Việt Nam làm sao tranh thủ phán quyết của tòa quốc tế về Biển
Đông?
Phán quyết sắp tới của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (Hà Lan)
về đường lưỡi bò trên Biển Đông được giới quan sát cho là sẽ bất lợi cho Trung Quốc
và sẽ có tác động đến mọi bên tranh chấp, trong đó có Việt Nam. Trả lời phỏng
vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ cho rằng tình huống mới đó sẽ tạo
điều kiện cho Việt Nam vận động quốc tế chống lại ý đồ thôn tính Biển Đông của
Trung Quốc, nhưng chính Việt Nam cũng phải chứng tỏ một cách rõ ràng là mình
tuân thủ phán quyết của Toà Án Thường Trực cũng như Luật Biển của Liên Hiệp
Quốc.
Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc trường Đại Học Maine (Hoa
Kỳ), với tư cách là một nước có lãnh thổ và bờ biển dài nhất tức là có vùng đặc
quyền kinh tế lớn rộng nhất trong khu vực, cộng thêm với thực tế là nước chiếm hữu
nhiều thực thể địa lý nhất ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam cần khéo léo tranh
thủ phán quyết của tòa án quốc tế để phá vỡ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của
Trung Quốc.
Sau đây mời quý vị nghe phần phân tích của giáo sư Ngô Vĩnh Long trong bài phỏng vấn nhanh dành cho Ban Việt Ngữ RFI.
Vụ kiện chỉ liên quan đến đường lưỡi bò chứ không phải về chủ quyền
RFI : Vấn đề Trường Sa sắp nổi bật với phán quyết của Tòa Án Thường Trực La Haye về đơn Philippines kiện Trung Quốc. Giới phân tích đã có những dự đoán sao về phán quyết này?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết xin nhắc lại đơn kiện của Philippines chủ yếu là về đường 9 đoạn, hay đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc dùng để xâm chiếm các vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á, cũng như để lập luận rằng tất cả các đảo và vùng biển phía trong đường lưỡi bò đó là của Trung Quốc.
Vụ kiện không phải về tranh chấp chủ quyền của các đảo mà Toà Án Thường Trực La Haye không có quyền phán xét.
Tuy nhiên, nếu phán quyết của Toà Án Thường Trực cho rằng đường lưỡi bò là phi pháp, thì người ta có thể đi đến kết luận là việc Trung Quốc chiếm đóng các đảo, mỏm đá, v.v., cũng như việc khẳng định là tất cả các vùng nước và vùng trời trong khu vực đường lưỡi bò là của Trung Quốc, cũng phi pháp.
Giới phân tích phần lớn có dự đoán là phán quyết của Toà Án Thường Trực sẽ cho là đường lưỡi bò không có cơ sở luật pháp. Nếu như thế thì ít nhất là các nước bị đường lưỡi bò liếm mất vùng đặc quyền kinh tế, đảo, lãnh hải, v.v., sẽ có thể chứng minh cho thế giới biết một cách rõ ràng hơn cái gì là của họ theo pháp luật.
Nhưng đây chỉ là bước đầu thuận lợi cho cuộc đấu tranh trường kỳ với Trung Quốc.
Trung Quốc cho thế giới biết : Không chấp nhận Luật Biển
RFI :Phải chăng Trung Quốc đã chuẩn bị đối phó với một phán quyết bất lợi ?
Ngô Vĩnh Long : Đúng như vây. Cách đối phó của Trung Quốc ngay từ khi vụ kiện bắt đầu là không chấp nhận quyền hạn của Toà Án Thường Trực, do đó, Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết.
Ngược lại, Trung Quốc đã cố tình thách thức thế giới và luật pháp quốc tế với những việc như đưa thêm vũ khí vào Hoàng Sa và Trường Sa, xây cất thêm các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, đưa hàng trăm tàu cá vào vùng biển của Malaysia, và dùng tàu tuần dương cướp lại tàu cá mà Indonesia đã bắt giữ ở vùng đảo Natuna ngày 19 tháng 3 vừa qua.
Rõ ràng là Trung Quốc chuẩn bị cho thế giới biết rằng Trung Quốc không chấp nhận Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc đã ký. Và Trung Quốc muốn chứng minh rằng 80% Biển Đông là của Trung Quốc, kể cả những vùng ngoài như là vùng Natuna, thì Trung Quốc cho đó là vùng đánh cá truyền thống của Trung Quốc, cho nên Trung Quốc có quyền đưa tàu đến đó.
Hơn 90% phán quyết được tôn trọng dù không ràng buộc
RFI : Phán quyết đó có thể ảnh hưởng ra sao đến Việt Nam?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết tôi xin nói rằng là chín mươi mấy phần trăm của tất cả các phán quyết của Toà Án Thường Trực, hay là của các tòa án quốc tế khác từ trước đến nay đều được các nước trên thế giới tuân thủ mặc dù họ không đồng ý.
Phán quyết của Tòa Án Thường Trực lần này nếu định nghĩa rõ ràng là yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở luật pháp và Trung Quốc không được dùng cái “chủ quyền có tự ngàn xưa” này để cản trở lưu thông trên biển và trên không trong khu vực Biển Đông, thì ảnh hưởng sẽ rất tích cực đối với Việt Nam.
Việt Nam là nước có lãnh thổ và bờ biển dài nhất trong khu vực nên có vùng đặc quyền kinh tế lớn rộng nhất trong khu vực. Thêm vào đó Việt Nam cũng là nước chiếm hữu nhiều đảo nhất ở Trường Sa. Trung Quốc không có thể lấy lý do đường lưỡi bò để đánh chiếm thêm đảo và giết người như sự kiện Gạc Ma hay để đe doạ ngư dân Việt Nam đang hành nghề trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như Trung Quốc đã làm thường xuyên cho đến nay.
Thành ra Việt Nam có thể dùng phán quyết này để tranh đấu Nhưng việc này đòi hỏi chính quyền và nhân dân Việt Nam phải tích cực xử dụng phán quyết này cũng các luật pháp quốc tế khác để vận động sự ủng hộ của các nước trong khu vực và ngoài khu vực trong việc bảo vệ an ninh và quyền lợi của Việt Nam, nói riêng, và của thế giới, nói chung.
Việt Nam phải khẳng định rõ ràng việc tuân thủ phán quyết
RFI : Đối sách Trường Sa của Việt Nam nên như thế nào?
Ngô Vĩnh Long : Đối sách Trường Sa nói riêng, và Biển Đông, nói chung, của Việt Nam là nên khẳng định một cách rõ ràng việc Việt Nam tuân thủ phán quyết của Toà Án Thường Trực cũng như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.
Thêm vào đó Việt Nam nên liên tục lên tiếng về sự đe doạ an ninh của Trung Quốc, thường xuyên vận động dư luận quốc tế về việc đánh chiếm của Trung Quốc, không nên cho người hiểu lầm rằng Việt Nam chấp nhận việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc như là chuyện đã rồi.
Nếu Trung Quốc tiếp tục ngoan cố thì các nước hiện nay không muốn chống đối Trung Quốc cũng phải có thái độ rõ ràng hơn như trường hợp Indonesia đòi kiện Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng vài tháng sau phán quyết, nếu Trung Quốc vẫn ngang ngược, các nước phải nghĩ đến chuyện nếu không phải là cấm vận Trung Quốc, thì cũng phải xét lại quan hệ thương mại, nếu không thì Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh…
Trong năm bầu cử ở Mỹ, Trung Quốc muốn leo thang, làm một số việc đã rồi, để sau này cũng khó cho Mỹ hay cho các nước khác trở tay. Cho nên năm nay là một thời điểm quan trọng, đặc biệt là trong sáu tháng tới.
Do đó, về xa về dài Trung Quốc có thể phải xét lại là một nước lớn Trung Quốc nên tiếp tục hành xử như là một tên côn đồ quốc tế hay nên tuân thủ luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã ký. Trung Quốc phải xem lại là quyền lợi của mình về xa về dài là tạo thêm chống đối hay là củng cố quan hệ kinh tế và ngoại giao mà đã giúp Trung Quốc trở thành một nước phát triển nhanh chóng như trong 3 thập kỷ vừa qua.
*
Càng gần đến thời điểm Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông, dự đoán là trong tháng Năm hoặc tháng Sáu 2016, Trung Quốc càng hung hăng như để cho thấy là họ tiếp tục bác bỏ mọi kết luận bất lợi. Trong lúc đó, hầu như toàn bộ các nước khác đều kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế.
Sau đây mời quý vị nghe phần phân tích của giáo sư Ngô Vĩnh Long trong bài phỏng vấn nhanh dành cho Ban Việt Ngữ RFI.
Vụ kiện chỉ liên quan đến đường lưỡi bò chứ không phải về chủ quyền
RFI : Vấn đề Trường Sa sắp nổi bật với phán quyết của Tòa Án Thường Trực La Haye về đơn Philippines kiện Trung Quốc. Giới phân tích đã có những dự đoán sao về phán quyết này?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết xin nhắc lại đơn kiện của Philippines chủ yếu là về đường 9 đoạn, hay đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc dùng để xâm chiếm các vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á, cũng như để lập luận rằng tất cả các đảo và vùng biển phía trong đường lưỡi bò đó là của Trung Quốc.
Vụ kiện không phải về tranh chấp chủ quyền của các đảo mà Toà Án Thường Trực La Haye không có quyền phán xét.
Tuy nhiên, nếu phán quyết của Toà Án Thường Trực cho rằng đường lưỡi bò là phi pháp, thì người ta có thể đi đến kết luận là việc Trung Quốc chiếm đóng các đảo, mỏm đá, v.v., cũng như việc khẳng định là tất cả các vùng nước và vùng trời trong khu vực đường lưỡi bò là của Trung Quốc, cũng phi pháp.
Giới phân tích phần lớn có dự đoán là phán quyết của Toà Án Thường Trực sẽ cho là đường lưỡi bò không có cơ sở luật pháp. Nếu như thế thì ít nhất là các nước bị đường lưỡi bò liếm mất vùng đặc quyền kinh tế, đảo, lãnh hải, v.v., sẽ có thể chứng minh cho thế giới biết một cách rõ ràng hơn cái gì là của họ theo pháp luật.
Nhưng đây chỉ là bước đầu thuận lợi cho cuộc đấu tranh trường kỳ với Trung Quốc.
Trung Quốc cho thế giới biết : Không chấp nhận Luật Biển
RFI :Phải chăng Trung Quốc đã chuẩn bị đối phó với một phán quyết bất lợi ?
Ngô Vĩnh Long : Đúng như vây. Cách đối phó của Trung Quốc ngay từ khi vụ kiện bắt đầu là không chấp nhận quyền hạn của Toà Án Thường Trực, do đó, Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết.
Ngược lại, Trung Quốc đã cố tình thách thức thế giới và luật pháp quốc tế với những việc như đưa thêm vũ khí vào Hoàng Sa và Trường Sa, xây cất thêm các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, đưa hàng trăm tàu cá vào vùng biển của Malaysia, và dùng tàu tuần dương cướp lại tàu cá mà Indonesia đã bắt giữ ở vùng đảo Natuna ngày 19 tháng 3 vừa qua.
Rõ ràng là Trung Quốc chuẩn bị cho thế giới biết rằng Trung Quốc không chấp nhận Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc đã ký. Và Trung Quốc muốn chứng minh rằng 80% Biển Đông là của Trung Quốc, kể cả những vùng ngoài như là vùng Natuna, thì Trung Quốc cho đó là vùng đánh cá truyền thống của Trung Quốc, cho nên Trung Quốc có quyền đưa tàu đến đó.
Hơn 90% phán quyết được tôn trọng dù không ràng buộc
RFI : Phán quyết đó có thể ảnh hưởng ra sao đến Việt Nam?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết tôi xin nói rằng là chín mươi mấy phần trăm của tất cả các phán quyết của Toà Án Thường Trực, hay là của các tòa án quốc tế khác từ trước đến nay đều được các nước trên thế giới tuân thủ mặc dù họ không đồng ý.
Phán quyết của Tòa Án Thường Trực lần này nếu định nghĩa rõ ràng là yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở luật pháp và Trung Quốc không được dùng cái “chủ quyền có tự ngàn xưa” này để cản trở lưu thông trên biển và trên không trong khu vực Biển Đông, thì ảnh hưởng sẽ rất tích cực đối với Việt Nam.
Việt Nam là nước có lãnh thổ và bờ biển dài nhất trong khu vực nên có vùng đặc quyền kinh tế lớn rộng nhất trong khu vực. Thêm vào đó Việt Nam cũng là nước chiếm hữu nhiều đảo nhất ở Trường Sa. Trung Quốc không có thể lấy lý do đường lưỡi bò để đánh chiếm thêm đảo và giết người như sự kiện Gạc Ma hay để đe doạ ngư dân Việt Nam đang hành nghề trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như Trung Quốc đã làm thường xuyên cho đến nay.
Thành ra Việt Nam có thể dùng phán quyết này để tranh đấu Nhưng việc này đòi hỏi chính quyền và nhân dân Việt Nam phải tích cực xử dụng phán quyết này cũng các luật pháp quốc tế khác để vận động sự ủng hộ của các nước trong khu vực và ngoài khu vực trong việc bảo vệ an ninh và quyền lợi của Việt Nam, nói riêng, và của thế giới, nói chung.
Việt Nam phải khẳng định rõ ràng việc tuân thủ phán quyết
RFI : Đối sách Trường Sa của Việt Nam nên như thế nào?
Ngô Vĩnh Long : Đối sách Trường Sa nói riêng, và Biển Đông, nói chung, của Việt Nam là nên khẳng định một cách rõ ràng việc Việt Nam tuân thủ phán quyết của Toà Án Thường Trực cũng như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.
Thêm vào đó Việt Nam nên liên tục lên tiếng về sự đe doạ an ninh của Trung Quốc, thường xuyên vận động dư luận quốc tế về việc đánh chiếm của Trung Quốc, không nên cho người hiểu lầm rằng Việt Nam chấp nhận việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc như là chuyện đã rồi.
Nếu Trung Quốc tiếp tục ngoan cố thì các nước hiện nay không muốn chống đối Trung Quốc cũng phải có thái độ rõ ràng hơn như trường hợp Indonesia đòi kiện Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng vài tháng sau phán quyết, nếu Trung Quốc vẫn ngang ngược, các nước phải nghĩ đến chuyện nếu không phải là cấm vận Trung Quốc, thì cũng phải xét lại quan hệ thương mại, nếu không thì Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh…
Trong năm bầu cử ở Mỹ, Trung Quốc muốn leo thang, làm một số việc đã rồi, để sau này cũng khó cho Mỹ hay cho các nước khác trở tay. Cho nên năm nay là một thời điểm quan trọng, đặc biệt là trong sáu tháng tới.
Do đó, về xa về dài Trung Quốc có thể phải xét lại là một nước lớn Trung Quốc nên tiếp tục hành xử như là một tên côn đồ quốc tế hay nên tuân thủ luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã ký. Trung Quốc phải xem lại là quyền lợi của mình về xa về dài là tạo thêm chống đối hay là củng cố quan hệ kinh tế và ngoại giao mà đã giúp Trung Quốc trở thành một nước phát triển nhanh chóng như trong 3 thập kỷ vừa qua.
*
Càng gần đến thời điểm Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông, dự đoán là trong tháng Năm hoặc tháng Sáu 2016, Trung Quốc càng hung hăng như để cho thấy là họ tiếp tục bác bỏ mọi kết luận bất lợi. Trong lúc đó, hầu như toàn bộ các nước khác đều kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế.
Các hành động như xua tàu cá vào vùng biển gần chuỗi South Luconia
Shoals mà Malaysia cho là thuộc chủ quyền của mình, ngăn chặn không cho tàu
tuần duyên Indonesia thực thi luật pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của
Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna, xua đuổi tàu đánh cá Philippines gần bãi
cạn Scarborough, kéo giàn khoan dầu vào hoạt động trong vùng biển chưa phân
định với Việt Nam, đã bị nhiều nhà phân tích cho là nhằm chứng tỏ rằng Trung
Quốc trước sau như một, vẫn không công nhận phán quyết của một tòa án mà họ đã
bác bỏ thẩm quyền ngay từ đầu.
Những hành vi khác như đưa vũ khí đến Hoàng Sa, bồi đắp rạn san hô
trong tay họ tại Trường Sa, xây dựng trên đó những cơ sở kiên cố có thể dùng
làm mục tiêu quân sự, cấp tốc cho thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập, cho vận
hành hải đăng trên Đá Xu Bi, đều như để chứng tỏ rằng Bắc Kinh thực thụ là chủ
nhân của khu vực, đặt quốc tế trước một sự đã rồi, không thể đảo ngược.
Trước những động thái quyết đoán của Trung Quốc, các nước trong
khu vực từ Philippines đến Việt Nam, và những cường quốc khác, từ Mỹ, Nhật, Úc,
cho đến Đức, Pháp, Liên Hiệp Châu Âu, tất cả đều đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc
chấm dứt những hoạt động nhằm thay đổi nguyên trạng, và nhất là, nên tôn trọng
phán quyết sắp tới đây của Tòa Trọng Tài Thường Trực.
Phán quyết được dự đoán sẽ bất lợi cho Trung Quốc
Các nhà phân tích trong thời gian qua đã xem xét kỹ đơn kiện của Philippines,
các tuyên bố của Tòa Trọng Tài Thường Trực liên quan đến vụ kiện này và hầu hết
đều dự đoán là phán quyết sắp được đưa ra sẽ bất lợi cho Bắc Kinh, và những
động thái của Trung Quốc trong thời gian qua đều nhằm mục tiêu chuẩn bị đối phó
với khả năng Manila thắng kiện.
Theo các nhà quan sát, phán quyết sắp tới không chỉ tác động đến
Philippines và Trung Quốc, mà sẽ có ảnh hưởng trên các nước tranh chấp khác, từ
Malaysia, Philippines, cho đến Việt Nam.
Ngoại trưởng G7 bày tỏ quan ngại về tình hình
Biển Đông
Các ngoại trưởng G7 trong phiên họp đầu tiên
ngày 10/04/2016 tại Hiroshima, Nhật Bản.REUTERS/Jonathan Ernst
Các ngoại trưởng của nhóm G7 bày tỏ mối quan ngại về các tranh
chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, những vùng biển mà Trung Quốc ngày càng
tỏ ra hung hăng trong việc xác quyết chủ quyền.
Trong bản tuyên bố chung đưa ra hôm nay, 11/04/2016, sau khi kết
thúc hai ngày họp tại Hiroshima, Nhật Bản, các ngoại trưởng của 7 nước công nghiệp
phát triển hàng đầu thế giới nói : « Chúng
tôi quan ngại về tình hình tại Biển Đông và biển Hoa Đông, và nhấn mạnh đến tầm
quan trọng căn bản của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình».
Các ngoại trưởng G7 cũng tuyên bố chống lại mọi hành động đơn
phương mang tính khiêu khích, hù dọa hoặc áp đặt có thể làm thay đổi nguyên
trạng, đồng thời kêu gọi các bên không nên có những hành động như bồi đắp đảo, xây
dựng các tiền đồn trên đây cũng như sử dụng các đảo này vào mục đích quân sự.
Lãnh đạo ngoại giao của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu còn
yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông phải hành xử theo đúng
luật quốc tế, trong đó bao gồm các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không.
Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, bản thông cáo chung của các
ngoại trưởng G7 rõ ràng đã chỉ trích những tham vọng của Bắc Kinh ở hai vùng
biển này.
Nhóm G7 đã đưa ra thông cáo chung nói trên mặc dù hôm thứ Bảy
(09/04), ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã yêu cầu là không đưa vấn đề
tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông ra thảo luận tại cuộc họp ở
Hiroshima. Hôm qua, Tân Hoa Xã cũng đã lên án Nhật Bản tìm cách «
thao túng » cuộc họp các ngoại trưởng nhóm G7.
Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông,
trong bản tuyên bố đưa ra tại Hiroshima hôm nay, các ngoại trưởng G7 cũng đã
kêu gọi « một thế giới không vũ khí hạt nhân »,
đồng thời thúc giục cộng đồng quốc tế « đẩy
nhanh » và « tăng cường » cuộc chiến
chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Irak và Syria.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment