Pháp luật lệch lạc dẫn đến án oan?
Luật
sư Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBC
từ Hà Nội
- 13
tháng 12 2015
Vừa rồi ở tỉnh Bình Thuận ông Huỳnh Văn Nén được minh oan xin
lỗi sau khi đã đi tù oan 17 năm. Trước đó năm 2013 ở tỉnh Bắc Giang ông Nguyễn
Thanh Chấn cũng được minh oan xin lỗi sau khi đã đi tù 10 năm.
Hai vụ án oan nghiêm trọng đặt ra nghi vấn về chất lượng của nền
tư pháp, nhiều giải pháp được đưa ra để ngăn ngừa cán bộ tiến hành tố tụng làm
sai.
Nhưng ngoài những nguyên nhân từ người thực thi pháp luật thì bản thân
các quy định pháp luật đã hợp lý đúng đắn hay chưa? Phải chăng còn tồn tại những
quy định sai lệch khiến dẫn đến án oan?
Vấn đề chứng cứ
Hai vụ án oan của ông Nén và ông Chấn người ta đều đã bắt được hung thủ gây án thực sự.
Nhưng thực tế họ đã vẫn bị kết tội, vậy tòa án và các cơ quan
tiến hành tố tụng đã căn cứ vào đâu?
Có một mối mâu thuẫn phi lý xung quanh vấn đề này.
Một mặt ông Nén, ông Chấn không phải là hung thủ cho nên không có
chứng cứ kết tội họ.
Mặt khác tòa án kết tội hẳn phải dựa vào chứng cứ, chẳng lẽ tòa án
cấp tỉnh và tòa án cấp tối cao lại xử án không có căn cứ?
Ngoài ra thì cơ quan điều tra và viện kiểm sát cấp tỉnh, viện kiểm
sát tối cao với những cán bộ tư pháp cao cấp đâu dễ làm sai?
Như vậy, một điều phi lý là một hệ thống tư pháp gồm nhiều cơ quan
như vậy mà lại cùng sai lầm trong đánh giá chứng cứ và làm oan người ta, và sự
sai lầm có hệ thống đó lại xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau, vậy nguyên nhân
là gì, điều gì đã che mắt họ?
Nguyên nhân sâu xa được chỉ ra dưới đây xuất phát từ nhận thức sai
lệch của những nhà soạn luật về khoa học pháp lý, từ đó dẫn đến quy định pháp luật
sai trái để rồi cán bộ tư pháp hàng ngày thực thi áp dụng mà vẫn xem là thường.
‘Trọng chứng hơn trọng cung’
Không rõ từ khi nào trong lịch sử tố tụng hình sự xuất hiện câu
nói trọng chứng hơn trọng cung, có ý nghĩa như một sự nhắc nhở trong việc xét
xử tội phạm cần coi trọng chứng cứ hơn những lời cung khai.
Tìm hiểu kỹ thì thấy, câu nói quan trọng ở chỗ đó là ở thời điểm
hình thành câu nói thì trong nhận thức người ta đã phân biệt sự khác nhau giữa
chứng cứ và lời khai. Chứng cứ và lời khai cùng được sử dụng trong việc tìm
kiếm sự thật vụ án, nhưng chứng cứ lại được đánh giá quan trọng hơn lời khai,
và chính sự so sánh quan trọng hơn cho thấy tồn tại sự phân biệt khác nhau.
Vì nếu đánh đồng giống nhau thì đã không phân biệt, ví như nhân chứng
và vật chứng cùng là chứng cứ và cùng quan trọng cho nên không có sự phân biệt.
Không có sự phân biệt giữa nhân chứng và vật chứng, nhưng lại phân biệt giữa
chứng cứ và lời khai, như vậy đã xác lập sự khác nhau giữa chứng cứ và lời
khai. Vậy sự phân biệt khác nhau có ý nghĩa gì và tại sao câu nói lại quan
trọng ở giai đoạn hiện nay?
Là vì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại thì
thay vì phân biệt khác nhau, nhà làm luật đã đánh đồng trộn lẫn chứng cứ với
lời khai khi quy định lời khai cũng chính là chứng cứ.
Cụ thể Điều 64 Bộ luật hình sự quy định: Điều 64. Chứng cứ: 1.
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật
này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để
xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội
cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng: A) Vật chứng; B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo; C) Kết luận giám định; D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử
và các tài liệu, đồ vật khác.
Không nhắc 'nhân chứng'
Theo quy định trên thì lời khai cũng được xác định là chứng cứ và
được xem xét đánh giá ngang hàng với vật chứng, trong khi rất lạ điều luật về chứng
cứ lại không nhắc đến ‘nhân chứng’ như một phần tương ứng với ‘vật chứng’.
Thay vì nêu ra ‘nhân chứng’ điều luật lại quy định về ‘lời khai
của người làm chứng’ trong khi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Một đằng là ‘nhân chứng’ nói về chủ thể con người, còn đằng kia
‘lời khai’ là nói về một dạng thức biểu đạt của chủ thể trong môi trường hồ sơ
pháp lý.
Sự nhầm lẫn xem ra không phải là vô ý mà có mục đích, vì khi quy
định như vậy và bằng cách tương tự nhà làm luật đã có thể đánh đồng trộn lẫn
lời khai của người làm chứng và lời khai của bị can bị cáo để cùng được coi là
chứng cứ.
Mục đích là nhằm sử dụng được cái có sẵn trong các vụ án đó là lời
khai của bị can bị cáo.
Trong khi bị can vì đã là nghi phạm rồi thì không thể coi là nhân
chứng được nữa (một chủ thể không ở hai tư cách), song khi tách bị can ra khỏi
dạng thức biểu đạt là lời khai thì lại có thể sử dụng lời khai để kết tội.
Bằng cách đó nhà làm luật đã xác lập bổ sung thêm một loại chứng
cứ mới là lời khai ngoài cái nguyên gốc chỉ bao gồm nhân chứng và vật chứng.
Điều này trái ngược với các nguyên lý khoa học tư pháp, làm giảm
sút sự chính xác trong việc phán đoán, từ đó dẫn đến nhầm lẫn oan sai.
Và do pháp luật quy định như vậy cho nên các cán bộ tư pháp hàng
ngày vận dụng điều luật mà không thấy được đó là nguyên nhân gây ra oan sai.
Nguyên nhân gây oan giống nhau
Trên thực tế nhiều vụ án thực chất không hề có nhân chứng vật
chứng nhưng người ta vẫn kết tội được do sử dụng lời khai. Trong các bản án tòa
án thường viện dẫn các bút lục lời khai của bị can bị cáo làm cơ sở bằng chứng
để kết tội.
Khi đó tòa án không những không thực hiện theo lời khuyến cáo
trọng chứng hơn trọng cung mà thực chất chỉ sử dụng lời cung vì không có chứng
cứ.
Một ví dụ đó là vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra ở Bắc
Giang hồi năm 2005 bị can là Hàn Đức Long, ông Long bị kết án tử hình mà không
hề có nhân chứng, vật chứng và tới nay 10 năm tròn ông Long kêu oan.
Không có nhân chứng, vật chứng, đúng ra không thể kết tội được ai,
nhưng thực tế người ta vẫn kết tội được nhờ dựa vào lời khai, và bởi vì pháp
luật quy định lời khai cũng là chứng cứ.
Những vụ như ông Nén, ông Chấn việc kết tội gây oan cũng vì những
nguyên do tương tự.
Cho nên một trong những nguyên nhân gây ra oan sai đó là nhận thức
sai của nhà làm luật đã quy định đánh đồng trộn lẫn lời khai với chứng cứ.
Dó đó, để giảm tránh oai sai cần thay đổi nhận thức và xác lập lại
điều luật về chứng cứ.
Bài
viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư
đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment