Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday 5 December 2017

Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!



2017-12-04 14:59 GMT-05:00 'hungthe' via DiendanTuoiHac <xomnhala_yamaha@googlegroups.com>:






Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!

Posted on 04/12/2017 by The Observer
Print Friendly, PDF & Email
alt
Tác giả: Hồ Anh Hải

Bài viết Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế của một nhà báo Trung Quốc đi thăm Việt Nam về đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/11/2017 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong dư luận nước này.
Ở cuối bài báo trên, Thời báo Hoàn Cầu đã cho hiển thị hơn hai chục trong số hơn 2000 bình luận của bạn đọc Trung Quốc nói về bài báo đó. Hầu như toàn bộ các bình luận đều nói xấu, đả kích Việt Nam. Đọc những bình luận ấy, người ta thật khó tin rằng các công dân của một đất nước văn hiến 5.000 năm lại có thể trắng trợn chửi bới Việt Nam bằng những lời lẽ vô văn hóa với tâm địa độc ác khủng khiếp như vậy, chỉ hai tuần sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nói những lời tốt đẹp về tình hữu nghị Trung-Việt trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng.
Qua đây bạn đọc Việt Nam cần cảnh giác hơn với “16 chữ vàng”  mà Bắc Kinh thường đề cao. Đằng sau “chữ vàng” ấy vẫn là ý đồ kích động tâm lý thù hằn dân tộc trong một cộng đồng hơn một tỷ dân rất dễ bị báo đài tác động, khiến họ trở nên có ý nghĩ rất xấu về Việt Nam. Không rõ vì sao Thời báo Hoàn Cầu lại có thể cho hiển thị những bình luận vô căn cứ, vô văn hóa như vậy?
Phải chăng các cơ quan có trách nhiệm và các báo đài ở ta nên công khai tỏ thái độ trước việc làm vô trách nhiệm của Thời báo Hoàn Cầu – anh em sinh đôi với Nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ? Nhắm mắt làm ngơ trước sự việc trên sẽ khiến Thời báo Hoàn Cầu càng có lý để tiếp tục bôi nhọ Việt Nam như họ đã làm nhiều lần.
Dưới đây trích dẫn một số bình luận nói trên của bạn đọc Trung Quốc.
§  Đồ vong ân bội nghĩa này [nguyên văn: con chó sói mắt trắng] chỉ nói những lời hay, nói ba hoa thiên địa, nói lời hằn học nhục mạ Trung Quốc. Trong mắt người Trung Quốc nó chỉ là con sói gian ác, khi nào có dịp thì đánh cho nó chết đi! [bạn đọc ở tỉnh Cam Túc].
§  Người Việt Nam [nói]: Người Mỹ tuy có đánh nhau với chúng tôi nhưng về sau đã giúp chúng tôi rất nhiều; còn Trung Quốc thì trong mấy chục năm sau chiến tranh vẫn bắt nạt Việt Nam. Nếu đúng là [Việt Nam] có thái độ như vậy thì Trung Quốc có thể học Mỹ, trước tiên đánh Việt Nam thật đau, rải chất độc sinh hóa khắp Việt Nam, tạo ra vài triệu trẻ dị tật, sau đó cho vài xu, vài quả táo… [bạn đọc ở TP Thâm Quyến]
§  Trung Quốc chúng ta đất rộng, cảnh sắc biển [đẹp] như thế nào, mà các người [ý nói du khách Trung Quốc] lại nhất định phải đến tiêu tiền tại những quốc gia coi khinh các người? Thật là lũ hèn. [bạn đọc ở TP Tô Châu].
§  Ôi chao, nhân dân đáng yêu, đều như nhau cả. [bạn đọc ở TP Tây An].
§  Trong lịch sử, Việt Nam đã nhiều lần muốn thôn tính Lào, Campuchia, Thái Lan, dã tâm rất lớn. [bạn đọc ở Bắc Kinh].
§  Đất nước này, người của đất nước này thật xấu bụng, một loại người vong ân bội nghĩa. Người Mỹ vô cớ vượt đại dương đến đánh họ, lại bắn giết, lại rải chất độc, [sau đó] cho họ chút táo ngọt là họ quên hết cả. Trung Quốc giúp họ thống nhất đất nước, thắt lưng buộc bụng ra sức viện trợ họ, kết quả chỉ vì những mảnh đất vốn không thuộc về họ [ý nói Hoàng Sa, Trường Sa] mà họ dùng ngay vũ khí chúng ta viện trợ để đánh chúng ta. Kết cục lại còn ra vẻ thù hằn [chúng ta]. Nói theo lương tâm, hãy khoan chưa nói mấy mảnh đất ấy mà năm xưa dưới triều nhà Thanh toàn bộ miền Bắc Việt Nam đâu có là đất của các người, hơn thế, mấy nghìn năm đều ở dưới ách thống trị của Trung Quốc. Cho nên dân tộc này thật sự là có tâm địa quá xấu, vong ân bội nghĩa, lòng tham không đáy. [bạn đọc ở Bắc Kinh]
§  Việt Nam, Myanmar, Triều Tiên và A Tam [tên TQ miệt thị gọi Ấn Độ] đều học văn hóa phương Tây. Không có cái gọi là đạo nghĩa của Trung Quốc. Việt Nam được Trung Quốc giúp thống nhất đất nước nhưng họ lại dùng thái độ chống Trung Quốc để củng cố sự thống trị trong nước, đối ngoại dựa vào phương Tây. Chúng ta phải rút ra bài học. [bạn đọc ở Bắc Kinh]
§  Với những quốc gia này chúng ta phải dùng luật chơi chọi lại luật chơi, khi cần phải dùng quả đấm sắt. [bạn đọc ở Bắc Kinh]
§  Việt Nam cũng hệt như Ấn Độ, luôn luôn muốn làm ông lớn trong vùng, nhưng lại luôn cảm thấy mình bị Trung Quốc ép một đầu, cho nên có tâm trạng hâm mộ, ghen tị và thù ghét Trung Quốc. [bạn đọc ở Phúc Kiến]
§  Bọn khốn kiếp ấy chỉ [đáng] nhận bom hạt nhân…… Bạn nhân từ, khoan dung, tốt bụng với chúng thì chúng lại không cảm kích…… [bạn đọc ở Bắc Kinh


Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?

Posted on 17/02/2016 by The Observer
Print Friendly, PDF & Email

180373d28730168e6f9552

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.
Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước.
Phía Trung Quốc cho rằng phía Việt Nam quấy rối biên cương Trung Quốc, cho nên Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích”. Phía Việt Nam cho rằng chính phủ Trung Quốc vì để ủng hộ chính quyền Khmer Đỏ mà phát động bành trướng xâm lược Việt Nam, thể hiện chiến tranh bá quyền. Phía Campuchia tuy không tỏ thái độ rõ ràng đối với cuộc chiến Trung Quốc-Việt Nam nhưng ngày 7 tháng 1 năm nay đã tổ chức một cuộc mít-tinh quy mô chưa từng có tại Phnom Penh chúc mừng 30 năm ngày nhân dân Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Tại cuộc mit-tinh, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Chia Xim cảm ơn Việt Nam “đã cứu Campuchia”, đánh giá cao bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh to lớn để tiêu diệt chính quyền Khmer Đỏ tàn sát nhân dân, và đã kịp thời ngăn chặn được số phận bất hạnh nhân dân Campuchia tiếp tục bị tàn sát.
Giờ đây chính phủ Trung Quốc đang ra sức làm mờ nhạt cuộc chiến 30 năm trước ấy, không tổ chức bất kỳ hoạt động kỷ niệm chính thức nào. Tại Việt Nam, chính phủ và nhân dân đều tổ chức hoạt động tưởng niệm với quy mô lớn [?] những người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến đó, giáo dục người Việt Nam chớ quên cuộc chiến này. Rốt cục trong cuộc chiến tranh ấy ai phải ai trái, ở đây tác giả không muốn bàn thảo. Bao giờ các tài liệu mật được dần dần công khai, sau khi nhìn thấy chân tướng, tự nhiên người ta sẽ hiểu rõ.
Tác giả muốn nhân dịp ngày đặc biệt hôm nay để nói qua về một số cảm nhận của mình tại Việt Nam, hy vọng qua đó người trong nước sẽ hiểu được tại sao đa số người Việt Nam có thái độ không hữu hảo với Trung Quốc. Để nhìn nhận Việt Nam một cách khách quan, chúng ta nên xuất phát nhiều hơn từ góc độ của mình mà suy nghĩ Ngoài việc cuộc chiến đó cần thời gian để hàn gắn vết thương giữa nhân dân hai nước ra, hiện nay vấn đề người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc chủ yếu có mấy mặt sau đây đáng để người nước ta [tức Trung Quốc] cảnh giác và suy nghĩ.
Trước hết, người Trung Quốc chưa hiểu tình hình Việt Nam – đây là một nguyên nhân khiến người Việt Nam ghét người Trung Quốc. Hai nước tuy là láng giềng gần nhau, truyền thống văn hóa và tập quán giống nhau nhưng tuyệt đại đa số người Trung Quốc lại chưa hiểu Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nhược tiểu, chính phủ không đủ tài lực […], thế nhưng sự nghèo khó của chính phủ không đại diện cho sự bần cùng của dân chúng. Người Trung Quốc có quan niệm là chỉ cần thấy nước này chỗ nào cũng rách nát, thiết bị hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện, đường phố không rộng rãi tráng lệ thì cho rằng nước này hỏng rồi.
Thực ra nhìn bên ngoài không bằng nhìn thực chất. Việt Nam luôn luôn theo đường lối giấu ngầm sự giàu có vào dân chúng. Chỉ cần đến thăm nhà thường dân Việt Nam để cảm nhận một chút, bạn sẽ thay đổi ấn tượng về Việt Nam. Trong các gia đình Việt Nam […], các loại đồ điện gia đình và thiết bị trong nhà không hề ít hơn dân Trung Quốc. Nghèo nữa thì cũng có một chiếc xe máy. Gia đình dân chúng Việt Nam chưa thể coi là giàu có nhưng cũng tuyệt nhiên không nghèo. Tuyệt đại đa số người Trung Quốc từng đến Việt Nam phần lớn chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài chứ không phải đời sống thực chất của người Việt Nam bình thường, do đó có sự hiểu lầm về Việt Nam. Ngược lại, người Việt Nam cũng từ xương cốt coi thường một bộ phận người Trung Quốc.
Thứ hai, tâm trạng ưu việt cao ngạo của người Trung Quốc đã làm cho người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc. Người nước ta tự cho rằng thực lực Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam, phần lớn người Trung Quốc khi đến Việt Nam thì có thái độ thiếu thân mật và khiêm tốn với người Việt Nam. Thường xuyên có bạn hỏi tôi: Việt Nam chẳng phải là rất nghèo đấy ư, có phải là ở Việt Nam đi mua hàng phải vác cả bọc tiền to tướng, có phải Việt Nam thừa phụ nữ, có thể lấy mấy vợ cũng được phải không?  … đều là những câu hỏi làm người ta cười gượng.
Thực tế Việt Nam khác xa những gì chúng ta tưởng tượng. Chính quyền Việt Nam nghèo, thậm chí rất tham nhũng, song dân chúng Việt Nam không nghèo. Đồng bạc Việt Nam giá trị cao nhất là 500 nghìn đồng, tương đương 200 Nhân Dân Tệ Trung Quốc, ra phố mua hàng đâu có cần vác rất nhiều tiền, thậm chí còn ít một nửa so với người Trung Quốc đi mua hàng. Phụ nữ Việt Nam không nhiều, tỷ lệ nam nữ cơ bản bằng nhau, thậm chí tỷ lệ nam cao một chút, chớ có sang Việt Nam làm giấc mộng lấy mấy cô vợ. Người Việt Nam coi người Trung Quốc không ra gì không phải không có nguyên cớ.
Thứ ba, nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam rất bị nghi ngờ về chữ tín. Cuối thập niên 1990, rất nhiều người Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư, tưởng là ở đấy có thể dễ kiếm được tiền. Khi phát hiện đầu tư trên toàn thế giới đều có cùng một nguyên tắc là “không có đầu tư vào thì không có sản phẩm ra”, kiếm tiền đâu có dễ như tưởng tượng. Thế là người Trung Quốc ào sang như một đàn ong rồi lại ào ào đại rút lui như một đàn ong, rút vốn về nước một cách bất hợp pháp, để lại một đống tạp chứng khó chữa như nợ lương, nợ thuế, nợ vốn với đối tác hợp tác, khiến chính quyền Việt Nam rất đau đầu. Sự thành thật giữ chữ tín của thương nhân Trung Quốc phổ biến bị người Việt Nam nghi ngờ.

Cùng sang Việt Nam kiếm tiền, người Nhật, người Hàn Quốc trước lúc đi đã xem xét coi đây là vấn đề khá  phức tạp, khi gặp phải các vấn đề tồn tại trong xã hội Việt Nam họ giải quyết dễ hơn người Trung Quốc. Tâm lý quá ư đầu cơ của nhà đầu tư Trung Quốc, thái độ oán trách mỗi khi gặp khó khăn đã gây ra hậu quả người Việt Nam cho rằng người Trung Quốc có độ tin cậy thương mại không cao. Trung Quốc khi đưa vốn ra nước ngoài cũng đem theo những bệnh bất trị vốn có trong xã hội thương mại của mình sang nước ngoài. Điều này không những các nhà đầu tư chúng ta phải suy ngẫm mà chính phủ Trung Quốc cũng nên cảnh giác.

Thứ tư, việc các thương gia Trung Quốc phán đoán sai lầm về thị trường tiêu dùng Việt Nam đã không những làm cho sản phẩm Trung Quốc khó tiêu thụ ở Việt Nam mà cũng tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh và thanh danh của người Trung Quốc. Do hiểu biết lệch lạc về tình hình nội bộ và thói quen tiêu dùng của Việt Nam, cho rằng người Việt không tiêu dùng nổi những sản phẩm chất lượng tốt cấp cao, mà người Trung Quốc chuyển sang Việt Nam những dây chuyền sản xuất lạc hậu bị đào thải trong nước, kết quả thế nào có thể suy ra mà thấy. Ở Trung Quốc, nhà sản xuất xe máy Trùng Khánh huênh hoang là đã chiếm được bao nhiêu thị phần thị trường Việt Nam. Đáng tiếc là người viết bài này ở Việt Nam cho tới nay chưa hề phát hiện thấy một chiếc xe máy Trùng Khánh nào chạy trên đất nước này, dù ở vùng nông thôn tương đối nghèo hay đô thị phồn hoa đều khó mà thấy bóng dáng nó.

Trong lòng người tiêu dùng Việt Nam thì hàng Trung Quốc là đại danh từ của “chất lượng xấu”. So với người Trung Quốc, rõ ràng người Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả người Âu Mỹ đánh giá quan niệm tiêu dùng của người Việt Nam chính xác hơn nhiều; ngay từ đầu họ đã đưa hàng chất lượng tốt sang thị trường Việt Nam, giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng nước này. Đây cũng là nguyên nhân hàng hóa Trung Quốc ở Việt Nam đại bại trước hàng hóa Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng là một nhân tố lớn làm cho người Việt Nam khinh thường [nguyên văn bỉ thị] người Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi sông liền sông, có hơn 2.000 năm tiếp xúc văn hóa, thế nhưng sự hiểu biết của chúng ta về Việt Nam lại dừng ở hồi ức trong quá khứ, thiếu con mắt tỉnh táo và thận trọng để nhìn nhận người hàng xóm này, khiến cho giữa nhân dân hai nước hình thành một vết thương khó có thể vượt qua. Đồng thời với việc mất tín nhiệm của dân chúng Việt Nam, chúng ta cũng dần dần chắp tay nhường cho Nhật Bản, Hàn Quốc lợi ích thị trường to lớn ở Việt Nam mà người Trung Quốc vốn dĩ nắm được.
Người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc tuyệt nhiên không chỉ là do cuộc chiến tranh 30 năm trước mà còn nhiều cái nữa đáng để tất cả người Trung Quốc suy ngẫm!
Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ mạng Phượng Hoàng (Trung Quốc), ngày 17/2/2009.

-

For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Mike Duong 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List