Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday 23 April 2019

Lưu hành tiền Trung Quốc: Việt Nam đang bị Hán hóa ?


Changing Leaves

Lưu hành tiền Trung Quốc
Việt Nam đang bị Hán hóa ?


Cách đây không lâu người dân Việt phải giật mình khi nhìn thấy hình ảnh tấm vé lên tàu Cát Linh – Hà Đông có in song ngữ, chữ Trung Quốc nằm trên chữ Việt, rồi quả địa cầu bán ở Ukraina xếp một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc. Và mới đây, việc lưu hành đồng Nhân dân tệ trên lãnh thổ Việt Nam đã khiến dư luận bàng hoàng thêm một lần nữa. Phải chăng Việt Nam đang bị Hán hóa ? 

Miễn cưỡng nhìn theo cái lợi trước mắt, việc sử dụng đồng Nhân dân tệ (CNY) sẽ giúp hoạt động mua bán của một số thương nhân, doanh nhân và người dân của 7 tỉnh biên giới sẽ được thuận lợi hơn bởi sự linh hoạt thanh toán, tiết kiệm thời gian và hàng hóa cũng được xuất nhập khẩu dễ dàng hơn. Thế nhưng, chúng ta cần đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao không sử dụng tiền đồng Việt Nam (VNĐ) để thanh toán ? Chẳng lẽ dùng tiền VNĐ không có thuận lợi ?  Phải dùng tiền Trung Quốc mới được sao ?
ngoaihoi
Đồng nhân dân tệ đã và đang được người Việt Nam ở các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc sử dụng từ lâu nay.
Trong hoàn cảnh mối quan hệ bang giao hai nước đang hết sức nhạy cảm, Trung Quốc luôn tỏ rõ mong muốn gây ảnh hưởng, thậm chí thôn tính các nước xung quanh thì việc lưu hành đồng CNY là một lợi thế không nhỏ cho anh bạn láng giềng này. Nếu đồng tiền này được lưu hành như thế và không có cơ chế nào để quản lý thì ai có thể đảm bảo chúng sẽ không được sử dụng ở những nơi khác ngoài 7 tỉnh đó?
Nhiều người cho rằng nếu đồng CNY được sử dụng ở Việt Nam thì đồng tiền nước ta cũng được lưu hành ở một số tỉnh biên giới của Trung Quốc như Bằng Tường, Hà Khẩu rồi Quảng Tây, Vân Nam,… Thế nhưng, nhìn vào thực tế thì tiền giả VNĐ được sử dụng trên lãnh thổ nước ta từ trước đến nay đều có xuất xứ Trung Quốc và bây giờ có thể hoành hành dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị đánh thuế rất cao buộc nước này phải tìm thị trường khác và đó có thể là Việt Nam. Ai đảm bảo hàng hóa Trung Quốc không tràn lan trên thị trường? Ai đủ sức ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng được tuồn sang Việt Nam? Nếu như hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ta có nguy cơ đứng bên bờ vực thẳm. Hàng hóa tồn kho, giảm doanh số, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm, tác động đến nguồn thu ngân sách của Việt Nam, đó là những hệ quả mà chúng ta có thể nhìn thấy. Lũng đoạn nền kinh tế là điều đương nhiên. Các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ sẽ diễn ra ồ ạt, ảnh hưởng đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường. Về vấn đề này, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã thẳng thắn cảnh báo: “Nếu đồng nhân dân tệđược cho phép thanh toán ở Việt Nam đồng nghĩa với việc Trung Quốc mở rộng được phạm vi thanh toán, khi đó hàng hóa của họ sẽ tràn lan ở thị trường Việt Nam. Lúc đó, nếu không quản lý được, nền kinh tế của ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi “.
nhandante
Chấp nhận thanh toán Nhân dân tệ có nguy cơ phải nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ.
Bất lợi hơn, việc giao dịch bằng Nhân dân tệ sẽ dẫn đến tình trạng luôn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Việt Nam mất chủ quyền về tiền tệ. Rồi từ đây Trung Quốc sẽ kiểm soát nền kinh tế, buộc nước ta phải nhượng bộ cả chủ quyền lãnh thổ và nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị khác nếu như muốn “thở bình thường”. Liệu lúc đó, chúng ta có còn tiếng nói bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa? Cái giá phải trả thật đắt cho việc lưu hành tiền Trung Quốc.
Với kinh nghiệm về chính sách tiền tệ, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh chia sẻ: Đồng tiền mạnh bao giờ cũng sẽ lấn át đồng tiền yếu. Nếu như đồng Nhân dân tệ với số lượng hàng hóa ở đằng sau và thêm việc họ phá giá đồng bạc thì giá thành của họ rẻ đi, tạo ra một ưu thế rất lớn và làm cho giá hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng lên”. Đó chẳng phải là bước đi đầu tiên buộc Việt Nam phải lệ thuộc vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc, xem đó là công cụ để khống chế người Việt. Chẳng những thế, ông Doanh còn cho rằng: “Chủ quyền về tài chính, chủ quyền về tiền tệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng về chủ quyền kinh tế. Đấy là quyền kiểm soát về đồng tiền để thanh toán trong bất kỳ một nền kinh tế nào”. Còn dưới góc nhìn cá nhân của PGS.TS. Hoàng Ngọc Giao thì đó còn “là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia. Mất chủ quyền kinh tế là mất chủ quyền quốc gia, cũng coi như là mất nước. Việc mất chủ quyền tiền tệ khó nhận ra hơn mất chủ quyền lãnh thổ bởi nó êm ngọt hơn. Nhưng như thuốc độc, uống từ từ và tích luỹ đến mức vượt một ngưỡng thì dẫn đến tử vong.
doanh
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh với những kinh nghiệm dày dặn về chính sách tiền tệ.
Nhớ lại lịch sử nước ta, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông. Từ thời điểm đó, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình thức, chất liệu đến mệnh giá 7 lần để có được đồng tiền như hiện tại. Ai cũng hiểu ý nghĩa quan trọng của tiền tệ, nó không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn khẳng định chủ quyền của đất nước tự do, quyền độc lập tự quyết của mỗi dân tộc. Thế nên, Hiến Pháp của nước ta chỉ cho phép trên lãnh thổ lưu hành duy nhất đồng tiền Việt Nam mà thôi. Việc một số tỉnh biên giới phía Bắc nước ta được phép lưu hành đồng nhân dân tệ (CNY) song song với đồng tiền Việt Nam (VNĐ) là hành vi vi phạm Hiến Pháp, chủ quyền về tiền tệ rõ ràng. Khó khăn lắm, đất nước mới nắm quyền tự chủ độc lập, thế nên không một người dân nào mong muốn bị Trung Quốc thôn tính cả.
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định: “Chắc chắn không thể cho phép sử dụng đồng tiền của nước ngoài ở Việt Nam bởi vì mỗi quốc gia đều có chủ quyền và chỉ sử dụng đồng nội tệ ở đất nước mình. Luật pháp Việt Nam cũng chưa cho phép sử dụng đồng tiền của nước ngoài. Nếu muốn sử dụng, người ta phải đổi đồng tiền của nước ngoài sang tiền Việt Nam. Sẽ không có bất cứ ngoại lệ nào”. Bà Lan cho rằng, nếu cho thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam là xâm phạm chủ quyền của ta bởi tương tự như việc treo cờ, chỉ có thể là cờ của nước ta chứ sao có thể là cờ của nước khác được? Cùng quan điểm với bà Lan, Tiến Sỹ Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng: “Chúng ta cứ đảm bảo quan hệ kinh tế bằng việc thanh toán bình thường như các nước khác, phải giữ đúng nguyên tắc quản lý ngoại hối của chúng ta là ở Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam chứ không tiêu tiền nước khác“.
chuyen
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và những trăn trở xung quanh việc lưu hành đồng Nhân dân tệ.
Mặc dù, ngay trong Thông tư 19 ghi rõ đối tượng, nguyên tắc tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh ngoại hối. Kể cả các quy định về thanh toán qua ngân hàng, giao dịch tiền mặt cho thương nhân và cư dân cả hai bên biên giới cũng được đưa ra cụ thể, chi tiết thì nhà nước cũng khó lòng giám sát, kiểm soát giao dịch thương mại, thanh toán và giao dịch tiền tệ giữa hai bên. Thực tế, chúng ta đã có quá nhiều bài học xương máu. Như tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng nặng nề, thương mại biên giới, đặc biệt nhiều khu kinh tế – thương mại được hình thành và hoạt động với quy mô lớn, phức tạp, khó kiểm soát. Bài học Trung Quốc xây dựng nhiều nhà máy với công nghệ cũ, gây ô nhiễm môi trường Việt Nam vẫn còn đó. Rồi với tư cách là chủ thầu các công trình, khách du lịch, người Trung sang Việt Nam sinh sống, an cư, lập nghiệp, thành lập nhiều khu phố biển hiệu tiếng Trung. Thậm chí, sách vở thiếu nhi in cờ, chữ Trung, đường lưỡi bò. Đấy, những sự việc như thế đang diễn ra, đã ai kiểm soát được chưa?
Rồi gần đây dư luận đang hết sức lo lắng về dự Luật Đơn vị hành chính đặc biệt (Quốc hội đã hoãn lại để nghe thêm ý dân), tình hình Biển Đông, An ninh – quốc phòng,… Chính những điều này khiến cho không một người Việt Nam yêu nước nào không cảnh giác, lo lắng trước bất kỳ động thái mới nào trong quan hệ Việt-Trung.
Thực tế thì vấn đề sử dụng ngoại hối ở vùng biên giới đã diễn ra từ lâu, không chỉ ở biên giới Việt – Trung mà ở biên giới Việt – Campuchia cũng thấy nhan nhản !  Vì thế, chúng ta phải kiên quyết ngăn chặn việc sử dụng ngoại hối ở biên giới để bảo vệ chủ quyền kinhtế và quyền lợi dân tộc. Hiện nay, có không ít cán bộ hạn chế về trình độ, năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm kém; Còn nhiều người dân chưa rõ những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn có ở khu vực biên giới cũng như thiếu sự cảnh giác nên rất dễ bị kẻ mưu đồ lợi dụng. Rõ ràng, chúng ta cần một chế tài cụ thể đối với cơ quan Nhà nước lẫn người dân để quản lý. Đồng thời tăng cường sự giám sát của xã hội và người dân ở các tỉnh biên giới cũng như các tỉnh khác để kịp thời phát hiện, phản ánh sai phạm, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Trung Quốc vẫn luôn ôm tham vọng biến Nhân dân tệ thành đồng tiền chính của thế giới nhằm thay thế vai trò của đồng đô-la Mỹ trong tương lai, đấy là một mục tiêu dài hạn và đất nước họ đang tìm mọi cách để đạt được. Đồng tiền Việt đi đến đâu thì biên giới của quốc gia ở đó. Chỉ cần đi sai một nước cờ thì Việt Nam sẽ chẳng còn đường lui !
Bạn đọc Nhật Hạ
Changing Leaves
__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 

LISA PHẠM Khai Dân Trí Số 781 Ngày 23/04/2019

Đại tướng không có chỗ trong lòng dân…





Đại tướng không có chỗ trong lòng dân…

23/04/2019


Ông Lê Đức Anh tại kỳ họp quốc hội lần cuối năm 1997.
Sáng 22 tháng 4, ông Lê Mạnh Hà post vài dòng trên trang Facebook của mình về tình trạng cha ông - Lê Đức Anh, đại tướng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tiến về Sài Gòn
44 năm trước đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy một cách quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc.
Ông sẽ là người cuối cùng trong Bộ chỉ huy chiến dịch năm ấy ra đi mãi mãi.
Ông đang được các bác sĩ bệnh viện 108 chăm sóc tận tình.
Thông tin từ status ấy lập tức loang ra như dầu tràn song rất ít người Việt sử dụng mạng xã hội bày tỏ sự tiếc thương hay mến phục. Đa số công chúng tỏ ra hoan hỉ, hả hê. Tiếc nuối nếu có là chủ yếu là vì theo họ, cha ông Hà, sống thực vật chưa đủ lâu để đền tội.
Thậm chí ông Hà sắp mất cha, người ta vẫn vào và để lại trên Facebook của ông Hà những biểu tượng cho thấy họ thích thú trước thông tin ông thay mặt gia quyến cung cấp. Gần như toàn bộ bình luận trên trang facebook của ông Hà có nội dung thế này (1)…
Hoàng Huy Vũ: Các liệt sĩ Gạc Ma đã chuẩn bị ướp bia đón ông chưa?
Bình Thuận Lý: Thằng thớt (ông Hà) nên viết thực lòng như này: Mang lại hòa bình cho cả dân tộc, mang lại sự thịnh vượg cho gia đình chúng tôi và sự đói nghèo, lạc hậu cho toàn dân tôc Việt Nam. Ông là thằng đầu đảng cướp cuối cùng trong bộ chỉ huy chiến dịch cướp phá miền Nam năm ấy đã đi bán cmn (con mẹ nó) muối sau bao năm nằm ỉa trây đái dầm dề trả cái nghiệp giết chiến sĩ Gạc Ma và dân Campuchia vô tội ở Siêm Riệp.
Đỗ Văn Dũng: Một tướng ngu xuẩn khi mang súng đánh đuổi đồng bào mình ra biển và còn sang Tàu để cầu vinh. Muôn đời con cháu nguyền rủa loại tướng này.
Toan Nguyen: Thực tình chả muốn đại tướng chết, chỉ mong muốn “nó” dở sống, dở chết, sống thực vật cho nhân dân được nhờ. À quên, sao không kể công ơn đại tướng với bạn vàng Tàu cộng, vụ Gạc Ma 1988 nhỉ…
Đọc Để Hiểu: Tiến về Sài Gòn ta cướp sạch Sài Gòn dâng nước cho Tàu. Xuống chờ 64 chiến sĩ Gạc Ma hỏi thăm nhé.
Trương Anh Nguyễn: Tiến về Sài Gòn ta cướp nhà mặt tiền…
Hoang Nguyen: 64 chiến sĩ Gạc Ma đang chờ ông
Lưu Tường: Xuống đoàn tụ cụ Lê Chiêu Thống nhớ ghé hỏi thăm anh em Gạc Ma kẻo anh em tâm tư.
Anh Bay: “Thằng” đó chưa chết à? 64 ah em Gạc Ma đang chờ mày đó.
Tĩnh Lặng: A tì địa ngục đang chờ đón ông. Chúc ông xuống đó vui.
***
Ông Hà đã xóa status vừa kể. Status cuối cùng trên trang Facebook của ông Hà giờ là status được viết cách nay hai tuần về “Bác Đồng Sỹ Nguyên”. Chắc chắn ông Hà cũng như chị em của ông và các con, các cháu trong gia tộc không ngờ công chúng oán giận, khinh miệt cha mình, ông mình đến như vậy.
Chưa biết lúc nào ông Lê Đức Anh thật sự “nhắm mắt, xuôi tay”. Theo qui định hiện hành, chắc chắn sẽ có quốc tang, theo sau đó là quốc táng và song hành với quốc tang, quốc táng sẽ là tóm tắt công trạng, sẽ là những lời có cánh… song nhân tâm như thế thì cố gắn thêm động cơ phản lực vào những lời ấy, chúng cũng không thể… bay.
Cổ nhân từng bảo: Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Dẫu “ý đảng” cố cưỡng, “lòng dân” không chuyển. Thực tế như vừa diễn ra chẳng biết có đủ để cảnh tỉnh số ông này, bà kia đang ngất ngưởng trên những cái ngai rất cao hay không? Có đủ mở mắt để họ nhận ra mến phục, tiếc thương là những thứ không thể chỉ đạo.
“Công” hay “tội” đối với cả một dân tộc không phải cứ soạn thành nghị quyết là thành. Thời điểm “Tổ quốc ghi… có”, xác định những cá nhân đắc tội với tiền nhân, với đồng bào tưởng xa hóa ra lại gần hơn nhiều người tưởng. Nhân tâm, thái độ của công chúng đối với ông Lê Đức Anh là một bài học nhãn tiền.
Chú thích
16x9 Image

Trân Văn

Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ.


Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh qua đời, thọ 99 tuổi

22/04/2019


Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Vị chủ tịch nước thứ 4 của Việt Nam vừa qua đời hôm 22/4. (Ảnh TTXVN chụp từ màn hình Dân Việt)
Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh, người cuối cùng trong Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, qua đời hôm 22/4 sau một thời gian lâm bệnh, thọ 99 tuổi, theo Thông Tấn Xã Việt Nam.
Bản tin của TTXVN trích dẫn thông tin từ Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết Đại tướng Lê Đức Anh “sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22/4/2019 tại nhà Công vụ, số 5A Hoàng Diệu, Hà Nội.”
Lễ viếng, truy điệu và an táng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ được thông báo sau, theo VN Express.
Tờ báo này trích dẫn lời ông Lê Mạnh Hà, con trai duy nhất của ông Lê Đức Anh, khẳng định thông tin bố ông trừ trần tối ngày 22/4.
Trước đó nhiều giờ, ông Hà, trong một dòng trạng thái trên trang Facebook cá nhân với tựa đề “Tiến về Sài Gòn” cho biết bố ông “đang được các bác sỹ bệnh viện 108 chăm sóc tận tình” và "sẽ là người cuối cùng trong Bộ chỉ huy chiến dịch năm ấy (tức chiến dịch Hồ Chí Minh) ra đi mãi mãi.”
Thông tin về việc Đại tướng Lê Đức Anh, người giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992-1997, qua đời bắt đầu được lan truyền trên một số trang điện tử và Facebook trong ngày 22/4 trước khi truyền thông nhà nước loan tin.
Trang Facebook có tên “Sự Kiện” và “Tin Chính Trị” trích dẫn nguồn tin từ trang web Baolua.info cho biết “Nguyên chủ tịch nước, Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh vừa từ trần ngày 22/4/2019,” với dòng trạng thái “Vô cùng thương tiếc sự ra đi của Đại tướng Lê Đức Anh” và “Vĩnh biệt Đại tướng, nguyên chủ tịch nước. Lại thêm một quốc tang?”
Trước đó trong ngày 22/4, trang điện tử báo Thanh Niên đăng 1 bài viết dài về sự đóng góp của ông Lê Đức Anh vào các cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
Báo Thanh Niên cho biết ông Lê Đức Anh là một trong số ít những vị tướng đã trải qua các cuộc chiến tranh, trong đó có cuộc chiến tranh chống Mỹ, từ 1945 đến 1989. Ông là một trong những vị tướng tham gia chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh trong chiến tranh Việt Nam.
Trang tin Info.net trong ngày 22/4 cũng đăng tải một bài viết “nhìn lại công lao của Đại tướng Lê Đức Anh” nhân kỷ niệm 30/4.
Cách đây 44 năm, ông Lê Đức Anh “chỉ huy một cánh quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc,” theo ông Hà cho biết trong phần đăng tải trên Facebook.
Trong một đăng tải khác trên trang mạng xã hội này vào ngày 1/12/2018, ông Hà viết về ngày “sinh nhật ba năm 2017” khi ông Lê Đức Anh tròn 97 tuổi và là “vị tướng duy nhất còn sống của Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.”
“Ông nằm trong số ít người đã trải qua cả 4 cuộc chiến: đánh Pháp, đánh Mỹ, bảo vệ biên giới Tây Nam và đánh Trung Quốc,” ông Hà nói về ba của mình.
Ông Lê Đức Anh là người chỉ huy trận đánh của quân Việt Nam trước quân Trung Quốc ở đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988. Vẫn còn những tranh cãi xoay quanh việc liệu ông Lê Đức Anh, lúc đó là bộ trưởng bộ Quốc phòng, có phải là người ra lệnh “không được nổ súng” như Thiếu tướng Lê Mã Lương nói hay không. 64 binh sỹ Việt Nam đã bị Trung Quốc giết hại trong trận hải chiến Gạc Ma và quân Trung Quốc đã chiếm đóng hòn đảo này từ đó đến nay.
Ông Lê Đức Anh từng bị tai biến nặng khi đang giữ chức chủ tịch nước năm 1996, theo Thanh Niên. Tờ báo này cho biết sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng vào đầu năm 2018 nhưng “một lần nữa ông đã vượt qua cơn nguy kịch một cách thần kỳ.”
Trong tuần qua, trên mạng xã hội cũng đã rộ lên tin đồn về việc Tổng Bí Thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện khi đang đi công tác ở Kiên Giang. Chính phủ Việt Nam cho đến lúc này vẫn chưa đưa ra phản ứng gì trước những tin đồn đó.
Tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Việt Nam thông qua một bộ luật nhằm bảo vệ bí mật nhà nước trong đó quy định các thông tin, bao gồm sức khỏe của các nhà lãnh đạo cao nhất nước, là “bí mật quốc gia” và phải được giữ kín.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

THU PHÍ NGƯỜI NUÔI BỆNH: MỘT KIỂU TẬN THU TÀN NHẪN

Sent from my iPhone

On Apr 22, 2019, at 9:24 AM, lsamurai <> wrote:
Chế độ này táng tận lương tâm nên phải cáo chung thôi.
CL

Sun. 14 , Apr. 2019
Subject :  Fw : bs Do hong  Ngoc : THU PHÍ NGƯỜI NUÔI BỆNH: MỘT KIỂU TẬN THU TÀN NHẪN

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang ăn và món ăn
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đi bộ và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và đám đông
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người



THU PHÍ NGƯỜI NUÔI BỆNH: MỘT KIỂU TẬN THU TÀN NHẪN
Ở xứ Việt nam CS thời nay, bệnh vào đến bệnh viện đã là một sự khốn khổ, khốn nạn. Đồng tiền phải đi trước, dù cấp cứu gần chết thì phải đóng tiền mới có người hỏi tới, không thì nằm đó chờ. Một người bệnh ít nhất phải có một người đi theo nuôi bệnh bởi lực lượng y tá, điều dưỡng không thể chăm sóc người bệnh. Con nuôi cha mẹ, vợ nuôi chồng, chồng theo nuôi vợ, con cháu nuôi ông bà.. Không thể không có mặt được. Không chỉ để rót miếng nước, đút miếng cháo, đưa viên thuốc mà còn phải có mặt ở đấy để khi bác sĩ, y tá cần thì đáp ứng ngay. Bệnh nhân nếu ở phòng chăm sóc đặc biệt tức là đã có một chân vào cửa tử thì người nhà càng phải cần có mặt để được gọi tên bất cứ lúc nào. Đến các bệnh viện nhà nước mà xem, đa số bệnh nhân đều là người nghèo đến từ các tỉnh, có người không đủ tiền mua thuốc, và người đi nuôi bệnh thường là sống nhờ cơm từ thiện. Chồng vừa nuôi vợ bệnh vừa chạy xe ôm là chuyện thường tình. Họ nghèo lắm, nghèo đến xác xơ. Nhà có người bệnh, nhất là những bệnh nan y kéo dài ngày chữa trị thì từ gia đình khá khá biến thành hộ nghèo và người nghèo trở thành tàn mạt điêu đứng cũng là chuyện thường tình. Bán trâu, bán ruộng, bán vườn rồi bán nhà khăn gói lên thành phố chữa bệnh cho người thân, trắng tay cũng là chuyện thường tình.
Cán bộ lãnh đạo khi bệnh có phòng riêng, có bác sĩ riêng, có y tá, điều dưỡng riêng, có chế độ chăm sóc cũng riêng. Đa số lại chữa trị ở nước ngoài với cả cặp đô la, cả túi hột soàn mang theo để chi tiêu, chưa kể đến ngân sách nhà nước dành cho họ. Họ đâu thấm cảnh chạy vạy từng đồng mua thuốc, bông, băng. Người thân của họ đâu phải nằm ở hành lang, ở sân bệnh viện để nuôi bệnh, họ đâu phải xếp hàng để kiếm miếng cơm từ thiện qua ngày. Cho nên họ mạnh miệng cho răng thu phí người nuôi bệnh là hợp lý. Tuyên bố như thế là chưa thấm được nỗi đau của dân, chưa đồng cảm với nỗi khổ của dân. Dân đã nghèo tận đáy khi trở thành người bệnh mà tận thu như thế là một việc làm tàn nhẫn. Có thể gọi là vô đạo. Đồng ý là bệnh viện hoạt động phải có kinh phí thế nhưng đã gọi là một chế độ vì dân, do dân và lo cho dân mà còn tính với dân miếng nước dội cầu, một chút ánh sáng của bóng đèn thì chính phủ đó có còn nên tồn tại không? Ngân sách hàng năm dành cho y tế cũng không nhỏ, sao lại nghĩ đến chuyện tận thu những người đi nuôi bệnh, những người đã nghèo đến tận cùng khi đến bệnh viện.
Ngày xưa ở miền Nam tu do , các bệnh viện công còn gọi là nhà thương thí, ở đó bệnh nhân được chữa trị không mất tiền, còn được nuôi ăn. Người nuôi bệnh có chỗ còn được cung cấp các bữa ăn do các tổ chức xã hội phân phát. Họ không hô hào vì dân nhưng họ đồng cảm với hoàn cảnh với người bệnh. Đó là cách đối xử nhân văn, nhân đạo giữa con người với nhau. Còn bây giờ chúng ta hành xử với nhau như thế nào? Các ngài cứ nghĩ việc tận thu, càng nhiều càng tốt, sống chết mặc bay với những lý lẽ nghe qua tưởng chừng rất hợp lý.
"Ngày 10-4, trao đổi với báo chí về vấn đề BV có được thu phí người nuôi bệnh hay không, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế  vc :Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các BV đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng VC : Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì BV vẫn được quyền thu.
Trở lại vấn đề thu phí người nuôi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận nhiều người không phải là bệnh nhân vào BV nhưng xử dụng điện, nước, vệ sinh, ảnh hưởng môi trường. “BV phải cử nhân viên hoặc thuê người dọn dẹp vệ sinh và trả tiền cho các khoản điện, nước này. Về nguyên tắc, BV là đơn vị tự chủ kinh phí nên người vào sử dụng dịch vụ phải trả tiền là hợp lý”
Cái hợp lý mà các ngài đang đề cập đến là sự hợp lý tàn nhẫn vô nhân đạo. Sự tận thu này đã đẩy người bệnh đã nghèo càng khổ thêm, họ càng túng quẫn hơn khi phải thêm một khoản kinh phí không biết tìm đáu. Họ lại phải nhịn ăn, bán thêm ruộng vườn để đáp ứng việc tận thu của các ngài. Khốn nạn thật!
14.4.2019
bs DO hong Ngoc 


--
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Saturday 20 April 2019

Giàn khoan DongFang 13-2 CEPB tiến vào vịnh Bắc Việt diễu võ dương oai.


Subject: Giàn khoan DongFang 13-2 CEPB tiến vào vịnh Bắc Việt diễu võ dương oai.




 Giàn khoan DongFang 13-2 CEPB tiến vào vịnh Bắc Việt diễu võ dương oai.


          Giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB đã tiến vào Vịnh Bắc phần với hàng chục tàu chiến, tàu bán quân sự hộ tống diễu võ dương oai, tại gần khu vực thành phố Huế và Đồng Hới.  TC hả hê với khẳng định vùng ranh giới lưỡi bò mà họ tuyên bố chủ quyền khai thác.  Không có sự kháng cự nào từ phía CS Việt Nam dù là nhỏ nhất.  Truyền thông CS Việt Nam đều im hơi lặng tiếng.  Trong khi đó Tân Hoa Xã TC và cộng đồng mạng TC ăn mừng lớn, và tin tức được đưa liên tục như một chiến thắng đánh dấu 40 năm chiến tranh TC - CS Việt 1979-2019. Hành động này được cà Reuters và nhiều hãng Truyền thông  ngoại quốc khác đưa tin. 




          Theo Tân Hoa xã TC đưa tin thì giàn khoan khổng lồ đang trên đường di chuyển vào khu vực phía Tây Nam đảo Hải Nam, cách Đồng Hới 44.4 Hải Lý, cách Đà Nẵng 100 Hải Lý - nằm gọn trong thềm lục địa VN.




          TC tìm thấy một mỏ khí đốt lớn ở lưu vực Vịnh Bắc phần của Biển Đông, Chủ tịch Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết.  Theo Reuters, một nguồn tin từ Công ty này tiết lộ dự trữ khí ít nhất 50 tỷ mét khối, tương đương khoảng 1,6 nghìn tỷ feet khối. 



          Đi kèm theo giàn khoan Dongfang 13-2 là 3 tàu hộ tống và 50 tàu đánh cá vũ trang.  Giàn khoan DongFeng không phải sự hù dọa giống giàn khoan Hải Dương 981, mà lần này TC sẽ chính thức đưa vào vận hành và khai thác tại chỗ, ngay tại bờ biển Đồng Hới, Quảng Trị.




          Ngày 10/04 giàn khoan DongFeng của TC kéo vào sâu bên trong thềm lục địa của Việt Nam, sát bờ biển, bằng mắt thường ngư dân sẽ quan sát thấy cả một tòa nhà khổng lồ nổi trên biển Quảng Trị.  Báo chí TC đưa tin, lần này giàn khoan DongFeng sẽ khai thác và sản xuất dầu mỏ tại chỗ cho đến khi nào hết dầu ở dưới đáy biển Đông thì thôi.  Báo chí VN vẫn im lặng.  Bộ Ngoại giao CS vẫn chưa được phép lo ngại.




Ảnh giàn khoan DongFeng 13-2 CEPB được hoàn thành vào khoàng cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2019.






                            Hết.





__._,_.___

Posted by: van tran 

LISA PHẠM Khai Dân Trí Số 778 Ngày 20/04/2019

Tuesday 2 April 2019

Lisa Phạm Khai Dân Trí Số 760 Ngày 02/04/2019. Mới nhất

Khủng hoảng Venezuela 9/3: Người dân xuống đường kêu gọi chấm dứt ‘sự chiếm đoạt’ của Maduro

----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <
To: "xomnhala>
Sent: Sunday, March 31, 2019, 4:52:45 AM EDT
Subject: PHẦN III (ĐL 191): KHỦNG HOẢNG VENEZUELA 9/3: Người dân xuống đường kêu gọi chấm dứt ‘sự chiếm đoạt’ của Maduro (Tổng hợp)




1 attachment: trang 6 - DL 191


Khủng hoảng Venezuela 9/3: Người dân xuống đường kêu gọi chấm dứt ‘sự chiếm đoạt’ của Maduro
 
On Mar 10, 2019, 12:36 PM 'nam Giang' via Phụng Sự Xã Hội wrote:
   

                 Tin tức khá đầy đủ"Khủng hoảng Venezuela 9/3"nổi bật cho chúng ta thấy:(Chính trị là vận dụng,chính trị là ứng dụng và chính trị là "Vạn nẻo nhân sinh").Nhân dân Venezuela chịu đựng sự áp bức của cộng sản độc tài có lẽ chỉ bằng 1% so với nổi thống khổ của nhân dân Việt Nam sau gần 1 thế kỷ.Venezuela vận dụng chính trị như thế nào ! Thế và lực là chất xúc tác rất hài hoà. Những việc làm trong bóng tối vô cùng quan trọng. Có vận dụng đầy đủ mọi thể thức mới đem ra "Ứng dụng".Juan Guaido 37 tuổi không tạo thế mà bước ra thì chỉ là tên điên. Tên độc tài Maduro bóp mủi ngay.Venezuela là thí điểm bước đầu trong lời tuyên bố của T.T.Trump tại LHQ: Xóa sổ CNXH.
                  Mất Nam Việt Nam lọt vào tay CS cai trị là một tai họa khủng khiếp cho nhân dân VN.nhưng cũng là nổi ô nhục đối với Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ trên 200 năm lập quốc chưa một lần chiến bại mà chịu thua trận với một lũ ruồi nhặng ở Hà Nội,cho dù trong hiệp định Paris minh định: Một cuộc chiến tranh,chúng ta tìm hòa bình trong vinh dự, một cuộc chiến tranh không có kẻ thắng người bại...43 năm mất nước...Việc gì sẽ xẩy ra...
                 Xin được góp vài ý đơn mọn. Kính chúc Quý vị và Quý Bạn an vui cuối tuần.

                                                    Nam Giang.

----- Forwarded Message -----
From: Loan My <tmyloan1812@gmail.com>
To: My Loan <tmyloan1812@gmail.com>
Sent: Sunday, March 10, 2019 3:12 AM
Subject: Fwd: THOI SU :Khủng hoảng Venezuela 9/3: Người dân xuống đường kêu gọi chấm dứt ‘sự chiếm đoạt’ của Maduro

Khủng hoảng Venezuela 9/3: Người dân xuống đường kêu gọi chấm dứt ‘sự chiếm đoạt’ của Maduro




Attachment - Hinh 1 (trang 6 - ĐL 191)




Người dân Venezuela xuống đường ngày 9/3/2019 để yêu cầu chấm dứt "sự chiếm đoạt của" Tổng thống Nicolas Maduro

Venezuela, quốc gia từng thịnh vượng nhất Nam Mỹ đã trở nên nghèo đói nhanh chóng trong nhiệm kỳ đầu tiên dài 6 năm của Tổng thống Nicolas Maduro, từ năm 2013 đến năm 2019.
Mặc dù những vấn nạn kinh tế đã nhen nhóm từ cuối quãng thời gian cầm quyền 14 năm của người tiền nhiệm Hugo Chavez (1999-2013), nhưng những chính sách của ông Maduro đã khiến tình trạng khủng hoảng đặc biệt trầm trọng.
Giải pháp chống lạm phát của Tổng thống Maduro được nhận định là một “trò lừa đảo” vì chỉ đơn giản là “chặt bớt những số 0” và không giải quyết được thực chất vấn nạn.



Attachment - Hinh 2 (trang 6 - ĐL 191)




Dưới thời Tổng thống Maduro, Venezuela lâm vào tình trạng siêu lạm phát (dòng màu vàng), trong khi doanh thu từ dầu mỏ (cột màu đen) sụt giảm nghiêm trọng

Tình trạng lạm phát và thiếu thốn nhu yếu phẩm đã khiến người dân bắt đầu biểu tình phản đối chính quyền Maduro từ năm 2014, theo CNBC. Ông Maduro mất thêm tín nhiệm từ người dân vì sử dụng vũ lực đề đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Năm 2015, Quốc hội mới được thành lập do phe đối lập chiếm đa số và bắt đầu làn sóng kêu gọi ông Maduro từ chức vào năm 2016.
Ông Maduro kêu gọi viết lại Hiến pháp, thành lập Quốc hội lập hiến Venezuela năm 2017, trong đó đa số là những người ủng hộ ông, theo BBC. Kể từ đó, Venezuela tồn tại 2 cơ quan lập pháp, một là Quốc hội do phe đối lập chiếm đa số, hai là Quốc hội lập hiến do ông Maduro thành lập.
Tháng 12/2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khẳng định Venezuela đã rơi vào chế độ độc tài dưới sự cầm quyền của Tổng thống Maduro.

Ngày 20/5/2018, chính quyền Maduro kêu gọi bầu cử sớm, trong khi các lãnh đạo đối lập bị bỏ tù, bị cấm tham gia tranh cử, hoặc đang ở nước ngoài, và không cho phép bất kỳ sự giám sát nào của cộng đồng quốc tế đối với cuộc bỏ phiếu. Hội đồng Atlantic ghi nhận chính quyền Maduro đã sử dụng “chiến thuật hăm dọa”, gợi ý rằng cử tri có thể mất việc làm hoặc phúc lợi xã hội nếu họ không bỏ phiếu cho ông Maduro. Cùng tháng, ông Maduro tuyên bố trúng cử trong cuộc bầu cử bị nhiều nước chỉ trích là gian lận.
Ngày 10/1/2019, ông Maduro tuyên bố bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 dài 6 năm trong sự quay lưng của cộng đồng quốc tế. Peru, Paraguay thậm chí đã triệu hồi nhân viên ngoại giao về nước để phản đối nhiệm kỳ “bất hợp pháp” của ông Maduro. Ngày 15/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi ông Maduro là “kẻ độc tài bất hợp pháp“, theo báo Canada Globle and Mail.



Attachment - Hinh 3 (trang 6 - ĐL 191)



Ngày 15/1/2019, Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela là “kẻ độc tài bất hợp pháp”
Trong bối cảnh mờ mịt về triển vọng dân chủ, một nhân vật vô danh trong giới chính trị Venezuela bất ngờ nổi lên: Juan Guaido, một kỹ sư 36 tuổi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Venezuela, cơ quan lập pháp do phe đối lập chiếm đa số.
Ngày 23/1/2019, ông Guaido tuyên bố làm tổng thống lâm thời của Venezuela cho đến khi tổ chức một cuộc bầu cử tự do, dân chủ tại nước này. Ông Guaido nói rằng điều này là hợp Hiến pháp, vì Chủ tịch Quốc hội có quyền làm tổng thống khi “không có tổng thống”, trong trường hợp này Quốc hội đã ra tuyên bố bác bỏ tính hợp pháp của nhiệm kỳ 2 Maduro, gọi ông Maduro là “kẻ chiếm đoạt [quyền lực]”.



Attachment - Hinh 4 (trang 6 - ĐL 191)




Chủ tịch Quốc hội Venezuela kiêm tổng thống lâm thời được nhiều nước ủng hộ, ông Juan Guaido vẫy tay với những người ủng hộ, trong khi đứng cạnh vợ và bế con gái 20 tháng tuổi (Ảnh: Twitter)

Tổng thống Maduro từ chối tổ chức lại bầu cử tổng thống, dùng vũ lực chặn đứng nỗ lực của ông Guaido nhằm đưa viện trợ nhân đạo nước ngoài vào Venezuela, gọi đó là một âm mưu nhằm lật đổ ông.
Sau vụ mất điện quy mô lớn tại Venezuela từ hôm thứ Năm, Tổng thống lâm thời Guaido đã kêu gọi tổ chức cuộc tuần hành vào thứ Bảy để phản đối “sự chiếm đoạt” của Tổng thống Maduro.



Attachment - Hinh 5 (trang 6 - ĐL 191)




Tổng thống lâm thời Juan Guaido đứng trên một chiếc xe, vẫy tay chào những người ủng hộ, trong cuộc tuần hành kêu gọi chấm dứt “sự chiếm đoạt” của Tổng thống Nicolas Maduro, ngày 9/3/2019 (Ảnh: Reuters)

Dưới đây là diễn biến cuộc khủng hoảng Venezuela tính đến thứ Bảy ngày 9/3/2019:
Phóng viên của Al Jazeera, báo cáo từ Venezuela, nói rằng những người ủng hộ phe đối lập đã bắt đầu tập trung ở phía tây thủ đô Caracas hôm thứ Bảy để phản đối Tổng thống Maduro.
“Đó là một tình huống cực kỳ căng thẳng, bởi vì Lực lượng Vệ binh Quốc gia Bolivar và cảnh sát ở nửa kia của khu phố … và mọi người đang la hét trước mặt họ, kêu gọi họ tham gia vào cuộc chiến chống Maduro”, phóng viên Teresa Bo cho biết.



Attachment - Hinh 6 (trang 6 - ĐL 191)




Người dân Venezuela xuống đường ngày 9/3/2019 để yêu cầu chấm dứt “sự chiếm đoạt của” Tổng thống Nicolas Maduro (Ảnh: BBC)

“Chính quyền [Maduro] đã thực sự cẩn thận trong việc không đàn áp người dân, đặc biệt sau khi Mỹ đe dọa sẽ có những hành động nghiêm trọng nếu họ làm tổn hại những người như Juan Guaido hay những người biểu tình”.
Cảnh sát đã ngăn chặn những người biểu tình tiếp cận khu vực diễn ra cuộc tuần hành ở thủ đô Caracas. Những người xuống đường hô vang: “Chúng tôi muốn tuần hành! Chúng tôi có thể [làm điều đó]!”.




Attachment - Hinh 7 (trang 6 - ĐL 191)





Người dân Venezuela xuống đường ngày 9/3/2019 để phản đối chính quyền Nicolas Maduro

Tổng thống lâm thời Juan Guaido viết trên Twitter: “Họ nghĩ rằng họ có thể khiến chúng ta sợ hãi, nhưng người dân và đường phố sẽ khiến họ ngạc nhiên”.
“Họ có ý định làm chúng ta suy sụp, nhưng họ không thể kiềm chế một quốc gia quyết tâm ngăn chặn sự chiếm đoạt”. Ông viết: “Hôm nay chúng ta sẽ cho họ thấy trên đường phố.”



Attachment - Hinh 8 (trang 6 - ĐL 191)




Cùng ngày, Đảng cầm quyền Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela tổ chức một cuộc tuần hành gần dinh tổng thống để phản đối cái mà họ gọi là “chủ nghĩa đế quốc Mỹ”, theo Al Jazeera.

“Hôm nay chúng ta – hơn bao giờ hết – là những người chống đế quốc”, ông Maduro viết trên Twitter. Tổng thống Maduro thường nhắm mục tiêu vào Mỹ để đổ lỗi về tình hình khủng hoảng ở trong nước.



Attachment - Hinh 9 (trang 6 - ĐL 191)




Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) nhiều lần lên tiếng ủng hộ Tổng thống lâm thời Venezuela Juan Guaido (bên phải) và gọi ông Nicolas Maduro (bên trái) là “kẻ độc tài”

Cuộc biểu tình từ hai phía đối lập diễn ra sau khi tình trạng mất điện quy mô lớn diễn ra tại Venezuela bước sang ngày thứ 2 vào thứ Sáu (8/3).. Vụ mất điện toàn quốc đã gây choáng váng đối với người Venezuela vốn đã chật vật để duy trì sự sống trong cuộc khủng hoảng của đất nước.
Daniela Ruiz, một phụ nữ đang mang thai tuần 39, cho biết các bác sỹ có kế hoạch kích thích chuyển dạ cho cô, vì cô có tình trạng giảm nước ối. “Vì không có điện, không có gì hoạt động”, cô cho biết. “Chúng tôi không thể liên lạc với bác sỹ, vì điện thoại không hoạt động”.
Chồng cô, Daniel Cisneros, nói với Washington Post: “Đối với người dân ở đây, mọi việc xảy ra ở trong nước là lỗi của Maduro”.
Trong khi đó, ông Maduro đổ lỗi cho Mỹ về sự cố mất điện, nhưng không đưa ra được bằng chứng nào cho tuyên bố này.
lliott Abrams, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Venezuela, tuyên bố Mỹ không đóng vai trò nào trong sự cố mất điện. Sự cố mất điện là “một lời nhắc nhở rằng cơ sở hạ tầng từng khá phong phú của nước này đã bị cướp bóc và cho phép mục ruỗng dưới sự cầm quyền sai lầm của Maduro”, ông Abrams nói với các phóng viên ở Washington.
Trong nhiều năm, các chuyên gia và công nhân tại công ty điện lực nhà nước Venezuela đã cảnh báo về tình trạng thiếu bảo trì máy móc và các chuyên gia từ các nhà máy điện rời bỏ đất nước. Russ Dallen, một chuyên gia tại công ty môi giới Caracas Capital Markets, cho biết nguyên nhân của vụ mất điện là do chính quyền Maduro “đã đánh cắp số tiền đáng lẽ phải được dùng để đầu tư nâng cấp mạng lưới điện”..




Attachment - Hinh 10 (trang 6 - ĐL 191)





Venezuela

Venezuela một quốc gia từng rất thịnh vượng nhưng dưới thời Maduro đã lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nhiều người dân phải bới rác tìm đồ ăn để tồn tại.
Thông qua những bình luận trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chế giễu lời đổ tội của chính quyền Maduro về vụ mất điện quy mô lớn ở Venezuela.
“Vụ mất điện và sự tàn phá đang làm tổn thương người dân Venezuela không phải là do Hoa Kỳ. Nó [cũng] không phải là do Colombia.. Nó không phải là do Ecuador hay Brazil, Châu Âu hay bất cứ nơi nào khác”, ông Pompeo liệt kê những quốc gia công nhận Tổng thống lâm thời Guaido.
Ngoại trưởng Pompep viết: “Tình trạng thiếu điện và thiếu đói [tại Venezuela] là kết quả của sự bất tài của chế độ Maduro”.
Trong khi đó, Tổng thống lâm thời Guaido viết trên Twitter rằng vụ mất điện không phải là sự phá hoại của nước ngoài. “Sự phá hoại [ở đây] là tham nhũng, sự phá hoại là không cho phép bầu cử tự do, sự phá hoại là ngăn chặn thực phẩm và thuốc men [được đưa vào đất nước]”
(Fwd: 'nam Giang' via Phung Su Xa Hoi, Mar 10, 2019, 12:36 PM)
__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

Featured post

Bản Tin Buổi Sáng 21/6/2024

My Blog List