Phản biện ông Trọng và
góp ý với Hội nghị Trung ương 7
Nguyễn Đình Cống
1- Giới thiệu
Một vấn đề quan trọng của HNTƯ7 là “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp”. Sau khi nêu các thành tích trong quá khứ, ông Nguyễn Phú Trọng vạch ra rất nhiều tệ nạn của cán bộ trong hiện tại và cho rằng: “đó là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta”.
Rồi ông nêu ý kiến: “Trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào? … Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp?… Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào”.
Ông nêu nhiệm vụ cho Hội nghị 7: “Cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Khắc phục tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hay “thân quen, cánh hẩu”? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai?
Về công tác cán bộ, trước đây tôi đã có một số bài góp ý, nay nhân HNTƯ7 bàn về vấn đề quan trọng này xin trình bày vài suy nghĩ tiếp.
2- Phản biện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng
Thực trạng bi đát của cán bộ, đó là kết quả của một quá trình. Ông
muốn tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Thế nhưng ông đã phạm sai lầm chủ
quan, bảo thủ, thiếu khoa học, lại còn hướng dẫn và bắt buộc người khác
cùng phạm sai lầm như thế. Nó thể hiện ở đánh giá “Đảng ta đã có rất nhiều chủ
trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng
tình, ủng hộ… có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng… quy trình thì đúng…”.
Xin ông hãy mở rộng và hướng lỗ tai về phía đông đảo người dân và những người
phản biện để có được thông tin xem dư luận bàn thế nào về cách “Đảng cử
dân bầu” và sự “dân chủ đến thế là cùng ở trong Đảng”. Tôi phát hiện thấy nghị
quyết và quy trình chứa nhiều bất cập chứ không phải rất đúng, rất trúng như
ông đánh giá.
Ông đang ở trong một cánh rừng với nhiều cây đầy sâu mọt. Ông chỉ
quẩn quanh để chỉ nhìn thấy rất rõ vài cành lá của một số cây mà không chịu cho
tư tưởng thoát ra ngoài để biết về toàn bộ cánh rừng. Đó là vì đầu óc ông quá
bị xơ cứng bởi học thuyết Mác-Lê, bởi chưa từ bỏ được thói kiêu ngạo cộng sản
và vẫn bị lệ thuộc vào ý thức hệ. Ông cố tự bưng tai, bịt mắt để không nghe
thấy những tiếng nói phản biện chân thành, không thấy được bản chất sâu xa,
nguyên nhân gốc rễ của các sai lầm và tệ nạn, không phát hiện được những mâu
thuẩn và bất cập trong các chủ trương, chính sách, nghị quyết, mà ông tưởng
nhầm là rất đúng, rất trúng. Tôi đã một số lần chỉ ra các mâu thuẩn và bất cập
đó, yêu cầu được đối thoại, nhưng các ông lờ đi, vẫn giữ nguyên những nhận định
chủ quan, đầy nhầm lẫn trong các nghị quyết. Ông không nhận ra rằng nguyên nhân
gốc của nhiều tệ nạn trong cán bộ chính là sự độc tài toàn trị của Đảng. Sự độc
tài đó hàng ngày sinh ra, nuôi dưỡng bọn cơ hội mà cái lò của ông dù nóng đến
bao nhiêu cũng chỉ đốt được một số ít những bọn không cùng phe cánh. Một mặt
ông tự bưng tai bịt mắt, mặt khác ông bỏ tù, ông bịt miệng những người bất đồng
chính kiến. Thế thì làm sao biết được sự thật.
3- Góp ý với Hội nghị Trung ương 7
Ông Trọng yêu cầu chỉ ra “Đột phá là khâu nào”. Ra thêm vài nghị quyết chăng? Tổ chức nhiều đợt chỉnh huấn chăng? Phát động nhân dân tố cáo chăng? … Đó chỉ là những thứ thuốc bôi ngoài da, trong khi bệnh ở tận gan ruột. Cần phải tìm được nguyên nhân gốc để loại bỏ. Về nguyên nhân, đã nhiều lần tôi viết: “là sự kết hợp giữa một bên là những yếu kém trong văn hóa dân tộc, một bên là những độc hại trong Chủ nghĩa Mác-Lê”. Sự vận dụng Mác-Lê là chủ động của Đảng, còn sự kết hợp là hoàn toàn tự động, tự phát. Không ai chủ trương và tự giác thực hành sự kết hợp đó. Nhưng nó xảy ra mọi lúc mọi nơi, một cách ngấm ngầm, mạnh mẽ…
Vậy phải chăng khâu đột phá là xóa bỏ sự độc quyền toàn trị, là từ bỏ việc đặt Đảng cao hơn mọi luật pháp, là chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng. Muốn thế trước hết phải thấy được sự thay đổi vai trò của Đảng. Từ một đảng lãnh đạo làm cách mạng chuyển sang một đảng chính trị, một đảng cầm quyền. Hai đảng này có rất nhiều điểm khác nhau về bản chất. Tình thế đã thay đổi, vai trò đã thay đổi mà cứ giữ chặt lấy mô hình cũ thì thất bại là không tránh khỏi.
Tiếp đến là xóa bỏ từ trong ý nghĩ và hành động cách làm “dân chủ giả hiệu” trong bầu cử. Đó là việc “Đảng cử dân bầu”, là việc lãnh đạo cũ ở trên cơ cấu cấp ủy mới ở dưới, là Bộ Chính trị cũ quyết định Trung ương mới và các chức danh Nhà nước.
3- Góp ý với Hội nghị Trung ương 7
Ông Trọng yêu cầu chỉ ra “Đột phá là khâu nào”. Ra thêm vài nghị quyết chăng? Tổ chức nhiều đợt chỉnh huấn chăng? Phát động nhân dân tố cáo chăng? … Đó chỉ là những thứ thuốc bôi ngoài da, trong khi bệnh ở tận gan ruột. Cần phải tìm được nguyên nhân gốc để loại bỏ. Về nguyên nhân, đã nhiều lần tôi viết: “là sự kết hợp giữa một bên là những yếu kém trong văn hóa dân tộc, một bên là những độc hại trong Chủ nghĩa Mác-Lê”. Sự vận dụng Mác-Lê là chủ động của Đảng, còn sự kết hợp là hoàn toàn tự động, tự phát. Không ai chủ trương và tự giác thực hành sự kết hợp đó. Nhưng nó xảy ra mọi lúc mọi nơi, một cách ngấm ngầm, mạnh mẽ…
Vậy phải chăng khâu đột phá là xóa bỏ sự độc quyền toàn trị, là từ bỏ việc đặt Đảng cao hơn mọi luật pháp, là chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng. Muốn thế trước hết phải thấy được sự thay đổi vai trò của Đảng. Từ một đảng lãnh đạo làm cách mạng chuyển sang một đảng chính trị, một đảng cầm quyền. Hai đảng này có rất nhiều điểm khác nhau về bản chất. Tình thế đã thay đổi, vai trò đã thay đổi mà cứ giữ chặt lấy mô hình cũ thì thất bại là không tránh khỏi.
Tiếp đến là xóa bỏ từ trong ý nghĩ và hành động cách làm “dân chủ giả hiệu” trong bầu cử. Đó là việc “Đảng cử dân bầu”, là việc lãnh đạo cũ ở trên cơ cấu cấp ủy mới ở dưới, là Bộ Chính trị cũ quyết định Trung ương mới và các chức danh Nhà nước.
Để có được “Sự đột phá”, ngoài việc có nhận thức đúng còn cần sự
dũng cảm và khôn khéo. Hy vọng rằng trong HNTƯ7 sẽ xuất hiện được vài nhân vật
như vậy để làm “Cánh chim báo bão”.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment