Một cuộc thanh trừng không khoan
nhượng
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của ông Uông Chu Lưu- phó Chủ
tịch Quốc hội CSVN cho biết, vào tháng 7 này, ba chức vị chủ chốt gồm: Chủ tịch
nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ sẽ được bầu lại. Việc làm này
của đảng CSVN khiến thế giới phải ngạc nhiên.
Cali Today News - Qua cuộc phỏng vấn, ông Uông Chu Lưu cho biết rằng, những
người vừa mới được bầu vào các chức vị chủ chốt nếu không được trúng cử trở thành
đại biểu Quốc hội khóa XIV thì họ phải thôi giữ chức vụ đã được bầu vào Quốc
hội khóa XIII. Song, tất thảy đều chỉ là hình thức, vì chắc chắn những chức vị
chủ chốt đã được bầu, đã tuyên thệ tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII không
thể nào thay đổi. Và những người như ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà
Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn giữ chiếc ghế của mình.
Tướng công an Trần Đại Quang trở thành Chủ tịch
nước sau khi loại bỏ được phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Báo Giao Thông.
Dư luận đặt ra câu hỏi, vì sao trong một chế độ theo truyền thống
"đảng cử dân bầu" lại phải tốn nhiều tiền thuế của dân để diễn trò
dân chủ đến như vậy? Không phải dễ để trả lời câu hỏi này.
Theo giới thạo tin cho rằng, việc phe nhóm ông Nguyễn Phú Trọng
lật đật miễn nhiệm chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng là nhằm thanh trừng
sự ảnh hưởng của ông này còn sót lại. Điều này rất đúng với bối cảnh chính trị
hiện nay. Không phải tự dưng ông Dũng lại bị miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội khóa
XIII, trong khi đúng ra chiếc ghế Thủ tướng phải do ông ngồi kéo dài đến tháng
5, khi mà Quốc hội khóa XIV diễn ra. Cùng với đó, việc thanh trừng ông Dũng còn
thể hiện qua việc trong ngày 11/4, Quốc hội CSVN cũng đã miễn nhiệm chức phó
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc gia. Theo Hiến pháp của CSVN, chức
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc gia thuộc về Chủ tịch nước và phó
Chủ tịch sẽ do Thủ tướng Chính phủ đảm trách.
Mới đây, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Phạm Bình
Minh cho báo giới biết, cuối tháng 5 này, tổng thống Obama của Hoa Kỳ sẽ có
chuyến thăm Việt Nam. Chính quyền CSVN muốn kiện toàn bộ máy Chính phủ để đón
tiếp ông Obama nên mới có sự vội vã đó.
Một cuộc thanh trừng hậu ông Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra khá sôi động.
Những đợt sóng ngầm khó có cho người dân biết được. Ông Đỗ Bá Tỵ- nguyên Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người đã từng sang Hoa Kỳ đã bị
thay thế, ông Tỵ nay đã trở thành phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Không ai có
thể biết được rằng, liệu trong Quốc hội khóa XIV, ông Tỵ còn giữ được chiếc ghế
phó Chủ tịch Quốc hội vốn chỉ có danh nhưng không nắm thực quyền. Ông Đỗ Bá Tỵ
là một người được biết theo phe ông Dũng, và cũng là người mà ông Dũng nhắm đến
cho chức Bộ trưởng Quốc phòng nếu ông này leo lên ghế Tổng Bí thư. Tuy nhiên,
trong cuộc đấu đá tại Đại hội đảng XII, phe cánh của ông Dũng đã thất bại khiến
cho một số nhân vật theo ông Dũng cũng bị ảnh hưởng.
Tướng Đỗ Bá Tỵ đã phải an phận ở
chiếc ghế phó Chủ tịch Quốc hội sau khi phe nhóm thất bại. Ảnh: Người Lao Động
Không chỉ riêng ông Tỵ, một nhân vật thân tín khác của ông Dũng
cũng không còn chỗ đứng. Đó là Nguyễn Văn Bình-nguyên Thống đốc ngân hàng nhà
nước Việt Nam. Ông Bình được biết với tên Bình 'ruồi' vì có nốt ruồi trên mặt.
Sau Đại hội đảng XII, không rõ vì lý do nào, có thể là do sắp xếp, chia ghế mà
ông này lại được lọt vào danh sách 19 Ủy viên Bộ Chính trị. Tuy nhiên, trong
khi những người khác đã được an phận vào những chiếc ghế quyền lực, thì mãi đến
tận ngày 11/4, ông Bình mới được bổ nhiệm để trở thành Trưởng Ban Kinh tế Trung
ương, một chức vụ chỉ để...đuổi ruồi, chứ chẳng có quyền lực gì trong Bộ Chính
trị.
Người dân Việt Nam vừa được coi một tuồng bầu bán tẻ nhạt, không
hề có sự đua tranh cho những vị trí chủ chốt. Tất cả vị trí chủ chốt đều đã ngã
ngũ sau Đại hội đảng CSVN lần thứ XII. Sau cuộc bầu bán đó, đảng CSVN phải đối
diện với làn sóng chỉ trích dữ dội từ phía người dân. Vì rằng kết quả bầu bán
đã đi ngược lại với những gì mà Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. CSVN đã chỉ định một vị Chủ tịch Quốc hội trong khi chưa có bất kỳ đại
biểu nào trong Quốc hội đó. Một vị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và một
loạt Bộ trưởng đã được chỉ định mà chẳng cần phải có sự chấp thuận của Quốc
hội. Có lẽ để chính danh, đảng CSVN mới phải làm ngược lại chu trình, để không
bị lên án chống lại Hiến pháp, họ lại bầu cử thêm một lần nữa, khi mà Quốc hội
mới với những đại biểu mới được hình thành. Đương nhiên, để làm điều đó, chính
quyền CSVN lại phải tiêu tốn tiền thuế của dân. Chi phí cho mỗi lần họp Quốc
hội như vậy lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình dù được vào Bộ Chính trị
nhưng lại phải an phận làm kẻ đuổi ruồi trong chức vị mới. Ảnh: Bizlive
Quốc hội, nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc đều là tổ chức
của đảng CSVN. Nói cách khác, tất cả những tổ chức này đều là tài sản của đảng
CSVN. Cho nên, việc chỉ định, bổ nhiệm ai không cần phải thông qua đại biểu,
cần lá phiếu của người dân. Đảng CSVN chỉ cần quyết định là sẽ có ngay kết quả.
Và kết quả đó dựa vào sự đấu đá trong lần Đại hội đảng CSVN lần thứ XII. Phe
của ông Nguyễn Phú Trọng mượn kỳ bầu bán vừa rồi để loại dần các đối thủ chính
trị của mình. Một cuộc thanh trừng không khoan nhượng.
Người Quan Sát
__._,_.___
No comments:
Post a Comment