Lợi hay hại khi che dấu thông tin?
Mặc Lâm, biên tập
viên RFA
2016-11-30
2016-11-30
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Vụ trưởng Thanh
tra Nguyễn Minh Mẫn.
Lợi hay hại khi
che dấu thông tin?
00:00/00:00
Che dấu thông tin là căn bệnh của các chế độ toàn trị mặc dù chính
sách chống tham nhũng hay tội phạm môi trường luôn được chính quyền đề cao với
những nghị quyết mạnh mẽ và quyết liệt.
Quan liêu và xem thường pháp luật
Một audio clip lan truyền trên mạng hồi gần đây ghi lại âm thanh
cuộc họp với cán bộ trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu của
Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn đã làm cho dư luận dậy sóng vì tính cách
quan liêu và xem thường pháp luật của ông ấy.
Khi nói về vấn đề thanh tra, trong tư cách Vụ trưởng Thanh tra ông
Nguyễn Minh Mẫn khẳng định nhân viên dưới quyền không được hé lộ bất cứ thông
tin xấu nào vì xấu xa thì phải che đậy lại, ông Mẫn nói:
“Hôm nay tôi nói rõ cho các đồng chí biết bất kỳ đoàn viên đoàn thanh
tra nào, kể cả từ trưởng đoàn thanh tra trở xuống mà tiết lộ cái công trình này
bị thiếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài cho báo chí biết thì đồng chí đó
chịu trách nhiệm, hôm nay tôi nói rõ luôn. Tại vì xấu xa thì ta đậy lại không
dại gì vạch áo cho người xem lưng.”
Ông này nói theo kiểu điếc không sợ súng mà dân gian người ta nói
“cả vú lấp miệng em”, dùng quyền lực để mà che giấu. Ông ta nói thế là bất chấp
luật pháp, bất chấp cả thời thế.
-Nhà văn Phạm Viết Đào
-Nhà văn Phạm Viết Đào
Nhà báo, nhà văn Phạm Viết Đào, nguyên Trưởng phòng Thanh
tra-Phòng chống Tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho biết ý kiến
của ông về phát biểu của ông Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn:
“Ông này nói theo kiểu điếc không sợ súng mà dân gian người ta nói
“cả vú lấp miệng em”, dùng quyền lực để mà che giấu. Ông ta nói thế là bất chấp
luật pháp, bất chấp cả thời thế. Ngay trong luật chống tham nhũng thì một
trong những bí quyết, át chủ bài phòng chống tham nhũng của Tổng thanh tra là
phải minh bạch hóa nó cũng là một trong những quả đấm là phải minh bạch hóa
trong cách chống tham nhũng mà bây giờ ông ấy bịt lại thì đã đi ngược điều đó
rồi.
Ông này không hiểu gì về luật pháp và ông cưỡi lên đầu người ta, muốn
làm gì thì làm. Thanh tra mà ông lại không hiểu pháp luật, đây là một thất thố
ngay trong thanh tra mà không coi luật pháp ra cái gì cả. Ở ngay trong luật
thanh tra người ta đòi hỏi sự minh bạch. Luật báo chí chuyên ngành cũng vậy
ngay trong thanh tra mà ông chống lại thì ông tồn tại kiểu gì, ông làm ăn kiểu
gì vậy?”
Ông Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn còn vi phạm nguyên tắc báo
chí một cách công khai và sự vi phạm này được xem như tuyên chiến với cả nền
báo chí Xã hội chủ nghĩa khi ông tuyên bố giữa cuộc họp như sau:
“Về báo chí tôi nói thật với các anh lãnh đạo báo chí lúc này nó nhiều
quá, 20 nghìn nhà báo nhất là thành phố Hồ Chí Minh này gần 15 triệu người, kể
cả những người vô gia cư, báo chí tập trung ở đây nhiều nhất. Tập trung vào nên
không có lịch mà tiếp đâu nên tôi đề nghị là tất cả các thông tin báo chí kể cả
trong quá trình đoàn thanh tra làm việc thì các đồng chí không tiếp khách, trừ
báo Đảng, tuyên truyền cho các đồng chí trong dịp tết, viết bài như báo Nhân
Dân thì các đồng chí biết rồi còn tất cả tôi đề nghị các đồng chí không tiếp,
không ai làm gì được đâu.
Tôi nói rõ là bất kỳ nhà báo nào quấy nhiễu các đồng chí thì các đồng
chí cứ việc nêu trực tiếp với tôi. Tôi nói thật nhiều đồng chí Bí thư, Chủ tịch
các tỉnh, nhiều Bộ trưởng tôi kết hợp tôi đuổi các nhà báo đấy tôi chẳng ngại
đâu. Bởi vì trong quá trình mà báo chí nó nhiễu thì rất là nhục, báo cáo các
đồng chí thế. Các đồng chí cố gắng khắc phục ngay từ đầu không tiếp nhà báo.”
Che dấu vì có chia sẻ lợi nhuận?
Thanh tra Chính phủ cố tình che lấp thông tin để che đậy cái xấu
cho chế độ là điều có thể hiểu được còn công an muốn che dấu thông tin của tội
phạm môi trường lại là một câu chuyện bức xúc khác không thể giải thích ngoại
trừ bản thân người che dấu thông tin có chia sẻ lợi nhuận từ hành vi xả thải
bất hợp pháp.
Anh Nguyễn Đức
Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi
phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay
clip video và post lên trang Facebook của anh hôm 20/11. Ảnh chụp từ video clip
Câu chuyện của anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên xã
Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh là một ví dụ về thái độ che dấu thông tin tội
phạm môi trường của công an Hà Tĩnh.
Sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong
vịnh Sơn Dương anh Nguyễn Đức Hùng đã quay clip video và post lên trang Facebook
cá nhân của mình nhưng sau đó bị công an Hà Tĩnh hăm dọa, buộc anh phải gỡ bỏ
clip này xuống. Nói với chúng tôi anh Hùng bức xúc:
“Sau một ngày đăng tải lên thì bị áp lực rất nhiều phía nhất là công
an Hà Tĩnh và công an Kỳ Anh. Có hai anh công an tới hỏi thì em viết trên trang
Facebook thế nào thì em trả lời như vậy. Sau cuộc gặp thì hai anh nói là bên
công an sẽ xác nhận nếu như đúng thì sẽ xử lý theo luật pháp còn nếu sai, không
chính xác thì em phải coi lại suy nghĩ của em khi đem lên Facebook.
Chiều hôm ấy có gặp ông Đại tá Đặng Hoài Sơn là trưởng công an Kỳ Anh
có gọi phone cho anh của tôi bảo là phải gỡ bỏ cái video clip đó xuống nhưng
tôi không gỡ và nói là tôi thấy đúng sự thật thì đem lên chứ chẳng làm gì mà
chống phá ai hết. Ông ta nói hình ảnh video mà tôi để trên Facebook mà không
lấy xuống thì tôi là một người phản động, Kích động người này người khác để
chống phá nhà nước. Ông ta nói phải gỡ xuống còn không nghe thì ông sẽ bắt giam
theo cách của ông, và ông sẽ tìm mọi cách để bắt tôi.”
Những vụ che dấu thông tin tương tự vẫn xảy ra hàng ngày trong
nhiều lĩnh vực mà chính quyền không thể biết hết vì cán bộ trách nhiệm cũng là người
chủ trương che dấu thông tin. Người dân cho rằng người được hưởng lợi từ sự che
dấu này hiển nhiên là tội phạm môi trường, kinh tế cũng như những con sâu trong
chính quyền, ngược lại, người chịu thiệt hại trực tiếp vẫn là nạn nhân của các
vụ xả thải làm bẩn môi trường sống, và kế đó là cả hệ thống chính trị Việt Nam
nhiễm độc thói quen che chắn qua cách áp dụng câu “tốt khoe xấu che” một cách
sai lầm.
Dư luận lẫn báo chí góp ý chủ trương phòng chống tham nhũng không
bao giờ thành công nếu vẫn dung dưỡng tư tưởng che đậy thông tin xấu trong hệ
thống cầm quyền. Những người giữ chức vụ cao nhưng khiếm khuyết như ông Vụ
trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn và đại tá công an Đặng Hoài Sơn không phải là
ít, nó lan tỏa âm thầm trong nội bộ chính quyền bởi sự làm ngơ của cấp cao hơn
khi những sai trái này được báo chí hay dân chúng phanh phui.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment