Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Sunday 5 March 2017

Thư số 65 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


             
                             Thư số 65 gởi:
               Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                               Phạm Bá Hoa

                                                

Nội dung thư này, tôi tổng hợp tin tức và tài liệu từ trong nước và hải ngoại vẫn là tình hình Biển Đông. Tuy Trung Cộng chừng như cố gắng bày tỏ hòa dịu qua lời nói, nhưng trong thực tế thì họ vẫn củng cố các cơ sở quân sữ trên 7 Đá Ngầm mà họ đã biến thành đảo nổi, và không ngừng công tác chuẩn bị chiến tranh.      
Biển Đông với các quốc gia liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp.
* 1. Philipines - Trung Cộng.
Philippines canh bao TQ muon xay them dao tren Bien Dong hinh anh 1


Ngày 7/2/2017, Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cảnh báo khi trả lời phỏng vấn của AFP rằng: “Trung Cộng có kế hoạch xây thêm một cơ sở trên bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon là đảo chánh của Philipines khoảng 230 cây số. Họ đã chiếm đóng trái phép một số đảo của Việt Nam rồi, bây giờ âm mưu chiếm cả bãi Scarborough của chúng tôi. Đó là hành động không thể chấp nhân.” Và ông Bộ Trưởng khẳng định: “Nếu chúng tôi không phản ứng thì họ sẽ xây dựng. Đây là điều rất đáng lo ngại, hơn cả việc Bắc Kinh xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây có thể là chiến lược của họ (Trung Cộng) để ngăn chận bất kỳ siêu cường nào muốn tiếp cận Biển Đông. Họ ngang nhiên cho rằng Biển Đông như ao nhà của họ”.
(Chiến hạm Trung Cộng quanh bãi  cạn Scarborough)
Theo giới quan sát, nếu Trung Cộng xây dựng những cơ sở trên bãi Scarborough thì họ  sẽ kiểm soát hoàn toàn khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Từ đó giúp các máy bay chiến đấu và hỏa tiễn của họ trong phạm vi tiếp cận lực lượng Hoa Kỳ có mặt tại Philippines. Bởi vì một cơ sở quân sự trên bãi cạn Scarborough cũng giúp tạo ra một cửa ngỏ trên Biển Đông từ hướng đông bắc. Do đó, Trung Cộng có thể ngăn chặn Hải Quân của những nước khác sử dụng đường hàng hải quốc tế này.
* 2. Hoa Kỳ - Trung Cộng.
Một số sự kiện cho phép nhận định rằng: “Trung Cộng âm thầm nhượng bộ Tổng Thống Hoa Kỳ, để Biển Đông lặng song”. Sở dĩ Trung Cộng phải nhượng bộ trước sự cứng rắn của Tổng Thống Donald Trump và các giới chức về an ninh trong chánh phủ Hoa Kỳ, vì chính Trung Cộng tạo nên tình hình bất ổn trên Biển Đông, chớ không phải Hoa Kỳ hay quốc gia nào khác.
Những sự kiện đó như sau: Ngày 6/2/2017, báo Stars and Stripes của Hoa Kỳ đưa tin: “Tại Tokyo Nhật Bản, những phát biểu của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis về Biển Đông, đã phần nào xoa dịu sự lo lắng của Trung Cộng về khả năng chiến tranh trên Biển Đông. Tiếp theo các giới chức trong chánh phủ Hoa Kỳ, như Ngoại Trưởng Rex Tillerson ám chỉ khả năng sử dụng Hải Quân phong tỏa các đảo nổi mà Trung Cộng bồi đắp ở quần đảo Trường Sa, thì Tướng James Mattis kêu gọi nỗ lực tranh chấp bằng ngoại giao. Và tờ China Daily New bình luận rằng: “Tổng Thống Donald Trump đã xóa tan những đám mây chiến tranh mà nhiều người lo sợ chúng đang tích tụ trên bầu trời Biển Đông". Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng, lập tức hoan nghênh bình luận của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ về Biển Đông là "rất đáng ghi nhận".
Cùng ngày 6/2/2017, Ông Trần Phá Không,  nhà bình luận chính trị quốc tế Hoa Kỳ gốc Trung Hoa, rằng: “Dường như Bắc Kinh đang có những bước chuẩn bị thỏa hiệp và nhượng bộ với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump”. Vẫn theo nhà nghiên cứu chính trị  Trần Phá Không, đây là cơ hội tốt đối với Trung Cộng, chỉ cần Hoa Kỳ không động đến “sự an toàn của chế độ cộng sản” và “an toàn cho bộ máy nhà nước Trung Cộng”, thì mọi vấn đề khác Trung Cộng sẳn sàng thương lượng với Hoa Kỳ.  
Một cách nhìn chiến lược. Xin trích dẫn tóm lược bài viết “Chiến lược của Hoa Kỳ bao vây Trung Cộng” của tác giả Nguyễn Vĩnh Long Hồ. 
Theo báo cáo quân lực Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016, được Viện Nghiên Cứu Biển Đông (NISCSS) của Trung Cộng công bố tại Bắc Kinh ngày 25/11/2016, phân tách sự có mặt của quân lực Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “tái cân bằng quân sự” trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, Hoa Kỳ đang có mặt tại 6 nhóm căn cứ sau đây như đang bao quanh Trung Cộng: 
- Nhóm 1 là căn cứ Đông Bắc Á. Bộ Tư Lệnh tại căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản), đối phó với những thách thức từ Trung Cộng, Bắc Hàn, và Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhóm căn cứ này  có 181 cơ sở quân sự các loại tại Nhật Bản và Đại Hàn. Trong thời chiến, quân dội Hoa Kỳ trong nhóm này có thể sử dụng khoảng 30 hải cảng, với sức chứa khoảng 1.300 chiến hạm các loại.
- Nhóm 2 là căn cứ đảo Guam. Căn cứ này ở cực Nam quần đảo Mariana, cách eo biển Đài Loan, Biển Đông, và bán đảo Triều Tiên khoảng 3.000 cây số. Căn cứ quan trọng nhất trong nhóm này là căn cứ Không Quân Chiến Lược Andersen, nơi đồn trú của Bộ Tư Lệnh Không Quân số 13, các loại oanh tạc cơ chiến lược B-52H, B-1B, B-2 cất cánh từ đây, có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào tại khu vực châu Á-hái Bình Dương trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Cũng at5i căn cứ này, đang có 15 máy bay B-52 và 64 hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không, có thể bao trùm toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương. Trong đệ nhị thế chiếnI, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, và chiến tranh vùng Vịnh, các loại oanh tạc cơ đều cát cánh từ đây thi hành nhiệm vụ.
- Nhóm 3 là căn cứ Đông Nam Á. Thời chiến tranh lạnh, nhóm căn cứ Đông Nam Á gồm căn cứ Hải Quân vịnh Subic, và căn cứ Không Quân Clark của Philippines làm nòng cốt, vì vùng này có một chuỗi đảo quan trọng. Nhưng sau khi căn cứ hải quân vịnh Subic giao lại cho Philippines vào tháng 11/1992, Hoa Kỳ không còn chuỗi đảo này nữa. Hiện nay, chiến lược của Hoa Kỳ là cảnh giác cao đối với sức phát triển quân sự của Trung Cộng, vì Philippines là một đoạn yếu nhất trong chuỗi đảo vây quanh Trung Cộng, eo biển Bashi qua Philippines, và Đài Loan, là đường tắt để tàu ngầm Trung Cộng ra vào Thái Bình Dương. Tháng 4/2014, Philippines và Hoa Kỳ đã ký một phần Hiệp Đnh tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA), cho phép quân đội Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân sự Philippines trong thời gian 10 năm, nhưng do một số vấn đề về pháp lý khiến Philippines không thể thực hiện Hiệp Định này. Ngày 12/1/2016, tòa án tối cao của nước này quyết định EDCA phù hợp với hiến pháp, cùng ngày tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Hoa Kỳ đã đến vịnh Subic. Ngoài Philippines ra, Hoa Kỳ còn thiết lập căn cứ Hải Quân Changi tại Singapore. Phía Tây có thể đến Ấn Độ Dương, biển Ả Rập để tăng cường hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ tại Vịnh Ba Tư. Phía Đông có thể giám sát tình hình Biển Đông và xung quanh eo biển Đài Loan bất kỳ lúc nào, và giúp cho kết nối tuyến phòng thủ Nhật Bản - Đại Hàn- Okinawa - Đài Loan - Philippines - Singapore hoàn chỉnh hơn.
- Nhóm 4 là căn cứ Trung Á. Khu vực Trung Á nằm sâu trong vùng lục địa Âu - Á, giữa Trung Cộng với Nga. Sau cuộc khủng bố 9/11,  Hoa Kỳ mở cuộc chiến chống khủng bố, đã cuốn hút các nước Trung Á vào cuộc. Từ đó, quân lực Hoa Kỳ thiết lập những căn cứ quân sự trong vùng này, kể cả  Kyrgystan và Uzbekistan.
- Nhóm 5 là căn cứ Ấn Độ Dương. Căn cứ duy nhất của Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương là căn cứ  Diego Garcia trong quần đảo Chagos, trung tâm Ấn Độ Dương. Từ đây, quân lực Hoa Kỳ có khả năng  hỗ trợ các quốc gia Trung Đông và vịnh Ba Tư. Căn cứ này chiếm diện tích 27 cây số vuông với 1.500 quân nhân trú đóng. Trên đảo Diego Garcia có phi đạo dài hơn 3.600 thước, khu vực chứa phi cơ rộng 370.000 thước vuông, có thể tiếp nhận đến 100 chiến đấu cơ. Đây là căn cứ quân sự duy nhất có máy bay ném bom chiến lược không tiếp tế nhiên liệu, có khả năng can thiệp quân sự vùng phía Đông và phía Tây bán cầu. Hải cảng đủ điều kiện cho hàng không mẫu hạm, tàu lặn, và các loại chiến hạm khác. Sau nhiều năm hoạt động, Diego Garcia đã trở thành đảo Guam thứ 2 của Hoa Kỳ tại phía Tây Thái Bình Dương, có thể xem đây là “loại hàng không mẫu hạm bất động” tại Án Độ Dương.
- Nhóm 6 cuối cùng với căn cứ tại Australia. Căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại vùng Trung Nam Australia, được xem là nhỏ hơn bất cứ căn cứ nào trong các nhóm nêu trên. Với 200 quân nhân đồn trú mà đa số là chuyên viên của “trạm dẫn đường, trạm theo dõi hàng không vũ trụ, trạm thông tin liên lạc của Hải Quân phục vụ lực lượng không gian Hoa Kỳ, như Đại Đội Cảnh Báo Vũ Trụ số 5 với nhiệm vụ theo dõi hoạt động phóng hỏa tiễn đạn đạo của Nga và Trung Cộng….
Cho đến nay, được biết Hải Quân Hoa Kỳ có khoảng 285 chiến hạm các loại, và 12 hàng không mẫu hạm. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ  sẽ điều động 60% lực lượng Hải Quân trong số đó sang Châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm 2017, với ít nhất là 6 hàng không mẫu hạm. Giới chuyên gia phân tích cho rằng, Hoa kỳ đã sẳn sàng kế hoạch cùng các quốc gia thành viên ASEAN để hình thành một Liên Minh theo phiên bản “NATO tại Châu Á”. Liên Minh nầy sẽ thực hiện chiến lược ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng.  Khi Hoa Kỳ  hoàn thành kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tại Châu Á-Thái Bình Dương, lúc ấy tạo thành một vòng cung phía Đông và Đông Nam Trung Cộng, để có thể theo dõi chính xác bất kỳ một hỏa tiễn nào được phóng đi từ Trung Hoa lục địa hướng ra Thái Bình Dương, mà mục tiêu là đảo Guam hay Okinawa....
Australia là vị trí lý tưởng để Hoa Kỳ đặt Bộ Tư Lệnh “NATO  tại Châu Á”, vì địa lý chính trị của Australia cách xa Trung Hoa Lục Địa và không quá gần bờ biển Hoa Lục như căn cứ Guam hoặc Okinawa. Cụ thể tại Australia, không quân Mỹ đã bố trí luân phiên các chiến đấu cơ F-22 Raptor, F-35 Joint Strike, và oanh tạc cơ chiến lược B-2 tại căn cứ không quân Darwin miền Bắc Australia. (hết phần trích dẫn)
Cuộc điện đàm được thực hiện sau khi ông Trump gửi thư cho ông Tập vào thứ NămNgày 9/2/2017, báo Financial Tines dẫn nguồn từ tòa Bạch Ốc, theo đó thì cuộc điện đàm tối 9/2/2017 –ngày giờ Washington D.C.- Tổng Thống Donald Trump cho biết, là Hoa Kỳ  tôn trọng chính sách "một Trung Quốc" theo đề nghị của Chủ Tịch Tập Cận Bình: “Cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập hết sức chân thành và cả hai lãnh đạo gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới nhân dân hai nước. Hai vị cùng gửi lời mời đến thăm đất nước của mỗi người". 
Hai vị lãnh đạo có cuộc điện đàm kéo dài chỉ vài giờ trước khi Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại tòa Bạch Ốc.
Nhớ lại hồi tháng 12/2016 trong thời gian tranh cử, ứng viên Donald Trump đã tuyên bố là không nhất thiết phải duy trì chính sách "Một Trung Quốc". Sau khi đắc cử Tổng Thống, ông Donald Trump đã điện đàm với nữ Tổng Thống Đài Loan, và Trung Cộng tức giận.
Image result for mattisTheo Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis,  từng nói rằng: “Chính vì không có các cuộc diễn tập Hải Quân và Không Quân trên vùng biển quan trọng này, đã làm mất  sự ổn định trong khu vực. Hoa Kỳ muốn Trung Cộng hiểu rằng, Tổng Thống Donald Trump có thể sẽ tiếp tục chính sách của Hoa Kỳ trong chính sách tăng cường sức mạnh cho các đồng minh trong khu vực, vốn lo ngại trước hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng  trên Biển Đông. Trung cộng  đã và đang tiếp tục bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo trên các rạn san hô và bãi đá ngầm mà nước này chiếm đoạt ở Biển Đông, và trong vòng 12 tháng qua đã xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đó”.
Các nhà phân tích Hoa Kỳ nhận định rằng: “Sự tích tụ quân sự của Trung Cộng trong khu vực, đã được thực hiện một cách dần dần để tránh kích động một cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ”.
http://baocalitoday.com/wp-content/uploads/2017/02/uss.jpgNgày 18/2/2017, Hải Quân Hoa Kỳ cho biết toán tàu tuần tra gồm hàng không mẫu hạm loại Nimitz là USS Carl Vinson, với nhiều chiến hạm, chiến đấu cơ, và tiềm thủy đỉnh của Hạm Đội 3, được điều động đến vùng này và khởi sự tuần tra thường lệ trên Biển Đông từ hôm nay (18/2/2017). Phó Đô Đốc James Kilby, chỉ huy trưởng nhóm tàu tuần tra cho biết rằng: “Những tuần lễ tập luyện tại Thái Bình Dương, đã nâng cao sự hiệu quả và tính chất sẵn sàng của nhóm tàu tuần tra này.  Chúng tôi mong đợi sự hợp tác với các đồng minh trong vùng Ấn Độ – Á châu – Thái Bình Dương”.
Ngày 19/2/2017, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cảnh cáo Hoa Kỳ về sự thách thức của nước này đối với chủ quyền của họ trên Biển Đông, trong khi họ vừa kết thúc cuộc tập trận Hải Quân trên Biển Đông ngày 17/2/2017. Cuộc tập trận này  có hàng không mẫu hạm và nhiều chiến hạm tham dự, đã làm nhức đầu các quốc gia trong vùng đã bị Trung Cộng ngang chiếm đoạt vùng lãnh hải của họ.
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, đã chỉ trích Trung Cộng bồi đắp 7 Đá Ngầm thành 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, và xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, biến thành những tiền đồn quân sự trong mục đích khồng chế quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.
mediaNgày 22/2/2017, hãng tin Reuters trích dẫn từ hai viên chức Hoa Kỳ, cho biết: “Trung Cộng sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hai chục cấu trúc trên các Đá Ngầm mà Bắc Kinh đã bồi đắp thành đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa. Những cấu trúc này dường như là để chứa hỏa tiễn địa đối không tầm xa. Các cấu trúc dài khoảng 20 thước, cao khoảng 10 thước, xây dựng trên các Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn, và Đá Chữ Thập mà trên các Đá này đều có phi trường quân sự”.
Trước mắt, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố là Hoa Kỳ vẫn chủ trương “không quân sự hóa vùng Biển Đông” và kêu gọi các bên tranh chấp nên có những hành động theo đúng luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, ông Dương Khiết Trì, Ủy Viên Quốc Vụ Viện, đặc trách đối ngoại của Trung Cộng, đã điện đàm với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối bang giao Mỹ-Trung có tính cách xây dựng. Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hai ông Rex Tillerson và Dương Khiết Trì, cũng đồng ý là phải ngăn chận mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.
Ngày 23/2/2017, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Cộng Lê Hải Bình, khẳng định: “Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ    quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các kiến trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp. Việt Nam đề nghị các bên liên quan  không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là quân sự hóa Biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh đường hàng không và hàng hải quốc tế trên Biển Đông”.
Các Anh hãy đọc lại đoạn trên rồi đọc đoạn này để nhận rõ bộ mặt của Bộ Ngoại Việt Cộng, khi nhìn lại Thông Cáo Chung của lãnh đạo Việt Cộng với lãnh đạo Trung Cộng ngày 14/1/2017, rõ ràng là trái ngược nhau. Vì cả hai nhà  lãnh đạo Việt Cộng với Trung Cộng đều hoan nghinh những thành tựu của Trung Cộng khi kiểm điểm trong đại hội 18 của đảng Khi đã hoan nghênh những thành công của Trung Cộng, có nghĩa là lãnh đạo Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng đã hoan nghênh hành động của Trung Cộng chiếm 7 Đá Ngầm hồi năm 1988 và họ đã bồi đắp thành 7 đảo nổi, ngày nay Trung Cộng đã xây dựng xong 3 phi trường và hằng trăm cơ sở -kể cả cơ sở bố trí hỏa tiễn- phục vụ cho hoạt động quân sự. Vậy là, những tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Cộng nói đến chủ quyền trên Biển Đông, đối chiếu vời lời hoan nghênh từ lãnh đạo của họ, đều là dối trá để che giấu đồng bào.
Nhưng, nếu đem ý nghĩa này đưa vào thảm họa cá chết tại Vũng Áng ngày 6/4/2016, dài 200 cây số dọc theo ven biển 4 tỉnh Miền Trung do Formosa gây ra, thì ngày 21/4/2016 lãnh đạo Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng đến thăm Formosa đã hết lời khen ngợi sự thành công của Formosa -bao gồm hoan nghênh Formosa gây thảm họa cá biển chết vô số- trong khi không gặp một người dân, không đặt chân ra bãi biển để nhìn thảm họa mà người dân đang tột cùng đau khổ!
Cả hai lời hoan nghênh của Nguyễn Phú Trọng lúc sang thăm Trung Cộng, cũng như lúc thăm Trung Cộng Formosa tại Vũng Áng, cùng một nghĩa = nỗi nhục Việt Nam!.      
Ngày 23/22017, bản tin đài VOA tiếng Trung Hoa, Phó Đô đốc Joseph Aucosin, Tư lệnh Hạm Đội 7 phát biểu trong hội nghị Hải Quân tại San Diego, California, rằng: “Lực lượng lẫn vũ khí trang bị của Hạm Đội 7 hiện nay là tương đối đầy đủ. Không có gì nghi ngờ về việc chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng vào cuộc chiến trên Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên”. Hạm Đội 7 có bản doanh tại Yokosuka, Nhật Bản, llực lượng này bố trí dọc ven bờ Tây Thái Bình Dương, với 1 hàng không mẫu hạm, từ 50 đến 70 chiến hạm mặt nước, và tàu ngầm, 140 khu trục phản lực cơ, và 20.000 quân”.
Trong khi nữ Phó Đô Đốc Nora Tyson, Tư Lệnh Hạm Đội 3, phát biểu: “Trường hợp cần thiết, Hạm Đội 3 chúng tôi sẽ tác chiến độc lập, hoặc phối hợp nhanh chóng và chặt chẻ với Hạm Đội 7 ở bờ Tây Thái Dương trong cuộc chiến Biển Đông. Hạm Đội 3 đặt bản doanh tại  San Diego. Mới nhất là ngày 5/1/2017, Hạm Đội 3 đã  đưa một lực lượng gồm 1 hàng không mẫu hạm và một nhóm chiến hạm sang tuần tra Biển Đông, như một hành động thực tập cho chiến trường tương lai.
mediaNgày 27/2/2017, theo AFP thì Tân Hoa Xã Trung Cộng loan báo: “Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên trong hai ngày (27+28/2/2017) của ông Dương Khiết Trì, Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Cộng trong bối cảnh hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang cố gắng xích lại gần nhau, sau các phát biểu của Tổng Thống Donald Trump về bang giao giữa hai nước và vấn đề thương mại, cũng như vấn đề   Đài Loan”.
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về bang giao quốc tế của Trung Cộng nhân định: “Chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình với  Tổng Thống Donald Trump”.
* 3. Hoa Kỳ - Nga.
Ngày 18/2/2017,  Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố: “Nga muốn có mối bang giao thực tiễn với Hoa Kỳ, và cũng muốn tạo ra một tình hình trật tự thế giới mới, trong đó ông mô tả NATO như là một tổ chức lỗi thời”.
Lên tiếng trong Hội Nghị An Ninh tại Munich (Germany), vài giờ sau bài nói chuyện của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence, quy trách nhiệm cho Nga về tình hình căng thẳng hiện nay giữa Đông và Tây, ông Lavrov cũng mô tả NATO với lời lẽ giống như Tổng Thống Hoa Kỳ đã nhận định, và ông còn nhận định thêm: “NATO chỉ là một tàn tích của thời chiến tranh lạnh”.
* 4. Hoa Kỳ - ASEAN.
Ngày 21/2/2017, trong hội nghị tại Boraca (Philippines), các Ngoại Trưởng ASEAN đã bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Cộng đã bố trí vũ khí trên các đảo nhân tạo, và cùng kêu gọi đối thoại để chấm dứt leo thang quân sự ở Biển Đông. Bản tin Reuters nhắc lại rằng: “Một chuyên gia về Biển Đông thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược & Quốc Tế CSIS ở Washington, trong một báo cáo hồi tháng 12/2016, cho biết là Trung Cộng dường như đã bố trí các vũ khí, kể cả những giàn súng phòng không và hỏa tiễn trên 7 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông”.
mediaBản tin Reuters ngày 22/2/2017 cho biết: Ngoại Trưởng Philipines Perfecto Yasay tuyên bố: “Chúng tôi hoàn toàn hiểu được là chính sách (quốc tế) của Hoa Kỳ đang được chính phủ Donald Trump xây dựng. Hiện tại chúng tôi chưa nắm chính xác về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong bang giao với Trung Cộng. Và chúng tôi hy vọng sẽ được biết cụ thể và rõ ràng hơn trong những tháng tới. Trong phiên họp hôm qua, các Ngoại Trưởng ASEAN đã thể hiện sự quan tâm  rất lớn về các hoạt động quân sự của Trung Cộng tại nhiều đảo ở Biển Đông, và vấn đề  là làm sao để Trung Cộng chấp nhận phi quân sự hóa và giải thể các công trình quân sự hiện có tại các đảo tranh chấp, là một thách thức lớn đối với toàn khối, đặc biệt là các nước có yêu sách chủ quyền như Việt Nam, Malaysia và Philippines”.
Hãng thông tấn Philippine News Agency dẫn lời của Thứ Trưởng Ngoại Giao Philippines Enrique Manalo: “ASEAN rất quyết tâm hoàn tất sớm Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông, và các hoạt động chuẩn bị sắp tới sẽ rất gấp rút. Chánh thức thì ASEAN và Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn tất khuôn khổ chung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (gọi tắc là COC) vào giữa năm 2017 này, để bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông. Tuy nhiên, theo Ngoại Trưởng Philippines, thì trên thực tế rất ít tiến bộ đạt được trong các đàm phán, kể từ khi ý tưởng này được các bên đồng thuận từ năm 2002”.
Nhận định.
Trong thời gian vận động tranh cử, ứng viên Donald Trump tấn công mạnh vào Trung Cộng –dĩ nhiên là bằng lời nói- Trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, với những cuộc điên đàm qua lại giữa   Tổng Thống Donald Trump với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, ngôn từ sử dụng giữa hai quốc gia có phần nhẹ nhàng trong bang giao chính trị lẫn thương mại, trong khi Hoa Kỳ vẫn điều động lực lượng vào Biển Đông, và một lực lượng sẳn sàng vào Biển Đông. Điều này cho phép nhận định là Tổng Thống Donald Trump không tin lời lẽ của lãnh đạo Trung Cộng.
Nhớ lại vào năm 2009, Trung Cộng trưng ra bản đồ Biển Đông với hình “đường lưỡi bò” và tự cho là họ có chủ quyền. Năm 2011 bị Philipines đệ đơn kiện. Rồi tòa án trọng tài quốc tế mời 3 lần trong các năm 2012-2015 để chứng minh chủ quyền, thì Trung Cộng khước từ lời mời, mà miệng vẫn huênh hoang họ có chủ quyền lịch sử.Năm 2016, tòa án công bố phán quyết Trung Cộng không có chủ quyền gì trên Biển Đông, ngoại trừ đảo Hải Nam. Đó là sự dối trá thế kỷ. Rất có thể vì bản chất dối trá dẫn dến hành động dối trá với quốc tế, mà Tổng Thống Hoa Kỳ không thể tin vào Chủ Tịch Trung Cộng.
Vậy, liệu Hoa Kỳ với Trung Cộng có nhượng bộ nhau để đạt một thỏa thuận nào đó trên hồ sơ Biển Đông không? Theo những diễn biến liên quan đến Biển Đông, nhất là Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7 đang trong tình trạng sẳn sàng vào cuộc chiến, cho dù có những thương thảo nào đi nữa, tôi không tin là Hoa Kỳ chấp nhận một thua thiệt nào trước một Trung Cộng ngang ngược trên Biển Đông. Nói rõ hơn, kết quả sau cùng của những thảo luận trực tiếp trong hội nghị hay thảo luận qua những cuộc điện đàm, Trung Cộng phải rút khỏi các căn cứ quân sự trên 7 Đá Ngầm mà họ đã bồi đấp thành đảo nổi, và không đụng đến bãi cạn Scarborough của Philipines, nhưng vẫn giữ Hoàng Sa.
Nếu không như vậy, thì Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận. Vì nếu Tổng Thống Donald Trump chấp nhận tình trạng hiện tại của Biển Đông thì uy tín của ông trở nên tồi tệ. Thêm nữa, nếu ông chấp nhận tình trạng hiện tại trên Biển Đông, bằng cách đánh đổi thương mại với Trung Cộng để đem lại quyền lợi cho những tập đoàn kinh doanh của ông, thì uy tín của ông sụp đổ hoàn toàn.
Nhưng căn cứ vào bản chất bành trướng của họ từ trong lịch sử xa xưa, khi quốc gia nguyên thủy của họ chỉ là một lãnh thổ nhỏ phía nam sông Hoàng Hà, mà ngày nay với một lãnh thổ gần 10 triệu cây số vuông, tôi không tin Trung Cộng chấp nhận rút khỏi 7 đảo nổi mà họ đã bồi đấp sau khi phá hủy tất cả cơ sở trên đó, vì hành động đó sẽ dẫn đến uy tín của họ tan biến đối với đồng bào của họ, bởi lâu nay họ cố nhồi nhét vào đầu người dân về chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông, nhất là họ sẽ trở thành bá chủ thế giới, trên cả Hoa Kỳ.
Nếu nhận định này đúng như vậy, sẽ là ngòi nổ mở đầu cuộc chiến Biển Đông, và đây sẽ là cuộc chiến đẫm máu, nhưng kết thúc nhanh nhất trong lịch sử.    
Kết luận.
Tôi thông cảm với Các Anh, là những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội nhân dân. Tất cả những gì Các Anh học tập chính trị trường cũng như tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng từ lúc nào không ai biết 
Nhưng với phương tiện truyền thông trên thế giới ngày nay, trong một chừng mực nào đó, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet -mà Các Anh gọi là trang mạng- như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh đã và đang có những suy nghĩ ... để nhận ra bản chất cộng sản là độc tài và dối trá. Khi đã là bản chất, thì không bao giờ thay đổi, và cách duy nhất là phải triệt tiêu nó. Từ đó, Các Anh hãy chọn cho mình một hướng đi, cùng 94 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
Các Anh hãy nhớ một nhận định sau đây của Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, rằng: “Đảng cộng sản làm cách mạng không phải đem lại hạnh phúc cho người dân, mà đảng cộng sản làm cách mạng để buộc người dân đem hạnh phúc lại cho họ.”
Và hãy nhớ, “Tự do không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, tháng 03 năm 2017
Phạm Bá Hoa
                                                                        ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com

__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" <

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List