Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Friday, 31 July 2015

‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’


‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’

  • 30 tháng 7 2015

Nhiều ủy viên Bộ Chính trị có mặt tại sự kiện ngày 27/07 ở Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Thiếu tướng quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói việc mở nhạc Trung Quốc trong buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu là việc “bậy bạ và bố láo”.
Trả lời BBC tiếng Việt ngày 30/07, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) mô tả điều ông gọi là "Tôi đã phản ánh cho lãnh đạo chuyện này."
“Tôi có xem chương trình đó và tôi thấy việc làm này là bậy bạ.
“Tôi đã gọi điện thoại để phản ánh cho Chủ tịch Trương Tấn Sang là cái việc ông Trương Tấn sang vừa phát biểu thì lại tấu cái bài của Trung Quốc là thế nào. Ai là chủ đạo cái chuyện tấu cái bài đó?
“Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.

“Nhưng bây giờ tôi chưa biết ở trên trả lời thế nào,” Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói.

Một bài hát được xem là “ quốc ca thứ hai” của Trung Quốc dường như đã được mở trước và sau khi Chủ tịch Sang phát biểu tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/07 trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.


Chương trình nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” được truyền hình trực tiếp trên VTV nhân ngày Thương binh Liệt sĩ và hiện chưa rõ là VTV hay Bộ Quốc phòng là đơn vị tổ chức.
Chương trình được quan tâm nhiều một phần do sự có mặt Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người xuất hiện trở lại sau thời gian chữa bệnh tại Pháp nhiều tuần.
Tuy vậy, sau khi phát sóng, chương trình gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội vì khúc nhạc được phát bị cho là có giai điệu rất gần với bài “Ca ngợi Tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc.

'Nhầm lẫn'


Chương trình được dư luận quan tâm một phần do sự có mặt của Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Nhà báo Vincent Ni của BBC Tiếng Trung nói với BBC tiếng Việt rằng ca khúc này ra đời đầu thập niên 1950, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền.

“Thủ tướng Chu Ân Lai ký sắc lệnh tháng Chín 1951, yêu cầu nhân dân Trung Quốc học bài hát. Đã từng có lúc đây được xem là quốc ca thứ hai của Trung Quốc.

“Cho tới thập niên 1990, nhiều người vẫn còn biết ca khúc này, và cha mẹ tôi hay hát khi họ trưởng thành.
“Khi tôi lớn lên ở Thượng Hải, tôi cũng được dạy hát. Mỗi sáng, nhạc hiệu của đài phát thanh dùng bài này, vì thế nhiều người biết lắm.

“Việc bài này được phát ở buổi lễ tại Việt Nam, tôi đoán là nhầm lẫn kỹ thuật. Hy vọng không bị xem là sai lầm chính trị lớn để nhà tổ chức chương trình gặp rắc rối.”


Một vài người đã ở tuổi nghỉ hưu ở trong nước mà BBC tiếng Việt hỏi chuyện nói rằng bài hát này có cả lời bằng tiếng Việt.
Họ nói vào những thập niên "Anh Em Xã hội Chủ Nghĩa" thì việc hát những bài ca ngợi tổ quốc với nhạc Trung Quốc hay Liên Xô là chuyện mà họ gọi là "bình thường".

Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, được Ban Tiếng Việt Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời nói rằng “nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.
“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí.

“Cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý," bà Hà Kim Chi nói thêm.

Trên trang web của Đài truyền hình Việt Nam người ta thấy chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ dường như đã được biên tập lại và không còn nhạc bài hát nói trên.
Tuy nhiên bài trên báo Tuổi Trẻ đã đưa vẫn còn nguyên đoạn nhạc này trong video.
Trên trang Facebook của BBC có nhiều bình luận về chủ đề này.
Một người viết: “Đoạn nhạc được sắp đặt rất quy củ có trình tự không thể nói là nhầm được . Trách nhiệm ai chịu đây hay là rút kinh nghiêm là xong ?”
Trong khi đó một người khác viết: “Dù nhầm lẫn hay cố ý thì cũng đáng tiếc vô cùng. Rất phản cảm trong giai đoạn có những sự kiện biến cố Biển Đông.”



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?

 

Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?

Ở phút thứ 4'16
Ở phút thứ 4'16" đến 4'30" khúc nhạc được vang lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục phát biểu trong chương trình 'Khát vọng đoàn tụ' tối 27/7 tại Hà Nội.

Cập nhật: 29.07.2015 00:07
Hôm 27/7, trong một chương trình nghệ thuật quy tụ các quan chức đứng đầu nhà nước Việt Nam có tên “Khát vọng đoàn tụ”, diễn ra tại Bộ Quốc Phòng, được trực tiếp truyền hình trong nước như một cách giới thiệu sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau một thời gian vắng bóng, ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.

 Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được nhiều người xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. VOA của đài VOA phỏng vấn ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc, cũng là người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này.

“Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Chương trình này càng thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.

Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam, gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam...và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và được phát song trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối ngày 27/7.

Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.
Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950.

Người đầu tiên được cho là đã phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông Thành cho biết nguyên nhân ông phát hiện ra vụ việc này.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.
VOA: Khi ông nghe đoạn nhạc, sau một thời gian ông được người Trung Quốc đùm bọc và lớn lên thì ông cũng có cảm tình sâu nặng...
Cựu chiến binh Phan Tất Thành trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Cựu chiến binh Phan Tất Thành trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Ông Phan Tất Thành: Không. Tôi biết. Tôi cắt lời bạn chỗ này. Với nhân dân Trung Quốc, tôi rất gắn bó, tôi rất yêu thương họ. Tôi cảm nhận được tình cảm của nhân dân Trung Quốc dành cho chúng tôi. Nhưng tư tưởng thâm căn cố đề đại Hán của nhà nước Trung Quốc, của những người cầm quyền Trung Quốc, từ đời vua chúa Trung Quốc cho đến những người lãnh đạo của các chính quyền tiếp theo cho tới bây giờ, tới Tập Cận Bình, trong đầu họ vẫn có màu sắc lúc nào cũng lăm le xâm chiếm bờ cõi Việt Nam. Đó là điều mà tôi không chấp nhận. Tôi tự nhiên trở thành được nhiều bạn “quan tâm” chỉ vì tôi sôi sục có một điều thôi là đất nước này là của chúng tôi, không một thế lực nào có thể xâm phạm đến đây được hết. Có thể suy nghĩ của tôi đụng chạm đến suy nghĩ khác của những người khác, nhưng bất luận thế nào, tôi đã chiến đấu rất nhiều năm để “giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc” theo cách nói thông thường bây giờ. Tôi đã ra chiến chường, tôi đã bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Bây giờ nếu xảy ra chuyện gì thì tôi cũng sẵn sàng.

VOA: Ông là người nắm khá rõ về tình hình cả Trung Quốc và Việt Nam, ông nhận định thế nào về những sự việc xảy ra giống như hiện nay ông vừa phát hiện là việc sử dụng một bài hát Trung Quốc cho một sự kiện trong đó có nhiều quan chức lớn?

Ông Phan Tất Thành: Thật ra những cái lỗi của đài truyền hình, lỗi này khác với những cái lỗi như khi người ta bàn cãi về chuyện Công Phượng bao nhiêu tuổi hay nhầm lẫn tên tác giả này sang tác giả kia, những lỗi mà đài truyền hình đã bị phạt tiền nhiều lần lắm rồi. Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. 

Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi.

VOA: Về chuyện này, cũng như những “sự cố” trong các sách giáo khoa chẳng hạn, cũng liên quan đến Trung Quốc. Có khá là nhiều sự việc “nhầm lẫn” mà là những nhầm lẫn tai hại, ông nghĩ thế nào, đây là nhầm lẫn cố ý hay vô tình, hay có điều gì đó phía sau hậu trường hay không?

Ông Phan Tất Thành: Chỗ này thực ra có hai cách nhìn, cũng có thể nói rằng chỉ vì một nền giáo dục rất sa sút. Nền giáo dục bị bại hoại rồi. Học sinh không học sử. Theo tôi nghĩ bởi vì Việt Nam cũng có một bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nên có thể, nếu ta nghĩ khách quan một chút, thì khi biên tập viên gõ tìm bản nhạc “Ca ngợi tổ quốc” thì người biên tập viên này có thể không nghe, không biết và không xác minh lại mà ấn ngay khúc nhạc “Ca ngợi tổ quốc” (của Trung Quốc) để lắp vào chương trình đấy.

Cái lỗi này rất dài, lỗi từ biên tập, từ kiểm soát, từ đủ mọi thứ, cho nên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước những bước chân đầu tiên lên thì đi trên nền nhạc bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, không phải là bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nữa. Đấy là nhầm lẫn ngẫu nhiên, vô tình nhưng rất tai hại. Chứ còn khả năng nếu nói bọn Trung Quốc cố tình cài cắm vào, được hay không, thì chuyện đó tôi không dám đánh giá, nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả.

VOA: Vâng, cám ơn ông Phan Tất Thành đã dành thời gian cho đài VOA
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan

Tuesday, 28 July 2015

Bắc Kinh muốn lập tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa –Biển Đông


Đăng ngày 27-07-2015

Bắc Kinh muốn lập tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa –Biển Đông

media
Quần đảo Hoàng Safr.wikipedia.fr

Truyền thông Trung Quốc ngày 27/07/2015 đưa tin, Bắc Kinh muốn lập một tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa, quần đảo có tranh chấp với Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ hồi tháng Giêng năm 1974.

Theo nhật báo China Daily, được Reuters trích dẫn, năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu thí điểm dùng tàu Coconut Princess đưa du khách từ tỉnh Hải Nam tới Hoàng Sa và tính đến nay, đã có hơn 10 000 lượt du khách. Trung Quốc dự tính, từ nay đến cuối năm 2015, sẽ huy động thêm một tàu nữa để đưa du khách tới các đảo khác, cũng trong khu vực, bao gồm cả đảo Phú Lâm, nơi Bắc Kinh lập trụ sở chính quyền, quản lý toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa.

Vẫn theo báo Trung Quốc, do điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, việc đưa du khách tới vùng này gặp nhiều khó khăn. Đại diện công ty du lịch Trung Quốc chuyên đưa khách tới Hoàng Sa nói rằng cần phải tính đến khả năng đón tiếp du khách của một số đảo nhỏ. Cho đến nay, các tàu du lịch không thể cập bờ của một số đảo, do vậy, phải dùng thuyền nhỏ hơn để đưa khách lên bờ.

Reuters nhắc lại là năm 2014, việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu tới khu vực mà Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, gần Hoàng Sa, đã gây ra căng thẳng tại Biển Đông và làm dấy lên làn sóng biểu tình bài Trung Quốc tại Việt Nam, một số vụ biểu tình đã dẫn đến bạo lực. Cách nay vài tuần, Việt Nam cũng tuyên bố sẽ lập tuyến du lịch tới Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng. Động thái này cũng đã làm cho Bắc Kinh khó chịu.

Cho đến nay, Công ty hàng hải Eo biển Hải Nam mới chỉ có mỗi tàu Coconut Princess, phục vụ tuyến Hải Nam- Hoàng Sa, được tổ chức hàng tháng hoặc hai tháng một lần, và mỗi lần chở khoảng 200 du khách. Ban đầu, điểm xuất phát là thành phố Hải Khẩu (Haikou) thủ phủ tỉnh Hải Nam và hành trình tới quần đảo Hoàng Sa mất khoảng 20 tiếng. Từ ngày 02/09/2014, tàu xuất phát từ cảng Tam Á và chỉ mất 12 giờ để tới Hoàng Sa.

Trong chuyến đi, du khách tới tham quan Cồn Quan sát (Trung Quốc gọi là Ngân Tự - Yinyu và tên quốc tế Observation Bank), đảo Toàn Phú (Quanfu), đảo Áp Công (Yagong), tất cả đều nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Vĩnh Nhạc quần đảo – Crescent Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, 26 July 2015

May mà Trung Quốc tráo trở

May mà Trung Quốc tráo trở

Xuân Thành Gửi tới BBC từ Đà Nẵng
  • 25 tháng 7 2015

Mặc dù có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, giới lãnh đạo quân đội Việt Nam và Trung Quốc chưa bao giờ lớn tiếng.

“Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ. Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” - Câu thơ của Việt Phương phản ánh ý thức của nhiều thế hệ người Việt ngày trước, đến nay vẫn còn được truyền tụng.

Thế mà bây giờ Việt Nam lại ào ào đòi thoát Trung, người dân háo hức kỳ vọng về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ. Mỹ - như một vị cứu tinh, một ngôi sao sáng soi đường chỉ lối cho Việt Nam.
Từ bao giờ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới xấu xa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới đẹp đẽ như thế?

Từ Mỹ xấu xa

Năm 2001, khi sự kiện 11-9 xảy ra, thầy giáo tôi đã nói trên lớp rằng: “Bin Laden là một anh hùng”. Tất nhiên câu nói được cả lớp ủng hộ nhiệt liệt.
Đối với người Việt Nam khi đó, mọi hành động của Mỹ đều đen tối, có động cơ không đàng hoàng; và vì thế mọi thế lực đối nghịch với Mỹ đều anh hùng, cao thượng. Dù có là khủng bố giết chết dân thường đi nữa, thì nước Mỹ cũng xứng đáng phải chịu hậu quả như vậy.

Trên cái đà đó, đương nhiên cuộc chiến Afghanistan để tiêu diệt Taliban của Mỹ cũng xấu xa, cuộc chiến Irag năm 2003 càng dơ bẩn. Chiến dịch tiêu diệt Saddam Hussein của Mỹ được thông tin đến nhân dân Việt Nam chỉ đơn giản là Mỹ muốn chiếm nguồn dầu mỏ của quốc gia Trung Đông.
Bin Laden và Saddam Hussein xuất hiện trên báo Việt Nam như những vị lãnh tụ vĩ đại khi bắt đầu cuộc chiến rồi như những con người thất thế đáng thương khi thua trận.
Không ai bận tâm tìm hiểu những người này thế nào, vì cứ chống lại Mỹ là tốt. Bin Laden tốt, Saddam Hussein tốt, Iran tốt, Triều Tiên tốt, Fidel Castro quá tốt, Putin cực tốt, và tất nhiên: Trung Quốc ít nhất cũng tốt hơn Mỹ.

Cho đến Mỹ tốt


Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Trọng được đánh giá theo nhiều góc nhìn khác nhau.

Thế rồi đột nhiên mọi việc quay ngoắt 180 độ. Đối với người Việt Nam bây giờ, cứ chống lại Mỹ và phương Tây là xấu, hoặc ít nhất phải có vấn đề gì đó.
Bin Laden và Taliban bị khinh bỉ như một bọn khủng bố man rợ, Saddam Hussein phạm tội diệt chủng, Triều Tiên không biết thương dân nghèo đói để phát triển vũ khí hạt nhân… tất cả đều là những thể chế độc tài, lạc hậu…

Putin mới đây vẫn còn là người hùng bỗng vụt biến thành một kẻ độc ác. Vụ máy bay MH17 bị bắn rơi năm ngoái đến nay vẫn chưa xác định được thủ phạm, nhưng rất nhiều người Việt Nam không ngần ngại khẳng định rằng Putin là kẻ chủ mưu chứ chẳng phải ai vào đây. Nếu sự kiện Nga sáp nhập Crimea diễn ra vào khoảng 10 năm trước chắc sẽ được ủng hộ nhiệt tình, nhưng nay người Việt coi đó là một trò hề.

Ngay đến cả cuộc khủng hoảng Hy Lạp mà truyền hình trong nước đưa tin hướng người xem nghĩ đến việc châu Âu đang chèn ép Hy Lạp, phần lớn mọi người vẫn tự tìm hiểu để biết rằng: đó là hậu quả của việc làm ít chơi nhiều.
Người Việt không còn hả hê với việc Iran và Cuba chống Mỹ đến cùng nữa, mà hồ hởi vì họ phải xuống nước để làm lành với phương Tây.

Vì đâu có sự thay đổi đó?


Hành động đưa giàn khoan vào khu vực có tranh chấp tại Biển Đông tạo làn sóng phẫn nộ lớn tại Việt Nam.

Cái mốc cho sự thay đổi trong nhận thức của người Việt Nam bắt đầu từ khoảng 5 năm trước, khi Trung Quốc bắt đầu có sự gây hấn mạnh mẽ ở biển Đông.
Thật ra thì việc Trung Quốc có những hoạt động trên biển có lẽ không phải chờ đến lúc đấy, nhưng đó là thời kỳ bùng nổ Internet ở Việt Nam nên mọi thứ không thể giấu giếm thêm được nữa.
Người Việt khi đó mới ngỡ ra rằng: nước mình chẳng mạnh mẽ gì, và Trung Quốc chứ chẳng phải Mỹ mới là kẻ thù thâm độc nhất.
Người Việt luôn tin tưởng vào vai trò “Canh giữ hòa bình thế giới” của mình và người anh em Cuba, cho đến khi bị Trung Quốc đe dọa, chúng ta mới biết rằng Việt Nam không có khả năng bảo vệ ai hết.

Rồi hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Tại sao nước mình lại nghèo thế, tại sao vị thế lại kém thế… Niềm tin vào những thứ vĩ đại mơ hồ trước đây đã lung lay. Và công cuộc tự tìm kiếm thông tin bắt đầu. Khi biết những chuyện như Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc mà bao năm xem dự báo thời tiết vẫn tưởng là còn của mình, người dân nhận ra có rất nhiều sự thật khủng khiếp vẫn được giấu kín.

Trước đó người Việt không có nhu cầu tìm hiểu và bác bỏ mọi thứ thuộc về hải ngoại. Qua thông tin chính thống, Việt Nam lúc nào cũng giỏi cả, và cái gì cũng nhất. Sự yên ổn giả tạo ru ngủ người Việt, làm cho họ vẫn sống với những ánh hào quang trong quá khứ do mình tự vẽ ra.
Nhưng sự đe dọa của Trung Quốc làm giấc mơ ấy phụt tắt, mọi thứ hết lung linh.
Trước đây, đối với người Việt, có những vị lãnh tụ không bao giờ được phép nói xấu và bất cứ ai động đến những thần tượng đó đều là xuyên tạc, vu khống. Nhưng nay, sự mất niềm tin làm cho họ nhận ra rằng: những thông tin kia có thể là sự thật lắm chứ.

Rồi hàng loạt cuốn sách của những người thân cận với các lãnh tụ ra đời, càng đọc người ta càng thấy những cái kém cỏi, xấu xa, dốt nát; và tất nhiên, càng ghét chế độ bao nhiêu thì người ta càng mê phương Tây bấy nhiêu.
Nhưng chú ý là những cuốn sách kiểu này không phải giờ mới có, chỉ có điều nếu không có bước chuyển niềm tin quan trọng như đã nói ở trên, chúng vẫn chỉ được xếp vào hạng “phản động, nói xấu chế độ” do nghe theo các “thế lực thù địch” mà thôi.

Kết quả


Chính sách xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ được xem là để đối phó với hành động của Trung Quốc trong khu vực.

Dần dần, cái nhìn của người dân đối với chế độ đã thay đổi tạo nên một sức ép đáng kể buộc lãnh đạo phải thay đổi theo nếu không muốn mất quyền lực vào một ngày không xa.
Việt Nam đã trở nên khiêm tốn hơn. 

Trước đây, chúng ta rất khó chịu với vai trò “Sen đầm quốc tế” của Mỹ. Chữ “Sen đầm” vốn được phiên âm từ “Gendarme” trong tiếng Pháp, nôm na là để chỉ cảnh sát. Từ này vốn không có gì xấu, nhưng Việt Nam gán với Mỹ để ám chỉ việc Hoa Kỳ can thiệp khắp nơi trên thế giới.

Nay, thay vì tự coi mình là “Cảnh sát quốc tế” với nhiệm vụ “Canh giữ hòa bình thế giới”, Việt Nam đã tự nguyện từ bỏ vai trò đó và mong muốn Hoa Kỳ phải giữ đúng trách nhiệm “Sen đầm” để giúp mình tránh khỏi sự đe dọa từ đất nước ở bên kia biên giới mà trên danh nghĩa vẫn là anh em đồng chí.
Như vậy, cần phải nhìn lại những tác động của nước láng giềng phương Bắc, nó không chỉ có tiêu cực mà còn có cả mặt tích cực nữa. Không có mối họa Trung Quốc, Việt Nam vẫn mãi ảo tưởng về bản thân và dậm chân tại chỗ.

Dù có thể chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ mới đây chủ yếu là bất đắc dĩ do sức ép của phe cải cách, kết quả của nó còn rất hạn chế và con đường để tiến tới dân chủ vẫn còn mông lung, nhưng có một điều chắc chắn: Trung Quốc càng siết chặt vòng vây bao nhiêu, Việt Nam càng phải cởi mở với Mỹ bấy nhiêu.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm của tác giả.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nào


Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nào

Hồng Thủy

(GDVN) – Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói?
Khâu Lâm, biên tập viên thời sự của tờ Nhật báo Tự Cống, cơ quan ngôn luận thành ủy Tự Cống tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đồng thời là bình luận viên đặc biệt của tờ Kinh tế Trung Quốc và là một nhân vật chống phá Việt Nam kịch liệt ngày 13/7 tiếp tục viết bài bôi nhọ, chống phá Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Campuchia tung lên các diễn đàn trực tuyến.
Ông Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: MOV.
Ông Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: MOV.
Lập luận của Khâu Lâm cho bình luận này là chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Hoa Kỳ và Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa đề nghị Liên Hợp Quốc cho mượn bản đồ gốc để xác minh vấn đề biên giới với Việt Nam.Khâu Lâm cho rằng việc Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 tướng lĩnh cấp cao của quân đội, cảnh sát nước này thăm Trung Quốc cho thấy, giới quân sự Campuchia muốn cầu viện Trung Nam Hải để đối phó với Việt Nam?!
Ông Lâm nói, mặc dù nghị trình chính thức của 2 phía Campuchia và Trung Quốc không nhắc đến vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự liên quan gián tiếp. Tuyên bố chung của Campuchia và Trung Quốc nhắc đến việc: Hai bên kiên định trước sau như một ủng hộ các lợi ích cốt lõi của nhau trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, an ninh và phát triển.
Viên học giả Trung Quốc này đã bịa đặt trắng trợn lịch sử, vu cáo Việt Nam “thôn tính Lào và Campuchia những năm 1970 để thành lập Liên bang Đông Dương”?! Cuộc chiến tranh giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng man rợ Khmer Đỏ do Trung Nam Hải nuôi dưỡng và giật dây để chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam bị Khâu Lâm xuyên tạc thành Việt Nam “xâm lược” Campuchia.
Về sự can thiệp của Trung Nam Hải vào Campuchia, Khâu Lâm viết:
“Trung Quốc có tiếng nói rất lớn đối với nội bộ Campuchia. Đối với Phnom Penh, Trung Quốc có hai khoản đầu tư, một là đổ cho Khmer Đỏ mà kết cục thế nào thì ai cũng biết (?!). Khoản còn lại đầu tư cho Sihanouk, nhưng Sihanouk đã quen với cuộc sống an nhàn ở Bắc Kinh nên không chịu về, dứt khoát nhường ngôi cho con trai.
Nhưng đảng Funcinpec do một người con trai của ông Sihanouk lãnh đạo không có thế lực, xem ra đầu tư cho một người hay một chính đảng ở Campuchia lời lãi rất hạn chế, chỉ có cách dùng thủ đoạn kinh tế khống chế mới là đúng đắn”?!
Ảnh chụp màn hình thông tin cá nhân Khâu Lâm trên tờ Kinh tế Trung Quốc.
Ảnh chụp màn hình thông tin cá nhân Khâu Lâm trên tờ Kinh tế Trung Quốc.
Xung quanh vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, Khâu Lâm viết:Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói? Cứ theo như viên học giả này, Campuchia chỉ là một con tốt trên bàn cờ địa chính trị mà Bắc Kinh muốn khống chế để dùng vào những việc có lợi cho mình mà thôi – PV.

“Hiện tại xung đột (căng thẳng có kiểm soát do một số phần tử quá khích Campuchia kích động người dân nước này chống phá biên giới – PV) nổ ra ở biên giới Việt Nam – Campuchia chẳng qua cũng chỉ là một đoạn nhạc nền chen vào trục quan hệ Mỹ – Việt – Trung khi trục này thêm sự góp mặt của Campuchia mà thôi.

Sau khi nổ ra xung đột biên giới Việt Nam – Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đã chạy sang nhờ Bắc Kinh chi viện, Trung Quốc cũng nên thuận thế mà làm. Một khi Việt Nam đã vì lợi ích của mình mà muốn ôm chân Hoa Kỳ (?!) để đối phó Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng nên kéo Campuchia về phía mình, liên thủ để đối phó với Việt Nam”, Khâu Lâm kích động, bôi nhọ Việt Nam.

Những phát ngôn xuyên tạc, kích động, bôi nhọ mà Khâu Lâm đang phát tán rộng khắp các diễn đàn trực tuyến lớn ở Trung Quốc hòng chống phá Việt Nam cho thấy một thái độ thù hằn ích kỷ, chống phá quyết liệt nhằm vào Việt Nam.

Nó cũng cho thấy một nỗi sợ mơ hồ của một bộ phận học giả, truyền thông Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ. Nhưng điều này càng cho thấy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của Việt Nam là hoàn toàn chính xác – PV.
Trước đó tờ The Diplomat khi quan sát chuyến thăm Trung Quốc của ông Tea Banh đã bình luận, có những dấu hiệu cho thấy chuyến thăm này có liên hệ với vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia vì 4 lý do:
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp ông Tea Banh. Ảnh: MOV.
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp ông Tea Banh. Ảnh: MOV.

Ngoài ra, việc Campuchia và Trung Quốc bỗng nhiên cam kết “tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi” cũng là một dấu hiệu đáng chú ý. Cụm từ “lợi ích cốt lõi” thường được Bắc Kinh sử dụng quá mức và gây tranh cãi khi nói về yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông. Lần này hai bên nhấn mạnh tới hỗ trợ lợi ích cốt lõi “của nhau” trong khi chủ quyền lãnh thổ là yếu tố đáng kể của “lợi ích cốt lõi”, nó có liên quan đến các vấn đề đang diễn ra ở biên giới Việt Nam – Campuchia.

Nó diễn ra ngay sau khi nổ ra căng thẳng biên giới Việt Nam – Campuchia; Phe đối lập Campuchia chống phá quyết liệt vấn đề biên giới, ông Hun Sen phải gửi công hàm mượn bản đồ gốc từ Liên Hợp Quốc để dẹp tan luận điệu này; Đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Campuchia vừa tiến hành tại Phnom Penh; Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Hoa Kỳ, một động thái mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm theo dõi.

Người quan sát, một tờ báo mạng theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc (do Viện Nghiên cứu Chiến lược phát triển Xuân Thu Thượng Hải kết hợp với công ty TNHH Công nghệ thông tin Người quan sát Thượng Hải đồng sáng lập) ngày 13/7 khi dẫn lại nguồn tin từ The Diplomat đã bình luận, đoàn đại biểu quân sự Campuchia thăm Trung Quốc là để tìm kiếm chi viện nhằm chống lại Việt Nam?!
H.T
Nguồn:http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoc-gia-Trung-Quoc-tiet-lo-Bac-Kinh-da-khong-che-Campuchia-nhu-the-nao-post160078.gd
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 24 July 2015

Việt Nam: 'Phái kỹ trị như lá mùa thu'?

 

Việt Nam: 'Phái kỹ trị như lá mùa thu'?

Nguyễn Giang bbcvietnamese.com
  • 23 tháng 7 2015

Việt Nam thường bị tai nạn chết người trong các công trình xây dựng

Nhiều tuần qua, cứ mỗi ngày đọc tin mạng từ Việt Nam tôi lại thấy có thêm chuyện về các cố kỹ thuật, tai nạn gây thương vong.
Các ngành xây dựng, công nghiệp nặng và giao thông ‘đi đầu’ trong bản phong thần về tai nạn.
Hôm 21/7, tại quận 1, TPHCM, một xe đầu kéo gây tai nạn liên hoàn vì tài xế không làm chủ tay lái khiến xe tông vào nhiều xe đang dừng đèn đỏ, khiến bốn người bị thương.
Phạt lái xe là chuyện dễ nhưng cũng cần hỏi ai cho các xe phân khối lớn, có tính năng công nghiệp lại 'chen vào' làn đường giao thông những giờ bình thường?
Ở châu Âu, nhiều tuyến đường nội đô không cho xe tải to qua lại ban ngày vì gây nguy hiểm và ô nhiễm trong khi ở Việt Nam, đường xá như thể là biểu hiện của cuộc chơi ai gấu hơn thì thắng.
Báo Nhân Dân hôm 17/06 viết:
“Thời gian gần đây, có nhiều vụ tai nạn, sự cố công trình, thiết bị thi công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương, dự án Formosa, khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh làm 13 người chết và 29 người bị thương; vụ cần cẩu đứt cáp tại Đồng Tháp khiến ba mẹ con tử vong ở Đồng Tháp, nhiều vụ tai nạn trên công trường thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội… gây bất an và bức xúc trong dư luận.”
Xây nhiều thì hẳn khó tránh khỏi tai nạn nhưng ở Việt Nam, tần suất tai nạn quả là cao và không trừ ngành nào.
Trên đường: hôm 6/5 có xe tải chở điều hòa bỗng nhiên bốc cháy tại đường trên cao tốc ở Hà Nội, đoạn ngã tư Trần Duy Hưng– Phạm Hùng.
Ngoài phố: Hà Nội chặt cây và trồng cây lại để nguyên bọc rễ bằng nylon loại không phân hủy được.
Trên biển: trong tháng 4 cáp quang biển AAG bị đứt, gây khốn khổ cho người dùng Internet và nhiều thiệt hại chưa đếm hết cho kinh tế.
Trên trời: năm qua ghi nhận chuyện như “máy bay của Vietnam Airlines suýt đâm vào trực thăng quân sự” ở Huế hoặc “suýt va vào máy bay chở hàng Cathay Pacific Cargo của Hong Kong”, theo báo chí trong nước.
Dưới đất: báo Việt Nam viết mới năm ngoái rằng tuyến cấp nước sông Đà về khu vực Hà Nội đã “chín lần xảy ra sự cố vỡ đường ống”.
Bất kể quan điểm chính trị là gì, ai đọc những tin như trên cũng thấy lo ngại về tình trạng điều hành đất nước với nhiều sự cố kỹ thuật, và các dự án ‘đụng đâu vỡ đấy’.

Phải có 'chủ trương của Đảng Cộng sản' để thúc đẩy dự án sân bay Long Thành

Không ai phủ nhận nhu cầu phát triển của Việt Nam, quốc gia cần các dự án lớn để kích cầu kinh tế, để tạo cơ sở hạ tầng cho một xã hội văn minh, hiện đại.
Xây một lúc nhiều lò phản ứng nguyên tử, xây sân bay tầm khu vực tại Long Thành thể hiện tham vọng của một chính phủ muốn canh tân, muốn thoát khỏi ‘bẫy thu nhập trung bình’ (một mỹ từ trên quốc tế để chỉ những xứ sở vĩnh viễn nghèo).
Về tổng thể thì rất đáng thúc đẩy các công trình lớn nhưng điều gây lo ngại là yếu tố con người, ở đây là con người Việt Nam.
Từ lãnh đạo, nhà quản lý, đội ngũ chuyên gia, chuyên viên tới từng người lao động, Việt Nam đang thiếu năng lực và tư duy công nghệ để làm cho tốt những công trình khổng lồ tiền tỷ.

Ba thế hệ kỹ trị

Ta hãy so sánh ngay Việt Nam với láng giềng Trung Quốc.
Có bình luận quốc tế đánh giá về lãnh đạo Trung Quốc đã ghi nhận ba thế hệ lãnh đạo của họ, từ các ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình, đều xuất thân là kỹ sư.
Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lên từ ngành điện tử và automobile, cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng là kỹ sư thủy điện.
Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo tốt nghiệp ngành địa chất và làm việc nhiều năm ở Cam Túc trong ngành này.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao hiện nay ở Trung Quốc, là kỹ sư hóa và làm việc nhiều năm trong các nhà máy, công trường, trước khi sang làm quan chức Đảng.

Các ông Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đều xuất thân là kỹ sư

Cựu thủ tướng Chu Dung Cơ và đương kim thủ tướng Lý Khắc Cường tuy không phải là kỹ sư nhưng đều có bằng kinh tế và đã làm quản trị từ các vị trí thấp lên cao.
Nhờ có mấy thế hệ lãnh đạo kỹ trị (technocrats) Trung Quốc dùng công nghiệp hóa làm động lực phát triển kinh tế và cải tạo xã hội.
Và dù có nhiều lãng phí, thất thoát, sự cố kỹ thuật (chủ yếu ở các tỉnh), những công trình lớn và quan trọng của Trung Quốc đều có chất lượng cao, có thể không hơn Nhật, Pháp, Mỹ nhưng ở một đẳng cấp hơn hẳn nhiều quốc gia châu Á.
Ta không nên nhìn những thứ phẩm Trung Quốc đẩy sang Việt Nam và châu Phi để đánh giá Trung Quốc, nơi các lãnh đạo thực sự chú tâm vào các vấn đề kỹ thuật và có kiến thức cùng tham vọng.
Ở Việt Nam thì ngược lại: trong bốn vị giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, Quốc hội không có ai là kỹ sư.
Còn trong cả Bộ Chính trị 16 thành viên chỉ có một người từng học chuyên ngành công nghệ là TS Nguyễn Thiện Nhân (ngành cybernetics tại CHDC Đức).
Đa số các vị khác đi lên từ quân đội, công an, tuyên giáo bộ máy Đoàn Thanh niên hay Đảng Cộng sản và một số ngành khác như kinh tế, quản trị hành chính nhưng không gắn liền với công nghệ.
Hơn một thập niên qua, nền kinh tế càng bung ra xây cất nhiều thì ta càng thấy ‘chủ nghĩa kỹ trị’ ở Việt Nam càng tỏ ra không phải là xu hướng chủ đạo, thậm chí còn đang trên đà đi xuống, cùng con số các vụ bê bối, tai nạn lao động gia tăng.
Nói như Tony Blair, chính phủ kỹ trị “không để ý đến phe Tả hay phe Hữu mà chỉ để ý làm sao tìm ra giải pháp”.
Còn ở Việt Nam, trong bộ máy chính trị vốn là nơi các quyền lợi của nhiều bộ ngành, nhóm lợi ích đan xen nên phái kỹ trị có vẻ chỉ là thiểu số, có khi còn yếu thế hơn bộ máy kiểm soát văn hóa, tư tưởng, giáo dục.

Lãnh đạo Việt Nam chưa thúc đẩy được tư duy kỹ trị

Từ bauxite ở Tây Nguyên, tới cầu đổ bê tông lõi tre ta thấy quy trình thực hiện và hậu quả đều phản ánh một tư duy hoàn toàn ‘phi kỹ trị’.
Trong rất nhiều công trình, gồm cả sân bay Long Thành thì cuối cùng lại phải dựa vào câu thần chú ‘chủ trương lớn của Đảng’ để làm.
Vậy thì là Đảng trị vẫn trên kỹ trị, hay người ta chỉ viện dẫn ra Đảng khi cần?
Việt Nam cũng đã có các gương mặt chuyên viên, với một số vụ trưởng, thứ bộ trưởng và cả hai phó thủ tướng Việt Nam được học ở nước ngoài trong các ngành quản trị, kinh tế, ngoại giao, và có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh tốt.
Các nước Phương Tây, giới quan sát, các nhà đầu tư nước ngoài và một phần xã hội đã từng mơ ước Việt Nam có một chính phủ kỹ trị, gồm các chuyên viên cởi mở có kiến thức hiện đại, khả năng ngoại ngữ, năng lực điều hành nền kinh tế hiện đại.
Bởi những gì chúng ta thấy vẫn đang là biểu hiện của thói làm ăn tiểu nông, liều ẩu, vô tổ chức, coi khinh quy trình kỹ thuật và rất nguy hiểm.
Người ta cũng hy vọng các quan chức kỹ trị sẽ giúp tạo ra một nền văn hóa công chính trọng sự chuẩn xác, mẫu mực của kỹ thuật, bớt đi những điều mơ hồ, giáo điều cũ kỹ phí thời gian trong giáo dục, dạy nghệ, nhằm nâng cao chất lượng lao động chung.
Cho tới nay, thành tích của nhóm này chưa thấy có gì nhiều.
Đây cũng là lý do mục tiêu thành quốc gia 'công nghiệp hóa hiện đại' vào năm 2020 có vẻ không khả thi.

Trung Quốc học công nghệ nước ngoài để xây xe lửa cao tốc

Như GS Trần Văn Thọ từ Nhật Bản viết gần đây trên trang Thời Đại Mới thì:
"Hiện nay theo phân loại của Ngân hàng thế giới, bình quân đầu người từ 1.000 đến 12.000 USD là nước có thu nhập trung bình, Trên 12.000 USD là nước thu nhập cao. Do đó một nước được gọi là công nghiệp phải có trên 12.000 USD."
"Việt Nam hiện nay mới gần 2.000 USD, đến năm 2020 có lẽ khoảng 3.000, giỏi lắm là 3.500 (tùy theo biến động của tỉ giá). Nhìn từ điểm này ta thấy mục tiêu năm 2020 là hoàn toàn không đạt được."
Và cần phải bỏ đi tư duy rằng có những quan chức làm ngành gì cũng giỏi, vì Việt Nam cần các chuyên gia kỹ trị chuyên nghiệp chứ không phải các ông chuyên làm quan, từ ngân hàng, xây dựng sang vận tải, hàng không, giao thông, dầu khí.
Vẫn Tony Blair nói ưu điểm của các nhà kỹ trị là “không để tâm đến chuyện đổ lỗi cho phe này, phe kia” và sẵn sàng “ra các quyết định trái ý nhiều người” (unpopular decisions) để đạt các mục tiêu lớn về kinh tế, tài chính cho toàn bộ xã hội.
Ở Việt Nam, các quan chức đóng vai chuyên gia lại hóa ra thường tư vấn cho chính phủ đưa ra khá nhiều các quyết định trái chiều, thậm chí bất chấp dư luận và trong điều hành thì đầy sự cố.
Nếu muốn thực sự hiện đại hoá thì Việt Nam không có cách nào khác là sắp đặt lại tổng thể chính sách nhân sự hoặc làm mới hoàn toàn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

BÁO TÀU CỘNG LOAN TIN: - PHE THÂN TRUNG QUỐC BỊ MẤT QUYỀN LỰC, PHÙNG QUANG THANH BIẾN MẤT

 


BÁO TÀU CỘNG LOAN TIN: - PHE THÂN TRUNG QUỐC BỊ MẤT QUYỀN LỰC, PHÙNG QUANG THANH BIẾN MẤT

Wednesday, July 22, 2015
Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng csVN Phùng Quang Thanh được Báo Trung Quốc nói "đã biến mất".
VietPress USA (22-7-2015): Tờ báo mạng có nhiều đọc giả của Trung Quốc là BOXUN.COM trong một bài tường thuật đặc biệt hôm nay Thứ Tư 22-5-2015 (tại Link: 
http://boxun.com/news/gb/intl/2015/07/201507132007.shtml#.Va9bTflVhBf) đã dẫn nguồn tin của Cơ quan UBM XINHUA nói rằng "Trung Quốc ủng hộ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, nhưng ông này đã đột ngột biến mất, có một quan chức Bộ Quốc phòng khác cũng đang mất tích tương tự."

Dưới tựa đề "PHE THÂN TRUNG QUỐC BỊ MẤT QUYỀN LỰC & Phùng Quang Thanh BIẾN MẤT", Báo Boxun của Trung Quốc viết rằng: 


(Trích): "Năm 2016, các nhà lãnh đạo Đảng CSVN sẽ phải đối mặt với một phe thân Mỹ chiếm quyền lực, khi Tổng Bí thư Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng trong các cuộc bầu cử Đại hội Đảng. Trong thời điểm quan trọng này, các nhà lãnh đạo đứng đầu phe “ủng hộ Trung Quốc” có thể bị loại bỏ để ngăn chận sự can thiệp đã ở mức độ cao và đạt sự đồng thuận tại Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bị hạn nạn là kết quả tất yếu tình hình ở Việt Nam.

"Theo tin độc quyền của Cơ quan UBM Xinhua, các nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Trung Quốc ủng hộ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, nhưng ông này đã đột ngột biến mất, có một quan chức Bộ Quốc phòng khác cũng đang mất tích tương tự. Có tin đồn cho rằng ông bị ám sát, chúng tôi cần xác minh thêm về việc này.


"Ông Phùng Quang Thanh sinh ngày 2/2/1949, là đại tướng quân đội Việt Nam, và đã được sinh ra tại Thạch Đà, Hà Nội.  Ông được thăng chức Thiếu tướng năm 1994, thăng trung tướng vào năm 1999, thăng thượng tướng vào năm 2003, ngày 07 tháng 6 năm 2007 thăng đại tướng. Thành viên Ủy ban Trung ương Đảng lần thứ IX (2001), thành viên Trung ương Đảng lần thứ mười của Bộ Chính trị (2006), thành viên Trung ương Đảng lần thứ mười một của Bộ Chính trị (2011). Hiện nay là Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, và là Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam.


"Ông Phùng Quang Thanh đã xuất hiện lần cuối cùng trên các phương tiện truyền thông trong các ngày 19 tháng 6 năm 2015 tại trụ sở của Bộ Quốc phòng Pháp. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Tướng Jean – Yves Rod Lyon đã gặp mặt trong một chuyến thăm và làm việc tại Vụ Châu Âu,  cùng Phùng Quang Thanh có các đồng chí trong đảng của ông.


"Các nhà quan sát tin rằng các quan chức hàng đầu Việt Nam chia thành 2 lực lượng:  có một phe “ủng hộ-Trung Quốc” và phe “thân Mỹ” . Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường được mô tả như là đứng đầu các nhà lãnh đạo “thân Trung Quốc” , hỗ trợ thiết lập quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng được coi là “thân Mỹ”, tìm cách thiết lập quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ – và có thể quan hệ an ninh.


"Tuy nhiên, sau khi tình hình căng thẳng gần đây ở Biển Đông, tình hình thượng tầng Việt Nam có thay đổi. Ông Nguyễn Phú Trọng mặc dù được coi là lãnh đạo cao cấp “ủng hộ-Trung Quốc”, là một người ủng hộ quan trọng về các mối quan hệ thân thiện. Trước đó, ông nhấn mạnh rằng quan hệ Trung Quốc-Việt Nam có thể được mật thiết hơn, nhưng tuyên bố mới nhất của ông cho thấy rằng Việt Nam và Trung Quốc đã sẵn sàng để đối đầu ngoại giao cấp cao. Nói cách khác, các nhà lãnh đạo thượng tầng của Việt Nam đang chuyển thể từ “ủng hộ-Trung Quốc”, đã trở thành “thân Mỹ”.


"Cách đây không lâu, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí Việt Nam,  ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Rất nhiều người hỏi tôi, nếu có chiến tranh với Trung Quốc  thì như thế nào? Chúng ta nên chuẩn bị cho tất cả có thể.” Nguyễn Phú Trọng, sau đó, trong một cuộc họp nhỏ, phát hành một thông điệp quan trọng: Bộ ngoại giao Việt Nam phải tiếp tục cứng rắn đối với Trung Quốc để đạt đến một mức độ nhất định của sự đồng thuận. Cho đến nay, “BỘ BA” (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam) đã trình bày về tình hình ở Biển Đông và lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Hiện tượng này làm cho mọi người tin rằng phe “ủng hộ Trung Quốc” đã nhiễm tư tưởng “thân Mỹ”


"Năm 2016, các lãnh đạo Đảng CSVN sẽ phải đối mặt với một phe thân Mỹ chiếm quyền lực, khi Tổng Bí thư Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng trong các cuộc bầu cử Đại hội Đảng. Trong thời điểm quan trọng này, các nhà lãnh đạo đứng đầu phe “ủng hộ-Trung Quốc” có thể bị loại bỏ để ngăn chận sự can thiệp đã ở mức độ cao và đạt sự đồng thuận tại Việt Nam.  Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bị hạn nạn là kết quả tất yếu tình hình ở Việt Nam.


"Sau cuộc bầu cử, nếu ông Nguyễn Tấn Dũng thật sự mong muốn, ở Việt Nam những nhà lãnh đạo đứng đầu phe “thân Mỹ” sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối, và phe “ủng hộ-Trung Quốc”, rất khó để có một vị trí chỗ đứng. Hoặc trường hợp Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu phái “thân Mỹ” kết hợp, hoặc Việt Nam loại bỏ những người đứng đầu phe “ủng hộ Trung Quốc”, khiến họ trở thành những nhân vật chính trị bị truất phế, thì phe “ủng hộ Trung Quốc” cuối cùng sẽ biến mất khỏi nền chính trị Việt Nam.(Hết trích).


Trang Báo BOXUN của Trung Quốc có thể xem tại đây "越南亲华派失势,国防部长等两人出事" (http://boxun.com/news/gb/intl/2015/07/201507132007.shtml#.Va9bTflVhBf). Boxun.com đã trích thuật nguồn tin độc quyền của Cơ quan Báo chí và Quảng cáo lớn nhất của Trung Quốc có tên là UBM XINHUA.  


UBM (United Business Media) đã mua lại Tờ Báo chuyên quảng cáo có tên là XINHUA PR Newswire từ ngày 19-11-2008 với giá USD6 Triệu (http://media.ubm.com/index.php?s=18069&item=40758) và nay gọi chung là UBM Xinhua, đã mở thêm Công ty Tài chánh là Xinhua Financial Network (XFN) và được Cơ quan Báo chí Xinhua News Agency của chính quyền Trung quốc tăng vốn và điều hành, hiện phát hành tin tức gồm 43 ngôn ngữ và có văn phòng phân phối tại 132 Quốc gia khác nhau trên khắp Thế giới, kể cả tại London, New York, Paris..


Do đó, khi bản tin của UBM Xinhua đưa ra nói rằng Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh là người được Trung Quốc hỗ trợ nhưng nay "đã đột ngột biến mất" thì có thể hiểu rằng nguồn tin của VietPress USA loan rằng ông Phùng Quang Thanh bị ám sát tại Paris ngày 26-6-2015 là rõ ràng có thật (http://www.vietpressusa.com/2015/06/tin-ac-biet-ai-tuong-bo-truong-quoc.html). Và tiếp theo tin VietPress USA loan rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và vợ đã chết sau khi bị ám sát và đã được đưa thi hài về Hà Nội cho gia đình nhận mai táng trong âm thầm; cùng lúc con trai là Đại tá Phùng Quang Hải bị trúng 1 viên đạn vào bụng và hiện cũng đã được đưa về Việt Nam để chữa trị thì chắc chắn là chính xác vì báo chí của Chính quyền Bắc Kinh đã loan tin về phe thân Trung Quốc
__._,_.___

Posted by: HANH DUONG 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-22/11/2024

My Blog List