.
Nhưng cái đấy thì Việt Nam khác. Có thể các học giả đưa ra cái nhìn
khác. Còn các nước Đông Nam Á vấn đề chủ quyền thiêng liêng lắm. Chính khách
nào xem xét vấn đề đó thì cũng khó.”
Bỏ đường lưỡi bò mới có COC
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt
Nam, không đồng ý với nhận định cho rằng Việt Nam sẽ mất Hoàng Sa nếu COC thành
hình:
“Vấn đề ở đây là người ta đang bàn bạc chứ người ta không có nói là
nếu Trung Quốc không đưa Hoàng Sa vào như vậy là Việt Nam thiệt thì tôi không
nghĩ như vậy.
Ở đây không phải là ai thắng ai thua mà nếu tất cả những nội dung đó
được bàn bạc đưa đến thỏa thuận các bên có thể chấp nhận được thì có nghĩa là
việc đó dẫn đến cái việc là không thể như một phán quyết để phán bên thắng bên
thua.
Đây là một văn bản pháp luật các bên có thể chấp nhận được và nó không
thể nói có bên thắng bên thua, mà tất cả đều thắng vì nó là cơ sở pháp lý để
người ta có thể điều chỉnh tất cả các hoạt động trong khu vực biển Đông và đặc
biệt những tranh chấp có thể xảy ra.”
Nếu vẫn giữ yêu sách đường lưỡi bò vô lý thì chắc chắn các nước
trong khu vực không bao giờ có thể chấp nhận được.
TS Trần Công Trục
TS Trần Công Trục
Tuy nhiên ông nhìn nhận COC sẽ rất khó thành hình một khi Trung
Quốc vẫn kiên quyết giữ đường lưỡi bò mà họ vẽ ra trên biển Đông, trừ khi tất cả
các nước chấp nhận bỏ những tranh chấp về chủ quyền sang một bên:
“Nếu vẫn giữ yêu sách đường lưỡi bò vô lý thì chắc chắn các nước trong
khu vực không bao giờ có thể chấp nhận được bởi vì nếu chấp nhận điều đó có
nghĩa là họ từ bỏ các quyền và lợi ích chính đáng của mình mà theo công ước
quốc tế về luật biển đã quy định đối với vùng biển và thềm lục địa mà họ có
quyền…
Nếu Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò thì có thể dễ dàng cho chuyện
bàn đến. Đó là phương án thứ nhất.
Nếu các bên vẫn giữ yêu sách của mình thì người ta phải tìm một giải
pháp khác là tạm thời gác tất cả những yếu sách tranh chấp chủ quyền sang một
bên chỉ giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật thôi như vấn đề đánh cá, vấn
đề giao thông vận tải hàng không hàng hải và các tranh chấp dân sự và hình sự
xảy ra trong khu vực này.
Tôi nghĩ người ta có thể tính đến bộ luật biển đó có thể xử lý
được các hoạt động xảy ra trên khu vực biển Đông.”
Nhưng việc bỏ những tranh chấp về chủ quyền sang một bên là một
vấn đề rất khó khăn với nhiều nước. Nó liên quan đến việc khai thác tài nguyên
như dầu khí và hải sản.
Hồi năm 2015, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã lên cao
khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào gần khu vực Hoàng Sa.
Trung Quốc hiện cũng đang cân nhắc dự định chỉnh sửa luật an toàn giao
thông hàng hải năm 1984 cho phép Bắc Kinh hạn chế hoạt động của tàu nước ngoài
trong các vùng lãnh hải của mình.
Tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc hồi tháng 2 viết rằng dự thảo luật
mới của Trung Quốc cho phép chính quyền ngăn cản tàu nước ngoài vào lãnh hải
Trung Quốc nếu họ cảm thấy tàu đó có khả năng gây nguy hiểm tới giao thông và
trật tự.
Tôi nghĩ tất cả mọi câu chuyện ở đây phụ thuộc vào lập trường và
yêu sách của Trung Quốc.
TS Trần Công Trục
TS Trần Công Trục
Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, ngay cả nếu COC có thành hình thì câu
hỏi liệu ngư dân Việt Nam có thể vào đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống
ngoài Hoàng Sa hay không cũng phụ thuộc vào thiện chí của Trung Quốc:
“Vấn đề ra Hoàng Sa đánh cá là quyền của ngư dân Việt Nam vì họ có
chủ quyền lâu đời theo quan điểm của Việt Nam. Cái đó người ta vẫn tiếp tục
bình thường thôi.
Nếu COC bao gồm các vùng biển có liên quan thì người ta phải tuân thủ
các quy định mà các bên đã thỏa thuận trong đó kể cả hoạt động nghề cá của ngư
dân Việt Nam và ngư dân của các nước khác trong phạm vi mà người ta có thể xác
định để điều chỉnh cho các hoạt động đó….
Tôi nghĩ tất cả mọi câu chuyện ở đây phụ thuộc vào lập trường và
yêu sách của Trung Quốc.”
Thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Philippines từ ngày 26 đến 29 tháng
4 được cho là sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông nhưng ở mức độ rất
chừng mực.
Quyền Ngoại trưởng Philippines, Enrique Manalo, mới đây cho biết những
thảo luận về vấn đề biển Đông sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa
Philippines và Trung Quốc.
Hãng tin Reuters mới đây cho biết bản thảo tuyên bố chung của
ASEAN dự định công bố vào ngày 29 tháng 4 sẽ không chỉ trích Trung Quốc về các hoạt
động quân sự hóa khu vực biển Đông của nước này.
|
__._,_.___