Hai ứng viên miền Nam cho chức
TBT?
- 9
giờ trước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thể
là hai ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư năm 2016, theo nhận định của
khách mời bàn tròn BBC.
Trao đổi với BBC hôm 17/9 trong bàn tròn có chủ đề bàn về các
chuyển động chuẩn bị nhân sự và đường lối cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ 12, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương,
nói:
"Vẫn còn chức Chủ tịch nước cũng rất quan trọng. Chứ không
phải chỉ là Tổng Bí thư."
TS. Lê Hồng Hiệp nói: "Tôi nghĩ rằng hai ứng cử viên sáng giá
cho chức Tổng Bí thư bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang.
"Bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tôi cũng đã phân tích qua
rồi, còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì bản thân ông cũng được sự tín nhiệm
rất cao.
"Ví dụ trong kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ở Trung ương Đảng hồi
đầu năm, thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng được số phiếu xấp xỉ với Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Tuy nhiên chúng ta thấy rằng nếu một trong hai người ở lại,
thì chỉ có con đường đi lên, tức là chỉ có lên Tổng bí thư, tức là hai người
chỉ có một người ở lại thôi, thì trong sự cân nhắc giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ai sẽ là người được lựa chọn?"
Cơ hội miền Nam?
Và TS. Lê Hồng Hiệp nói thêm:
"Giống như các vị khách cũng đã nói thì chúng ta vẫn chưa có
thể xác quyết được một cách rõ ràng, mà vẫn phải chờ kết quả Đại hội.
"Nhưng tôi nghĩ rằng nếu so sánh tương quan ảnh hưởng giữa
hai vị đó, tôi nghĩ là khả năng đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cao hơn so
với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
"Tuy nhiên, như chúng ta đã nói là chúng ta vẫn phải chờ tới
khi nào Đại hội kết thúc thì chúng ta mới khẳng định được."
"Một ý kiến ngắn về nhân sự, tôi không nói cụ thể một tên
nào, mà tôi chỉ nói chắc chắn sẽ ở miền Nam, theo như tôi biết, ở miền Nam sẽ
có hai ứng cử viên cho chức Tổng bí thư này.
"Mà hình như hai ứng cử viên đó đều sinh năm 1949. Có một ứng
cử viên, tôi nghĩ là ông Nguyễn Tấn Dũng có thể hợp, sáng giá với nhiều người.
"Nhưng một ứng cử viên khác là ông Trương Tấn Sang, so với
những người khác, thì cũng là sáng giá.
"Và tôi tin rằng một trong hai người này sẽ trở thành Tổng bí
thư. Các bạn buộc tôi phải nói rõ, thì tôi xin nói ra ý kiến của tôi, rất chủ
quan thôi," nhà nghiên cứu nói với Bàn tròn.
Trung ương quyết định
Một nhà tư vấn và phân tích chính trị Đông Nam Á, Tiến sỹ David Koh,
bình luận ý kiến của ông Vũ Cao Phan tại bàn tròn:
"Trước hết tôi phải nói rằng nếu dựa vào kết quả của Hội nghị
Trung ương 6 mấy năm trước, thì tôi nghĩ rằng sẽ rõ người thắng cuộc sẽ là ai,
nếu mà tất cả những mức độ ủng hộ cho con người ấy trong Hội nghị Trung ương 6 vẫn
còn. Mà tôi nghĩ là vẫn còn.
"Tất nhiên việc lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội hồi năm
ngoái hay là đầu năm nay, hai vị này cũng đã được phiếu tối cao, cao nhất, cho
nên tôi nghĩ về mặt Quốc hội, có thể là bất phân thắng bại, nhưng việc này là
do Trung ương quyết định, chứ không phải do Quốc hội quyết định."
"Quy tắc hiện tại của Đảng không cho phép một người nắm quyền
quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc của Đảng cũng yêu cầu các quan chức nghỉ hưu ở tuổi
65. Nếu tính tới cả hai quy định thì 9 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị hiện
nay sẽ nghỉ hưu ở đại hội năm tới," ông Carl Thayer viết trong một bài báo
trên trang Policy Forum đầu tháng Chín.
"Điều này có nghĩa là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người
sẽ phải nghỉ hưu," tác giả nhận định.
"Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tuổi hưu bắt buộc trong những
trường hợp đặc biệt.
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định
tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam,"
Giáo sư Carl Thayer nhận định.
Mời quý vị theo dõi nội dung cuộc Tọa đàm của BBC tại đây: http://bit.ly/1OY5jIc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment