Nhà báo Đỗ Hùng, báo Thanh Niên
bị thu hồi thẻ nhà báo vì một status Facebook?
· Bởi Đa
Nguyên
11.859 lượt đọc
04/09/2015
9 phản hồi
Châu Văn Thi
Tác giả gửi tới Dân Luận
Nhà báo Đỗ Hùng (trái) là một người ủng hộ chủ quyền biển đảo Việt
Nam. Ảnh: FB Đỗ Hùng.
DL - Nhà báo Đỗ
Hùng, Phó tổng thư ký Toà soạn báo Thanh Niên Online vừa bị Bộ Thông tin
& Truyền thông (4T) thu hồi thẻ nhà báo vì một status vui về ngày 2-9 vừa
qua. Trong Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ Hùng, bộ 4T cũng đồng thời
gửi cho Cơ quan an ninh A87 Bộ công an và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Một nguồn tin từ Diễn đàn Nhà báo trẻ cho biết, ông Hùng bị thu
hồi thẻ nhà báo vì status về lễ 2-9 toàn dấu "sắc" đả kích và xuyên
tạc về ngày này.
Dòng trạng thái trên Facebook cá nhân của ông sau đó được rút
xuống, nhưng các trang mạng thân nhà nước (dư luận viên) đã dẫn lại và cho rằng
ông đã: "đả kích chiến thắng này bằng giọng điệu giễu cợt
thô bỉ các lãnh tụ khai quốc công thần đang được nhân dân, quân đội kính trọng như
Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Dòng trạng thái trên FB được cho là lý do khiến ông bị rút thẻ.
Ảnh: Blog Loa Phường.
Thậm chí nhiều trang blog còn nói ông không xứng đáng là Phó tổng
thư ký toà soạn báo Thanh Niên.
Facebook
Nguyễn Đình Bổn ngay sau khi nhận được thông tin nhà báo Đỗ Hùng bị thu hồi
thẻ đã nói rằng: "Cái
status toàn dấu sắc tếu táo của Đỗ Hùng chỉ là giọt nước tràn ly, là cái cớ đẩy
đến việc ngày 3/9/2015, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã ban hành quyết định về
việc xử lý miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên
đối với anh và ngày 4.9 anh bị Bộ TT&TT thu hồi thẻ nhà báo."
Quyết định rút thẻ nhà báo Đỗ Hùng của Bộ 4T. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc
Long.
Được biết nhà báo Đỗ Hùng từng tham dự nhiều cuộc biểu tình chống Trung
Quốc ở Sài Gòn vào năm 2011, khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02. Trước đó,
đã nhiều lần các "dư luận viên" gọi ông là "rận chủ" vì những
quan điểm của mình trên trang cá nhân.
Cũng xin được nhắc lại, mới đây Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố
phúc trình thường niên đã tiếp tục liệt kê VN trong danh sách 10 nước kiểm
duyệt báo chí gắt gao nhất trên thế giới. Theo đó, CPJ nói VN là một trong
những nhà tù lớn nhất cho giới ký giả, với ít nhất 16 phóng viên đang bị cầm
tù.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150904/nha-bao-do-hung-bao-thanh-nien-bi-thu-hoi-the-vi-mot-status-facebook#sthash.01Gg9vf0.dpuf
Không nên nhầm lẫn mối quan hệ nhà nước - công dân và quan hệ
"chủ - thợ"
· Bởi
Admin
1.495 lượt đọc
05/09/2015
2 phản hồi
Huy Đức
Ảnh minh hoạ
Việc anh Nguyen Thanh Son và chị Nguyen Thi Thao giới thiệu kinh
nghiệm của BBC để tham khảo là rất cần thiết (Theo anh, chị này thì BBC cấm
phóng viên bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng xã hội - Nga Pham, Giang
Nguyen). Tuy nhiên, nếu bộ quy tắc ứng xử này mà áp dụng ở VN thì Bộ Thông tin
phải... rút thẻ của hơn 20 nghìn nhà báo vì đã ủng hộ đường lối của đảng Cộng
sản VN.
Trong một nền chính trị đa đảng, các báo muốn có người đọc, muốn người
đọc tin là khách quan thì việc đầu tiên là phải tuyên bố phi đảng phái (cho dù
báo Mỹ cũng có tờ ngầm ủng hộ Dân chủ, có tờ ngầm ủng hộ Cộng hòa). Nhưng so
sánh báo chí Anh, Mỹ với báo chí VN thì cũng giống như so sánh một lít với một
kilogram, so sánh hai số hạng không cùng đại lượng!
Tuy nhiên, nhầm lẫn hết sức tai hại ở đây là, các anh chị ấy đã
chưa phân biệt được mối quan hệ giữa nhà nước - công dân với quan hệ "chủ
- thợ". Bộ quy tắc ứng xử của BBC và phóng viên là quan hệ hợp đồng lao động.
BBC có thể "xử lý" một phóng viên bày tỏ quan điểm chính trị trên Twitter
hay FB nhưng nếu chính phủ Anh mà "rút thẻ"(tước quyền hành nghề) một
nhà báo nào đó chỉ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị (có thể là trái với quan
điểm của đảng cầm quyền) thì chính phủ đó sụp liền.
Thanh Niên có thể cách chức nhà báo Đỗ Hùng nếu trong hợp đồng
lao động (hoặc bộ quy tắc ứng xử) có điều khoản cấm phóng viên... hài hước
chính trị. Nhưng, Bộ Thông tin rút thẻ của nhà báo Đỗ Hùng thì lại là một sự
lạm quyền. Trong một nhà nước (nếu có) pháp quyền thì một cơ quan hành chính
không thể tước quyền hành nghề, cũng như tước quyền tự do ngôn luận (ghi trong
Hiến pháp) của công dân (chỉ có tòa án mới có thể áp dụng hình phạt - tước các
quyền - này với những công dân phạm một số tội nhất định nào đó).
Chúng ta có thể không đồng tình với cách viết của nhà báo Đỗ Hùng nhưng
nếu chúng ta bào chữa cho quyết định của Bộ Thông tin thì có nghĩa là chúng ta
đang bỏ phiếu cho một nhà nước không hiến pháp.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment