Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Thursday, 27 June 2019

Eo biển Hormuz : Thùng thuốc súng trong căng thẳng Mỹ-Iran. RFI

 

Subject:  Eo biển Hormuz : Thùng thuốc súng trong căng thẳng Mỹ-Iran.



Eo biển Hormuz : Thùng thuốc súng trong căng thẳng Mỹ-Iran.

media


                             Eo biển Hormuz nằm giữa Vịnh Persic và Vịnh Oman.Wikipedia.



        Từ khi căng thẳng Mỹ và Iran gia tăng, những tên gọi như “Vùng Vịnh”, “eo biển Hormuz” thường xuyên được nhắc đến. Eo biển Hormuz vẫn được chính quyền Hoa Kỳ đánh giá là “điểm trung chuyển dầu lửa quan trọng nhất thế giới”. Liệu Iran có sử dụng eo biển Hormuz như một lá bài chiến lược để đáp trả những đe dọa trừng phạt của Mỹ ? Iran có quyền đóng cửa eo biển Hormuz như vẫn thường dọa không ? RFI tiếng Việt tổng hợp một số bài viết từ France 24, TV5, AP.
                                       


                                        Eo biển Hormuz nằm ở đâu ? 
        Eo biển Hormuz là cửa ngõ từ Vịnh Oman vào Vịnh Persic, một bên bờ là Iran, bên kia lần lượt là Oman, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Qatar, Bahrein, Ả Rập Saudi, và Koweit. 
        Eo biển Hormuz, chỉ rộng khoảng 55 km, dài 63 km, do Iran và Oman đồng kiểm soát. Vì không phải là vùng nước sâu nên tầu bè qua đây, trước tiên phải đi theo một hành lang cố định ven theo hai hòn đảo Quoin và Ras Dobbah của Oman, sau đó lượn theo hành lang qua ba hòn đảo Hormuz, Larak, Qeshm do Iran kiểm soát. Cả hai hành lang này chỉ rộng gần 3 km. Vào bất kỳ thời điểm nào, Cộng Hòa Hồi Giáo Iran hoàn toàn có thể đóng cửa chặng đường này.



                        Tại sao eo biển Hormuz có vai trò chiến lược ?
        Đối với các nước bên bờ Vịnh Persic, eo biển Hormuz là tuyến đường biển duy nhất dẫn vào khu vực, được đánh giá là một trong những hành lang hàng hải chiến lược nhất thế giới. Theo thống kê của Cơ quan Thông tin Năng lượng của chính phủ Mỹ (AIE), trong quý I năm 2018, hàng ngày có khoảng 18,5 triệu thùng dầu thô, tương đương với 30% sản lượng thế giới, do các Vương quốc dầu mỏ sản xuất và được chở trên 14 tầu chở dầu khổng lồ trung chuyển qua eo biển Hormuz để ra biển Oman, rồi Ấn Độ Dương.
        Hoa Kỳ nhập khoảng 10%, sau đó khoảng 25% của khối lượng dầu này được các nước châu Âu mua lại. Khoảng 17 triệu thùng được chuyển sang châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và TC, và một số khách hàng khác như Hàn Quốc, Nhật Bản. Khối lượng xuất cảng được thẩm định sẽ tăng thêm 30% từ nay đến năm 2030 do nhu cầu ngày càng lớn của TC và Ấn Độ. Khoảng 18% lượng xuất cảng khí đốt cũng được trung chuyển qua khu vực này. Ngược lại, các nước Vùng Vịnh nhập hàng Công nghiệp từ TC và Nhật Bản. 
        Dù Oman và Iran kiểm soát nhưng eo biển Hormuz là một hành lang quốc tế, và trên nguyên tắc mọi tầu bè, dù mang bất kỳ quốc tịch nào, đều có quyền qua lại theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Vì vậy, eo biển Hormuz trở thành tuyến thương mại quan trọng trong giao thương quốc tế, đặc biệt đối với ngành vận tải dầu lửa, vì những trạm trung chuyển dầu gần như không tồn tại.



                        Tại sao Vùng Vịnh được coi là khu vực “siêu vũ trang” ?
        Hai cực đối đầu - một bên là Iran theo hệ phái Shia, bên kia là các nước Ả Rập, phần lớn theo hệ phái Suni - chỉ cách nhau qua eo biển hẹp Hormuz. Thế giới Ả Rập, do Ả Rập Saudi đứng đầu, không ngừng tỏ ra thù nghịch với Iran. Riyad và Teheran luôn gườm nhau để mở rộng ảnh hưởng trong vùng. Điều này được thể hiện rõ qua cuộc chiến ở Yemen. 
        Để đối phó với mối đe dọa Iran, chính quyền Riyad không ngừng tăng ngân sách quốc phòng, tái vũ trang quân đội. Đến mức, năm 2017, Ả Rập Saudi trở thành nước nhập cảng vũ khí lớn nhất thế giới, vượt qua cả Ấn Độ. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (Sipri) ở Stockholm thẩm định Riyad đã chi khoảng 4 tỉ đô la để mua vũ khí, đặc biệt là từ Mỹ, Pháp, Đức...
        Chiến lược tăng ngân sách quốc phòng trùng hợp với thời điểm Ả Rập Xê Saudi tham chiến ở Yemen vào năm 2015 : Liên minh Ả Rập, do Riyad đứng đầu, ủng hộ chính phủ của Tổng thống Hadi, trong khi Iran yểm trợ lực lượng nổi dậy Huthi. So với Syria, cuộc nội chiến Yemen rất ít được truyền thông chú ý, dù độ khốc liệt và tình trạng nhân đạo cũng ở mức báo động.
        Eo biển Hormuz vẫn là tuyến đường hướng đông xuất cảng dầu lửa của các nước vùng Vịnh sang châu Á. Từ khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận nguyên tử Iran, áp dụng các biện pháp trừng phạt ngày càng khắc nghiệt nhằm buộc Teheran lùi bước, chính quyền nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran buộc phải gia tăng phòng thủ từ vài tháng gần đây với việc nâng cấp cảng quân sự Bandar Abbas, trấn ngay cửa ngõ vào eo biển, và nhiều căn cứ bảo vệ các đảo Tomb và Abu Musa, nằm trên hành lang qua lại của các tầu chở dầu.
        Gọi là “khu vực siêu vũ trang” vì trong Vùng Vịnh còn có nhiều căn cứ quân sự mang tính chiến lược của Hoa Kỳ. Ngoài một căn cứ ở Oman, Mỹ lập căn cứ Không quân lớn nhất trong khu vực Trung Đông, ở Qatar. Hạm đội 5 Hoa Kỳ đóng ở Manama, Bahrein. Trong thời gian gần đây, bộ Quốc Phòng Mỹ đã quyết định điều thêm Hàng không Mẫu hạm USS Abraham Lincoln, một chiến hạm, nhiều máy bay ném bom B-52, và một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot để đối phó với mối đe dọa từ Iran, và các Đồng minh của nước Cộng Hòa Hồi Giáo nhắm vào công dân và lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. 
        Ngoài ra, Pháp cũng có một căn cứ thường trực ở Abu Dhabi, thuộc Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, từ ngày 26/05/2009, nhưng ở quy mô nhỏ hơn.



                        Eo biển Hormuz trong tâm điểm của các vụ xung đột:
        Cuộc xung đột ác liệt nhất ở Vùng Vịnh là chiến tranh Iran-Irak (1980-1988). Trong giai đoạn từ năm 1984 đến 1987, hơn 600 con tầu bị tấn công trong “cuộc chiến tầu dầu”. Mục đích của hai nước là cắt đường xuất cảng dầu khiến đối phương không còn thu nhập để tiếp tục tham chiến. Trên thực tế, trục đường chuyên chở dầu lửa này chưa bao giờ thực sự bị cắt đứt, nhưng vào năm 1988, trong một chiến dịch bảo vệ tầu dầu của Koweit, chiến hạm Mỹ USS Samuel B. Roberts đã bị hư hại nặng, vì trúng thủy lôi của Iran. Washington trả đũa. Một hạm đội Mỹ đã phá hủy nhiều khu khai thác dầu của Iran, một tầu tuần tra, một tầu hộ tống chống tầu ngầm.
        Trong những năm gần đây, phía Iran đã nhiều lần dọa phong tỏa eo biển Hormuz trong trường hợp Mỹ can thiệp quân sự trong vùng. Năm 2012, một Đô đốc Iran từng tuyên bố rằng: “Đóng cửa eo biển là việc rất dễ đối với lực lượng vũ trang Iran… Eo biển hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi… Phong tỏa eo biển, dễ như uống một cốc nước, theo cách nói Ba Tư”.
        Như để cảnh cáo, vào tháng 07/2018, Tổng thống Iran Hassan Rohani rành rọt nhắc lại lời đe dọa, ngay trước Tổng thống Mỹ Donald Trump : “Chúng tôi là người bảo đảm an ninh cho eo biển này từ lâu, đừng vờn đuôi sư tử, Ngài sẽ phải hối hận !”
        Nghi kị gia tăng sau vụ “4 chiếc tàu vận tải thương mại trở thành mục tiêu của hành vi phá hoại ở khu vực phía Đông cảng Fujairah”, ở Vịnh Oman, trong hai ngày 12 và 13/05/2019. Cho đến nay, thủ phạm vẫn là một ẩn số. Mỹ nghi ngờ Iran hoặc lực lượng ủy nhiệm của nước này ; Iran cảnh báo về những “âm mưu của những phần tử có ác ý, muốn khuấy động an ninh khu vực”.
        Ngày 13/05, Tổng thống Mỹ tuyên bố : “Nếu họ (Iran) làm gì đó, họ sẽ phải đau đớn chịu đựng”, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết.. Mỹ và Iran tiếp tục nắn gân nhau, dù cả hai bên không muốn xảy ra vũ lực. Ngoài những lời đe dọa, chính quyền TT Trump gia tăng trừng phạt để bóp nghẹt nền kinh tế Iran. Teheran đáp trả khi tuyên bố đình chỉ một số cam kết trong Thỏa thuận nguyên tử Viennna được Iran ký ngày 14/07/2015 với 5 nước thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (Mỹ, Pháp, Anh, Nga, TC và Đức).

                                                                                                                                                                                                                Hết.




.
 

__._,_.___

Posted by: van tran 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List