Đây
là một bài viết từ trong nước , gửi ra ngoại quốc...dành cho những Việt kiều
chân thật về lương tâm và công lý.
Đồng thời là một bạt tai cho những tên
Việt Gian Cà Tô Mát tại Hoaky.
Nhất là cho tên :
1.- " Chó Đẽ Nhất Trong Đám Chó Đẽ
Cà Chớn Chống Xâm Lăng
" là Đại sư phụ của nhật báo Người Việt Quận Cam = Nguyễn Xuân Nghĩa ( tên chó đẽ nầy là Việt
gian Cà Tô Mát , lấy vợ người ta cùng đạo Cà Tô Mát luôn )
2.- Hoàng Trọng Thụy ( Anchor đài LSTV Santa
Ana-Ca).
3.- Vua Welfare Việt kiều , trùm băng
đảng Cà Chớn Chống Xâm Lăng ,
chuyên tống tiền các tiệm cà phê , phở tại Quận Cam với lý do Thân Cộng...đó là
Thiếu tá Cà Tô Mát Phan Kỳ Nhơn....Phan Tấn Ngu...
vv..vv..
Những tụi nầy làm hư hỏng hình ảnh tốt
cho những Việt kiều trí thức và đang hay đã làm việc cho công sở Hoaky hay tư sở
Hoaky , đóng thuế nặng đễ nuôi những tên Cà Tô Mát , chính những tên nầy làm mất
Miền Nam VN của chúng ta. Lại còn viết sách chửi Hoaky " Khi Đồng Minh
Tháo Chạy " của Tiến sỉ Tóc Giả + Vua trốn quân dịch thời chiến = Nguyễn
Tiến Hưng ".
tên nầy không hiểu câu nói của dân
chúng Hoaky về chiến tranh Nam- Bắc VN.
Đó là câu " Who Fight For Whom
" ( Ai đánh giặc cho ai ? ).
Hoaky lôi cổ hàng chục nghìn sinh viên
đại học, đang học và chờ thi ra Cử nhân , Tiến sỉ....thì bị chính phủ Hoaky
trưng dụng, bắt đi lính , đánh giặc cho Miền Nam VN ( dưới quyền cai trị của tụi
tướng tá VN phản phúc đạo Cà Tô Mát , gọi là VNCH I và VNCH II ).
Hoaky hy sinh trên 60 nghìn thanh niên
, thương phế binh hàng chục nghìn...
Còn tại miền Nam VN thì tụi tướng tá
VN phản phúc đạo Cà Tô Mát , gọi là VNCH I và VNCH II cho những thanh niên đạo
Cà Tô Mát sang Mỹ , Pháp , Thụy Sĩ du học...
Du học những bằng cấp nếu tại Âu Mỹ....chỉ
là bằng cấp chùi đít...nhưng lại làm lớn trong chính quyền của tụi tướng tá VN
phản phúc đạo Cà Tô Mát , gọi là VNCH I và VNCH II .
- Tụi nầy ( tụi Việt Gian , đạo ác
gian Cà Tô Mát ) chửi Hà Nội bú đít Trung Cộng....
Trong khi đó " Vua anh minh + phản
thần + ít học Ngô Đình Diệm và Vua dâm dục + ít học + phản chủ là Martino Nguyễn
Văn Thiệu " không dám đụng đến tụi Chệt Chợ Lớn.
Vì Vua Diệm và Vua Thiệu đang nhờ Trùm
Lục Bang Trung Hoa là Mã Tuyên và Lý Long Thân , bán á phiện đen
( opium ) từ Lào về Ban Mê Thuột cho họ...
Khi Hà Nội chiếm Saigon ...thì
Hà Nội lập tức chơi tụi Chệt Chợ Lớn tối đa.
Cho nên ngày nay , những tỉ phú hay những
đại gia giàu đều là dân Việt Nam , không phài là dân Chệt Chợ Lớn và dân đạo
gian ác Cà Tô Mát như ngày xưa từ Pháp cai trị Đông Dương.
Xin quý bạn đọc rỏ câu chuyện Việt Nam
bị tụi Trung Cộng lấn hiếp ra làm sao.
*** Xin đăng toàn bài
từ Hà Nội gửi lên Net .
***
Vấn đề Campuchia trong cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979
Nguyễn Thị Mai
Hoa
Sau một loạt những bước chuẩn bị, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam .
Dù không quá bất ngờ, song thế giới vẫn sửng sốt bởi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực,
phô trương sức mạnh quân sự với một nước “xã hội chủ nghĩa anh em”. Để biện
minh cho hành động đó, Trung Quốc luôn lấy việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia
năm 1979 làm một trong những cơ sở tiến hành chiến tranh “trừng phạt”, dấy lên
một chiến dịch tuyên truyền, lên án Việt Nam, đánh lạc hướng dư luận. Song, ngụy
biện đánh tráo luận đề thực không hoàn toàn đơn giản.
Những người lính tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
1-Chính sách của Trung Quốc đối với khu vực
Đông Nam Á
Trong suốt chiều dài tồn tại và phát triển, Trung Quốc
luôn thực thi chính sách không ngừng mở rộng ảnh hưởng và xác lập vị thế nước lớn
đối với khu vực – một dạng bá quyền đã trở thành dân tộc tính và bản chất nền chính
trị. Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời và lựa chọn con đường xây dựng CNXH, nhập
vào khối cộng sản do Liên Xô đứng đầu, dù Trung Quốc luôn tuyên bố/khẳng định về
“quan hệ bình đẳng”, “tôn trọng chủ quyền”… giữa các quốc gia, về “chủ nghĩa quốc
tế vô sản trong sáng”…, song trên thực tế, tham vọng nước lớn không bao giờ ngừng
chảy trong máu các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa. Năm 1959, Mao Trạch Đông đã từng
tuyên bố: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”[1].
Thực hiện kế hoạch “chinh phục trái đất”, Bắc
Kinh luôn quan tâm đến Đông Nam Á- một khu vực địa – chính trị đặc biệt quan trọng
đối với Trung Quốc, hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử các triều đại
Trung Hoa. Và nước Trung Hoa mới cũng không phải là ngoại lệ. Mao Trạch Đông
đã từng mơ ước “làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á”[2]. Sự mầu mỡ của khu vực này đã khiến một đất nước khát
tài nguyên như Trung Quốc không khỏi thèm thuồng: Đông Nam Á hội tụ một phần lớn
tài nguyên thiên nhiên thiết yếu nhất toàn cầu – Philippines, Brunei,
Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore sở hữu 82% sản lượng cao su tự nhiên
của thế giới, 70% cơm dừa và các sản phẩm từ dừa, 70% thiếc, 56% dầu cọ và 50%
gỗ tự nhiên[3]. Ngoài ra, Đông Nam Á còn có nguồn tài nguyên hydrocarbon,
khí đốt và dầu mỏphong phú. Tuy nhiên, lợi ích của Trung Quốc tại Đông Nam
Á lớn hơn nhiều so với việc kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên – khu vực
này được Bắc Kinh coi là cực kỳ quan trọng từ lập trường đảm bảo an ninh của đất
nước cũng như giao thông hàng hải. Với vị trí địa lý ở ngã tư các tuyến đường
biển quan trọng, Đông Nam Á như cục nam châm hút lấy tham vọng của người Trung
Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng và bành trướng sức mạnh sang khu vực Thái
Bình Dương – Ấn Độ Dương, lục địa Á – Âu, lục địa Australian; đồng thời, kết nối
giao thương với Trung Đông và Châu Phi. Như vậy, từ góc độ địa chính trị toàn cầu,
kiểm soát các nước Đông Nam Á là vô cùng cần thiết để Trung Quốc vươn vai trỗi
dậy, nhất là khi khu vực này luôn là đấu trường cho các cuộc cạnh tranh quyền lực
giữa hai quốc gia đứng đầu thế giới (Liên Xô và Mỹ); đồng thời, trong một thời
gian dài, luôn đứng ở tâm điểm của các sự kiện quốc tế quan trọng.
Nhằm “giành cho được Đông Nam châu Á”, làm cho khu vực
này trở thành hậu phương an toàn, vùng đệm tin cậy, để “có sức mạnh đương đầu với
khối Liên Xô – Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây”[4], ngay từ những năm 50-60 (XX), Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã hỗ trợ về về tư tưởng, kinh tế và quân sự cho các đảng cộng sản ở Đông Nam Á
như một phần trong chiến lược lãnh đạo chiến tranh giai cấp chung toàn thế giới.
Các Đảng Cộng sản Thái Lan, Burma,Indonesia và Malaysia…đều chịu ảnh hưởng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, phụ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ về ý thức
hệ, mà còn về mặt cơ cấu tổ chức[5]. Trung Quốc cũng giúp đỡ các Đảng Cộng sản trên bán đảo
Đông Dương trong thời gian các chính đảng này lãnh đạo cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc. Đặc biệt, chủ nghĩa cấp tiến của Pol Pot đã thu hút sự chú ý của
những nhà lãnh đạo Bắc Kinh; Pol Pot đã đến Trung Quốc hai lần vào năm 1965 và
năm 1967. Trong điều kiện mâu thuẫn Trung – Xô ngày càng trầm trọng, thái độ chỉ
trích chủ nghĩa xét lại ở Liên Xô của Pol Pot đã thực sự chiếm được cảm tình của
người Trung Quốc.
Trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc, Việt Nam
có một vai trò hết sức quan trọng. Vai trò đó không chỉ bị quy định bởi vị trí
địa –chiến lược của mình –quốc gia có khả năng “mở một con đường mới xuống Đông
Nam Á” cho Trung Quốc, mà còn bởi khác với tất cả các Đảng Cộng sản ở khu vực
này, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất bước đến vị trí cầm quyền vào năm
1945.
Trong 30 năm chiến tranh (1945-1975), khi Việt Nam đối
đầu với hai cường quốc thế giới là Pháp và Mỹ, Trung Quốc tích cực ủng hộ về chính
trị – tinh thần, giúp đỡ về vật chất cho Việt Nam và tuyên bố đó là “sự hỗ trợ
không điều kiện”, “vô tư”, “trong sáng” trên nền tảng của chủ nghĩa quốc tế vô
sản, song, trên thực tế, không có một bữa tiệc nào là miễn phí. Mặc dù Trung Quốc
không đòi lãi về khoản viện trợ của họ, nhưng chắc chắn Bắc Kinh “đã hoàn
toàn kỳ vọng rằng, một số “hóa đơn chính trị” nào đó sẽ được Việt Nam thanh
toán”[6]. Đó có thể là dần dần thâm nhập tư tưởng Mao Trạch Đông
vào hàng ngũ cán bộ quân sự, dân chính Việt Nam; xuất khẩu phiên bản cách
mạng, mô hình chủ nghĩa xã hội sang Việt Nam, lan tỏa vǎn hoá –tư tưởng, đặt Việt
Nam vào trong vùng ảnh hưởng của mình… Nhà nghiên cứu Xiaoming Zhang nhận xét:
“Bắc Kinh luôn nói rằng họ không bao giờ gây sức ép về chính trị và kinh tế
thông qua viện trợ vật chất và quân sự khổng lồ cho Hà Nội, nhưng họ lại muốn
Hà Nội phải thừa nhận vai trò lãnh đạo của Trung Quốc đối với phong trào giải
phóng dân tộc trong khu vực và trên thế giới”[7]. Trên thực tế, trong một mức độ nhất định, dù
Việt Nam có ý thức thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc thì cải cách ruộng
đất, chỉnh huấn, chỉnh quân, mô hình chính trị của Việt Nam những năm 50-60
(XX)… đã là cái giá đắt phải trả khi nhận viện trợ.
Đặt Việt Nam là một điểm trên đường
tuyến tính tiến xuống Đông Nam Á, điều mà Trung Quốc muốn lớn hơn thế. Trung Quốc
cần một nước Việt Nam “phải là một nước không mạnh, bị chia cắt,
không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc”[8], một nước Việt Nam gắn bó khăng
khít với Trung Quốc, luôn đồng thuận và phối hợp hành động – một vệ tinh quay
theo quỹ đạo. Có điều, bánh xe lịch sử đôi khi lại quay những vòng quay bất ngờ:
Quan hệ Việt – Trung vốn được coi là “môi hở răng lạnh” đi từ rạn nứt đến khủng
hoảng. Sau những sự kiện như Trung Quốc tiếp Tổng thống R. Nicxon (1972), Trung
Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (1974), Trung Quốc gây xung đột biên giới…., Hà Nội
ngày càng tách ra khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh. Trước những diễn biến đó, từ năm
1973, về quan hệ với Việt Nam , Trung Quốc ra chỉ thị: “Bề
ngoài ta đối xử tốt với họ như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần
phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta”[9]. Công tác tuyên truyền chống Việt Nam
được đẩy mạnh từ những năm 1976-1977. Trong các cuộc học tập chính trị dành cho
các cán bộ cấp trung trở lên, Bắc Kinh luôn huấn thị: “Phải chuẩn bị các mặt để
đánh Việt Nam”; “Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược
Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực”; “phải đánh cho bọn
xét lại Việt Nam, không đánh là không thể được và phải đánh lớn”[10]. Trước những động thái của Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra
khá cứng rắn, tuyên bố “sẵn sàng chống lại các thế lực thù địch từ bên ngoài
đang tìm mọi cách để làm suy yếu và lăm le thôn tính nước ta, thực hiện quyền
bá chủ ở khu vực”[11], coi Trung Quốc là “thế lực quốc tế lớn nhất, nguy hiểm
nhất, câu kết với đế quốc Mỹ, âm mưu thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc”[12]. Để chèo chống với tình hình, kiếm tìm thêm những tấm
lá chắn, đầu năm 1978, Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế (COMECON); cuối năm
1978, ký kết với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau; trong
đó, Điều VI của Hiệp ước chỉ ra rằng, “nếu một trong các bên bị tấn công hoặc bị
đe dọa tấn công, Liên Xô và Việt Nam sẽ ngay lập tức tham vấn để tìm ra các biện
pháp hiệu quả ngăn chặn mối đe dọa đó”[13]. Chuỗi sự kiện nêu trên được Bắc Kinh tiếp nhận như một
thách thức của Việt Nam đối với các lợi ích của Trung Quốc dựa vào sự hợp tác
chặt chẽ với kẻ thù số 1 của nó, nhằm bao vây, ngăn chặn, hạn chế và làm suy yếu
Trung Quốc.
Cuối cùng, cái gì phải đến đã đến – liên minh tan vỡ,
Trung Quốc đánh mất một mắt xích trên con đường tiến xuống phía phía Nam ,
còn Việt Nam thì ngoài ý muốn, đánh thức và chuốc
cho mình một kẻ thù hết sức nguy hiểm.
2-Quan hệ của Trung Quốc với
Campuchia Dân chủ
Nhất quán trong chính sách đối với Đông Nam Á, trong
tình thế không còn đồng minh Việt Nam, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt mục
đích phải nắm lấy Campuchia, biến Campuchia thành “con đê ngăn lũ” phục vụ việc
tạo vùng ảnh hưởng tại khu vực này, “sau khi không thể nắm được Việt Nam trong
quỹ đạo của mình”[1]. Campuchia được lựa chọn “đóng vai trò trung tâm
trong chiến lược của Trung Quốc, nhằm bao vây Việt Nam tại
Đông Nam Á”[2]. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách khi năm 1975, Liên
Xô, Mỹ, Canada và hầu hết các nước châu Âu (trừ Albania) đã cùng nhau ký Hiệp ước
Helsinki, đánh dấu một giai đoạn hòa hoãn mới giữa hai phe Đông – Tây, mà trong
nhãn quan của Bắc Kinh, nó chính là nỗ lựccủa Liên Xôthiết lập bá quyền ở Đông
Nam Á thay thế Mỹ[3]. Đặc biệt, năm 1978, Liên Xô đã triển khai các loại
vũ khí hiện đại nhất dọc theo biên giới với Trung Quốc, bao gồm các tên lửa tầm
trung SS20 và tên lửa đạn đạo liên lục địa (IRBM); đồng thời, tháng 4-1978, tại
khu vực biên giới với Trung Quốc, Liên Xô tổ chức một cuộc diễn tập quân sự quy
mô lớn giả định tình huống xảy ra chiến tranh với Trung Quốc[4]. Những áp lực ngày một tăng lên từ phía Liên Xô càng
củng cố thêm niềm tin của Trung Quốc về một chiến lược bao vây từ nhiều hướng.
Lúc này, một bước đột phá ở phía Nam, giải tỏa vòng vây là một hướng đi thích hợp,
nhất là khi Trung Quốc đã “ém” sẵn ở đó một quân cờ – Campuchia Dân chủ. Chính
quyền Pol Pot quả là một ứng viên không chỉ phù hợp mà còn nặng ký với chính
sách bài xích Liên Xô và chống Việt Nam một cách triệt để.
Ngày 17-4 -1975, Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh
và Campuchia Dân chủ ra đời. Từ ngày 25 – 4 đến ngày 27 – 4- 1975, một Đại hội
Đảng toàn quốc đặc biệt đã được tổ chức tại Phnom Penh ,
quyết định “bãi bỏ xã hội hai giai đoạn, bao gồm giàu và nghèo, xóa bỏ mọi hình
thức áp bức”[5]. Ngày 20 – 5- 1975, một Hội nghị đặc biệt được tổ chức
tại khu Liên hợp thể thao Phnom Penh với sự tham gia của hàng ngàn cán bộ quân
đội và đảng viên Khmer Đỏ. Phát biểu tại Hội nghị, Pol Pot đưa ra một kế hoạch
hành động tám điểm; trong đó, nhấn mạnh việc trục xuất toàn bộ người Việt Nam
ra khỏi Campuchia, đưa các đơn vị quân đội đến biên giới Việt Nam. Khmer Đỏ đã
xếp Việt Nam vào nhóm đối thủ chính trị nước ngoài nguy
hiểm nhất. Các tài liệu của Bộ Ngoại giao Campuchia Dân chủ thường xuyên
nhắc đi, nhắc lại: “Kẻ thù [người Việt] từ phương Đông luôn tìm cách xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng Campuchia Dân chủ với mục đích buộc Campuchia phải đứng
trong liên minh Đông Dương dưới sự lãnh đạo của họ”[6].
Từ giữa năm 1977, chưa quên hành động ngang ngược của
Khmer Đỏ bắt trói các nhà ngoại giao Xô-viết và dồn họ vào Đại sứ quán Pháp đợi
trục xuất khi tiến vào Phnom Penh[7], trong các trao đổi điện tín hoặc hội đàm với đại diện
Khmer Đỏ, các nhà lãnh đạo Liên Xô chỉ trích gay gắt chính sách đối nội và đối
ngoại của Campuchia Dân chủ. Đáp lại, cuối năm 1977, Khmer Đỏ công khai thái độ
thù địch đối với Liên Xô và đồng minh tự nhiên của họ trong cuộc đối đầu này hiển
nhiên là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong một bài phát biểu nhắm vào Việt Nam, lãnh đạo Khmer
Đỏ nhấn mạnh: “Nhân dân Campuchia chắc chắn sẽ không cho phép bất cứ một quốc
gia nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, đồng thời kiên quyết và dứt
khoát phản đối các thế lực bên ngoài có hành động can thiệp dưới mọi hình thức
vào những vấn đề nội bộ của Campuchia”[8]. Tuyên bố này lập tức nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt
từ phía Bắc Kinh thông qua cam kết “luôn một lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính
đáng của nhân dân Campuchia trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền
quốc gia”[9].
Cùng với lời hứa đó, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp cho
Campuchia những hỗ trợ kinh tế và quân sự to lớn. Từ giữa năm 1975, các tàu
Trung Quốc chở gạo bắt đầu thường xuyên ghé cảng Kompongsom. Gạo viện trợ của
Trung Quốc cấp tập tới Campuchia từ tháng 7-1975, trung bình có khoảng 25-30
toa tầu chở gạo được bốc dỡ mỗi ngày. Năm 1975, ngoài 61.000 tấn gạo,
Trung Quốc còn cung cấp cho Khmer Đỏ 30.000 tấn nhiên liệu và dầu nhờn, 3.000 tấn
dầu hỏa, 3 máy phát điện diesel, 300 xe tải, 9000 tà vẹt, 1000 đơn vị thiết bị
đường sắt, 250 tấn thuốc trừ sâu, 1 tấn, 8 triệu cuốc, 2.600 tấn lưỡi cày,
237.000 xẻng, 60 tấn thuốc, 20.000 xe đạp, 3.300 tấn quần áo, 200 máy may[10]. Từ tháng 5 đến tháng 10 – 1975, Campuchia Dân chủ đã
xuất khẩu sang Trung Quốc 2.400 tấn cao su, 2.200 tấn gỗ quý, 200 tấn hạt tiêu
đen, 113 tấn dừa và 39 tấn hạt giống dược liệu[11]. Trung Quốc là đối tác thương mại nước ngoài chính của
Campuchia Dân chủ. Đến cuối năm 1978, tổng khối lượng giao dịch mậu dịch
giữa Campuchia và Trung Quốc đã vượt quá 42 triệu USD; trong đó, xuất khẩu của
Trung Quốc sang Campuchia lên tới gần 25 triệu USD, còn lại là khoảng 17 triệu
USD giá trị hàng hóa xuất từ Campuchia sang Trung Quốc[12].
Ngoài hỗ trợ về kinh tế, Bắc Kinh tăng cường giúp đỡ
Khmer Đỏ về quân sự. Từ tháng 8 đến tháng 10-1975, các nhóm chuyên gia quân sự
Trung Quốc đã sang Campuchia để đánh giá nhu cầu phòng thủ quốc gia. Bắc Kinh
cũng lên kế hoạch thành lập một quân đội Khmer Đỏ hiện đại – công cụ răn đe hữu
hiệu đối với tham vọng lãnh thổ của nước ngoài (ám chỉ Việt Nam ).
Tháng 2 – 1976, một phái đoàn quân sự Trung Quốc do Phó Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc dẫn đầu đã đến Phnom Penh và ký kết thỏa
thuận bí mật về hợp tác quân sự với Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Dân chủ.
Theo thỏa thuận này, Trung Quốc cam kết chuyển giao cho Khmer Đỏ các thiết bị cho
1 trung đoàn pháo phòng không, 1 trung đoàn radar, 1 tiểu đoàn công binh, thiết
bị cho sân bay quân sự, tàu tuần tra và tàu cao tốc cho Hải quân, thiết bị cho
1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn thông tin liên lạc và ba trung đoàn pháo
binh[13]. Ngoài ra, các tàu ngầm, máy bay ném bom và máy bay
chiến đấu cũng được lên kế hoạch chuyển giao khi lực lượng Không quân và Hải
quân của quân đội Campuchia đủ sức gánh vác, cũng như khi sân bay và bến cảng đậu
tàu xây dựng xong. Campuchia gửi tới các trường quân sự của Trung Quốc
471 người học về Không quân và 157 người học về Hải quân[14].
Các chuyên gia Trung Quốc về radar phòng không và pháo binh, nhân viên Không
quân mặt đất, phi công máy bay vận tải và các chuyên gia sửa chữa thiết bị hàng
không…đã đến Campuchia, tổng cộng, khoảng 500 cố vấn và chuyên gia quân sự
Trung Quốc đã có mặt ở Campuchia năm 1976[15].
Đến năm 1978, việc xây dựng một sân bay quân sự kích cỡ lớn ở thành phố Kampong
Chhnang có khả năng hạ cất cánh máy bay chiến đấu phản lực và máy bay ném bom gần
như đã hoàn thành và cũng trong năm đó, nhóm phi công đầu tiên của Campuchia
đã tốt nghiệp trường quân sự Trung Quốc[16]. Từ
tháng 3 đến tháng 6-1978, các lô máy bay chiến đấu đầu tiên từ Trung Quốc đã được
chuyển đến, gồm 10 máy bay ném bom, 18 máy bay chiến đấu; tổng cộng tất cả các
đợt, Trung Quốc đã giao cho Campuchia 20 máy bay ném bom và 36 máy bay chiến đấu[17].
Đến cuối năm 1978, Trung Quốc tiếp tục cung cấp cho Campuchia 200 xe tăng, 300
xe bọc thép, 300 súng pháo và một số lượng lớn thiết bị quân sự khác[18].
Năm 1978, lực lượng hải quân của Campuchia Dân chủ có 20 tàu các loại khác
nhau, trong đó có 1 tàu trinh sát được ngụy trang thành tàu buôn[19].
Các chuyên gia Trung Quốc giúp Campuchia xây dựng các bến nước sâu, một bãi sửa
chữa tàu và một trung tâm điều khiển tàu chiến tại căn cứ Hải quân Ream
(Sihanoukville).
Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, quân đội Campuchia tăng
nhanh chóng về số lượng: Nếu vào tháng 4- 1975, Khmer Đỏ có 6 sư đoàn, thì một năm
sau đó đã tăng lên 11 sư đoàn và đến tháng 12 – 1978, có 26 sư đoàn, trong đó
phần lớn đóng quân ở biên giới với Việt Nam[20].
Mặc dù Trung Quốc luôn phủ nhận sự hỗ trợ cho Campuchia
Dân chủ, song những con số nêu trên đã chứng minh rằng, Trung Quốc là đối tác
chiến lược chính, là người bạn thân nhất và trung thành của Khmer Đỏ. Nếu không
có sự trợ giúp to lớn của Trung Quốc cho chế độ diệt chủng ấy, Khmer Đỏ đã
không thể đủ lực để viển vông xây dựng một xã hội dị kỳ và tiến đánh Việt Nam.
3- Phnom Penh đối
đầu với Hà Nội và cuộc chiến tranh “trừng phạt” Việt Nam của
Trung Quốc
Thất bại của kế hoạch 4 năm và những khủng hoảng trầm
trọng – hệ lụy của con đường xây dựng một xã hội nông nghiệp thuần khiếtcần phải
được làm mờ bớt và tìm được sự lý giải hợp lý. Là một người thực dụng cộng với ảm
ảnh thù hận Việt Nam, Pol Pot đã tìm ra cách quy mọi nguyên nhân khó khăn cho
“bàn tay của Việt Nam”. Pol Pot hiểu rằng,cần làm trầm trọng thêm những căng thẳng
trong quan hệ với Hà Nội, để những leo thang xung đột sẽ giải quyết các vấn đề
của chính sách đối nội. Phát động một làn sóng của chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, Pol Pot khuấy động cuộc đấu tranh chống Việt Nam, đổ lỗi cho người Việt
Nam về các âm mưu và hành động lật đổ, xâm lược, phá hoại, chống lại Campuchia
Dân chủ. Campuchia Dân chủ tuyên bố “Việt Nam là kẻ
thù số một của chúng ta, là kẻ thù truyền thống của chúng ta và nó phải bị
đánh bại bằng mọi giá”[21].
Khmer Đỏ không ngừng tuyên truyền rằng, “Việt Nam muốn đặt
Campuchia dưới sự kiểm soát của mình bằng cách xây dựng Liên bang Đông Dương”[22].
Pol Pot cũng khẳng định rằng trong quá khứ, những người cai trị Campuchia (người
Pháp) đã giao đất cho người Việt và “chúng ta không thể đồng ý với hiện trạng
này. Chúng ta phải bắt đầu một cuộc chiến tranh với Việt Nam để đòi lại
vùng đất Nam Bộ”[23].Từ
giữa năm 1977, các cuộc họp đặc biệt đã được triệu tập tại nhiều hợp tác xã
nông nghiệp, tại đó đại diện của Chính quyền tuyên bố rằng “Campuchia đã sẵn sàng
chiến tranh với Việt Nam để thu hồi đất”[24].
Cùng với những đợt tuyên truyền gây hận thù chính trị
giữa hai dân tộc Khomer- Việt, Khmer Đỏ tiến hành các cuộc xâm lấn, đánh chiếm
biên giới Việt Nam liên tục trong thời gian dài.Theo số liệu của Ban Tổng kết
quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam thì từ tháng 5-1975 đến cuối năm 1975, Khmer Đỏ
gây ra 110 vụ xung đột, lấn chiếm 20 điểm biên giới; năm 1976, gây ra 280 vụ,
tăng 2,7 lần so với năm 1975, năm 1977 gây ra 1.850 vụ, tăng 6 lần so với năm
1976[25].
Thực hiện “chiến tranh đòi đất” với Việt Nam, đêm 30
-4 -1977, Khmer Đỏ dùng nhiều sư đoàn tiến công vào 13/14 xã và 13 đồn biên
phòng dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang (từ xã Vĩnh Gia đến xã Vĩnh Xương), gây
nhiều tội ác. Tiếp đó, ngày 14 -6 -1977, Khmer Đỏ tiến công vào 7 đồn biên
phòng Việt Nam ở khu vực từ Xà Xía đến núi Thị Vạng (Hà
Tiên). Từ ngày 25-9 đến ngày 16-11 – 1977, Khmer Đỏ sử dụng hai sư đoàn (3, 4)
và 1 trung đoàn, 3 tiểu đoàn địa phương liên tục tiến công vào Tà Nốt, Tà Đạt,
Xa Mát và Khuốc (Quốc lộ 22) và Cây Me, Túc Nút (Quốc lộ 1) thuộc biên giới phía
Bắc và phía Tây tỉnh Tây Ninh. Có nơi lực lượng Pol Pot tiến sâu vào lãnh thổ
Việt Nam từ 4 đến 6 km; giết hại hàng trăm dân lành, đốt cháy hơn 200 nhà dân,
bắt đi 300 con trâu bò. Trong suốt nửa cuối năm 1977 đến đầu năm 1978, một mặt,
Khmer Đỏ liên tiếp tấn công ở nhiều hướng khác nhau dọc biên giới hai nước; mặt
khác, lớn tiếng kêu gọi Việt Nam “chấm dứt kế hoạch tiến công và ký hiệp ước hữu
nghị không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.Ngày 31-12-1977, Chính quyền
Polpot chính thức cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, rút Đại sứ quán
Campuchia ở Hà Nội và yêu cầu tất cả cán bộ ngoại giao của Việt Nam ở Phnom
Penh về nước.
Trước việc Chính quyền Pol Pot tăng cường chiến tranh
xâm lược ở biên giới Tây Nam và Trung Quốc gây căng thẳng ở biên giới phía Bắc,
để tránh khả năng xảy ra chiến tranh từ hai hướng chiến lược, Việt Nam quyết
tâm giải quyết sớm cuộc chiến tranh ở hướng Tây Nam. Nhận định: “Chừng nào tập
đoàn phản động Pônpốt chưa bị nhân dân Campuchia đánh đổ, thì vấn đề biên giới
chưa được giải quyết một cách dứt khoát”[26],
thực hiện chủ trương “đẩy chiến tranh sang bên kia biên giới”[27],
thoát khỏi thế bị động, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định đưa quân vào Campuchia, “đánh đổ
tập đoàn phản động Campuchia, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn làm lại cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân”[28].
Thực hiện nhiệm vụ nói trên, từ cuối tháng 12-1978 đến
đầu tháng 1-1979, Quân tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng
đoàn kết cứu nước Campuchia đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy
lùi quân Khmer Đỏ và đến ngày 7- 1-1979, Phnom Penh được giải phóng, chế độ
Khmer Đỏ tàn bạo sụp đổ. Sau khi chế độ diệt chủng của Pol Pot bị đập tan, Mặt
trận đoàn kết dân tộc của Heng Xomrin thành lập chế độ CHND Campuchia của nhân
dân Campuchia. Với sự giúp đỡ của Việt Nam , nước
Campuchia mới được xây dựng trở lại.
Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, tiêu diệt và làm
tan rã một chế độ do Trung Quốc bảo trợ không chỉ làm đổ vỡ những kế hoạch, những
dự định của Bắc Kinh đối với bản thân Campuchia cũng như đối với Đông Nam Á, mà
còn động đến sĩ diện nước lớn của Trung Quốc. Một thời gian ngắn sau khi Phnom Penh
bị thất thủ, tờ Nhân dân Nhật báo (27-1-1979) đã có bài viết, trong
đó chứa nhiều hàm ý: Sự thất thủ của Phnom Penh không có nghĩa là chiến tranh
chấm dứt mà chỉ là khởi đầu. Bắc Kinh tuyên bố đầy hàm ý: “Việt Nam sẽ thấy rằng
cái mà chúng giành được hiện nay không phải là một chiến thắng mà là bắt đầu của
một thất bại”[29].Đặng
Tiểu Bình nhấn mạnh rằng việc “Việt Nam xâm lược Campuchia là một phần trong kế
hoạch bành trướng của Liên Xô, là mối đe dọa từ Liên Xô cũng như Việt Nam đối với
Trung Quốc và không loại trừ các khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự ngay lập
tức”[30].
Nhận thức việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là một phần của một trò chơi
chính trị lớn mà mục tiêu của nó là thống trị Đông Dương, kết hợp với Liên Xô
bao vây Trung Quốc, thông qua các phương tiện truyền thông, Bắc Kinhtố cáo Việt
Nam xâm chiếm Campuchia “phản ánh chủ nghĩa bá quyền khu vực, nhằm mục đích biến
đất nước này thành tiền đồn riêng của Liên Xô, để Moscow sử dụng Campuchia như
một cầu nối đến eo biển Malacca[31];
đồng thời, đe dọa sẽ “cho Việt Nam một bài học”.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh “trừng phạt” Việt
Nam, Bắc Kinh tích cực chuẩn bị về mặt quốc tế, thực hiện các cuộc vận động ngoại
giao, thay đổi hình ảnh của Trung Quốc từ một quốc gia tranh đấu cho cách mạng thành
một nước nạn nhân của Liên Xô và Việt Nam trong các tham vọng địa- chính trị.
Ngày 17- 2- 1979, sau sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên cả hai
phương diện trong nước và quốc tế, Trung Quốc mở cuộc tấn công Việt Nam
dọc theo biên giới phía Bắc của Việt Nam . Trung Quốc
tuyên bố đây chỉ là một cuộc phản kích để tự vệ. Nhưng thực chất, “đây là một
cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các
quân khu Trung Quốc”[32] và
“Trung Quốc “có sự chuẩn bị kỹ càng về các mặt”[33].
Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc gây ra đối với Việt Nam để
lại nhiều hệ lụy cho cả hai nước cũng như trong khu vực. Ngoài việc tung ra
chiêu thức “phản kích”, “tự vệ”, “chống lại sự xâm lược của người Việt Nam ”…,
Bắc Kinh còn trở đi, trở lại với vấn đề Campuchia như là một trong những lý do
chiến tranh chính đáng. Úp mở tuyên bố rằng, Trung Quốc “sẽ quyết định phương
cách đối phó với chính sách bá quyền cấp vùng của Việt Nam tùy thuộc vào việc
Hà Nội tiến hành đâu cuộc xâm lược đối với Campuchia”[34],
Bắc Kinh một mặt muốn khoác lên cuộc chiến tấm áo lẽ phải, tô đậm tính chính danh;
mặt khác, muốn gửi đến các nước Thế giới thứ ba thông điệp về một Trung Quốc nghĩa
hiệp, sẵn sàng bảo vệ đồng minh, sẵn sàng chìa tay ra cho các nước nhỏ và yếu hơn.
Song, sự thật có là như vậy?
4- Kết luận
Sau chiến tranh biên giới với Liên Xô năm 1969, Bắc Kinh
ngày càng lo ngại hơn về mối đe dọa của Liên Xô trước tiên là đối với an ninh
Trung Quốc, sau là ở mức độ khu vực và toàn cầu. Trung Quốc coi sự hiện diện của
Liên Xô ở Đông Nam Á là một hình thức Kremlin phối hợp chiến lược tại đây
với chiến lược ở vùng Ấn Độ Dương, Afghanistan, Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ và Châu
Phi, tiến tới kiểm soát eo biển Malacca, liên kết nó với chiến lược ở Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, hình thành một vòng cung bao vây toàn bộ khu vực từ Nhật Bản
đến Tây Á. Thành công của kế hoạch đó cho phép Moscow kiểm soát một số tuyến đường
biển quốc tế lớn và các quốc gia giàu tài nguyên chiến lược quan trọng đối với
kinh tế phương Tây; đồng thời, bao vây Trung Quốc bằng cách cuốn Trung Quốc vào
cuộc chiến trên hai mặt trận (biên giới Xô-Trung và Đông Nam Á). Phá thế bao
vây ấy của Liên Xô, như Trung Quốc nhận thức, là một yêu cầu sống còn và câu
chuyện Việt Nam – Campuchia chỉ là một yếu tố phụ, song thích hợp, đúng thời điểm
trong một cuộc cạnh tranh quyền lực rộng lớn giữa Trung Quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ.
Vấn đề Campuchia trở thành một chất xúc tác làm bùng lên mạnh mẽ hơn những xung
đột lợi ích giữa các nước lớn, được Trung Quốc nắm lấy, thổi nó lên, hòng có
thêm ưu thế trong cuộc đua tranh quyết liệt và cam go ấy. Như vậy, tính toán rằng,
“đa số các nước ở Đông Nam Á và thậm chí trên thế giới có thể sẽ tán thành hành
động quân sự của Trung Quốc là để chống lại cuộc xâm lược của Việt Nam
ở Campuchia. Nếu Liên Xô lên án Trung Quốc thì có thể cũng sẽ bị các nước khác
lên án”[35],
việc Trung Quốc nêu lý do “đánh Việt Nam vì Việt Nam xâm lược Campuchia” chủ yếu
nhằm tranh thủ dư luận và sau này dùng làm “lá bài” trong đàm phán với các bên
liên quan.
Cũng cần nói thêm rằng, dù cố gắng sử dụng “tấm thẻ
bài” Campuchia như là một lý do xác đáng tiến hành chiến tranh “trừng phạt” Việt
Nam, hy vọng vẽ nên hình ảnh một Trung Quốc đồng minh có trách nhiệm, thì việc
Bắc Kinh sử dụng vũ lực để “răn đe” một quốc gia yếu hơn vẫn khiến các quốc gia
trong khu vực không khỏi e ngại và cảnh giác trước sự bất chấp đến tàn nhẫn của
Trung Quốc khi theo đuổi lợi ích quốc gia.
Trong một chiều cạnh khác, dù lịch sử không có chữ “nếu”,
song liên quan đến vấn đề Campuchia, nếu Việt Nam “biết người, biết ta”, khéo
léo hơn, bình tĩnh hơn, thỏa đáng hơn trong giải quyết/xử lý, thì có lẽ sẽ không
hình thành nên một “gót chân Asin”, tạo cớ cho Trung Quốc và gây khó dễ cho
quan hệ quốc tế của Việt Nam nhiều năm sau đó.
[1]Gilbert Padoul,: Chính
sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Bản dịch, Lưu tại
Thư viện Quân đội.
[2]Cuộc xung đột
Trung Quốc – Việt Nam, Tlđd, tr.9.
[3]Ross, Robert S: The
Indochina Tangle: China’s Vietnam Policy, 1975-1979, Columbia
University Press, New York ,1988, p.
[4]Ross, Robert S: The
Indochina Tangle: China ’s Vietnam Policy,
1975-1979, Ibid, p175.
[5]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Издательство Алгоритм, 2014, c.89.
[6]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.99.
[7]Norodom Sihanou:
War and Hope: The Case for Cam , Pantheon; 1st American ed
edition, 1980, p.13.
[8]Karl D. Jackson: Cambodia ,
1975-1978, Rendezvous with Death, Princeton University Press, 2014, p.41.
[9]Great Victory of the
Cambodian People, Peking : Foreign Languages
Press, 1975, p.3.
[10]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.137.
[11]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.137
[12]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.140.
[13]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.138.
[14]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.138. Xem thêm: Asian
Recorder, September 10-16, 1978, p. 18910.
[15]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.138.
[16]Ayan Chanda,: A
Dry Season Infiltration, Far Eastern EconomicReview, Vol.
102, No. 44, November 3, 1978, p. 15.
[17]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.138-139.
[18]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.139.
[19]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.139.
[20]Олег Самородний: Пол
Пот. Камбоджа – империя на костях, Указ.Соч, c.139.
[21]Мосяков Д.В: История
Камбоджи. XX век, Институт востоковедения РАН, 2010, c.384.
[22]Мосяков Д.В: История
Камбоджи. XX век, Институт востоковедения РАН, 2010, c.383.
[23]B. Kiernan and Chanthou Boua
: Peasants аnd Politics in Kampuchea 1942–1981,
N.-Y, 1986, p.236.
[24]B. Kiernan and Chanthou Boua
: Peasants аnd Politics in Kampuchea
1942–1981, Ibid, p.235.
[25] Báo cáo của
Ban Tổng kết quân sự,Bộ Quốc phòng Việt Nam, Lưu tại Thư viện Quân
đội, 1978, tr.4.
[26]Báo cáo số
38/QU-TƯ của Thường vụ Quân uỷ Trung ương, ngày 27 tháng 1 năm
1978, Lưu tại Trung tâm lưu trữ, Bộ Quốc phòng.
[27]Nghị quyết của
Bộ Chính trị tháng 11 năm 1977, Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung
ương Đảng.
[28]Dự thảo kế
hoạch sẵn sàng chiến đấu của Bộ Tổng tham mưu, số 56, ngày 10-10-
1978, Lưu tại Trung tâm lưu trữ, Bộ Quốc phòng.
[29]Keng Piao’s [Geng Biao’s]: Report
on the Situation of the Indochinese Peninsula, January 16, 1979, Issues and Studies 17,
no. 1 (January 1981), p.81,
[30]Chen, King C: China ’s
War with Vietnam , 1979: Issues, Decisions, and
Implications, Stanford: Hoover Institution Pres, 1979, p.37.
[31] Chen Jie: China’s
ASEAN policy in Deng Xiaoping’s era : major political and
security issues and general trends, A thesis submitted for the degree of
Doctor of Philosophy, The Australian National University, Open Access Theses,
1994, p.5.
[32] Sự thật
về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30
năm qua, Sđd, tr.91.
[33]Sự thật về
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm
qua, Sđd, tr.91.
[34]Herbert S. Yee: The
Sino-Vietnamese Border War: China’s Motives, Calculations and Strategies,
China Report, New Delhi, India, 1980, Vol 16, No1, p. 18.
[35] Chen, King C: China ’s
War with Vietnam , 1979: Issues, Decisions, and Implications, Ibid,
p.87-88.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment