Đăng
ngày 27-07-2015
Bắc Kinh muốn lập tuyến du lịch thứ hai tới
Hoàng Sa –Biển Đông
Quần đảo Hoàng Safr.wikipedia.fr
Truyền thông Trung Quốc ngày 27/07/2015 đưa tin, Bắc Kinh muốn lập
một tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa, quần đảo có tranh chấp với Việt Nam
nhưng đã bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ hồi tháng Giêng năm 1974.
Theo nhật báo China Daily, được Reuters trích dẫn, năm 2013, Trung
Quốc đã bắt đầu thí điểm dùng tàu Coconut Princess đưa du khách từ tỉnh Hải Nam
tới Hoàng Sa và tính đến nay, đã có hơn 10 000 lượt du khách. Trung Quốc dự
tính, từ nay đến cuối năm 2015, sẽ huy động thêm một tàu nữa để đưa du khách
tới các đảo khác, cũng trong khu vực, bao gồm cả đảo Phú Lâm, nơi Bắc Kinh lập
trụ sở chính quyền, quản lý toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa.
Vẫn theo báo Trung Quốc, do điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng
còn nghèo nàn, việc đưa du khách tới vùng này gặp nhiều khó khăn. Đại diện công
ty du lịch Trung Quốc chuyên đưa khách tới Hoàng Sa nói rằng cần phải tính đến
khả năng đón tiếp du khách của một số đảo nhỏ. Cho đến nay, các tàu du lịch
không thể cập bờ của một số đảo, do vậy, phải dùng thuyền nhỏ hơn để đưa khách
lên bờ.
Reuters nhắc lại là năm 2014, việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu
tới khu vực mà Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, gần Hoàng
Sa, đã gây ra căng thẳng tại Biển Đông và làm dấy lên làn sóng biểu tình bài
Trung Quốc tại Việt Nam, một số vụ biểu tình đã dẫn đến bạo lực. Cách nay vài
tuần, Việt Nam cũng tuyên bố sẽ lập tuyến du lịch tới Trường Sa, nơi đang có tranh
chấp giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng. Động thái này cũng đã làm cho
Bắc Kinh khó chịu.
Cho đến nay, Công ty hàng hải Eo biển Hải Nam mới chỉ có mỗi tàu
Coconut Princess, phục vụ tuyến Hải Nam- Hoàng Sa, được tổ chức hàng tháng hoặc
hai tháng một lần, và mỗi lần chở khoảng 200 du khách. Ban đầu, điểm xuất phát
là thành phố Hải Khẩu (Haikou) thủ phủ tỉnh Hải Nam và hành trình tới quần đảo
Hoàng Sa mất khoảng 20 tiếng. Từ ngày 02/09/2014, tàu xuất phát từ cảng Tam Á
và chỉ mất 12 giờ để tới Hoàng Sa.
Trong chuyến đi, du khách tới tham quan Cồn Quan sát (Trung Quốc
gọi là Ngân Tự - Yinyu và tên quốc tế Observation Bank), đảo Toàn Phú (Quanfu),
đảo Áp Công (Yagong), tất cả đều nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Vĩnh Nhạc quần
đảo – Crescent Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment