CHXHCNVN cuả Trọng Lú chỉ hảo lệ chứ không biết luật!
“Đảng lý” hay “Pháp lý”?
Phóng viên RFA
2017-12-22
2017-12-22
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng
sản Việt Nam tại Hà Nội Ngày 28 tháng 1 năm 2016. (Ảnh minh họa)
"ĐẢNG
LÝ" HAY "PHÁP LÝ"
00:00/00:00
Ngày 14/12/2017 vừa qua, truyền thông Việt Nam loan tải thông tin,
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được mời tham dự phiên họp thường kỳ Chính phủ
tháng 12 và cho ý kiến chỉ đạo. Thông tin này đã thu hút sự chú ý của giới quan
tâm chính trị tại Việt Nam và có những quan điểm trái chiều.
Quyền lực của Đảng được khẳng định
Sau khi thông tin ông Nguyễn Phú Trọng tham dự phiên họp thường kỳ
Chính phủ tháng 12 và cho ý kiến chỉ đạo được loan tải, điều đầu tiên mà giới
quan sát chính trị tại Việt Nam nghĩ đến đó là quyền lực của Đảng đang được thể
hiện rõ nét.
Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết
đánh giá, việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự phiên họp thường kỳ
Chính phủ và có ý kiến chỉ đạo là điều “trái khoáy”, chưa từng có từ trước đến
nay, là vấn đề mới, nên cần đặt trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay –
Đảng đang “công khai quyền lực độc tôn”.
“Đảng đang muốn thâu
tóm tất cả mọi quyền lực, cho nên ông Tổng bí thư đi làm cảnh sát, ông làm quân
đội, rồi bây giờ ông nhảy vào làm Chính phủ. Cách như thế thì thấy có vẻ nó
thô, thô thiển.”
Nhà giáo Trần Khuê – từ Sài Gòn cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đã “phá
đi nhiều lệ” từ trước đến nay trong nền chính trị Việt Nam.
“Vấn đề là anh làm đúng hay làm sai, làm tốt hay làm xấu. Và nhân dân
và lịch sử xem xét chuyện đó. Độc tài một người hay độc tài tập thể, hay độc
tài thế nào cái đất nước này cũng vẫn chấp nhận, nhưng vấn đề là anh phải làm
tốt. Nhưng thực tế đã chứng minh, độc tài là không tốt rồi!”.
Tổng bí thư dự họp Chính phủ thiếu cơ sở pháp lý?
Theo ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được mời tham dự phiên họp Chính phủ thường
kỳ là một sự kiện rất quan trọng và chính phủ mong muốn nhận được chỉ đạo của
Tổng Bí thư. Tuy nhiên, giới quan tâm chính trị Việt Nam hiện đang có một cuộc
tranh luận về tính “hợp pháp” của việc làm này.
Độc tài một người hay độc tài tập thể, hay độc tài thế nào cái đất
nước này cũng vẫn chấp nhận, nhưng vấn đề là anh phải làm tốt.
- Nhà giáo Trần Khuê
- Nhà giáo Trần Khuê
Trả lời Đài Á Châu Tự Do từ Sài Gòn trong bài phân tích mới đây,
Luật sư Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
cho rằng, việc Tổng bí thư đến dự họp là “không có vấn đề gì”, bởi Hiến pháp
Việt Nam ghi nhận vai trò lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng Cộng sản
trong Điều 4.
Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, quyền lãnh đạo của Đảng mới chỉ dựa trên
“đảng lý” – tức là nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ” do đảng đề ra và một điều “hiến định”.
“Thế thì bây giờ tôi gọi rằng, cái sự lãnh đạo của Đảng chỉ có 1 điều hiến
định – tức là Điều 4, nhưng mà có cái luật nào không? Và vì thế, toàn bộ sự
lãnh đạo của Đảng hiện nay đối với nhà nước, đối với Chính phủ, đối với tất cả
những chỉ thị vô nghĩa, nó ngoài pháp luật. Nó không có pháp lý, chỉ là đảng
lý.”
Mặt khác, nhiều người luận giải việc tham dự họp Chính phủ của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là “hợp pháp” theo Khoản 3 Điều 47 Luật Tổ chức Chính
phủ năm 2015, theo đó “Chính phủ mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã
hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.”. Bởi họ
cho rằng, ông Trọng là “người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị
- xã hội”.
Tuy nhiên, theo Điều 9 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, thì “Công
đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị
- xã hội.”. Do vậy, lập luận này dường như thiếu sức thuyết phục.
Để khắc phục tình trạng thiếu cơ sở pháp lý, cụ thể hóa Điều 4
Hiến pháp, thể chế hóa hoạt động của Đảng cộng sản, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai,
Quốc hội Việt Nam nên xây dựng và ban hành một đạo luật quy định chi tiết về
hoạt động của Đảng Cộng sản.
“Tôi biết có một lần, ông Võ Văn Kiệt có đưa ra trong một cuộc họp
nào đấy của Bộ Chính trị, bảo rằng có người đề xuất nên có một luật hoạt động
của Đảng. Nhưng ông ấy nhìn quanh, đồng đội của ông ấy không anh nào động ria,
động mép hết. Thành ra ông ấy cũng ngại, và rút lui ý kiến ấy một cách khéo
léo. Ông bảo, “Thôi, chả lẽ mình mua dây buộc mình” – tức là bày ra những sự
ràng buộc mình làm gì cho phức tạp. Chuyện đấy (làm luật về đảng) vẫn để ngỏ
cho đến bây giờ.”
Toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng hiện nay đối với nhà nước, đối với
Chính phủ, đối với tất cả những chỉ thị vô nghĩa, nó ngoài pháp luật. Nó không
có pháp lý, chỉ là đảng lý.
- GS Nguyễn Khắc Mai
- GS Nguyễn Khắc Mai
Mục đích mời ông Trọng dự họp
Theo thông tin trên truyền thông nhà nước, ông Mai Tiến Dũng cho biết,
chính phủ mong muốn nhận được chỉ đạo của Tổng Bí thư để tạo ra sự chuyển biến,
thay đổi trong các cơ quan nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương
đến địa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, Đảng Cộng sản đã nêu lên vấn đề “nhất thể
hóa” hai chức danh của Đảng và nhà nước, vì vậy việc ông Trọng tham dự cuộc họp
Chính phủ cho nhiều người quan sát chính trị có sự liên tưởng đến vấn đề này.
Theo đó, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận định, sự tham dự của ông
Nguyễn Phú Trọng trong các phiên họp Chính phủ là điều Đảng đang muốn thành thường
lệ.
“Nhưng mà đúng ra thông
lệ này là thông lệ trái khoáy, vì là chưa có luật. Nên ý kiến ấy, Chính phủ,
tất nhiên, vì là đảng viên cấp dưới, họ phải nghe anh Tổng bí thư. Nhưng về mặt
luật pháp và nguyên tắc của văn minh, của văn hóa thì nó là lộn xộn, tùy tiện.
Một đảng cầm quyền không nên làm như vậy. Làm như vậy nó khôi hài, và nó phản
lại những quy củ, quy tắc của dân tộc, đất nước muốn có luật pháp, có văn hiến.”
__._,_.___
No comments:
Post a Comment