Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday, 11 June 2019

Cuộc thảm sát Thiên An Môn.

 

Subject: Cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989.



            Cuộc thảm sát Thiên An Môn.




See the source image

Một khinh khí cầu khổng lồ có hình chiếc xe tăng Trung Cộng và “Tank Man” tại Quảng trường Tự do, ở Đài Bắc, vào tháng 5,2019.


china news GIF by HuffPost

china history GIF by Timeline

Quảng trưỠng Thiên An Môn vào ngày 6/6 năm 1989
Flag of the People's Republic of China.svg Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 6/6 năm 1989 sau cuộc thảm sát.

          Thảm sát Lục Tứ tại quảng trường Thiên An Môn Trung Cộng là một “bí mật” được Đảng Cộng sản Trung Cộng bưng bít và che đậy suốt chiều dài lịch sử của nó. Hôm nay vừa tròn 30 năm (4/6/1989 – 4/6/2019) thế giới lại nhắc đến như một lời nhắc nhở về lòng quả cảm của một thế hệ đã dám nói lên tiếng nói tự do.

Các Sinh viên vì dân chủ năm 1989 không ngờ họ sẽ bị chính quyền đáp trả bằng súng ống và xe tăng (Ảnh: AP).

china news GIF by HuffPost

          Ngày 4/6 cách đây 30 năm, Đảng Cộng Sản Trung Cộng (ĐCSTC) đã dùng thiết quân luật, ra lệnh cho quân đội tàn sát Sinh viên, Trí thức, và dân thường nhằm xoá sổ mong ước của nhân dân về việc mở rộng tự do, dân chủ.
          Những người biểu tình đa số là các Sinh viên Đại học ở Bắc Kinh TC, sau đó các Giảng viên Đại học, các Phóng viên của các tờ báo cũng xuống đường ủng hộ tinh thần Sinh viên.
Đảng Cộng sản Trung Cộng đã ra lệnh cho quân đội cùng xe thiết giáp và súng đạn tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, nã súng vào những người biểu tình và nghiền nát nhiều người bằng bánh xe tăng bắn.
          Dưới đây là những bức ảnh tiêu biểu ghi lại diễn biến cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989, sự kiện mà hàng năm thế giới đều tưởng nhớ, nhưng nhiều người Trung Cộng ngày nay không biết đến.

          Một người đàn ông Trung Cộng một mình đứng chặn dòng xe tăng đang đi về hướng Đông trên Đại lộ Cangan của Bắc Kinh TC, tại Quảng trường Thiên An Môn, vào ngày 5/6/1989. Bức ảnh sau này trở thành biểu tượng khi nói về Thảm sát Thiên An Môn và mọi người gọi ông là “Tank Man”.

(Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).

          Một Sinh viên giơ tấm biểu ngữ có chữ “Liberty – Tự do” trong đám đông khoảng 200.000 người hô vang, tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, vào ngày 22/4/1989 tại Bắc Kinh TC. Phong trào biểu tình Thiên An Môn bắt nguồn từ việc tổ chức kỷ niệm Lễ tang của cựu Lãnh đạo ĐCSTC và nhà Cải cách Hồ Diệu Bang. Ông Hồ Diệu Bang mất vào tháng 4 – sự kiện được xem là chất xúc tác gây ra làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ chưa từng có.

Thiên An Môn
Sinh viên cầm tấm biểu ngữ với khẩu hiệu trong đám đông khoảng 200.000 người, đổ vào Quảng trường Thiên An Môn ngày 22/4/1989 tại Bắc Kinh TC. (Ảnh: Catherine Henriette/AFP).

          Hàng ngàn Sinh viên từ các trường Cao đẳng và Đại học địa phương diễn hành đến Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh TC, vào ngày 4/5/1989, để biểu lộ mong muốn chính phủ cải cách.

          Các Sinh viên từ Đại học Bắc Kinh tổ chức một cuộc biểu tình khổng lồ ở Quảng trường Thiên An Môn, khi họ bắt đầu tuyệt thực để kêu gọi dân chủ vào ngày 18/5/1989.

thiên an môn
Sinh viên ngồi trật tự trong Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images).

          Một Sinh viên Đại học Bắc Kinh TC được Sinh viên trường Y cấp cứu ở Quảng trường Thiên An Môn, vào ngày 17/5/1989, ngày thứ 4 trong cuộc tuyệt thực vì dân chủ.

thiên an môn
(Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami).


          Một chiếc xe vận tải gần như bị đám đông chôn vùi, khi nó tiến vào cùng hàng ngàn người đang tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, vào ngày 17/5/1989.

thiên an môn
Các Sinh viên chiếm lĩnh một chiếc xe vận tải. (Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami).


          Các thanh niên Bắc Kinh ca hát khi họ lái xe đến Quảng trường Thiên An Môn để hỗ trợ tinh thần cho các Sinh viên Đại học, vào ngày 19/5/1989.

(Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami).



          Những người biểu tình được những người ngoài cuộc cổ vũ nồng nhiệt khi họ đến Quảng trường Thiên An Môn để thể hiện sự ủng hộ cho cuộc tuyệt thực của Sinh viên, vào ngày 18/5/1989.

Người trên xe và người bên lề đường đều rất vui vẻ hân hoan. (Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami).



          Cảnh sát CS Bắc Kinh diễn hành qua Quảng trường Thiên An Môn mang theo các biểu ngữ ủng hộ các Sinh viên Đại học biểu tình, vào ngày 19/5/1989. Các Sinh viên đang trải qua ngày thứ 6 của cuộc tuyệt thực nhằm kêu gọi cải cách chính trị.

Giữa Sinh viên và công an Trung Cộng không có sự đối kháng. (Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami).


          Những Sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ giơ hai ngón tay mang ý nghĩa chiến thắng, khi họ chặn thành công một chiếc xe vận tải quân sự chở đầy binh lính trên đường đến Quảng trường Thiên An Môn vào ngày mà Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố thiết quân luật, ngày 20/5/1989.

thiên an môn
(Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images).


          Một người mẹ bế con trai mình, giới thiệu với một người lính trên một chiếc xe vận tải quân đội, cách quảng trường Thiên An Môn 8 km về phía Tây, vào ngày 20/5/1989. Người dân Bắc Kinh TC đã bao vây và ngăn chặn lực lượng quân đội.

Cả 4 người: cha mẹ, cậu bé và Sĩ quan Trung Cộng đều cười tươi và vui vẻ, như thể đó không phải là cuộc biểu tình, dù hôm đó là ngày ĐCSTC tuyên bố thiết quân luật. (Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami).


          Một máy bay trực thăng quân sự rải tờ rơi trên Quảng trường Thiên An Môn, trong đó tuyên bố rằng: Những người biểu tình nên rời khỏi Quảng trường càng sớm càng tốt, vào ngày 22/5/1989.

thiên an môn
(Ảnh: Reuters/Shunsuke Akatsuka).



          Các công nhân cố gắng phủ bức chân dung của Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn sau khi nó bị ném sơn, vào ngày 23/5/1989.

(Ảnh: Reuters/Ed Nachtrieb).


          Sinh viên Đại học Bắc Kinh TC lắng nghe một thanh niên trình bày chi tiết kế hoạch cho cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 28/5/1989.

(Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).



          Một Sinh viên Học viện Nghệ thuật đắp thạch cao lên cổ của “Nữ thần Dân chủ”, một bức tượng cao 10 mét được dựng ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 30/5/1989, bức tượng được khánh thành phía trước Đại lễ đường Nhân dân (phải) và tượng đài Anh hùng Nhân dân (giữa) để cổ vũ cho phong trào ủng hộ dân chủ ở Trung Cộng.

          Các Sinh viên Nghệ thuật tạo ra bức tượng đã tuyên bố: “Hôm nay, tại Quảng trường Nhân dân, Nữ thần nhân dân đứng cao và tuyên bố với toàn thế giới: Một ý thức về dân chủ đã thức tỉnh trong nhân dân TC ! Thời đại mới đã bắt đầu!”.

thiên an môn
(Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images).



          Một cảnh sát mặc thường phục nói với các Sinh viên biểu tình trước trụ sở cảnh sát Bắc Kinh TC rằng: Các hoạt động của họ vi phạm luật thiết quân luật, vào ngày 30/5/1989, tại Bắc Kinh TC.

thiên an môn
Cảnh sát mặc thường phục (mặc áo trắng) đang nói chuyện với các Sinh viên, ông cho rằng: Họ đang vi phạm pháp luật. (Ảnh: AP Photo/Mark Avery).


          Đám đông tập hợp các bản tin của tờ Nhân dân Nhật báo TC, họ đốt bỏ các bài báo ngay trước văn phòng của tờ báo này, nhằm phản đối các bài viết chống lại cuộc biểu tình của Sinh viên, ảnh chụp hôm 2/6/1989.

Bài xã luận có tên: ““Giương cao tấm gương phản đối bạo loạn”. Cáo buộc những người biểu tình chống đối ĐCSTC. (Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).

See the source image



          Một công dân cao tuổi nói lên quan điểm của bà về dân chủ trong một cuộc thảo luận với các Sinh viên, vào ngày 31/5/1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.

thiên an môn
(Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).


          Một Sinh viên bất đồng chính kiến yêu cầu những người lính trở về nhà khi đám đông tràn vào trung tâm Bắc Kinh TC, vào ngày 3/6/1989.

(Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images).



          Một phụ nữ trẻ bị kẹt giữa thường dân và binh lính Trung Cộng, những người đã cố gắng loại bỏ cô ra khỏi đám đông gần Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh TC, vào ngày 3/6/1989.

thiên an môn
(Ảnh” AP Photo/Jeff Widener).


          Những người biểu tình ủng hộ dân chủ vòng tay nhau để kìm hãm đám đông giận dữ, ngăn họ đuổi theo một nhóm binh sĩ rút lui gần Đại lễ đường Nhân dân, vào ngày 3/6/1989 tại Bắc Kinh TC.
Những người biểu tình đã giận dữ khi ĐCSTC tấn công Sinh viên và người dân bằng hơi cay và dùi cui trước đó. Những người phía sau đứng trên xe buýt được sử dụng như một vật cản đường.

thiên an môn
(Ảnh: AP Photo/Mark Avary).


          Những người lính kiệt sức, bị những người biểu tình ở trung tâm Bắc Kinh TC xô đẩy, vào ngày 3/6/1989. 

(Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images).


          Một đám đông khổng lồ tập trung tại một ngã tư Bắc Kinh, nơi người dân đã sử dụng xe buýt làm vật cản đường để ngăn quân đội tiến về Quảng trường Thiên An Môn trong bức ảnh ngày 3/6/1989.

(Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).


          Các binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân TC nhảy qua một hàng rào trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, trong các cuộc đụng độ nặng nề với người dân và các Sinh viên, họ nhận được lệnh dọn sạch quảng trường trước 6 giờ sáng, không có trường hợp ngoại lệ.

(Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images).


          Một chiếc xe bọc thép bốc cháy sau khi các Sinh viên đốt nó gần Quảng trường Thiên An Môn, ngày 4/6/1989.

(Ảnh: Tommy Cheng/AFP/Getty Images).


          Thi thể người dân chết nằm giữa những chiếc xe đạp bị nghiền nát gần Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh TC, vào ngày 4/6/1989.

(Ảnh: AP Photo).


          Một cô gái bị thương trong cuộc đụng độ giữa quân đội và các Sinh viên gần Quảng trường Thiên An Môn, được các nam Sinh viên đưa đi bằng xe kéo, vào ngày 4/6/1989.

(Ảnh: Manuel Ceneta/AFP/Getty Images).


          Một tài xế xe tăng bị bắt, được các Sinh viên giúp đỡ bảo vệ an toàn khi đám đông đánh đập ông, vào ngày 4/6/1989, tại Quảng trường Thiên An Môn.

thiên an môn
(Ảnh: Reuters).


          Thường dân cầm đá tự vệ khi họ đứng trên một chiếc xe bọc thép của chính phủ gần Đại lộ Trường An ở Bắc Kinh TC, đầu ngày 4/6/1989. Bạo lực leo thang giữa những người biểu tình ủng hộ dân chủ và quân đội Trung Cộng, khiến hàng trăm người chết trong một đêm.

(Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).


          Một Nhà báo  ngoại quốc hiện vẫn chưa xác định của tờ báo nào (thứ 2 từ phải sang) được mang đi khỏi cuộc đụng độ giữa quân đội và Sinh viên gần Quảng trường Thiên An Môn, vào ngày 4/6/1989.

thiên an môn
(Ảnh: Tommy Cheng/AFP/Getty Images).


          Một người lái xe kéo đạp thật nhanh để đưa những người bị thương đến bệnh viện gần đó, với sự giúp đỡ của những người ngoài cuộc, vào ngày 4/6/1989. Quân đội Trung Cộng lại bắn hàng trăm phát đạn vào đám đông giận dữ tập trung bên ngoài Quảng trường Thiên An Môn vào buổi trưa.

thiên an môn
(Ảnh: AP Photo/Liu Heung Shing).


          Một người đàn ông bị còng tay, và bị lính Trung Cộng dắt đi trên một con phố ở Bắc Kinh TC, vào tháng 6/1989. Cảnh sát và binh lính bắt đầu tìm kiếm những người liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào tháng 4.

thiên an môn
(Ảnh: Manuel Ceneta/AFP/Getty Images).


          Ba người đàn ông đang chạy trốn, trong khi phía tay trái là Tank Man đang đứng chặn dòng xe tăng tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, vào ngày 5/6/1989.

Một góc chụp khác của Tank Man. (Ảnh: AP Photo/Terril Jones).


          Tank Man đứng trước dòng xe tăng ĐCSTC vào ngày 5/6/1989, bức ảnh được chụp trong cuộc nổi dậy của Quảng trường Thiên An Môn. 

tank man
(Ảnh: Reuters/ Arthur Tsang).
See the source image


          Một đám đông ở Bắc Kinh TC đứng nép sang một bên để một đoàn khách du lịch  ngoại quốc nhìn thấy xác chết của nạn nhân trong đêm bạo lực đầu tiên, khi quân đội Giải phóng Nhân dân CS xả súng tại Quảng trường Thiên An Môn, nhằm đập tan cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, vào sáng thứ hai, ngày 5/6/1989.

(Ảnh: AP Photo/Mark Avery).


          Xe vận tải chở binh lính Trung Cộng xuống Đại lộ Trường An ở Bắc Kinh TC, vào ngày 5/6/1989, một ngày sau khi cuộc đụng độ giữa quân đội ĐCSTQ và những người biểu tình ủng hộ dân chủ khiến hàng nghìn người chết.

(Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).


          Những người Bắc Kinh TC bỏ chạy khi một người lính đe dọa họ bằng súng vào ngày 5/6/1989. Xe tăng đóng quân tại các giao lộ quan trọng của Bắc Kinh TC bên cạnh khu vực ngoại giao.

(Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images).


          Một người dân Bắc Kinh TC ở phía Tây quảng trường Thiên An Môn trên tay cầm viên đạn của khẩu súng trường tự động do quân đội bắn đi qua cửa sổ căn nhà của anh ở trung tâm Bắc Kinh TC.

(Ảnh: Manuel Ceneta/AFP/Getty Images).



          Người dân trên đại lộ Trường An ở Bắc Kinh TC ngày 5/6/1989 giơ một bức ảnh chụp các nạn nhân bị giết hại.

(Ảnh: AP Photo/Jeff Widener).


          Một đôi vợ chồng ngồi trên một chiếc xe đạp bên dưới đường hầm, khi xe tăng đang dàn trận phía trên đầu họ ở phía Đông Bắc Kinh, vào ngày 5/6/1989.

thiên an môn
(Ảnh: AP Photo/Liu Heung Shing).



          Người dân Bắc KinhTC  kiểm tra bên trong của hơn 20 xe bọc thép bị người biểu tình đốt cháy để ngăn chặn quân đội tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, ngày 4/6/1989.

(Ảnh: Manuel Ceneta/AFP/Getty Images).


          Một dãy xe tăng và quân đội Trung Cộng bên cạnh những người đi xe đạp gần Quảng trường Thiên An Môn, vào ngày 13/6/1989, tại Bắc Kinh TC.

(Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami).
Cuộc biểu tình ôn hòa, thể hiện chính kiến của Sinh viên đã biến thành thảm sát đẫm máu – câu chuyện đã diễn ra được 30 năm.



          30 năm sau khi chính quyền CS Bắc Kinh đưa xe tăng và binh sĩ tới tấn công các cuộc biểu tình của Sinh viên vào ngày 4/6/1989, Trung Cộng vẫn cấm công chúng kỷ niệm sự kiện này ở đại lục, cũng như không công bố con số thương vong chính thức. Theo một số nguồn  tin, hàng ngàn Sinh viên đã bị sát hại tại đây.
          Dưới đây là một số hình ảnh đau lòng cho thấy một cuộc biểu tình ôn hòa đã trở thành một sự kiện đẫm máu như thế nào:

Các Sinh viên tập trung trên quảng trường Thiên An Môn để thể hiện chính kiến và phản đối nạn tham nhũng, độc đoán của chính quyền Trung Cộng, ngày 4/5/1989. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images).


Sinh viên dùng thời gian đọc sách cùng nhau trong khi biểu tình. (Ảnh: David Turnley / Getty Images).


Sinh viên giơ cao các biểu ngữ như “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” trên đường phố, gần quảng trường Thiên An Môn, ngày 25/5/1989. (Ảnh: Catherine Henriette / AFP / Getty Images).


Vương Đan đang nêu lên nguyện vọng của Sinh viên trước Báo giới tại Thiên An Môn. (Ảnh: Peter Charlesworth / Getty Images).


Sau khi chính quyền huy động 22 Sư đoàn với xe tăng và đại bác, tổng cộng 180.000 quân tiến vào thủ đô, các Sinh viên đã tuyệt thực để phản đối. Các Sinh viên Y khoa đang chăm sóc cho các Sinh viên tuyệt thực trong nhiều ngày. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images).


Một Sinh viên mệt mỏi cầu xin những binh lính không đàn áp những người biểu tình. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images).


Sau khi chính quyền Trung Cộng tuyên bố thiết quân luật, các Sinh viên và hàng ngàn người dân Bắc Kinh TC đổ ra đường để thuyết phục binh sĩ không tiến vào Thiên An Môn. Họ cung cấp thực phẩm cho binh sĩ. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images).


Các Sinh viên ngồi đối diện ôn hòa với các binh lính trên quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Catherine Henriette / AFP / Getty Images).


Binh lính Trung Cộng được lệnh trấn áp các Sinh viên biểu tình ôn hòa trong đêm 3/6/1989. (Ảnh: Thomas Cheng / AFP / Getty Images).



          Những người lính này được thông báo rằng:  Bắc Kinh TC có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn và cần phải bị tiêu diệt.
          Sau này những người lính mới hiểu rằng: Đấy chỉ là nguồn tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến ngày nay vẫn còn bị dằn vật trong nước mắt.



Sinh viên cố gắng đốt một xe tăng để chặn hàng trăm xe tăng khác tiến vào quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Thomas Cheng / AFP / Getty Images).


          Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn Sinh viên đã bị giết hại.


Máu đổ ở Thiên An Môn. (Ảnh: David Turnley / Getty Images).


          Chủ nhật lúc 1 giờ sáng ngày 4/6/1989, quân đội được trang bị súng AK 47 cùng xe vận tải và xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn từ mọi hướng. Những người lính đã bị lừa dối rằng: Sinh viên trong quảng trường là bè lũ phản động, chống đối Đảng CS, cần phải bị tiêu diệt.

.



Một người biểu tình cố chặn đường xe tăng rút lui khỏi quảng trường, ngày 5/6/1989. (Ảnh: Bettmann Archive).


Một bà mẹ đau khổ khi nghe tin con trai đã bị sát hại tại Thiên An Môn. (Ảnh: David Turnley / Getty Images).


Những chiếc xe đạp của Sinh viên bị xe tăng cán phẳng lì trên quảng trường. (Ảnh: Peter Charlesworth / Getty Images).


Bên ngoài đại lộ Changan, gần quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Peter Charlesworth / Getty Images).


Còn nhiều hình ảnh thương tâm khác đã được đăng tải tại đây:

2
3
4
5

          Một mệnh lệnh của Đặng Tiểu Bình vào ngày 2/6/1989: “Tôi đề nghị để cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay, và kết thúc trong vòng hai ngày.”, đã biến Thiên An Môn thành quảng trường đẫm máu.
          Không dừng tại đó, sự kiện Thiên An Môn còn mở đầu cho sự thăng tiến của Giang Trạch Dân, trở thành Chủ tịch Trung Cộng, thay thế Đặng Tiểu Bình. Thậm chí trước khi cuộc thảm sát diễn ra, họ Giang đã trao một bức thư mật cho Đặng Tiểu Bình, đề xuất rằng: Phải có “các biện pháp kiên quyết” đối với Sinh viên; nếu không “cả đất nước và Đảng CS sẽ bị khuất phục”.

          Và 10 năm sau, tại Trung Cộng lại xảy ra một sự kiện còn đẫm máu hơn: Đàn áp Pháp Luân Công – những người rèn luyện Tâm và Thân theo Chân – Thiện – Nhẫn. Sự kiện này không chỉ trong một đêm mà đã kéo dài suốt 2 thập niên qua.


                             Diễn biến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

 
Vương Đan đang nêu lên nguyện vọng của Sinh viên. Ảnh: GEO Epoche.


          Dù sự kiện thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn được cả thế giới biết đến, nhưng suốt 30 năm qua Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC) vẫn luôn phủ nhận cuộc đàn áp này.
30 năm trước vào ngày 4/6/1989, hàng ngàn Sinh viên đã bị giết chết một cách man rợ tại quảng trường Thiên An Môn bởi quân đội của ĐCSTC bằng súng và bánh xe tăng …


                                                                                      Bối cảnh:

          Năm 1989, kinh tế Trung Cộng gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân đói khổ trong khi tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ các quan chức ĐCS Trung Cộng. ĐCSTC vẫn luôn đánh bóng mình với ngôn từ “Đảng CS là quang vinh vĩ đại”, là “không bao giờ sai” và dập tắt tất cả các tiếng nói hay nguyện vọng của giới Trí thức và Sinh viên thời bấy giờ. Điều này gây ra nhiều bất bình trong dân chúng.

          Do đó vào tháng 4/1989, khi cố Tổng Bí thư CS Hồ Diệu Bang qua đời, người dân Trung Cộng xuống đường dự Lễ tang, và thương tiếc cho một người luôn có xu hướng cải cách, đồng thời cũng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và độc đoán không dân chủ của chính quyền CS.


                                                                             Diễn biến cuộc biểu tình:


          Cuộc biểu tình kéo dài khiến CS Bắc Kinh lúng túng, nhiều đảng viên cao cấp CS lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ cho người dân biểu tình.


Lễ tang Hồ Diệu Bang đã biến thành cuộc biểu tình phản đối tham nhũng, yêu câu dân chủ. Ảnh: GEO Epoche
Lễ tang Hồ Diệu Bang đã biến thành cuộc biểu tình phản đối tham nhũng, yêu cầu dân chủ. Ảnh: GEO Epoche.


          Sinh viên của Đại học Bắc Kinh TC đã thành lập “Liên hiệp Sinh viên Thống nhất”, với 7 Lãnh đạo trẻ tuổi, trong đó có Vương Đan là một Sinh viên khoa Sử 20 tuổi

.

VÆ°Æ¡ng Ä an Ä‘ang nêu lên nguyện vá» ng của sinh viên. Ảnh: GEO Epoche.
Vương Đan đang nêu lên nguyện vọng của Sinh viên. Ảnh: GEO Epoche.


          Ngày 22/4/1989, ngày diễn ra Tang lễ của ông Hồ Diệu Bang. Khi bình minh chưa ló dạng, hơn 80.000 Sinh viên của 20 trường Đại học diễn hành tiến đến quảng trường Thiên An Môn.

          Trong khi chỉ vì muốn đề xuất chính kiến của mình mà Sinh viên bị tờ “Nhân dân Nhật báo TC” quy kết cho là các phần tử “bạo loạn”, “phản động”, và “làm chính trị”. Sinh viên bỗng chốc trở thành tội phạm của quốc gia, thành những phần tử đối nghịch với Đảng CS.

          Ngày 27/4/1989, đoàn người biểu tình kéo nhau đi khắp thành phố Bắc Kinh TC, giương cao những tấm biểu ngữ và hô vang “tự do dân chủ muôn năm !.” Hàng trăm ngàn người đứng ngoài cũng cổ vũ và hô to theo đoàn người biểu tình, trong đó có nhiều người còn cẩn thận nhắc nhở cảnh sát đừng đánh Sinh viên.

          Sau cuộc diễn hành, họ tụ tập về quảng trường Thiên An Môn, lúc này con số đã lên đến 150.000 người.

Ngủ qua đêm tại Thiên An Môn, biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo sinh viên gặp khó khăn trong việc cung cấp thức ăn nước uống, và điỠu kiện sinh hoạt.  Ảnh: GEO Epoche
Ngủ qua đêm tại Thiên An Môn, biểu tình kéo dài khiến Lãnh đạo Sinh viên gặp khó khăn trong việc cung cấp thức ăn nước uống, và điều kiện sinh hoạt.  Ảnh: GEO Epoche.


          Nội bộ ĐCS TC chia làm 2 phe rõ rệt, một phe theo Tổng Bí thư CS Triệu Tử Dương muốn thương lượng với Sinh viên, và một phe theo Thủ tướng CS Lý Bằng muốn dập tắt cuộc biểu tình nhưng chưa tìm được biện pháp mạnh nào.

          Ngày 4/5/1989 là ngày kỷ niệm phong trào ngũ tứ (biểu tình phản đối việc giao tỉnh Sơn Đông cho Nhật Bản), có đến nửa triệu người tập trung ở quảng trường Thiên An Môn tưởng niệm cuộc biểu tình này.

          Ngày 17/5/1989, một triệu người đổ về Thiên An Môn bằng các phương tiện khác nhau, bao gồm: Sinh viên, công nhân, Trí thức, nhân viên nhà nước CS, Nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo TC”, đài Truyền hình nhà nước CS, và cả những cảnh sát trẻ tuổi … Họ giơ cao biểu ngữ “Đặng, anh già rồi !”, hay ”Giá cả tăng, lương teo lại !.”

          Trong khi ông Triệu Tử Dương hoàn toàn không có ý định đàn áp Sinh viên, thì các tay Lãnh đạo lão thành lại muốn tiến hành đàn áp.  Đặng Tiểu Bình nói: “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định”. Ý tưởng của  Đặng Tiểu Bình phù hợp với mục đích căn bản của ĐCS TC là nắm quyền cai trị độc tài, vì vậy nó đã được ĐCS TC chấp thuận.

          Ông Triệu Tử Dương muốn đàm phán với Sinh viên và không đồng ý tiến hành đàn áp. Điều này không phù hợp với mục đích của Đảng CS. Do đó, ông bị cách chức, ngăn cách, và bị giam lỏng tại gia cho đến ngày qua đời.

Biểu tình khắp Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche
Biểu tình khắp Bắc Kinh TC. Ảnh: GEO Epoche.



                                                                   Diễn biến cuộc thảm sát:

          Ngày 20/5/1989, Thủ tướng CS Lý Bằng huy động 22 Sư đoàn với xe tăng và đại bác, tổng cộng 180.000 quân tiến vào thủ đô.

          Các Sinh viên trong doanh trại chỉ huy cuộc biểu tình tuyệt thực phân phát một tờ truyền đơn mà trong đó họ yêu cầu “chống lại cuộc tiến quân của quân đội”. Hơn 270 chiếc xe buýt được đẩy ra ngã tư và xì hơi lốp để làm chướng ngại vật.



Ä á»ƒ chặn quân Ä‘á»™i lại, tài xế xe buýt để xe của há»  nằm ngang qua trên các đại lá»™ của Bắc Kinh và xì lốp xe. Ảnh: GEO Epoche
Để chặn quân đội lại, tài xế xe buýt để xe của họ nằm ngang qua trên các đại lộ của Bắc Kinh TC, và xì lốp xe. Ảnh: GEO Epoche.



          Đến lúc này vẫn còn 500 ngàn người tại Thiên An Môn, Sinh viên vẫn đang kiểm soát quảng trường này.

          Ngày 29/5/1989, cuộc biểu tình kéo dài làm nhiều Sinh viên kiệt sức, không khí cuộc biểu tình đã giảm hẳn xuống. Nhiều Sinh viên tin rằng mình đã chuyển tải được thông điệp đến các Lãnh đạo Đảng CS, và người dân toàn xã hội rồi.

          Trong lúc tinh thần của Sinh viên đang chùng xuống, thì lúc 22 giờ 30, Sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung ương đẩy “Nữ thần Tự do” ra Thiên An Môn. Đây là một bức tượng cao 10m bằng thạch cao được tạc theo bức tượng Nữ thần Tự do ở New York. Bức tượng được khai mạc vào sáng hôm sau, và được đặt bên cạnh Đài kỷ niệm của những người anh hùng. Điều này khiến cho tinh thần Sinh viên phấn chấn hơn lên.


Thiên An Môn ngày 30 tháng 5 sinh viên Ä‘Æ°a tượng nữ thần tá»± do cao 10m. Ä á»‘i vá»›i nhiá» u ngÆ°á» i hiện giá»  đã kiệt sức thì đấy là má»™t biểu tượng má»›i của hy vá» ng – thế nhÆ°ng đối vá»›i giá»›i lãnh đạo nhà nÆ°á»›c thì đấy là má»™t sá»± khiêu khích ngay giữa Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche.
Thiên An Môn ngày 30 tháng 5, Sinh viên đưa tượng Nữ thần Tự do cao 10m. Đối với nhiều người hiện giờ đã kiệt sức thì đấy là một biểu tượng mới của hy vọng – thế nhưng đối với giới Lãnh đạo nhà nước CS thì đấy là một sự khiêu khích ngay giữa Bắc Kinh TC. Ảnh: GEO Epoche.


          Ngày 2/6/1989,  Đặng Tiểu Bình nói, “Tôi đề nghị để cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay, và kết thúc trong vòng hai ngày !.”

          0 giờ ngày 3/6/1989, quân đội đang đóng ở ngoại ô được lệnh tiến vào thành phố. Những người lính này được thông báo rằng:  Bắc Kinh TC có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng, và cần phải bị tiêu diệt.

          Sau này những người lính mới hiểu rằng: Đấy chỉ là nguồn tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến ngày nay vẫn còn bị dằn vật trong nước mắt.

          Nhiệm vụ kiểm soát Thiên An Môn được giao cho Sư đoàn 112 và 113, Sư đoàn xe tăng số 6 của Quân đoàn 38.

          Quân lính mặc thường phục giả dạng người dân để dọn dẹp các chướng ngại trên đường phố cho xe quân sự và xe tăng tiến vào.

          1 giờ sáng, Sinh viên nhận được tin quân đội đang tiến vào, nguồn tin được loan báo nhanh chóng đến quảng trường Thiên An Môn, và các trường Đại học, nhiều người đã tụ tập tại các ngã tư đường để cản xe quân đội.

          18h30 chính quyền CS thành phố Bắc Kinh ra thông báo:  “Đừng ra đường phố và đến Thiên An Môn. Tất cả các công nhân phải ở lại nơi làm việc, và tất cả các công dân phải ở trong nhà để bảo vệ cho tính mạng của mình.”.

          21 giờ 00, nhiều Sinh viên và người dân đã trở về nhà sau những lời cảnh báo, một số khác kéo đến các khu phố ngoại thành để chặn đường quân lính. Đại lộ Trường An vắng vẻ, chỉ còn khoảng 1.000 người biểu tình đứng ở đó. Nhưng vẫn còn vài chục ngàn người chiếm giữ Thiên An Môn.

          22 giờ 30, gần cầu Mộc Tê Địa, khoảng 10.000 người chặn một đoàn xe vận tải quân đội lại. Những chiếc xe vận tải dừng lại cách đám đông 20 hay 30 mét. “Phát xít! Quân giết người!” tiếng người dân hô vang lên, người dân ném gạch đá, và chai lọ vào binh lính.

          Quân lính bất thình lình bắn vào đám đông, hàng trăm người dân và Sinh viên đã gục xuống trong vũng máu.

          23 giờ, xe vận tải chở quân đội tiến vào thành phố, để lại hàng trăm người chết và bị thương nằm la liệt, nhiều người dân cố gắng đẩy những chiếc xe buýt đang bị cháy lên cầu Mộc Tê Địa để chặn các đoàn xe chở quân tiếp theo.

          Chủ nhật lúc 1 giờ sáng ngày 4/6/1989, quân đội được trang bị súng AK 47, cùng xe vận tải và xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn từ mọi hướng. Những người lính đã bị lừa dối rằng: Sinh viên trong quảng trường là bè lũ phản động, chống đối Đảng CS, cần phải bị tiêu diệt !.


Xe tăng tiến vào Thiên An Môn
Xe tăng tiến vào Thiên An Môn.


          4 giờ sáng bất thình lình trời tối sầm lại, đèn điện trong quảng trường Thiên An Môn bị tắt hết. Quân lính tiến vào quảng trường, người biểu tình không thấy do trời tối.

          4h30 đèn điện lại vụt sáng trở lại, lúc này các Sinh viên mới giật mình khi phát hiện mình đã bị quân lính bao vây chặt, gồm cả xe tăng cũng tiến vào.



Ä á»‘i mặt
Đối mặt.


Thảm sát
Thảm sát.


          Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn Sinh viên đã bị giết hại.
Một số Sinh viên chạy thoát được ra ngoài bị xe tăng bám theo. Phương Chính là một Sinh viên của Đại học Thể dục Thể thao Bắc Kinh TC. Anh cũng có mặt ở Thiên An Môn lúc đó nói rằng: “Khoảng 6 giờ ngày 4/6, chúng tôi rút khỏi quảng trường. Sau khi đi qua quảng trường, những chiếc xe tăng đã vòng lại lao về phía các Sinh viên và bao vây họ, những người đang trên đường trở về trường của mình. Tôi là một trong những nạn nhân. Xe tăng đã cán qua chân tôi. Nhiều Sinh viên của Đại học Bắc Kinh TC đã bị xe tăng cán chết. Một số thậm chí còn bị nghiền nát.”

          Dòng nước mắt đã chảy đến khô cạn trên khuôn mặt của những bà mẹ có con trai bị giết chết, rất nhiều bà mẹ thậm chí còn không thể tìm được xác con do bị xe tăng nghiền nát đến biến dạng.
Sau đó ĐCS TC lập hồ sơ tất cả các Sinh viên tham gia biểu tình với quy kết họ đã “làm chính trị”, một số Sinh viên chạy trốn được ra  ngoại quốc, và kể lại cuộc đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn.

          Đến nay ĐCS TC vẫn che dấu và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Cộng. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ nguồn  tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất chặt.

          Thế nhưng, nhiều người dân Trung Cộng vẫn không thể quên ký ức về một Thiên An Môn đẫm máu. Những người mẹ có con bị giết hại đã thành lập “Hội những người mẹ Thiên An Môn”. Hàng năm cứ đến ngày 4/6 cộng đồng người Hoa toàn thế giới đều có tưởng niệm những nạn nhân đã bị giết hại.


Hongkong copy
Chiều mùng 4/6/2014 ở công viên Victory, Hồng Kông, khoảng 180 nghìn người lặng lẽ thắp nến tưởng niệm các Sinh viên thiệt mạng dưới bánh xe tăng trong vụ thảm sát đẫm máu năm 1989 ở Thiên An Môn.


          Những người lính 30 năm trước từng giương súng bắn vào Sinh viên, hay lái xe tăng nghiền nát thi thể họ, giờ đây đã nhận ra rằng mình bị Đảng lCS ừa dối. Người mà họ giết chết không phải là những “kẻ phản động” hay “làm chính trị”, chống đối lại nhân dân, mà đó là những con người hoàn toàn vô tội.

          Lý Hiểu Minh là một Sĩ quan quân đội từng tham gia đàn áp Sinh viên tại Thiên An Môn kể cho đài truyền hình NOW Hồng Kông về sự kiện này: “Chính quyền nói dối rằng: Nhiều binh lính của binh chủng giới nghiêm đã bị bắt cóc, giết hại; bị cướp vũ khí và một cuộc bạo loạn đã xảy ra ở Bắc Kinh TC. Vì thế họ cho rằng một cuộc bạo động phản đối cách mạng đã diễn ra.”

          Không chỉ binh lính, mà ngày càng có nhiều người dân biết về sự thật này. Thế nhưng biết đến bao giờ ĐCS Trung Cộng mới thừa nhận và trả lời cho người dân TC về tội ác mà Đảng CS đã gây ra tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989?

Hoş değil!


Bao giờ thì đến Vietnam hỡi họ Tập?

See the source image


See the source image
Andy TH



                                                                                                                                                Hết.



__._,_.___

Posted by: van tran 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List