Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Saturday, 30 April 2016

Một bức ảnh nghìn lời nói

 
FYI


Begin forwarded message:
From: "Bich Huyen
Subject: [ChinhNghiaViet] Một bức ảnh nghìn lời nói
Reply-To: ChinhNghiaViet
 

 

From: mtpham
Subject: Fw: Một bức ảnh nghìn lời nói
Date: Sat, 30 Apr 2016 02:39:07 +0000

From: Nhi Pham  
Sent: Thursday, April 28, 2016 2:03 PM
Subject: Fwd: Một bức ảnh nghìn lời nói



b

Chưa bao giờ trên trên toàn Việt Nam, nỗi sợ hãi có tên gọi Trung Quốc đang hình thành rõ như vậy, bao gồm thực phẩm, hàng hoá, văn hoá mới, môi trường, chính trị… Khắp nơi, một cuộc chiến không tiếng súng đang diễn ra nhưng thất bại luôn thuộc về con người Việt Nam.

__._,_.___

Posted by: Tap chi Nang <

Tuesday, 26 April 2016

Việt Nam : Ván cờ ngoại giao ở Vịnh Cam Ranh



http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2011/10/VTT-75-OCT-14-VN-MADE-IN-CHINA.jpgKhi bọn đầy tớ bức xúc

Việt Nam : Ván cờ ngoại giao ở Vịnh Cam Ranh

media
Hai khu trục hạm Nhật Bản Ariake và Setogiri tại Vịnh Cam Ranh song không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo.AFP/Ted Algibe

Tờ Nikkei Asian Review ngày 25/04/2016 có bài viết nhân sự kiện hai khu trục hạm của Nhật Bản viếng thăm Vịnh Cam Ranh ngày 12/04 vừa qua. Đây là lần đầu tiên các chiến hạm của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản ghé thăm cảng này, chỉ nằm cách hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khoảng 550 km.

Nikkei Asian Review nhận định, đối với Việt Nam, chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật đặt họ vào thế khó xử. Một mặt, chuyến đi này là lời cảnh báo gởi đến Trung Quốc, hiện đang xây dựng một căn cứ quân sự ở vùng biển tranh chấp. Mặt khác, việc này có thể gây bất bình cho láng giềng khổng lồ, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế rất chặt chẽ với Việt Nam.

Chính vì vậy mà Hà Nội đã chọn giải pháp trung dung. Họ đã yêu cầu là khi hai khu trục hạm Ariake và Setogiri đi vào Vịnh Cam Ranh, sẽ không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo. Cả ba chiếc tàu này trước đó đã ghé thăm Vịnh Subic của Philippines ngày 03/04.

Việt Nam chắc là đã rất muốn được tận mắt nhìn ngắm công nghệ tiên tế của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng cuối cùng đã quyết định không để Oyashio đi vào cảng Cam Ranh, vì theo lời một quan chức Nhật Bản được Nikkei Asian Review trích dẫn, « tàu ngầm là vấn đề "nhạy cảm" nhất đối với Trung Quốc và Việt Nam đã không muốn làm Bắc Kinh giận dữ ».
Để đối đấu với Trung Quốc, năm 2015, Việt Nam đã tăng cường lực lượng tàu ngầm, triển khai 6 tàu ngầm hạng Kilo của Nga tại căn cứ ở Vịnh Cam Ranh. Về phần Trung Quốc thì đang có trong tay hơn 70 tàu ngầm.

Theo dự kiến ban đầu, một chỉ huy của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản sẽ mở một cuộc họp báo trên đất liền sau khi tàu cập bến cảng Cam Ranh. Nhưng vào giờ chót, Việt Nam đã thay đổi chương trình, để cho viên chỉ huy này phát biểu với báo chí trên một chiến hạm Nhật, dường như là để cho cuộc họp báo không diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng tuyên bố là Vịnh Cam Ranh sẽ không bao giờ được sử dụng cho hợp tác quân sự với bất cứ quốc gia nào và cho tới nay vẫn giữ như vậy. Nhưng trước việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, đặc biệt là xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa và triển khai tên lửa ở Hoàng Sa, Việt Nam đang buộc phải xét lại chính sách này.

Cảng Cam Ranh nay được cả hai khu vực dân sự và quân sự sử dụng và được mở cửa đón tiếp chiến hạm của mọi quốc gia. Vào cuối tháng 03/2016, khi bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thăm Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố là Hà Nội sẵn sàng tiếp đón các chiến hạm Trung Quốc đến thăm Vịnh Cam Ranh.
Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được mở cửa một phần vào ngày 08/03/2016, mở đường cho chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật. 

Theo lẽ các chiến hạm của hải quân Nhật là những chiếc đầu tiên ghé cảng mới, nhưng vào giữa tháng 3, một chiến hạm của hải quân Singapore đã bất ngờ ghé thăm cảng này, thay vì ghé cảng Đà Nẵng như kế hoạch ban đầu.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, 17 April 2016

Trung Quốc sắp chết chìm!

 

Trung Quốc sắp chết chìm!

Thứ bảy, 16/04/2016, 15:00 (GMT+7)


- Tăng trưởng kinh tế tiếp tục thấp, nợ công và nợ xấu mỗi lúc một phình to của Trung Quốc đang gây lo ngại cho cả thế giới.

·          

tin nhap 20160416114926
Ngày 15/4, Trung Quốc thông báo chỉ số tăng trưởng kinh tế quí I/2016 đạt 6,7%, thấp hơn cả mức thấp nhất của năm 2015. Đáng nói hơn, mức tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2015 là thấp nhất trong vòng 25 năm qua.

Quan ngại hơn cả đây là mức tăng trưởng của Trung Quốc đã liên tục sụt giảm trong nhiều năm trở lại đây.

Phản ứng trước số liệu GDP, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite Index của Trung Quốc giảm 0,3%, còn chỉ số Hang Seng Index tại Hàn Quốc giảm 0,4%.

Mức tăng trưởng thấp trong thời gian dài của Trung Quốc chưa khiến thế giới lo sợ bằng khoản nợ công và nợ xấu của nước này.

Sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đặt ra hai vấn đề: thứ nhất, đây là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp, đẩy nợ của các doanh nghiệp lên cao, gây liên lụy cho ngành ngân hàng. Mối lo ngại thứ nhì, là những khó khăn của nền kinh tế thứ hai toàn cầu tác động dây chuyền đến phần còn lại của thế giới.

So với thời điểm của năm 2010, tổng số nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng nhanh gấp ba lần. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng Trung Quốc đã lên tới 1.300 tỷ đôla và chỉ riêng trong năm 2015, đã tăng 7%.
Đây là một trong những hậu quả trực tiếp do tiến trình “chuyển hướng” kinh tế của Trung Quốc không được “thuận buồm xuôi gió” như Bắc Kinh mong đợi. 

Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu để hướng tới  tiêu thụ nội địa, biến Trung Quốc thành một nền kinh tế cung cấp dịch vụ thay vì chỉ trông đợi vào công nghiệp và sản xuất.
Dù vậy, trước mắt chiến lược này đang làm giảm tỷ lệ tăng trưởng một cách rõ rệt và theo IMF, kinh tế Trung Quốc “không hạ cánh nhẹ nhàng” như nhiều người mong đợi.

Trong vòng 7 năm qua, nợ công Trung Quốc đã tăng lên gấp bốn lần, chủ yếu do cơn sốt xây dựng tại nhiều thành phố. Một số nhà kinh tế cho rằng đến năm 2020, tổng nợ công Trung Quốc sẽ lên đến 300% GDP, và như thế đừng mơ đến tăng trưởng.

Năm 2015, số nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc là 15.400 tỉ nhân dân tệ (2.088 tỉ euro), tức gần 25% GDP theo số liệu chính thức. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ vốn dè dặt, năm ngoái đã phải nhìn nhận rằng một số chính quyền địa phương không thể trả nổi nợ. Dù hiện nay tỉ lệ nợ trung bình là 86% so với thuế thu được, có 100 thành phố và 400 quận huyện đã đạt ngưỡng nguy hiểm là 100%, thậm chí có nơi lên đến 220%.

Nguyên nhân chính là cơn sốt xây dựng hoành hành từ nhiều năm qua tại Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho biết thủ phủ của mỗi tỉnh đều cho xây dựng thêm bốn hay năm khu phố hoàn toàn mới. Tổng cộng trên toàn quốc hiện có khoảng năm chục thành phố ma – theo tính toán của công cụ tìm kiếm Baidu từ vị trí và sự di chuyển của 700 triệu cư dân mạng.

Hoàn tất năm 2010 sau 5 năm xây dựng, Ngạc Nhĩ Đa Tư thị ở Nội Mông là thành phố ma nổi tiếng nhất Trung Quốc, thu hút các nhà báo tò mò nhiều hơn là dân cư. Dự kiến sẽ tiếp đón một triệu dân, nhưng chính quyền địa phương phải đại hạ giá nhà ở để đưa được 100.000 nông dân ở các khu vực lân cận đến. Ngạc Nhĩ Đa Tư thị ngày nay mắc nợ đến 240 tỉ nhân dân tệ (32,5 tỉ euro). Nhiều công ty được chính quyền thành phố bảo lãnh đang bên bờ vực phá sản.

Bắc Kinh có vẻ đã quyết định hành động. Từ năm ngoái, Bộ Tài chính cho phép chuyển nợ của các địa phương thành trái phiếu, phát hành dưới sự bảo lãnh của Ngân hàng Trung ương. Nhờ đó tỉ lệ lãi chỉ còn 4,5% thay vì 7%. “Bắc Kinh sử dụng uy tín của mình để giảm gánh nặng lãi, nhưng không thể xóa nợ giùm các địa phương”- Hao Hong, Giám đốc nghiên cứu của Bank of Communications International nhận xét.

Một giải pháp khác là tái cân bằng chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương. Cho đến nay, các địa phương lấp khoảng trống thu nhập bằng cách bán đất xây dựng, mà nguồn này không còn nữa từ khi bắt đầu khủng hoảng địa ốc.
tin nhap 20160416114926
Tính chung cả nợ công và nợ tư, thì tỉ lệ nợ của Trung Quốc lên đến 236% GDP! Vì vậy hồi cuối tháng 3/2016, cơ quan thẩm định Standard & Poor’s đã đánh sụt Trung Quốc từ mức ổn định xuống tiêu cực; còn cơ quan Moody thì đã đánh sụt từ tháng trước. Nhiều nhà kinh tế đã lên tiếng cảnh báo về tài chính Trung Quốc, nêu ra nguy cơ khủng hoảng trong trung hạn.
Hiện nay nợ nần của Trung Quốc tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế: nợ đã tăng gấp bốn trong vòng bảy năm qua. Vẫn có thể chịu đựng được nếu tăng trưởng vượt 10% mỗi năm, nhưng năm 2015 tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn có 6,9% – thấp nhất từ 25 năm qua. Một số nhà kinh tế muốn giảm nhẹ nỗi lo, nêu ra vấn đề dự trữ ngoại hối và tỉ lệ tiết kiệm cao trong dân, cũng như chủ nợ đa số là người trong nước.

Nhưng chuyên gia Vincent Chan của Crédit Suisse cho biết: “Tôi rất lo lắng cho nền kinh tế Trung Quốc về trung hạn và dài hạn, không thấy được lối thoát”. Trước mắt, tài chính Trung Quốc còn khá vững chắc với 3.210 tỉ đôla dự trữ. Nhưng số tiền này đã bị hao hụt mất 800 tỉ đô la từ năm 2014 do cố cứu đồng nhân dân tệ.

Nhiều nhà phân tích khác cũng tỏ ra quan ngại. Khi quyết định đánh sụt hạng tín nhiệm, Standard & Poor’s nhận xét: “Nhịp độ và chiều sâu của việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước có lẽ không đủ để làm giảm rủi ro của sự tăng trưởng nhờ vay mượn”. Còn ông Vincent Chan nhấn mạnh: “Tổng nợ của Trung Quốc sẽ đạt đến mức 300% GDP trước năm 2020. Kinh nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ ngừng lại, một khi tỉ lệ nợ nần đạt đến mức cao như thế”.

Như đánh giá của chuyên gia kinh tế Obsfeld, sự hụt hơi của mô hình Trung Quốc tác động trực tiếp đến “tăng trưởng và mức đầu tư của thế giới, đến các hoạt động thương mại của toàn cầu”. Những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các nền kinh tế đang trỗi dậy và các nước xuất khẩu dầu mỏ, đã quá tin tưởng vào một khách hàng lớn như Trung Quốc.

(Theo Năng Lượng Mới)
__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Thursday, 14 April 2016

Biển Đông: Bài toán ‘thử tay nghề’ tân Thủ tướng Việt Nam


Biển Đông: Bài toán ‘thử tay nghề’ tân Thủ tướng Việt Nam

Khánh An

clip_image001

Tân thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Sau khi ‘tứ trụ’ an vị, bộ máy lãnh đạo mới của Việt Nam bị đặt trước những thách thức lớn từ kinh tế, xã hội cho đến vấn đề chủ quyền. Giới phân tích quốc tế nói Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề lớn có thể ‘kiểm tra’ khả năng của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và dàn lãnh đạo mới trong mối quan hệ phức tạp với Bắc Kinh giữa tình hình ngày càng căng thẳng trong khu vực.

Ngay hôm tuyên thệ nhậm chức, tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đưa ra những trọng tâm ưu tiên của nghị trình làm việc trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông, trong đó có mục tiêu ‘kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia’.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, 61 tuổi, người cuối cùng trong 4 vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam, đã chính thức được Quốc hội công nhận chức vụ mới hôm 7/4.

Việc ông Phúc và ban lãnh đạo mới được gấp rút đề cử và nhậm chức sớm hơn thông lệ, chỉ chưa đầy 3 tháng thay vì khoảng 6 tháng kể từ đại hội đảng Cộng sản lần thứ 12 diễn ra vào tháng 1/2016, được cho biết một phần lý do là vì chuyến đi sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang Việt Nam vào tháng 5 tới và những đụng độ với Bắc Kinh ở Biển Đông.
clip_image002
Ông Nguyễn Xuân Phúc chính thức được Quốc hội công nhận chức vụ mới hôm 7/4.

Hồi tuần rồi, Việt Nam lần đầu tiên bắt một tàu chở dầu của Trung Quốc với lý do ‘xâm phạm chủ quyền Việt Nam’ ở Biển Đông, một động thái được cho là cực kỳ hiếm hoi từ phía Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng thể hiện sự lấn lướt nhằm khẳng định chủ quyền ở những khu vực có tranh chấp.

Mặc dù có sự ủng hộ, nhưng dư luận Việt Nam dường như chưa thỏa mãn với hành động chưa có tiền lệ này. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam cần sớm ra Luật biểu tình để có thể huy động tiếng nói của người dân trong vấn đề Biển Đông, điều mà đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho là ‘công cụ tốt’ có thể giúp nhà nước phát huy những điều phù hợp với lòng dân mà vẫn phù hợp với ý đồ chính trị.

Nhưng dự thảo về Luật biểu tình của Việt Nam đã bị đẩy lùi, trì hoãn trên bàn nghị hội của Việt Nam từ kỳ họp thứ 9 sang kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 13. Hôm 17/2, trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, dự án này lại bị đề nghị đẩy lùi sang kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14, tức vào cuối năm 2016.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc lý giải sự trì hoãn này:
“Liên quan đến việc ban hành Luật biểu tình ở Việt Nam, có thể nói rất rõ là dường như có một cái gì đó còn rất là lưỡng lự. Quyền biểu tình là quyền tự nhiên của con người để bày tỏ quan điểm. Nhưng đương nhiên đứng về phía nhà cầm quyền thì bao giờ cũng e ngại rằng nó như một con dao hai lưỡi, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình. Cho nên không phải chỉ là những vấn đề nguyên tắc để dễ chia sẻ với nhau, dễ nhất trí, nhưng còn về những kỹ thuật cụ thể. Ngay bản thân chúng tôi cũng phải nghĩ tới rằng một luật biểu tình với luật chống biểu tình, cái ranh giới nó rất mỏng manh. Cho nên việc xây dựng một luật như thế rất khó, nhất là ở Việt Nam, khi mà một thời gian rất dài, cho dù Hiến pháp đầu tiên có đề cập tới nhưng hầu như là để sang một bên.”
Ông Dương Trung Quốc cho rằng vấn đề Luật biểu tình là ‘bài toán không đơn giản’ đối với chính quyền Việt Nam nói chung và với các tân lãnh đạo mới nhậm chức nói riêng.
“Chắc chắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, chống sự can thiệp, chống sự xâm hại đến lợi ích quốc gia thì tôi nghĩ cái này rất dễ tìm sự đồng thuận chung giữa người dân và nhà nước. Nhưng vấn đề còn lại là làm sao thực hiện được cái đó bên cạnh sức ép của Trung Quốc trực tiếp, do mối quan hệ mang tính lịch sử, địa chính trị…, kể cả vấn đề liên quan đến thể chế chính trị nữa. Đây có thể nói là bài toán không đơn giản ở Việt Nam.”
Chính tình trạng lấn cấn, chưa tìm ra giải đáp cho bài toán về Luật biểu tình là một trong những nguyên nhân, theo đại biểu Dương Trung Quốc, khiến cho Việt Nam thường chỉ dừng lại ở những thông điệp ‘mang tính nguyên tắc’ trước những hành động lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc ở các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
“Chính vì thế trước những biến động của tình hình, phía Việt Nam chỉ đưa ra những thông điệp mang tính nguyên tắc nhiều hơn là làm sao tạo ra một dư luận xã hội mạnh mẽ phản ánh những ý kiến của người dân. Tôi cho đấy là bài toán cần phải giải quyết trong bối cảnh tình hình ngày càng phức tạp trước việc Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh hết sức trắng trợn những hành vi xâm phạm chủ quyền.”
clip_image003
Trong quan hệ phức tạp giữa hai đảng Cộng sản láng giềng Việt Nam – Trung Quốc, tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại được kỳ vọng phải đưa chính quyền về lại với nguyên tắc lãnh đạo đồng thuận của đảng Cộng sản.
Giới phân tích quốc tế cho rằng chính những căng thẳng ở Biển Đông đã đẩy Việt Nam xa Trung Quốc và gần với Hoa Kỳ hơn. Nhưng trong quan hệ phức tạp giữa 2 đảng cộng sản láng giềng Việt Nam – Trung Quốc, tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại được kỳ vọng phải đưa chính quyền về lại với nguyên tắc lãnh đạo đồng thuận của đảng Cộng sản, sau một thời gian dài dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có tư tưởng chú trọng cải cách hỗ trợ doanh nghiệp, dẫn đến có những lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc và gây ra những bất đồng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo khác trong đảng Cộng sản.

Chuyên gia về Biển Đông Alexander Vuving của Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ, được tờ Hoa Nam Buổi Sáng trích lời nói dàn lãnh đạo Việt Nam bây giờ có cơ hội để cho thấy một bộ mặt ‘hợp nhất’ hơn so với 5 năm trước trong những sự kiện khiêu khích từ phía Bắc Kinh.

Việc giải quyết thỏa đáng những căng thẳng ở Biển Đông với đối tác thương mại lớn nhất là Bắc Kinh, cùng với những bài toán về nợ công, tăng trưởng kinh tế, các cam kết của TPP (Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương)… là những thách thức mà các chuyên gia cho là cơ hội để tân thủ tướng Việt Nam và dàn lãnh đạo mới ‘trổ tài’.

Về ông Nguyễn Xuân Phúc:

Trước khi lên nắm chức vụ thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc từng là Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, Phó Trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương và là Phó thủ tướng trong nhiệm kỳ hai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
K.A.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 13 April 2016

Êkip Nguyễn Phú Trọng hoàn tất Hiệp ước Thành Đô?!




            Kính chuyển quývị, ht
----- Forwarded Message -----
From: Thong Nguyen   wrote
Sent: Monday, April 4, 2016 10:49 PM
Subject: Êkip Nguyễn Phú Trọng hoàn tất Hiệp ước Thành Đô?!

Thong.

Êkip Nguyễn Phú Trọng hoàn tất Hiệp ước Thành Đô?!

Người Quan Sát (Danlambao) - Sau khi đại hội đảng CSVN lần thứ 12 kết thúc với sự lên ngôi của êkip Nguyễn Phú Trọng, có thể nhận thấy rằng đất nước Việt Nam đang chuyển mình hướng về Trung Cộng khá rõ rệt. Điều này khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến công cuộc hoàn tất Hiệp ước Thành Đô, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc mới.

Quân đội mở cửa vịnh Cam Ranh, đón “láng giềng” đến dạo.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Trung Cộng – ông Thường Vạn Toàn, lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam ngoài việc tuần tra chung còn tay bắt mặt mừng cùng quyết tâm củng cố “lòng tin chính trị” với láng giềng “nước mẹ”. Thông điệp trước sau như một, vì “đại cuộc” hai đảng lãnh đạo độc tài nên Việt Nam sẵn sàng bỏ qua những hy sinh mất mát trên biển của ngư dân Việt.

Chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp đường ống nước sông Đà. 

Theo thông tin trên báo Dân Việt, có 2 nhà thầu Trung Quốc, 1 nhà thầu Pháp, 1 nhà thầu là liên danh Ấn Độ - Việt Nam đủ điều kiện tham dự. Điều bất ngờ mà nhà thầu Ấn Độ gặp phải là 2 nhà thầu đã không thực hiện thủ tục cơ bản nhất khi nộp hồ sơ dự thầu.

Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu (Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ KHĐT), tại thời điểm mở hồ sơ dự thầu, hai nhà thầu là Công ty Hydrochina Corporation và Công ty Saint - Gobain PAM không có bảo đảm dự thầu. Điều này có nghĩa là 2/4 đối thủ nộp hồ sơ dự thầu đã "tự loại mình" để hai nhà thầu còn lại một của Trung Quốc, một liên danh của Ấn Độ – Việt Nam vào vòng trong. Và điều bất ngờ hơn, trong cuộc “đấu tay đôi” với nhà thầu Trung Quốc sau đó, liên danh Ấn Độ - Việt Nam đã bị loại với lý do: "Không có hợp đồng tương tự theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu".

Được biết Công ty Liên danh Jindal Saw – Newtatco là công ty đứng thứ 3 thế giới trong việc cung cấp sản phẩm ống gang dẻo.

Đoàn công tác của Viwasupco đã sang Abu Dhabi chứng kiến từ đầu đến cuối khâu sản xuất, thậm chí bấm giờ để biết thời gian sản xuất một đường ống mất bao lâu. Họ đánh giá rất cao quy trình sản xuất của chúng tôi. Thế nhưng chỉ sau mấy ngày, chúng tôi nhận được thư báo bị loại. Tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra!” - Đại diện cấp cao Jindal Saw trả lời báo chí. 

Đại diện Jindal Saw cũng cho biết thêm "Chúng tôi rất thất vọng với cách chủ đầu tư đã loại nhà thầu. Điều này ít nhiều tạo ra môi trường thiếu cạnh tranh. Tôi cũng không thấy sự minh bạch, rõ ràng trong suốt quá trình đấu thầu. Tôi có cảm giác các nhà thầu khác đã bị loại bỏ hoặc phải tự bỏ cuộc để duy nhất một công ty thắng thầu" (1)

Phát hành tiền VNĐ gần giống đồng Nhân dân tệ

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sắp tới để kỷ niệm 65 năm ngày thành lập NHNN Việt Nam loại tiền mệnh giá 100 đồng sẽ được phát hành nhằm mục đích lưu niệm.

Sẽ không có gì đáng nói nếu bản mẫu của đồng tiền với mệnh giá 100 phiên bản Việt Nam lại quá giống với đồng nhân dân tệ của Trung Cộng.


Ngay sau khi thông tin trên vừa được công bố, ngay lập tức với kinh nghiệm bị lừa hàng chục năm qua dưới sự lãnh đạo “tài tình” của đảng Cộng sản, nhiều người đã nghĩ ngay tới viễn cảnh sắp có đổi tiền.

Không những thế, theo ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN cho biết:“Toàn bộ kinh phí thực hiện nghiên cứu, thiết kế loại tiền này được tài trợ bởi các công ty có công nghệ, kỹ thuật in ấn, bảo an tân tiến nhất thế giới.” Ông Tú khẳng định, dù là đồng lưu niệm nhưng đây là tiền sử dụng các công nghệ tiền tốt nhất hiện nay, tương tự với đồng USD của Hoa Kỳ, đây là một bước thử nghiệm cho những loại tiền thật của Việt Nam trong thời gian tới. (2) 

Không có công bố về công ty hay công nghệ in ấn.

Điều này làm nhiều người nghĩ ngay đến việc nhập nhằng, “lộng giả thành chân”, biến giả thành thật, từ 100 Việt Nam đồng tiến tới sát nhập với 100 nhân dân tệ cho tiện. 

Có thể thấy rằng, ngay sau đại hội XII, êkip Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành rất nhiều phương thức sát nhập Trung Cộng hết sức tinh vi và khéo léo mà không gặp phải bất kỳ trở ngại hay phản ứng nào. Hiệp ước Thành Đô 1990 đang được hoàn tất, dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Tổng bí thư đảng độc tài Cộng sản Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng.







Sent from Yahoo Mail. Get it now
__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2=BF

Một cuộc thanh trừng không khoan nhượng


Một cuộc thanh trừng không khoan nhượng

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của ông Uông Chu Lưu- phó Chủ tịch Quốc hội CSVN cho biết, vào tháng 7 này, ba chức vị chủ chốt gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ sẽ được bầu lại. Việc làm này của đảng CSVN khiến thế giới phải ngạc nhiên.
Cali Today News - Qua cuộc phỏng vấn, ông Uông Chu Lưu cho biết rằng, những người vừa mới được bầu vào các chức vị chủ chốt nếu không được trúng cử trở thành đại biểu Quốc hội khóa XIV thì họ phải thôi giữ chức vụ đã được bầu vào Quốc hội khóa XIII. Song, tất thảy đều chỉ là hình thức, vì chắc chắn những chức vị chủ chốt đã được bầu, đã tuyên thệ tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII không thể nào thay đổi. Và những người như ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn giữ chiếc ghế của mình.

Tướng công an Trần Đại Quang trở thành Chủ tịch nước sau khi loại bỏ được phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Báo Giao Thông.

Dư luận đặt ra câu hỏi, vì sao trong một chế độ theo truyền thống "đảng cử dân bầu" lại phải tốn nhiều tiền thuế của dân để diễn trò dân chủ đến như vậy? Không phải dễ để trả lời câu hỏi này.

Theo giới thạo tin cho rằng, việc phe nhóm ông Nguyễn Phú Trọng lật đật miễn nhiệm chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng là nhằm thanh trừng sự ảnh hưởng của ông này còn sót lại. Điều này rất đúng với bối cảnh chính trị hiện nay. Không phải tự dưng ông Dũng lại bị miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII, trong khi đúng ra chiếc ghế Thủ tướng phải do ông ngồi kéo dài đến tháng 5, khi mà Quốc hội khóa XIV diễn ra. Cùng với đó, việc thanh trừng ông Dũng còn thể hiện qua việc trong ngày 11/4, Quốc hội CSVN cũng đã miễn nhiệm chức phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc gia. Theo Hiến pháp của CSVN, chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc gia thuộc về Chủ tịch nước và phó Chủ tịch sẽ do Thủ tướng Chính phủ đảm trách.

Mới đây, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh cho báo giới biết, cuối tháng 5 này, tổng thống Obama của Hoa Kỳ sẽ có chuyến thăm Việt Nam. Chính quyền CSVN muốn kiện toàn bộ máy Chính phủ để đón tiếp ông Obama nên mới có sự vội vã đó.

Một cuộc thanh trừng hậu ông Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra khá sôi động. Những đợt sóng ngầm khó có cho người dân biết được. Ông Đỗ Bá Tỵ- nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người đã từng sang Hoa Kỳ đã bị thay thế, ông Tỵ nay đã trở thành phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Không ai có thể biết được rằng, liệu trong Quốc hội khóa XIV, ông Tỵ còn giữ được chiếc ghế phó Chủ tịch Quốc hội vốn chỉ có danh nhưng không nắm thực quyền. Ông Đỗ Bá Tỵ là một người được biết theo phe ông Dũng, và cũng là người mà ông Dũng nhắm đến cho chức Bộ trưởng Quốc phòng nếu ông này leo lên ghế Tổng Bí thư. Tuy nhiên, trong cuộc đấu đá tại Đại hội đảng XII, phe cánh của ông Dũng đã thất bại khiến cho một số nhân vật theo ông Dũng cũng bị ảnh hưởng.

Tướng Đỗ Bá Tỵ đã phải an phận ở chiếc ghế phó Chủ tịch Quốc hội sau khi phe nhóm thất bại. Ảnh: Người Lao Động

Không chỉ riêng ông Tỵ, một nhân vật thân tín khác của ông Dũng cũng không còn chỗ đứng. Đó là Nguyễn Văn Bình-nguyên Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ông Bình được biết với tên Bình 'ruồi' vì có nốt ruồi trên mặt. Sau Đại hội đảng XII, không rõ vì lý do nào, có thể là do sắp xếp, chia ghế mà ông này lại được lọt vào danh sách 19 Ủy viên Bộ Chính trị. Tuy nhiên, trong khi những người khác đã được an phận vào những chiếc ghế quyền lực, thì mãi đến tận ngày 11/4, ông Bình mới được bổ nhiệm để trở thành Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, một chức vụ chỉ để...đuổi ruồi, chứ chẳng có quyền lực gì trong Bộ Chính trị.

Người dân Việt Nam vừa được coi một tuồng bầu bán tẻ nhạt, không hề có sự đua tranh cho những vị trí chủ chốt. Tất cả vị trí chủ chốt đều đã ngã ngũ sau Đại hội đảng CSVN lần thứ XII. Sau cuộc bầu bán đó, đảng CSVN phải đối diện với làn sóng chỉ trích dữ dội từ phía người dân. Vì rằng kết quả bầu bán đã đi ngược lại với những gì mà Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. CSVN đã chỉ định một vị Chủ tịch Quốc hội trong khi chưa có bất kỳ đại biểu nào trong Quốc hội đó. Một vị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và một loạt Bộ trưởng đã được chỉ định mà chẳng cần phải có sự chấp thuận của Quốc hội. Có lẽ để chính danh, đảng CSVN mới phải làm ngược lại chu trình, để không bị lên án chống lại Hiến pháp, họ lại bầu cử thêm một lần nữa, khi mà Quốc hội mới với những đại biểu mới được hình thành. Đương nhiên, để làm điều đó, chính quyền CSVN lại phải tiêu tốn tiền thuế của dân. Chi phí cho mỗi lần họp Quốc hội như vậy lên đến hơn 1 tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Văn Bình dù được vào Bộ Chính trị nhưng lại phải an phận làm kẻ đuổi ruồi trong chức vị mới. Ảnh: Bizlive


Quốc hội, nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc đều là tổ chức của đảng CSVN. Nói cách khác, tất cả những tổ chức này đều là tài sản của đảng CSVN. Cho nên, việc chỉ định, bổ nhiệm ai không cần phải thông qua đại biểu, cần lá phiếu của người dân. Đảng CSVN chỉ cần quyết định là sẽ có ngay kết quả. Và kết quả đó dựa vào sự đấu đá trong lần Đại hội đảng CSVN lần thứ XII. Phe của ông Nguyễn Phú Trọng mượn kỳ bầu bán vừa rồi để loại dần các đối thủ chính trị của mình. Một cuộc thanh trừng không khoan nhượng.

Người Quan Sát
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tại sao Quốc hội cũ bầu chính phủ mới?


Tại sao Quốc hội cũ bầu chính phủ mới?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-04-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_9K6XW
Tổng Bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng (giữa) chào đón các đại biểu đã về hưu trước cuộc họp cuối cùng của Quốc hội tại Hà Nội hôm 12 tháng tư năm 2016.
AFP photo
Ngày 9 tháng 4 tân chính phủ Việt Nam ra mắt. Đây là lần đầu tiên một chính phủ mới lại được một quốc hội cũ bầu nên.

Củng cố bộ máy mới
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu một người bất đồng chính kiến hiện sống tại Đà Lạt đặt câu hỏi:
Cộng sản thì là chế độ đảng trị, thực tế ra là đảng quyết định hết. Còn thì Chính phủ, Quốc hội, mọi thứ chẳng qua là công cụ của cái đảng này hết. Đã là cộng sản thì đương nhiên nó phải như vậy, thực sự đảng chỉ đạo cả. Đảng đứng trong hậu trường còn chính phủ hay quốc hội diễn tuồng ngoài sân khấu. Thế nhưng mà rất lạ là đến kỳ này đảng xông thẳng ra, chỉ huy mọi thứ. Quốc hội thì còn lâu mới bầu cơ mà. Thực chất đứng ra làm mọi việc. Thế tại sao lại vậy.”

Ông có nêu ra một lý do có thể là do những quan hệ đối ngoại quan trọng sắp tới đây không thể chờ kỳ bầu Quốc hội vào tháng Năm, đảng muốn rằng những nhân vật được đảng chọn lựa phải đứng ra cán đáng những công việc đó. 

Ông Hà Sĩ Phu nói tiếp:
Đảng đã chỉ định những nhân vật khác làm lãnh đạo, thì họ muốn rằng họ trực tiếp đón ông Obama. Chứ còn ông Dũng không còn trong Bộ Chính trị nữa, thì đương nhiên không có vai trò gì.”
Nhận định này được Tiến Sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện làm việc tại Trung tâm chiến lược châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii đồng ý một phần:
“Nguyên nhân chủ yếu là để lấp khoảng trống quyền lực sau Đại hội 12. Sau Đại hội 12, một số thành viên chính phủ đã nhận công tác mới, trong khi một số lớn lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính phủ, nhà nước, quốc hội đang cho thôi chức. Nếu cứ chờ đến khi Quốc hội mới bầu ra thi mất đi nhiều thời gian trong khi công việc không chờ đợi. Một ly do phụ có thể là để khi Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 5 tới thì lãnh đạo mới sẽ có danh chính ngôn thuận để nói chuyện”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội thì không đồng ý chuyện khoảng trống quyền lực, vì theo ông những người nắm quyền thực chất vẫn có ở đó, chỉ có vấn đề là hợp thức hóa thôi.
Ông Nguyễn Quang A cho rằng sự kình chống nhau giữa các nhóm trong đảng cộng sản, cũng như bất cứ tổ chức nào, luôn luôn tồn tại, nhưng trước đây không rõ như bây giờ. Ông tiếp lời:
“Bây giờ thì những cái đó nó được thể hiện ra trước bàn dân thiên hạ. Và cái việc phải nhanh chóng củng cố một bộ máy cho nó hoạt động ngay theo một nhân sự mới, thì lý do tôi nghĩ chỉ đơn giản là thế thôi.”

Vi hiến hay không?
Ngay khi có thông tin về việc các vị trí quyền lực của nhà nước Việt Nam sắp tới đây sẽ được kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 bầu lên, một cựu tù nhân chính trị là Luật sư Lê Quốc Quân trả lời Gia Minh của đài Á Châu Tự Do rằng:
Rõ ràng đây là một sự hết sức bất thường nhưng mà nó cũng đúng với kiểu của Việt Nam mà đảng cộng sản lãnh đạo thôi. Người ta chỉ đạo nên có thể làm rất là ngang nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp. Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy.
Nhưng ông Nguyễn Quang A lại có một nhìn nhận khác, ông nói:
Họ làm một cách rất bài bản, hợp pháp hợp hiến. Chứ không phải là họ làm bậy bạ đâu. Tất cả các vị, từ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, họ vừa bầu vừa rồi là các chức vụ của khóa 13. Và nếu các vị ấy trúng cử vào ngày 22 tháng 5 này, thì họ có khả năng tiếp tục tại vị, và lúc đó về mặt pháp lý lại phải tiến hành bầu lại tất cả các chức vụ đó, và bốn năm vị lại tuyên thệ một lần nữa.”

Đảng và quốc hội
Ngày 11 tháng Tư, ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội khóa 13 cũng trả lời báo chí Việt Nam nội dung giống như nhận định của ông Nguyễn Quang A. Ông Uông Chu Lưu nói thêm rằng để Thực hiện chủ trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng thì phải kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để đảm bảo đồng bộ giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Nói về sự lãnh đạo của đảng cộng sản trong hệ thống chính trị Việt nam hiện nay, ông Hà Sĩ Phu cho rằng ở Việt Nam cách cai trị của đảng cộng sản Việt Nam kín đáo hơn so với đảng cộng sản Trung quốc, nhưng đôi khi cũng ra mặt một cách lấn át mọi định chế khác.

Khi được hỏi rằng phải chăng sự việc sắp xếp của đảng cộng sản lần này chứng tỏ vai trò của Quốc hội trong quan hệ với đảng đang thụt lùi hay không. Ông Vũ Hồng Lâm nói rằng mặc dù có vẻ như việc này đặt Quốc hội khóa 14 trước một việc đã rồi, nhưng điều đó cũng không làm nên thay đổi gì trong chính trị Việt Nam hiện nay.

Tiến sĩ Vũ Tường, dạy khoa chính trị học tại Đại học Oregon cũng đồng ý là quan hệ đảng quốc hội ấy không tiến mà cũng chẳng lùi, và ông cũng không quan tâm lắm đến hoạt động của Quốc hội Việt Nam vì hoạt động đó không có thực chất.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Tuesday, 12 April 2016

Việt Nam làm sao tranh thủ phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông?


Việt Nam làm sao tranh thủ phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông?

Phán quyết sắp tới của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (Hà Lan) về đường lưỡi bò trên Biển Đông được giới quan sát cho là sẽ bất lợi cho Trung Quốc và sẽ có tác động đến mọi bên tranh chấp, trong đó có Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ cho rằng tình huống mới đó sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam vận động quốc tế chống lại ý đồ thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, nhưng chính Việt Nam cũng phải chứng tỏ một cách rõ ràng là mình tuân thủ phán quyết của Toà Án Thường Trực cũng như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), với tư cách là một nước có lãnh thổ và bờ biển dài nhất tức là có vùng đặc quyền kinh tế lớn rộng nhất trong khu vực, cộng thêm với thực tế là nước chiếm hữu nhiều thực thể địa lý nhất ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam cần khéo léo tranh thủ phán quyết của tòa án quốc tế để phá vỡ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
 
Sau đây mời quý vị nghe phần phân tích của giáo sư Ngô Vĩnh Long trong bài phỏng vấn nhanh dành cho Ban Việt Ngữ RFI.
 
Vụ kiện chỉ liên quan đến đường lưỡi bò chứ không phải về chủ quyền
 
RFI : Vấn đề Trường Sa sắp nổi bật với phán quyết của Tòa Án Thường Trực La Haye về đơn Philippines kiện Trung Quốc. Giới phân tích đã có những dự đoán sao về phán quyết này?
 
Ngô Vĩnh Long : Trước hết xin nhắc lại đơn kiện của Philippines chủ yếu là về đường 9 đoạn, hay đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc dùng để xâm chiếm các vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á, cũng như để lập luận rằng tất cả các đảo và vùng biển phía trong đường lưỡi bò đó là của Trung Quốc.
 
Vụ kiện không phải về tranh chấp chủ quyền của các đảo mà Toà Án Thường Trực La Haye không có quyền phán xét.
 
Tuy nhiên, nếu phán quyết của Toà Án Thường Trực cho rằng đường lưỡi bò là phi pháp, thì người ta có thể đi đến kết luận là việc Trung Quốc chiếm đóng các đảo, mỏm đá, v.v., cũng như việc khẳng định là tất cả các vùng nước và vùng trời trong khu vực đường lưỡi bò là của Trung Quốc, cũng phi pháp.
 
Giới phân tích phần lớn có dự đoán là phán quyết của Toà Án Thường Trực sẽ cho là đường lưỡi bò không có cơ sở luật pháp. Nếu như thế thì ít nhất là các nước bị đường lưỡi bò liếm mất vùng đặc quyền kinh tế, đảo, lãnh hải, v.v., sẽ có thể chứng minh cho thế giới biết một cách rõ ràng hơn cái gì là của họ theo pháp luật.
 
Nhưng đây chỉ là bước đầu thuận lợi cho cuộc đấu tranh trường kỳ với Trung Quốc.
 
Trung Quốc cho thế giới biết : Không chấp nhận Luật Biển
 
RFI :Phải chăng Trung Quốc đã chuẩn bị đối phó với một phán quyết bất lợi ?
 
Ngô Vĩnh Long : Đúng như vây. Cách đối phó của Trung Quốc ngay từ khi vụ kiện bắt đầu là không chấp nhận quyền hạn của Toà Án Thường Trực, do đó, Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết.
 
Ngược lại, Trung Quốc đã cố tình thách thức thế giới và luật pháp quốc tế với những việc như đưa thêm vũ khí vào Hoàng Sa và Trường Sa, xây cất thêm các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, đưa hàng trăm tàu cá vào vùng biển của Malaysia, và dùng tàu tuần dương cướp lại tàu cá mà Indonesia đã bắt giữ ở vùng đảo Natuna ngày 19 tháng 3 vừa qua.
 
Rõ ràng là Trung Quốc chuẩn bị cho thế giới biết rằng Trung Quốc không chấp nhận Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc đã ký. Và Trung Quốc muốn chứng minh rằng 80% Biển Đông là của Trung Quốc, kể cả những vùng ngoài như là vùng Natuna, thì Trung Quốc cho đó là vùng đánh cá truyền thống của Trung Quốc,  cho nên Trung Quốc có quyền đưa tàu đến đó.
 
Hơn 90% phán quyết được tôn trọng dù không ràng buộc

RFI : Phán quyết đó có thể ảnh hưởng ra sao đến Việt Nam? 
 
Ngô Vĩnh Long : Trước hết tôi xin nói rằng là chín mươi mấy phần trăm của tất cả các phán quyết của Toà Án Thường Trực, hay là của các tòa án quốc tế khác từ trước đến nay đều được các nước trên thế giới tuân thủ mặc dù họ không đồng ý.
 
Phán quyết của Tòa Án Thường Trực lần này nếu định nghĩa rõ ràng là yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở luật pháp và Trung Quốc không được dùng cái “chủ quyền có tự ngàn xưa” này để cản trở lưu thông trên biển và trên không trong khu vực Biển Đông, thì ảnh hưởng sẽ rất tích cực đối với Việt Nam.
 
Việt Nam là nước có lãnh thổ và bờ biển dài nhất trong khu vực nên có vùng đặc quyền kinh tế lớn rộng nhất trong khu vực. Thêm vào đó Việt Nam cũng là nước chiếm hữu nhiều đảo nhất ở Trường Sa. Trung Quốc không có thể lấy lý do đường lưỡi bò để đánh chiếm thêm đảo và giết người như sự kiện Gạc Ma hay để đe doạ ngư dân Việt Nam đang hành nghề trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như Trung Quốc đã làm thường xuyên cho đến nay.
 
Thành ra Việt Nam có thể dùng phán quyết này để tranh đấu Nhưng việc này đòi hỏi chính quyền và nhân dân Việt Nam phải tích cực xử dụng phán quyết này cũng các luật pháp quốc tế khác để vận động sự ủng hộ của các nước trong khu vực và ngoài khu vực trong việc bảo vệ an ninh và quyền lợi của Việt Nam, nói riêng, và của thế giới, nói chung.
 
Việt Nam phải khẳng định rõ ràng việc tuân thủ phán quyết 

RFI : Đối sách Trường Sa của Việt Nam nên như thế nào?
 
Ngô Vĩnh Long : Đối sách Trường Sa nói riêng, và Biển Đông, nói chung, của Việt Nam là nên khẳng định một cách rõ ràng việc Việt Nam tuân thủ phán quyết của Toà Án Thường Trực cũng như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.
 
Thêm vào đó Việt Nam nên liên tục lên tiếng về sự đe doạ an ninh của Trung Quốc, thường xuyên vận động dư luận quốc tế về việc đánh chiếm của Trung Quốc, không nên cho người hiểu lầm rằng Việt Nam chấp nhận việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc như là chuyện đã rồi.
 
Nếu Trung Quốc tiếp tục ngoan cố thì các nước hiện nay không muốn chống đối Trung Quốc cũng phải có thái độ rõ ràng hơn như trường hợp Indonesia đòi kiện Trung Quốc.
 
Tôi nghĩ rằng vài tháng sau phán quyết, nếu Trung Quốc vẫn ngang ngược, các nước phải nghĩ đến chuyện nếu không phải là cấm vận Trung Quốc, thì cũng phải xét lại quan hệ thương mại, nếu không thì Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh…
 
Trong năm bầu cử ở Mỹ, Trung Quốc muốn leo thang, làm một số việc đã rồi, để sau này cũng khó cho Mỹ hay cho các nước khác trở tay. Cho nên năm nay là một thời điểm quan trọng, đặc biệt là trong sáu tháng tới.
 
Do đó, về xa về dài Trung Quốc có thể phải xét lại là một nước lớn Trung Quốc nên tiếp tục hành xử như là một tên côn đồ quốc tế hay nên tuân thủ luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã ký. Trung Quốc phải xem lại là quyền lợi của mình về xa về dài là tạo thêm chống đối hay là củng cố quan hệ kinh tế và ngoại giao mà đã giúp Trung Quốc trở thành một nước phát triển nhanh chóng như trong 3 thập kỷ vừa qua.
 
*
Càng gần đến thời điểm Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông, dự đoán là trong tháng Năm hoặc tháng Sáu 2016, Trung Quốc càng hung hăng như để cho thấy là họ tiếp tục bác bỏ mọi kết luận bất lợi. Trong lúc đó, hầu như toàn bộ các nước khác đều kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế.

Các hành động như xua tàu cá vào vùng biển gần chuỗi South Luconia Shoals mà Malaysia cho là thuộc chủ quyền của mình, ngăn chặn không cho tàu tuần duyên Indonesia thực thi luật pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna, xua đuổi tàu đánh cá Philippines gần bãi cạn Scarborough, kéo giàn khoan dầu vào hoạt động trong vùng biển chưa phân định với Việt Nam, đã bị nhiều nhà phân tích cho là nhằm chứng tỏ rằng Trung Quốc trước sau như một, vẫn không công nhận phán quyết của một tòa án mà họ đã bác bỏ thẩm quyền ngay từ đầu.
Những hành vi khác như đưa vũ khí đến Hoàng Sa, bồi đắp rạn san hô trong tay họ tại Trường Sa, xây dựng trên đó những cơ sở kiên cố có thể dùng làm mục tiêu quân sự, cấp tốc cho thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập, cho vận hành hải đăng trên Đá Xu Bi, đều như để chứng tỏ rằng Bắc Kinh thực thụ là chủ nhân của khu vực, đặt quốc tế trước một sự đã rồi, không thể đảo ngược.
Trước những động thái quyết đoán của Trung Quốc, các nước trong khu vực từ Philippines đến Việt Nam, và những cường quốc khác, từ Mỹ, Nhật, Úc, cho đến Đức, Pháp, Liên Hiệp Châu Âu, tất cả đều đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt những hoạt động nhằm thay đổi nguyên trạng, và nhất là, nên tôn trọng phán quyết sắp tới đây của Tòa Trọng Tài Thường Trực.

Phán quyết được dự đoán sẽ bất lợi cho Trung Quốc
Các nhà phân tích trong thời gian qua đã xem xét kỹ đơn kiện của Philippines, các tuyên bố của Tòa Trọng Tài Thường Trực liên quan đến vụ kiện này và hầu hết đều dự đoán là phán quyết sắp được đưa ra sẽ bất lợi cho Bắc Kinh, và những động thái của Trung Quốc trong thời gian qua đều nhằm mục tiêu chuẩn bị đối phó với khả năng Manila thắng kiện.
Theo các nhà quan sát, phán quyết sắp tới không chỉ tác động đến Philippines và Trung Quốc, mà sẽ có ảnh hưởng trên các nước tranh chấp khác, từ Malaysia, Philippines, cho đến Việt Nam.


Ngoại trưởng G7 bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông

mediaCác ngoại trưởng G7 trong phiên họp đầu tiên ngày 10/04/2016 tại Hiroshima, Nhật Bản.REUTERS/Jonathan Ernst
Các ngoại trưởng của nhóm G7 bày tỏ mối quan ngại về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, những vùng biển mà Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc xác quyết chủ quyền.

Trong bản tuyên bố chung đưa ra hôm nay, 11/04/2016, sau khi kết thúc hai ngày họp tại Hiroshima, Nhật Bản, các ngoại trưởng của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới nói : « Chúng tôi quan ngại về tình hình tại Biển Đông và biển Hoa Đông, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng căn bản của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình».
Các ngoại trưởng G7 cũng tuyên bố chống lại mọi hành động đơn phương mang tính khiêu khích, hù dọa hoặc áp đặt có thể làm thay đổi nguyên trạng, đồng thời kêu gọi các bên không nên có những hành động như bồi đắp đảo, xây dựng các tiền đồn trên đây cũng như sử dụng các đảo này vào mục đích quân sự.

Lãnh đạo ngoại giao của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu còn yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông phải hành xử theo đúng luật quốc tế, trong đó bao gồm các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không.
Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, bản thông cáo chung của các ngoại trưởng G7 rõ ràng đã chỉ trích những tham vọng của Bắc Kinh ở hai vùng biển này.

Nhóm G7 đã đưa ra thông cáo chung nói trên mặc dù hôm thứ Bảy (09/04), ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã yêu cầu là không đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông ra thảo luận tại cuộc họp ở Hiroshima. Hôm qua, Tân Hoa Xã cũng đã lên án Nhật Bản tìm cách « thao túng » cuộc họp các ngoại trưởng nhóm G7.

Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông, trong bản tuyên bố đưa ra tại Hiroshima hôm nay, các ngoại trưởng G7 cũng đã kêu gọi « một thế giới không vũ khí hạt nhân », đồng thời thúc giục cộng đồng quốc tế « đẩy nhanh » và « tăng cường » cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Irak và Syria.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List