Chủ
đề: Làm thế nào CS Việt Nam để Campuchia lọt vào tay TC?
Mời
Quý Làng gõ You Tube: First they killed my father, sẽ
tha hồ lựa chọn xem một loạt phim do Angelina Jolie làm Đạo diễn bên Kampuchea,
nói về Khmer Đỏ Pol Pot, mới thấy sự tàn ác diệt chủng khiếp đảm của bọn chúng.
Không hiểu sao
nữ Tài Tử Jolie này có máu thích Việt Nam và Kampuchea, đến độ xin con nuôi từ
2 xứ này, và với lòng nhân đạo nên xứng đáng là Sứ Giả Hòa Bình của Liên Hiệp
Quốc lắm lắm !!!
Kampuchea mê
tiền của TC tung ra mua chuộc , nên tham lam theo TC để hưởng lợi đó mà !
Làm thế nào CS Việt Nam để Campuchia lọt vào tay TC ?
Chứng tích
tội ác Khmer Đỏ được lưu giữ tại Cánh đồng Chết Choeung Ek ở Pnom Penh: Sọ
người chồng chất lên nhau là những gì còn lại từ các nạn nhân của chế độ diệt
chủng Khmer đỏ. (Sun Narin/VOA Khmer).
Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày CS Việt
Nam xua quân sang Campuchia, lật đổ chế độ Khmer đỏ, và đưa ông Hun Sen, một
cựu Chỉ huy Khmer Đỏ, lên cầm quyền.
Đúng bốn mươi năm sau, Campuchia giờ vẫn do
Hun Sen lãnh đạo, rõ ràng đang nằm trong quỹ đạo của CS Bắc Kinh, Tác giả David
Hutt viết trong một bài báo đăng trên Asia Times, ngày 7 tháng 1 năm 2019.
Bốn mươi năm về trước, khoảng 100.000 chiến
binh CS Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh cùng với 20.000 người Campuchia để
lật đổ chế độ cực đoan của Khmer Đỏ theo chủ nghĩa Mao. Ngay ngày hôm sau, CS
Hà nội đưa Hun Sen lên cầm quyền vào ngày 8 tháng 1 năm 1979. Ông Hun Sen trở
thành Thủ tướng Campuchia vào năm 1985, một vị trí mà ông vẫn nắm giữ cho tới
bây giờ.
Lên cầm quyền năm 1975, Khmer Đỏ đã đuổi dân
ra khỏi thủ đô Phnom Penh, những tội ác do tổ chức này gây ra trong thời nắm
quyền sinh sát ở Campuchia, đã làm rúng động lương tâm thế giới. Uớc lượng
trong thời gian cầm quyền từ 1975 tới 1979, chế độ tàn bạo này đã cướp đi sinh
mạng của hơn 2,2 triệu người Campuchia.
Theo các nguồn tin từ Việt Nam CS: Khmer Đỏ
không chỉ giết hại người dân nước họ, mà còn giết rất nhiều người Việt và người
thiểu số Chăm ở các vùng biên giới, dẫn tới ‘chiến tranh biên giới Tây Nam’.
Theo phim tài liệu Chạm vào Ký ức Tây Nam, một lý do khiến CS
Việt Nam xua quân sang Campuchia, là vì Khmer đỏ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam, thực hiện những vụ thảm sát ở biên giới, “giết chết và thủ tiêu gần 3
vạn người Việt”.
Các Đại biểu
CS tham dự Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây
Nam Việt Nam, và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot
(7/1/1979-7/1/2019), ngày 4 tháng 1, 2018, Hà Nội CS.
Ở Campuchia, ngày 7 tháng 1 được đánh dấu là
“Ngày Giải phóng” hoặc là “Ngày Chiến thắng”, đây là ngày mà hai nước Campuchia
và CS Việt Nam ăn mừng mối quan hệ ‘vững bền’ giữa hai bên. Hôm thứ Bảy vừa
rồi, giới Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đánh dấu chiến thắng trước Khmer
Đỏ, với một buổi lễ và một loạt tượng đài.
Ước lượng 25.000 chiến binh CS Việt Nam đã mất
mạng ở Campuchia trong thời gian từ
tháng 12/1978 đến tháng 9/1989, khi quân đội CS Việt Nam rút khỏi Campuchia,
theo Hiệp định hòa bình do Liên Hiệp Quốc làm trung gian.
Thủ Tướng Hun Sen đã nhiều lần bày tỏ cảm kích
về vai trò của CS Hà nội chấm dứt chế độ cầm quyền Khmer Đỏ, và năm nay, tại Lễ
kỷ niệm 40 năm tổ chức ở Sân vận động Olympic Phnom Penh ngày 7/1/1979, một lần
nữa ông Hun Sen “bày tỏ sự biết ơn với sự hỗ trợ kịp thời và lớn lao của quân tình
nguyện CS Việt Nam”, trước một cử tọa 60.000 người, trang Zing.com cho biết.
Tuy nhiên bài báo Asia Times nêu lên rằng: CS
Việt Nam can thiệp và giải phóng Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ, là do bản năng
tự vệ chứ không phải vì lòng vị tha, thương xót dành cho nhân dân Campuchia đâu
!.
“12 vạn bộ đội CS VN đã hy sinh ở CPC trong cuộc chiến (1977 -
1989); hàng chục vạn người khác để lại một phần thân thể ở đây, rất nhiều chàng
trai trẻ đã để lại hai chân !”.
Tướng CS Hoàng Kiền được Soha trích lời- Trên FB Trương Huy San.
Dù thế nào đi chăng nữa, CS Việt Nam cũng đã
trả một cái giá đắt trong những năm 1980. Trên trang Facebook của ông, Nhà báo
Trương Huy San nói rằng: “Nhà nước CS chưa bao giờ công bố cho dân biết, cuộc
chiến ở Campuchia đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng người Việt”. Nhà báo trích
nguồn tin trên Soha, dẫn lời Tướng CS Hoàng Kiền, cho biết “12 vạn bộ đội CS VN đã hy sinh ở CPC trong
cuộc chiến (1977 - 1989); hàng chục vạn người khác để lại một phần thân thể ở
đây, trong đó, rất nhiều chàng trai trẻ đã để lại hai chân !”.
Bất chấp những sự hy sinh đó, hiện đang có
nhiều dấu hỏi về sự gần gũi trong mối quan hệ đặc biệt giữa CS Việt Nam và
Campuchia, trong bối cảnh TC giờ đã trở thành nước viện trợ và đầu tư lớn nhất,
cũng như là Đồng minh thân cận nhất của Campuchia.
Quan trọng không kém, TC là nước bảo vệ đảng
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do ông Hun Sen, người được CS Hà nội đưa lên nắm
quyền hồi năm 1979, trước làn sóng chỉ trích từ phương Tây, và đe dọa của các
nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt Campuchia, vì xu hướng rủ bỏ con đường
“dân chủ đa đảng” của giới Lãnh đạo tại Pnom Penh.
Mặc dù CS Việt Nam và Campuchia vẫn duy trì
quan hệ lành mạnh đã xây dựng trong bốn thập kỷ qua, đặc biệt trong quan hệ
giữa hai quân đội CS, và nhiều quan chức cao cấp CPP vẫn có cảm tình với người
Việt, vì đã từng học ở Việt Nam CS trong những năm 1980 và 1990, nhưng theo các
Chuyên gia, với sự ra đi của thế hệ này, những quan hệ đó ngày càng phai nhạt
hơn.
Bài phân tích trên Asia Times dẫn lời Giáo sư
Paul Chambers, Giảng viên Đại học Nghiên cứu Cộng đồng Asean, tại Đại học
Naresuan, nhận định rằng: Sau năm 1997, ông Hun Sen đã dần dần đưa Campuchia từ
cân bằng giữa CS Việt Nam, TC và phương Tây, đến một nước Campuchia hoàn toàn
phụ thuộc vào TC về kinh tế. Trong bối cảnh đó, theo Giáo sư Chambers, cũng là
lẽ tự nhiên khi Campuchia có phần lơ là với CS Việt Nam vì được hưởng nhiều lợi
ích hơn từ TC.
Vẫn theo Asia Times, về mặt lý thuyết,
Campuchia tuyên bố vẫn duy trì quan hệ với hai Đồng minh một cách ngang hàng.
CS Việt Nam vẫn được hoan nghênh là “Đồng minh lịch sử” và là nước đã giải
phóng Campuchia khỏi ách Khmer Đỏ. Nhưng, trong thực tế, về mặt ngoại giao, CS
Việt Nam bây giờ đóng vai trò thứ yếu so với TC.
Giáo sư Sophal Ear, Trợ giảng môn Ngoại giao
và các Vấn đề quốc tế tại tại Trường Occidental College, ở Los Angeles, Hoa Kỳ,
nói thực tế là 40 năm sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, TC, nước từng hậu thuẫn cho
Khmer Đỏ, lại là nước đã “chinh phục được Campuchia và bây giờ hoàn toàn chi
phối Campuchia”.
CS Việt Nam và Campuchia 1975-78: Đánh giá sai về nhau?
Tiến sĩ Kosal Path Viết cho BBC
Tiếng Việt:
Getty Images Tù binh
Campuchia, ảnh chụp tháng 8/1978..
Sau khi Việt Nam CS thống nhất dưới sự
cai trị của Đảng Cộng sản năm 1975, CS Việt Nam đương đầu với hai mặt trận xung
đột với láng giềng, TC và Campuchia.
Hai nước này lập một Liên minh chống CS Việt
Nam, nhắc người ta nhớ tới chiến lược của Tàu cổ xưa dùng Liên minh với Champa
để kiềm chế Việt Nam từ phía Bắc và Tây nam.
Bên cạnh đe dọa an ninh bên ngoài này, CS Việt
Nam đối mặt khủng hoảng kinh tế xấu đi sau 1975 - do tâm lý phụ thuộc viện trợ
trong thời chiến, và tính chất kế-hoạch-hóa tập trung nhà nước của kinh tế Việt
Nam CS, còn bị ảnh hưởng vì mất viện trợ không hoàn lại của TC và Liên Xô.
Nhìn lại, chiến thắng quân sự quyết định của
CS Việt Nam năm 1975, và cái nhìn của CS Hà Nội về tầm quan trọng địa chính trị
hậu chiến của Việt Nam CS, đã nuôi dưỡng sự tự tin quá mức vào tư tưởng của ban
Lãnh đạo cộng sản, khiến họ đánh giá thấp thực tế kinh tế khó khăn, và phóng đại
tầm quan trọng kinh tế của Việt Nam CS trong quan hệ kinh tế quốc tế, dựa trên
nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Quản lý kinh tế kém, cộng với phung phí tài nguyên và thiết bị,
trong khi hàng hóa tiêu thụ, và cung ứng thực phẩm lại đi xuống trong những năm
1976-78. Ví dụ, CS Việt Nam nhập gần 150.000 máy kéo, hơn 130.000 xe vận tải
hạng nặng, và 2.000 máy xay gạo trong kế hoạch năm năm 1976-80, nhưng nhiều món
đồ không được sử dụng.
Bên cạnh hậu quả tiêu cực của cuộc chiến dai
dẳng, gần 3 triệu người thất nghiệp ở miền Nam; mại dâm, ma túy, tội phạm và
các thành phần chống cộng từ thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phổ biến ở các
đô thị miền Nam. Trong nửa đầu năm 1977, Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu xã hội
thực thi chiến dịch kép "đồng thời thi đua xã hội chủ nghĩa CS, lao động
sản xuất và tiết kiệm”.
Getty Images
Khmer
Đỏ tiến vào Phnom Penh ngày 17/4/1975, và còn cầm quyền ở Campuchia đến năm
1979.
Cái nhìn của Khmer Đỏ:
Mặc dù Liên Xô ủng hộ CS Việt Nam, ban Lãnh
đạo nhà nước Campuchia Dân chủ xem Việt Nam CS là một quốc gia chìm đắm trong
các vấn đề kinh tế xã hội, ngại chiến tranh - những suy nghĩ này khuyến khích
Campuchia có hành vi gây hấn với CS Việt Nam sau 1975.
Các sổ tay ghi chép của cán bộ Campuchia Dân
chủ cho thấy bộ máy tuyên truyền của Campuchia có hiệu quả. Bất chấp thất bại
quân sự, lãnh đạo Campuchia vẫn thuyết phục các cán bộ của họ rằng: Họ đang
chiến thắng trước CS Việt Nam.
Một cựu viên chức Khmer Đỏ viết trong sổ tay
năm 1978: "Chúng ta sẽ chiến đấu chống CS Việt Nam, cho đến khi chúng từ
bỏ tham vọng chiếm nước ta !." Trong các cuốn sổ mà Chính trị viên Khmer
Đỏ dùng để tuyên truyền chính trị cho quân lính, các câu hỏi và trả lời dễ dãi
được lặp lại, và truyền bá rộng rãi trong đảng CS và quân đội CS: Tại sao chúng
ta chiến đấu chống bọn Yuon (từ khinh miệt chỉ người Việt)? Liệu ta có thể
thắng trong cuộc chiến? Mỗi cán bộ Khmer Đỏ được tuyên truyền để có quan điểm
đơn nhất rằng: “Nếu ta không chiến đấu, bọn CS Việt Nam sẽ nuốt chửng tổ quốc
!". Một đường hướng thứ hai trong tuyên truyền mạnh mẽ với quần chúng và
quân đội CS, được đẩy mạnh vào năm 1978, là “CS Việt Nam đang tiến hành diệt
chủng" chống người Khmer Krom (ở miền Nam Việt Nam).
Mảng thứ ba trong tuyên truyền chống CS Việt
Nam là người Việt mưu mô không thể tin được, và mọi thương lượng với người Việt
đều chỉ là trò lừa, để CS Việt Nam kéo dài thời gian nhằm xâm chiếm Campuchia.
Hành vi tham chiến, và từ chối thương lượng tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh
thổ của Khmer Đỏ, khiến Lãnh đạo CS Việt Nam tức giận.
Tâm thế bị bao vây khiến Khmer Đỏ sử dụng chiến
lược "công là thủ", là đặc trưng của các vụ tấn công của Khmer Đỏ vào
CS Việt Nam từ giữa 1977 đến 1978.
Do chiến tranh phòng thủ là lựa chọn duy nhất
để đối phó "vấn đề Việt Nam", Lãnh đạo Khmer Đỏ tự thuyết phục mình
rằng: Họ sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến kéo dằng dai với CS Việt Nam.
Theo họ, CS Việt Nam mới thống nhất dưới Đảng
Cộng sản Việt Nam sau 1975 gặp nhiều thách thức trong nước, "khó khăn hơn Campuchia
Dân chủ gấp 10".
- 1975: Khmer Đỏ của Pol Pot đánh bại Lon Nol, chiếm
Phnom Penh.
- 1976: Khieu Samphan làm Chủ tịch nước, Pol Pot Thủ
tướng.
- 1977: Thanh trừng ở Campuchia. Khmer Đỏ tấn công vùng
biên giới Việt Nam CS.
- 1978: Campuchia từ chối thương lượng với CS Việt Nam..
- 1979: Quân CS Việt Nam tiến vào Campuchia, chiếm Phnom
Penh ngày 7/1.
- 1989: Quân CS Việt Nam rút khỏi Campuchia.
Có thể kể khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng,
thiếu thực phẩm, vũ khí, chia rẽ Bắc - Nam, sự kháng cự mạnh mẽ của người Khmer
Krom và Fulro. Theo một Sĩ quan Tình báo quân đội Khmer Đỏ hoạt động với Fulro,
Khmer Đỏ dự định đào tạo, và viện trợ một Trung đoàn khoảng 4.000 đến 5.000
lính Fulro chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam ở miền Nam Việt Nam, được tổ chức
thành năm cấp độ từ S-1 (Trung đội, 30 lính) đến S-5 (cỡ Quân khu). Lính cách
mạng CS Khmer được tin tưởng là hơn hẳn lính CS Việt Nam về sự dũng cảm, tinh
thần cách mạng, và không thể mua chuộc được.
Một viên chức Khmer Đỏ nói: Một lính Khmer Đỏ
có thể giết từ 30 đến 50 lính CS Việt Nam, và rằng: Lính CS Việt Nam "sợ
hãi" lính Khmer Đỏ. Từ tháng 4/1977 đến tháng 4/1978, Khmer Đỏ tự nhận đã
giết và làm bị thương 29.000 lính CS Việt Nam.
Lãnh đạo Khmer Đỏ thuyết phục cán bộ tin rằng:
Chiến tranh với CS Việt Nam đã giúp họ tìm ra "những người Khmer có đầu óc
Việt Nam", tức kẻ thù bên trong đảng CS và quân đội CS. Chính thể đã thanh
lọc hàng chục ngàn người phản bội - thật hay giả - bên trong đảng CS, và quân
đội CS vào thời điểm họ gặp thất bại trên chiến trường năm 1978..
CS Việt Nam phản ứng:
Các cuộc tấn công của Khmer Đỏ vào CS Việt
Nam, giết chóc dân thường Việt Nam CS dọc biên giới, khiến Bộ Quốc phòng CS
Việt Nam đã đảo ngược xu hướng dần dịch chuyển quân đội CS sang các khu vực
kinh tế. Năm 1977, quân đội CS dự tính chuyển 20.000 lính, nhưng chỉ có 4.300
người quay về công việc dân sự vào giữa năm 1977. Trong nửa cuối năm 1977,
Quân khu 7, Quân khu 9, Quân đoàn 3 và 4 CS được điều động phản công chống
Khmer Đỏ.
Getty Images Xe tăng CS
Việt Nam, ảnh chụp 1979.
Nhưng trước đó, khi Khmer Đỏ ban đầu tấn công
từ 1975 đến giữa 1977, quân đội CS Việt Nam kém chủ động, và thậm chí đánh giá thấp
ý chí của Khmer Đỏ định mở cuộc chiến xâm lược chống CS Việt Nam. Vì vậy, các
Lực lượng Địa phương quân CS Việt Nam kém cảnh giác và chuẩn bị; việc điều động
quân CS bị chậm. Đây là nội dung của một đánh giá gửi Trung ương Đảng CS tháng
8/1977 của Tướng CS Chu Huy Mân, Phó Bí thư CS, Thường vụ Quân ủy Trung ương
CS. Nó dẫn tới đợt đầu điều động binh lính và chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt
dọc đường biên giới trên bộ và các đảo Tây nam.
Ngày 23/12/1978, Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng
đặt vấn đề chiến tranh chống Khmer Đỏ, tại kỳ họp thứ tư, khóa VI của Quốc hội
CS.
Bài phát biểu về Phương hướng, nhiệm vụ, mục
tiêu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980 của Đồng nhằm thuyết phục các đồng chí
CS rằng: Sự ủng hộ tuyệt đối của Liên Xô, qua văn bản ký tháng 11/1978, sẽ bảo
đảm cho CS Việt Nam lật đổ chính quyền Pol Pot ở Campuchia, và ngăn không để TC
xâm lược Việt Nam CS.
Đồng bảo đảm rằng: Hiệp định CS Việt -
Liên Xô 1978 khác với Hiệp định Liên Xô - TC 1950, hay Hiệp định Mỹ - Nhật
1951. Rằng Hiệp định này không chỉ là cùng hỗ trợ quốc phòng mà đầy đủ hơn, nó
sẽ giúp CS Việt Nam phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, và chống bành
trướng CS Bắc Kinh.
Trước khi quân đội CS Việt Nam tấn công vào Campuchia,
Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng nhắc nhở các đồng chí CS rằng: Vấn đề Campuchia là
"quan trọng nhất" cho CS Việt Nam, rằng: Nó gồm hai vấn đề. Thứ nhất,
đây là vấn đề chiến tranh gây ra bởi chính thể Pol Pot - Ieng Sary, có TC đứng
sau lưng, và những tội ác chúng gây ra với nhân dân Việt Nam CS, trên lãnh thổ
Việt Nam CS. Thứ hai, đây còn là vấn đề chính trị, vì nó liên quan "độc
lập quốc gia và cách mạng Campuchia"; đây là vấn đề nội bộ mà Campuchia
phải giải quyết.
Liên quan vai trò CS Việt Nam trong cách mạng Campuchia, Đồng
nhấn mạnh: “Sự ủng hộ quyết định của CS Việt Nam cho mặt trận cách mạng
Campuchia và chính phủ độc lập" sau khi CS Việt Nam giúp lật đổ chính thể
Pol Pot-Ieng Sary.
Jean-Claude
LABBE Bộ đội CS
Việt Nam ở tỉnh An Giang, ngày 1/1/1979.
Cuộc chơi đại quyền lực:
Khmer Đỏ đánh giá sai lầm về quyết tâm quân sự
của CS Việt Nam, do đã suy diễn quá mức về những khó khăn nội bộ của CS Việt
Nam. Còn Lãnh đạo CS Việt Nam cũng diễn giải sai ý định của TC, đánh giá thấp
quyết tâm quân sự của CS Bắc Kinh, khi nhìn vào khó khăn kinh tế và đấu tranh
quyền lực ở TC sau Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông.
Rốt cuộc cả TC và Liên Xô đều không gửi Bộ
binh để bảo vệ các Đồng minh trong cuộc chiến này. Có thể xem cả Campuchia và
CS Việt Nam là những con tốt trong cuộc chơi đại quyền lực.
Kosal Path, Tiến sĩ người Campuchia, hiện là
nhà Nghiên cứu tại Brooklyn College, Hoa Kỳ, đang viết cuốn sách về quan hệ của
CS Việt Nam với TC và Liên Xô, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba:
Tiến sĩ
Nguyễn Liên Hằng gửi cho BBC
Tiếng Việt:
Getty Images
Vợ
chồng Đặng Tiểu Bình cùng vợ chồng Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, tại Tòa Bạch
Ốc ngày 31/1/1979.
Trong cuộc "kháng chiến chống Mỹ cứu
nước", cách mạng CS Việt Nam có vẻ là ngọn cờ đầu không chỉ của cuộc đấu
tranh giải phóng, và chống thực dân ở Thế giới thứ Ba, mà còn là biểu tượng
tiên phong của chủ nghĩa quốc tế cộng sản, khi chống lại một “Đế quốc”, và
chính thể "tư sản suy đồi” !.
Giành được ủng hộ mạnh mẽ của cả phe cộng sản
lẫn lực lượng tiến bộ trong Phong trào Không liên kết, và cả ở phương Tây, sự
sụp đổ của chế độ Sài Gòn dường như là lý do để cả thế giới ăn mừng.
Nhưng, 5 năm sau, Cộng hòa XHCN CS Việt Nam đã
dính vào cuộc chiến với Campuchia, và chịu các đợt tấn công của TC. Mặc dù CS
Việt Nam đủ sức lật đổ phe Khmer Đỏ tàn ác, và đẩy lùi cuộc tấn công từ phương
Bắc, CS Hà Nội bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì những hoạt động quân sự. Phương
Tây, cũng như ASEAN, đã đi theo TC để cáo buộc CS Việt Nam là vệ tinh của Liên
Xô, nuôi dưỡng xu hướng bành trướng. Kết quả CS Việt Nam rơi vào hố sâu chính
trị sau 1979, và mãi đến 10 năm sau mới bước ra khỏi tình trạng bị cô lập.
Để hiểu được "sự lên voi xuống chó"
của CS Việt Nam, ta cần đặt cuộc chiến Đông Dương lần Ba trong bối cảnh Chiến
tranh Lạnh và quan hệ giữa các nước châu Á cuối thập niên 1970.
Trong thập niên này, các Liên minh thay đổi đã
tác động mạnh tới diện mạo toàn cầu và khu vực. Bắt đầu bằng chính sách hòa
hoãn với Liên Xô, và làm thân với TC của Nixon, và cùng với chính sách mở rộng
chiến tranh sang Campuchia đầu thập niên 1970, quan hệ của CS Hà Nội với các
Đồng minh gặp trắc trở. TC và CS Việt Nam bắt đầu cạnh tranh, thay vì hợp tác,
tại Đông Dương.
Dù vậy, nhu cầu đánh Mỹ và các Đồng minh trong
vùng, khiến CS Hà Nội khi đó phải duy trì hữu hảo với CS Bắc Kinh và Moscow.
Getty Images
Ảnh
tư liệu thập niên 1970: Chủ tịch TC Mao Trạch Đông tiếp Lãnh đạo Khmer Đỏ Pol
Pot (giữa) và Ieng Sary.
Nhưng sau 1975, không phải mọi vết thương đều
lành. Đặc biệt, quan hệ của CS Việt Nam với các Đồng minh Á châu tiếp tục xấu
đi, vào thời điểm CS Hà Nội cần bạn nhất. Trước khó khăn chồng chất do sự
chuyển đổi từ chiến tranh sang hòa bình, CS Việt Nam không thể chỉ dựa vào Liên
Xô, mà tìm viện trợ tái xây dựng của Mỹ, nhất là khi hỗ trợ của TC giảm bớt.
Trong lúc CS Việt Nam đối diện các vấn đề nội ngoại chồng chất, Khmer Đỏ thôi
che dấu tình cảm bài CS Việt Nam, để theo đuổi chính sách thù nghịch cùng lúc
với chiến dịch diệt chủng trong nước sau 1975.
Lợi dụng quan hệ CS Việt - TC xấu đi, chính
quyền Pol Pot giáng cú đấm cuối cùng vào Liên minh cộng sản Á châu. TC cũng lợi
dụng mâu thuẫn Liên Xô - Mỹ, và lo ngại về sự bành trướng của Liên Xô ở thế
giới thứ Ba, để thu phục ủng hộ của phương Tây trong việc trừng phạt CS Việt
Nam. Khác với cuộc chiến chống Mỹ, bộ máy Ngoại giao CS Hà Nội không đấu được
với sự công kích của đối phương, và sau 1979, CS Việt Nam hứng chịu sự cô lập
quốc tế.
Từ
chiến tranh tới hòa bình (1975-77):
Mặc dù giao tranh giữa Mỹ và Việt Nam cộng sản
kết thúc năm 1973, rồi chấm dứt hoàn toàn năm 1975, Washington và CS Hà Nội
tiếp tục cuộc chiến Ngoại giao.
Chính quyền Ford đóng băng tài sản Nam Việt
Nam ở Mỹ, và sau đó áp đặt cấm vận ngày 16.5.1975. CS Hà Nội thì muốn
bình-thường- hóa thật nhanh chóng với Washington với điều kiện Mỹ đồng ý viện
trợ kinh tế, như đã cam kết trong Điều khoản 21 của Hiệp định Hòa bình Paris.
Khi Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối nhượng bộ, lấy lý
do CS Việt Nam vi phạm hiệp định từ 1973 tới 1975, CS Hà Nội dùng vũ khí còn
lại trước Washington: bác bỏ quyền tìm kiếm 2000 lính Mỹ mất tích (MIA).
Mặc dù CS Việt Nam không muốn cắt đứt trao đổi ngoại giao với
Washington, họ vẫn bám chặt đòi hỏi viện trợ kinh tế làm điều kiện
bình-thường-hóa, và giải quyết vấn đề MIA. Trong thời gian sắp tới bầu cử Tổng
thống 1976, Ford gia tăng ngôn từ thù địch với CS Hà Nội, nhấn chìm quan hệ
song phương trong phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống.
CS Hà Nội quay sang các Đồng minh cộng
sản. Mùa thu 1975, Tổng Bí thư CS Lê Duẩn đi TC và Liên Xô. Trong khi TC la rầy
Lê Duẩn vì chính sách Ngoại giao, Nga cam kết viện trợ lâu dài cho CS Việt Nam.
Sau khi giành chính quyền, Pol Pot đuổi dân Việt
Nam ra khỏi Campuchia, và không chịu thương lượng các vấn đề biên giới với CS
Việt Nam. Vào năm 1976, mặc dù TC thân thiện hơn với Campuchia, quan hệ CS Việt
- TC cũng chưa hoàn toàn đổ vỡ, vì CS Bắc Kinh vẫn thúc giục Campuchia tìm giải
pháp ngoại giao về vấn đề biên giới với CS Việt Nam. Tạm gác khao khát
giành lại lãnh thổ Khmer Krom ở miền Nam Việt Nam, Khmer Đỏ tiến hành cuộc cách
mạng, mà rồi sẽ giết chết hàng triệu người Campuchia.
Từ
hòa bình sang chiến tranh (1977-79):
Nhưng sang năm 1977, chính quyền Pol Pot hướng
ra bên ngoài và như thế, đã thay đổi không chỉ bức tranh khu vực, mà cả quan hệ
quốc tế thời cuối Chiến tranh Lạnh.
Tháng Tư 1977, quân Khmer Đỏ đánh sáu tỉnh
biên giới Việt Nam CS. CS Bắc Kinh cũng gia tăng viện trợ quân sự và ủng hộ
chính trị cho Khmer Đỏ. Đáp lại, CS Việt Nam bắt đầu thắt chặt kiểm soát với người
TC trong nước, khuyến khích người TC nhập tịch, và chuyển họ ra khỏi các vùng
biên giới. Khi Khmer Đỏ tấn công lần nữa vào tháng Chín, CS Hà Nội không còn
thái độ hòa hoãn, mà phản công vào ngày 25.12. Sáu ngày sau, Campuchia từ chối
đàm phán, và xóa bỏ quan hệ với CS Việt Nam.
Trong năm 1977, quan hệ với chính quyền Carter
có vẻ khấp khởi hy vọng. Phái đoàn Mỹ đầu tiên của Leonard Woodcock đến Việt
Nam CS. Mặc dù Woodcock thuyết phục được CS Hà Nội hợp tác đầy đủ về vấn đề
MIA, nhưng CS Việt Nam vẫn đòi có cam kết viện trợ, trước khi bình-thường-hóa.
CS Hà Nội tưởng rằng việc công bố cam kết
viện trợ bí mật của Nixon sẽ làm mạnh thêm đòi hỏi, nhưng nó lại chỉ càng làm
dư luận Mỹ giận dữ. Mặc dù Quốc hội Mỹ không thừa nhận lời hứa của Nixon, và
cấm mọi viện trợ cho CS Việt Nam, chính quyền Carter vẫn dự định có thêm hội
đàm với CS Hà Nội đầu năm 1978.
Nhưng năm 1978 chứng kiến sự chấm dứt Ngoại
giao, và chiến tranh mở màn, trong lúc các sự kiện khu vực và quốc tế vượt ra
ngoài kiểm soát của CS Hà Nội.
Tháng Hai 1978, Lãnh đạo CS Việt Nam quyết
định bảo trợ cho một cuộc tổng nổi dậy ở Campuchia, để lật đổ Pol Pot, trong
khi quân của họ đụng độ với TC ở biên giới phía Bắc.
Sang mùa Xuân năm ấy, người Tàu bắt đầu chạy
khỏi các thành phố và thị trấn của Việt Nam CS. Ngày 28.6, CS Việt Nam gia nhập
Comecon, nhưng vẫn hy vọng có quan hệ tốt hơn với Mỹ.
Không may cho CS Hà Nội, Cố vấn An ninh Quốc
gia Mỹ, Zbigniew Brzezinski, chiến thắng trong cuộc đấu với Ngoại trưởng Cyrus
Vance trong câu hỏi bình-thường-hóa với CS Việt Nam. Carter đồng ý với
Brzezinski rằng: Bình thường hóa với CS Hà Nội sẽ gây tổn hại cho quan hệ với
CS Bắc Kinh.
Ngày 3.11, CS Hà Nội ký Hiệp định tương trợ
Quốc phòng với Moscow (nhắm trực tiếp vào TC), và lên kế hoạch tiến vào
Campuchia. Ngày 25.12, quân CS Việt Nam, với hỗ trợ của Liên Xô, vượt đường
biên giới phía Tây.
Quân CS Việt Nam giải phóng Phnom Penh ngày 7
tháng Giêng 1979, lật đổ chính thể Khmer Đỏ tàn ác. Nhưng những trận đánh lớn
hơn của CS Hà Nội còn chưa đến.
Vào giữa tháng Hai, CS Bắc Kinh hiệp lực với
các Lãnh đạo Asean và Mỹ, để trừng phạt và cô lập CS Việt Nam, vì sự xâm lấn và
chiếm Campuchia. Mặc dù bác bỏ mọi can dự, Washington bật đèn xanh cho CS Bắc
Kinh tấn công CS Việt Nam.
Ngày 17.2, TC bắt đầu "trừng phạt",
nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu buộc CS Việt Nam đưa quân từ
Campuchia về biên giới phía Bắc.
Dẫu vậy, CS Bắc Kinh thành công khi cứu tàn
quân Khmer Đỏ, Lực lượng được cho tá túc ở Thái Lan, và cũng thành công trong
mô tả CS Hà Nội như một nước hiếu chiến trên trường quốc tế.
Bài viết từng đăng ở BBC Tiếng Việt, năm 2009.
Khi đó Tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng đang dạy ở Khoa Lịch sử, Đại học Kentucky, Hoa
Kỳ. Hiện nay bà đang dạy ở Đại học Columbia, New York.
Hết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment