Thư số 67 gởi: Người
Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân
Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện
trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người
lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng,
Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng.
Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”,
Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân
Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng
chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên
căn bản đó.
Với thư này, tôi tổng hợp tin tức từ Việt
Nam và quốc tế, nhất là tin tức liên quan đến Trung Cộng, Đông Bắc Á, và Đông
Nam Á (gồm Biển Đông).
I.- Thứ nhất. Biển Đông với các quốc gia
liên quan.
* Hoa
Kỳ - Trung Cộng - Đông Bắc Á.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex
Tillerson, trong chuyến công du đến Nhật Bản, Đại Hàn, và Trung Cộng, trong mục
đích phốp hợp chống lại sự đe dọa của Bắc Hàn sử dụng vũ khí hạt nhân. Ngày
15/3/2017, ông Rex Tillerson đến thủ đô Tokyo (Nhật Bản), và ngay
chiều hôm ấy đã gặp Ngoại Trưởng Nhật Bản Fumino Kishida. Hai Ngoại Trưởng
cùng đồng ý về sức mạnh trong bang giao giữa hai nước sau vụ Bắc Hàn phóng loạt
hỏa tiễn đạn đạo ngày 6/3/2017. Vì vậy mà hai vị Ngoại Trưởng cùng thảo luận về
các phương thức hợp tác an ninh quốc phòng. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phát biểu
rằng: "Rõ ràng là chúng ta cần có con đường khác, sau 20 năm với nỗ lực
ngoại giao thất bại vì không ngăn được Bắc Hàn sản xuất vũ khí hạt nhân”.
Ngoại trưởng Hoa kỳ gặp Ngoại trưởng Đại Hàn Yun
Byung-Se
Ngày 17/3/2017, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Tillerson,
đến thủ đô Seoul (Đại Hàn) gặp Ngoại Trưởng Đại Hàn Yun Byung-Se. Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ nói rằng: “Chính sách kiên nhẫn chiến lược đối với Bắc Hàn đã
chấm dứt, và hành động quân sự chống lại Bình Nhưỡng là một giải pháp. Bắc
Hàn phải hiểu rằng, cách duy nhất để có một tương lai an ninh và thịnh vượng
về kinh tế, là phải từ bỏ việc phát triển vũ khí hạt nhân, hỏa tiễn đạn đạo, và
các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác."
Và trong cuộc họp báo chung với Ngoại
Trưởng Yun Byung-Se, Ngoại Trường Tillerson nói rằng: “Một loạt khả
năng toàn diện đang được tạo ra để đối phó với Bắc Hàn”.
Sau khi thăm Nhật Bản và Đại Hàn, ngày
19/3/2017, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đến Trung Cộng, với muc đích vận động Trung
Cộng thúc đẩy Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân, đồng thời chuẩn bị chương
trình cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Donald Trump với Chủ Tịch
Tập Cận Bình vào ngày 6-7/4/2017 tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.
Báo chí tháp tùng Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
trong chuyến thăm Nhật Bản, Đại Hàn, và Trung Cộng, chỉ có phóng viên duy nhất
là cô Erin McPike của báo Independent Journal Review online.
Ngày 5/4/2017, bản
tin Kyodo cho biết: “Cuộc điều tra mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu
Pew có trụ sở tại Washington, thăm dò dư luận trong trường hợp chiến
tranh xảy ra trong vùng Đông Nam Á hay Đông Bắc Á do Trung Cộng gây ra, thì
Hoa Kỳ có can dự hay không, được thực hiện từ ngày 16//2017 đến 15/3/2017
với 1.505 người Hoa Kỳ. Kết quả được công bố ngày 4/4/1917 như sau: “Trong
số người được hỏi ý kiến, thì 58% ủng hộ Hoa Kỳ bảo vệ Nhật Bản, Đại
Hàn, và Philipines. Cũng trong cuộc thăm dò này, 65% đảng viên Cộng
Hòa nói rằng cần sử dụng quân sự, trong khi đảng viên Dân Chủ ủng hộ
quan điểm này là 52%, và nhóm những người khác có đến 62% ủng hộ quan
điểm này” . Một nửa số người được hỏi đã trả lời rằng: “Họ nói
rằng Trung Cộng là một mối đe dọa về kinh tế hơn là quân sự”.
Ngày 7/4/2017, sau
khi kết thúc hội đàm với lãnh đạo Trung Cộng, Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố
với các ký giả rằng: “Tôi đã vun đắp một tình bạn hữu đặc biệt với Chủ Tịch
Tập Cận Bình, sau lần tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa hai quốc gia lớn nhất
nhì thế giới. Tôi và ông Tập, đã thực hiện được bước tiến đáng kể trong cuộc thảo
luận, và tôi tin là những vấn đề căng thẳng giữa hai quốc gia sẽ được giải quyết”.
Về phía Trung Cộng, ông Tập Cận Bình nói rằng: “Hai phái đoàn đã
thực hiện được cuộc đối thoại bao phủ các vấn đề quan trọng, bang giao trở nên
tốt đẹp, cùng nhau làm việc có hiệu quả, và hai quốc gia ý thức được trách nhiệm
lịch sử của mình về hòa bình thế giới”.
Trong khi các viên chức có mặt thì nói rằng:
“Trong hai ngày gặp nhau (6 và 7/4/2017), thực chất như để hai vị lãnh đạo
làm quen, còn các vấn đề bất đồng sẽ từ từ giải quyết”. Cùng lúc, truyền
thông Trung Cộng loan tin rằng, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trumpc đã nhận
lời mời sang thăm đất nước họ trong năm 2017 này”.
Ngày 8/4/2017, báo
Sankei Shimbun (Nhật Bản) có bản tin: “Chủ Tịch Trung Cộng
Tập Cận Bình đã phát biểu ngay trong khi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ Donald
Trump, rằng: “Chúng ta có hàng ngàn lý do để xây dựng bang giao giữa hai quốc
gia, mà không có một lý do nào để phá hỏng mối bang giao này". Vẫn tờ Sankei
Shimbun: “Kết quả cụ thể của hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Trung Cộng,
thể hiện việc mở rộng vấn đề đối thoại song phương trong tương lai, cũng như cố
gắng loại bỏ mức thâm hụt thương mại hai nước càng sớm càng tốt”.
Ngày 17/4/2017,
trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống lâm thời Hàn Quốc Hwang Kyo-Ahn,
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence phát biểu như sau: "Trong
2 tuần vừa qua, thế giới đã chứng kiến sức mạnh và quyết tâm của Tổng Thống Hoa
Kỳ bằng các hành động ở Syria và Afghanistan. Tốt nhất, Bắc Hàn không nên thách
thức quyết tâm của Tổng Thống cũng như sức mạnh của quân lực Hoa Kỳ trong khu vực”.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nhấn mạnh: “Hoa Kỳ muốn thuyết phục Bắc Hàn
từ bỏ vũ khí hạt nhân thông qua các biện pháp hòa bình. Lời cảnh báo này vẫn để
ngỏ với những kế hoạch đối phó.” Sau cùng, Phó Tổng Thống Hoa
Kỳ nói với Tổng Thống lâm thời Đại Hàn, cũng là lời cảnh báo Bắc Hàn: “Thay
mặt Tổng Thống Donald Trump, tôi gửi đến Tổng Thống (Đại Hàn) một thông điệp rằng,
chúng tôi luôn luôn sát vai cùng Bắc Hàn và các bạn đồng minh trong khu vực”.
Ngày 24/4/2017, tất
cả 100 Thượng Nghị Sĩ Thượng Viện Hoa Kỳ đến Tòa Bạch Ốc tham dự cuộc điều trần
với Ngoại Ttrưởng Rex Tillerson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis,
Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Dan Coats, và Chủ Tịch Uỷ Ban Tham
Mưu Liên Quân Joseph Dunford, để nghe trình bày về tình hình Bắc Hàn.
Trong khi đó, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Bà Nikki
Haley trả lời phóng viên tờ Daily Star, rằng: “Chỉ cần Bắc Hàn
tấn công căn cứ quân sự, hoặc thử hỏa tiễn đạn đạo, hoặc thử vũ khí hạt nhân,
hoặc thử gây hấn, hoặc hành động gây hấn, Hoa Kỳ sẽ đáp trả bằng vũ lực”.
Cùng ngày 24/4/2017, Chủ Tịch Trung Cộng
Tập Cận Bình, vội vã điện đàm với Tổng Thống Hoa Kỳ, rằng: “Trung
Cộng hy vọng là các bên kềm chế, tránh mọi hành động gây thêm căng thẳng trên
bán đảo Triều Tiên. Biện pháp duy nhất để giải quyết một cách nhanh chòng hồ sơ
hạt nhân Bắc Hàn, và thực hiện việc giải trừ hạt nhân trên bán đảo này, là mỗi
bên liên quan nên gánh vác một phần trách nhiệm của mình”. Chủ Tịch
Trung Cộng nói thêm: “Trung Cộng phản đối mọi sáng kiến ngược lại các
Nghị Quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”. Trong khi Tổng
Thống Hoa Kỳ nói mạnh mẽ rằng, Bắc Hàn là quốc gia gây ra bất ổn.
Theo bản tin đài VOA, thì ngày 25/4/2017 tàu ngầm
hạt nhân USS Michigan của Hạm Đội 7 đến hải cảng Busan của Đại Hàn.
Trong khi hàng không mẫu hạm Carl Vinson cùng nhóm chiến hạm thuộc Hạm Đội
3 cũng đến vùng biển này trong vài ngày sau đó, sẽ cùng với Hải Quân Nhật
Bản tập trận. Dù tàu ngầm hạt nhân USS Michigan không tham gia tập trận, nhưng
sự xuất hiện của nó được xem là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với Bắc Hàn.
Tầu ngầm
nguyên tử USS Michigan
Tàu ngầm Michigan được trang bị lò phản ứng
hạt nhân, cung cấp năng lượng cho mọi nhu cầu của tàu ngầm, do đó thời gian hoạt
động không giới hạn. USS Michigan là loại vũ khí chiến lược, mang theo khối hỏa
tiễn Trident II bắn xa đến 11.300 cây số. Khối đầu đạn hạt nhân trên tàu ngầm,
sức công phá bằng tất cả bom đạn mà Hoa Kỳ đã sử dụng trong thế giới chiến
tranh lần thứ 2 hồi nửa đầu thế kỷ 20
Ngày 25/4/2017, ngày
kỷ niệm 85 năm thành lập quân đội, lãnh đạo Bắc Hàn tập trung khoảng
300 đến 400 khẩu đại bác, đặt súng theo đội hình 3 hàng ngang dài theo bờ biển
thuộc thành phố Wosan. Đồng loạt khai hỏa trong cuộc tập trận pháo binh lớn nhất
từ trước đến nay của quốc gia độc tài này, giữa lúc tình hình căng thẳng do
chính họ gây ra, để cảnh báo quốc gia Đại Hàn và Nhật Bản, xa hơn một chút là
phô trương với Hoa Kỳ như thể đây là một phần sức mạnh quân sự của họ.
Xin nhớ lại tuần trước đó, lãnh đạo Bắc
Hàn Kim Jong Un tuyên bố là sẽ bắn hằng loạt hỏa tiễn đạn đạo vào ngày kỷ niệm
85 năm thành lập quân đội. Nhưng, hôm nay ông ta cũng bắn vậy, nhưng chỉ dùng mấy
trăm khẩu đại bác để bắn, chớ không phải hỏa tiễn. Chưa hết, hai ngày trước đó
-23/4/2017- ông ta cũng mạnh miệng nói rằng ông ta sẽ cho nhận chìm hàng không
mẫu hạm Carl Vinson nữa mà. Vậy, có phải lãnh đạo Bắc Hàn đang sợ phản ứng quá
ư cứng rắn của Tổng Thống Hoa Kỳ không?
Ngày 26/4/2017,
phái đoàn Bắc Hàn tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Bắc Hàn sẽ đáp trả cuộc
chiến tranh tổng lực với Hoa Kỳ bằng một cuộc chiến hạt nhân”. Thông cáo
báo chí từ phái đoàn này còn nói rằng: “Bắc Hàn chắc chắn sẽ giành chiến thắng
trong cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Mỹ, và Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Bắc Hàn
không bao giờ run sợ trước sự kiện Hải Quân Hoa Kỳ có mặt ngoài khơi bán đảo
Triều Tiên, để khuất phục đất nước này”.
Hoa kỳ bắn thử Hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa
Ngay ngày trong ngày hôm ấy -26/4/2017-
Không Quân Hoa Kỳ từ bờ Đông Thái Bình Dương, bắn thử hoả tiễn đạn đạo
liên lục địa chống hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân, sang vùng biển gần
Kwajalein thuộc quần đảo Marshal Nam Thái Bình Dương, cách xa khoảng 6.750 cây
số. Sự kiện này nói là thử nghiệm khả năng bảo vệ Hoa Kỳ trước hiểm họa bị tấn
công từ bên kia bờ Thái Bình Dương, nhưng thật sự là đáp trả ngay sau khi Bắc
Hàn tuyên bố sẽ chiến thắng Hoa Kỳ trong chiến tranh hạt nhân.
Ngày 27/4/2017,
theo báo bưu điện Hoa Nam thì Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Ri
Yong-Ho gởi thư đề ngày 23/4/2017 đến Tổng Thư Ký Hiệp Hội Đông Nam Á ASEAN,
ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào cuối tháng 4 này tại Manila,
Philippines: “Tôi mong muốn ASEAN, vốn là tổ chức rất coi trọng hòa
bình và ổn định trong khu vực, sẽ nêu vấn đề về cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn
tại hội nghị ASEAN với quan điểm trung dung, khách quan. Tôi cũng hy vọng
ASEAN đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ hòa bình và an toàn của bán đảo
Triều Tiên. Các cuộc diễn tập quân sự hằng năm giữa Washington và Seoul, đã
thúc đẩy chúng tôi quyết định phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Một sự
thật rõ ràng rằng, khi họ thực hiện các phương tiện tấn công hạt nhân, có thể
đưa bán đảo Triều Tiên vào một vụ tàn sát hạt nhân chỉ trong vài giây… Bản chất
của các cuộc tập trận như vậy không có thể nào gọi là phòng vệ”.
Ngày 28/4/2017, Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, chủ tọa buổi họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc gồm các Ngoại Trưởng. Ông Rex Tillerson tuyên bố: “Hoa
Kỳ sẵn sàng đối thoại với Bắc Hàn trong mục đích giải trừ vũ khí hạt nhân, tuy
nhiên Hoa Kỳ sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết” Trong khi Ngoại Trưởng
Trung Cộng Vương Nghị vội vàng phát biểu: “Chỉ có con đường thương lượng
hòa bình là giải pháp tốt nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay”. Ông Rex
Tillerson cảnh báo: “Mối đe dọa Bắc Hàn tấn công các quốc gia láng giềng
bằng vũ khí nguyên tử là có thật. Bắc Hàn phải đưa ra quyết định ngồi vào bàn
đàm phán với Hoa Kỳ về một chương trình nghị sự theo hướng đó”.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, kêu gọi các quốc
gia thành viên Liên Hiệp Quốc cần trừng phạt Bình Nhưỡng. hoặc cô lập ngoại
giao với nước này.
Theo Cali Today News, khoảng 4 giờ
chiều (giờ miền Đông Hoa Kỳ) Bắc Hàn đã phóng thử hoả tiễn đạn đạo -theo xác nhận
từ các viên chức Hoa Kỳ- và quả hoả tiễn này đã bị nổ trên không. Tại cuộc họp
Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm nay (28/4/2017), Ngoại Trưởng Trung Cộng
Vương Nghị kêu gọi: “Vịệc sử dụng vũ lực, chỉ khiến thảm hoạ lớn hơn.” Ngoại
Trưởng Nga cũng cảnh báo: “Một suy nghĩ hay một bước đi sai lầm, có thể
dẫn đến hậu quả kinh hoàng và đáng sợ nhất”.
* Hoa
Kỳ - Khối quốc gia chống IS.
Ngày 22/3/2017, lần
đầu tiên một hội nghị chống quân khủng bố nhà nước Hồi Giáo IS được tổ chức tại
Washington DC, thủ độ Hoa Kỳ, dưới quyền chủ tọa của Ngoại Trưởng Hoa
Kỳ Rex Tillerson, với sự tham dự của 68 quốc gia trong tinh thần thống nhất
hành động Sự kiện này cho thấy Tổng Thống Donald Trump quyết tâm thực hiện
lời hứa sẽ đặt cuộc chiến chống nhà nước Hồi Giáo IS lên hàng đầu sau khi nhận
chức Tổng Thống, và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis được lệnh nghiên cứu kế
hoạch đánh bại IS. Trước khi có hội nghị này, Tổng Thống Hoa Kỳ đã gặp
riêng Thủ Tướng Iraq Haider al Abadi ngày 20/3/2017. Thông cáo từ
Tòa Bạch Ốc cho biết: “Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Iraq quả quyết
rằng, chủ nghĩa khủng bố không thể bị tiêu diệt chỉ bởi sức mạnh quân sự, và
hai vị lãnh đạo kêu gọi thế giới hãy siết chặt thương mại hơn nữa”.
* Hoa Kỳ -
Đông Nam Á (Biển Đông).
Ngày 20/4/2017, Phó
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo tiếp Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike
Pence tại thủ đô Jakarta. Trong cuộc hội kiến này, hai bên thảo luận rất
cởi mở trong mục đích giúp các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào thị trường
Indonesia dễ dàng hơn, như một chính sách ưu tiên chẳng hạn. Indonesia là quốc
gia đông dân nhất Đông Nam Á. Với 255 triệu dân, có tiếng là khó khăn cho
giới đầu tư quốc tế vì nạn tham nhũng và thủ tục hành chánh phức tạp.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence tại Indonesia
Với sự có mặt của Phó Tổng Thống Mike
Pence tại Indonesia, Hoa Kỳ bắn đi một tín hiệu trấn an các nước Đông Nam Á, rằng:
“Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách đối với Châu Á, đặc biệt là hồ sơ Bắc Hàn
khu vực Đông Bắc Á, và hồ sơ Biển Đông khu vực Đông Nam Á.
Trong ngày 20 và 21/04/2017, những
phát biểu của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, cho thấy sự quan tâm của Washington trên
hai hồ sơ này. Rõ ràng hơn, Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ tham dự hội nghị hằng năm của
khối ASEAN vào tháng 11 tới đây (2017) tại Philipines. Và thăm Việt Nam theo lời
mời của Thủ Tướng (có biệt danh CLMV) Nguyễn Xuân Phúc, nhân dịp dự hội nghị Diễn
Đàn Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương cùng trong tháng 11 này”.
Bà Amy Searight, chuyên
gia Châu Á, cựu viên chức quốc phòng Hoa Kỳ, tóm tắt như sau: “Khu vực Đông
Nam Á rất muốn biết lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông như thế nào. Nói rộng
hơn là Hoa Kỳ xích lại gần Trung Cộng như thế nào. Vì vậy mà có chuyến đi của
Phó Tổng Thống Mine Pence đến khu vực này.”
Ngày 21/4/2017, Phó
Tổng Thống Mike Pence tuyên bố rằng: “Tại Jakarta này, doanh gia Hoa Kỳ cảm
nhận được cơ hội tốt của họ tại Indonesia. Với các thỏa thuận giữa doanh gia
Hoa Kỳ với doanh gia Indonesia, tập đoàn dầu khí Exxon Mobil sẽ bán khí
đốt hóa lỏng, tập đoàn General Electric cung cấp trang bị cho các nhà
máy điện, và tập đoàn hàng không quân sự Lookheed Martin nhận canh tân
các oanh tạc cơ F-16. Vậy là, trong hai ngày có mặt tại Indonesia, Phó Tổng Thống
Hoa Kỳ Mike Pence, hai bên đã ký nhiều hợp đồng về năng lượng và vũ khí khoảng
10 tỷ mỹ kim, đồng thời được Indonesia ưu đãi về quan thuế.
Ngày 16/4/2017, Ngoại
Trưởng Việt Cộng Phạm Bình Minh thăm Trung Cộng trong 3 ngày, theo lời mời
của Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Cộng Dương Khiết Trì. Theo lời của phát
ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng cho biết: “Đó là phiên họp lần
thứ 10 của Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Việt Nam - Trung Cộng”. Theo báo điện tử
VGP News của chánh phủ Việt Cộng thì: “Hai bên sẽ bàn biện pháp thúc đẩy hợp
tác giữa hai nước trong thời gian tới trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi,
phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước”.
Ngoại
trưởng Hoa kỳ và ông Phạm Bình Minh
Ngày 20/4/2017, Phó
Thủ Tướng Việt Cộng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đến
Hoa Kỳ trong chuyến thăm 2 ngày. Theo bản tin của Bộ Ngooại Giao Việt Cộng,
thì: “Ông Phạm Bình Minh có cuộc hội đàm với Ngooại Trưởng Hoa Kỳ Rex
Tillerson, và Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Herbert Raymond McMaster.
Sau đó được Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin tiếp”.
Ngoại Trưởng Việt Cộng trao thư và chuyển
lời mời của Chủ Tịch nước Trần Đại Quang mời Tổng Thống Hoa Kỳ
tham dự hội nghị cấp cao APEC 2017, và chánh thức thăm Việt Nam. Cùng lúc,
Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, chuyển thư của Tổng Thống Hoa Kỳ mời
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.
Ngày 16/4/2017, ông Celeste
Frank Sayson, người phát ngôn cho cuộc tập trận Balikatan tuyên bố: “Philippines
tuyên bố, sẽ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên với Hoa Kỳ mang tên
Balikatan (= Vai kề vai) vào tháng 5/2017. Quân đội hai nước sẽ diễn tập phòng
chống thiên tai và khủng bố. Theo đó, “chúng tôi đặt ra giả thuyết một cơn bão
mạnh hay một cuộc tấn công quy mô lớn vào Philippines, nhưng chúng tôi sẽ không
bắn đạn thật như những lần trước, mà chỉ tập trung vào công tác hỗ trợ dân sự
và nhân đạo”.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin
Lorenzana cho biết: “Chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu của Philippines.
Manila trong nhiều năm qua nỗ lực chống các tay súng gốc Hồi Giáo nổi dậy
ở miền nam nước này, trong đó có một số nhóm tuyên bố trung thành với tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày, được nối lại
kể từ khi Tổng Thống Rodrigo Duterte vào năm 2016 tuyên bố hủy các cuộc tập trận
với Washington và yêu cầu tất cả lính Mỹ tại Philippines phải rút đi”.
Ngày 28/4/ 2017,
khai mạc hội nghị Ngoại Trưởng các quốc gia thành viên khối ASEAN tại thủ đô
Manila của Philippines, trong không khí căng thẳng khu vực bán đảo Triều Tiên,
và tình hình Biển Đông cũng không kém. Có thể vì vậy mà lực lượng an ninh dày đặc
chung quanh nơi họp, và các góc đường trong thủ đô.
Tổng Thống Rodrigo Duterte, lần
đầu tiên trong cương vị lãnh đạo nước chủ nhà, lại bị chỉ trích gay gắt từ nhiều
nhóm tranh đấu nhân quyền, kể cả trong nước, do chính sách đàn áp ma túy đẫm
máu mà ông cho thực hiện ngay sau khi nhận chức Tổng Thống cuối tháng 6/2016.
Các Ngoại Trưởng ASEAN ra
tuyên bố chung: “Bày tỏ sự lo lắng nghiêm trọng đối với tình hình bán đảo
Triều Tiên, do Bắc Hàn liên tiếp thử hỏa tiễn gây ra, và tình hình nơi đây ảnh
hưởng mạnh đến khu vực Đông Nam Á, và trên thế giới. ASEAN khuyến cáo Bắc Hàn
và các bên liên quan trực tiếp, cần kềm chế nhằm tháo ngòi cho tình hình quá
căng thẳng, đồng thời không có bất cứ hành động nào có thể gây thêm căng thẳng”.
Một viên chức ẩn danh của chính phủ Philippines
cho hay: “Bắc Hàn đã phái viên Đại Sứ của họ ở Thái Lan sang Philipines trước
đây không lâu, để gợi ý cho hội nghị ASEAN là không nên có bất cứ áp lực nào gửi
đến Bình Nhưỡng trong hội nghị này”.
Ngày 29/4/2017, hồ
sơ Biển Đông được thảo luận sôi nổi trong hậu trường hội nghị này, vì dự thảo bản
tuyên bố chung do nước chủ nhà Philipines không nói đến hồ sơ Biển Đông. Cuối
cùng, hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN tại Manila, thủ đô Philipines, đạt được
bản tuyên bố chung, trong đó có nêu sự kiện bồi đấp (7 Đá) thành đảo nhân
tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này nhưng không nêu đích danh, mặc dù Bắc
Kinh vừa vận động vừa gây sức ép ASEAN -nhất là Philipines- không nêu vấn đề Biển
Đông, nhưng họ đã thất bại, dù có 4 quốc gia muốn xóa nhóm chữ “cải tạo đất
và quân sự hóa”.
* Việt
Cộng - Cam Bốt - Lào.
Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc,
vừa kết thúc chuyến thăm Campuchia và Lào từ ngày 24 đến 27/4/2017. Theo
truyền thông trong nước thì bang giao giữa 3 quốc gia với nhau là tốt, nhưng
báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Diễn Đàn Kinh Tế Thế
Giới (WEF) thì Việt Nam thua cả Lào và Cam Bốt về mọi lãnh vực. Rõ ràng hơn
là báo Một Thế Giới có bản tin như sau: “Việt Nam bị Lào và Cam Bốt thật sự vượt
qua chớ không còn là dự báo hay là nguy cơ nữa, và cái danh sách Việt Nam
thua kém hai nước nhỏ này sẽ ngày càng dài thêm”.
Tiến Sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên
là Viện Trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, từ Hà Nội đưa ra những điểm mà
ông cho là đáng chú ý: “Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Cam Bốt và của
Lào cao hơn Việt Nam trong những năm gần đây. Cam Bốt tăng trưởng khoảng
7- 8%, trong khi năm 2016 Việt Nam chỉ tăng 6,21%, và 3 tháng đầu năm 2017 này
tăng 5%. Thêm nữa, số lượng doanh nghiệp tư nhân của Cam Bốt cao hơn Việt Nam.
Còn Lào là quốc gia nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhất là thủy điện và họ đang
phát triển mạnh mẽ. .. Cam Bốt tự sản xuất được xe du lịch hiệu “Angkor EV
2014”. Xe này do ông Nhean Phaloek sáng chế, chạy với vận tốc 60 cây số/giờ. Xe
có trang bị hệ thống dẫn đường GPS, điều khiễn bằng điện thoại thông minh, hoặc
bằng thẻ căn cước có tần số radio RFID”.
Tiến Sĩ Doanh nhắc lại nhận định của cựu
Thủ Tướng Lý Quang Diệu rằng: Nếu có vị trí số một ở Đông Nam
Á, thì đó là Việt Nam”. Nhưng sự thật thì Việt Nam đứng dưới đít Cam Bốt và
Lào.
II.-Thứ hai. Nhận định.
*
Đông Bắc Á.
Đúng là cộng sản cùng một bản chất, Bắc
Hàn cũng vậy thôi. Chính Bắc Hàn đã bao nhiêu lần bị Liên Hiệp Quốc từ khuyến
cáo đến biện pháp trừng phạt, nhưng nước cộng sản này vẫn liên tục thử
các loại hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, tất nhiên là Đại Hàn và Nhật Bản
rất lo ngại về sự an toàn cho quốc gia của mình. Hoa Kỳ phải sử dụng những biện
pháp -kể cả quân sự- để bảo vệ đồng minh Nhật Bản với Đại Hàn. Vậy mà Bộ Trưởng
Ngoại Giao Bắc Hàn lại viết thư cầu cứu hội nghị ASEAN. Ông ta cho rằng, những
cuộc tập trận hằng năm của Hoa Kỳ và Đại Hàn buộc họ phải chuẩn bị các loại vũ
khí để tự vệ. Cùng lúc, đại sứ Bắc Hàn tại Thái Lan bay sang Manila, yêu
cầu ASEAN nếu không giúp giảm tình hình thì đừng gây rối thêm cho họ. Hóa ra,
lãnh tụ Bắc Hàn lớn tiếng mạnh miệng như sắp nắm quyền bá chủ thế giới khi có một
số vũ khí nguyên tử trong tay, nhưng thật ra khi thấy phản ứng của Hoa Kỳ + Đại
Hàn + Nhật Bản quá mạnh, thì ông ta sợ. Nếu không sợ sao lại ra lệnh cho Bộ Trưởng
Ngoại Giao tại Bình Nhưỡng, và Đại Sứ của họ tại Thái Lan cầu cứu ASEAN? Mà liệu
ASEAN ảnh hưởng thế nào với Hoa Kỳ mà cầu cứu, chẳng qua là ông ta nuôi chút hy
vọng vậy thôi.
Với tôi, Bắc Hàn chỉ dọa người anh em Đại
Hàn giàu sang, chớ không dám tấn công Đại Hàn cũng như Nhật Bản, khi biết rằng
khối hỏa lực tối tân trên tàu ngầm Michigan Hoa Kỳ bằng hai lần khối hỏa lực
trong thế chiến thứ 2, trừ khi ông Kim Jong Un lên cơn…Nhưng, nếu thật sự ông
ta lên cơn, chiến tranh sẽ xảy ra trong thời gian ngắn. Chế độ cộng sản Bắc Hàn
bị hủy diệt, Đại Hàn sẽ tổn thất nặng, Nhật Bản với Hoa Kỳ tổn thất đáng kể, vì
vũ khí hạt nhân Bắc Hàn lúc đầu. Sau chiến tranh, người dân Bắc Hàn sẽ cùng người
dân Đại Hàn sống trong chế độ tự do, như người dân Đức sau khi bức tường Bá
Linh sụp đổ năm 1990.
*
Đông Nam Á.
Uy tín của Hoa Kỳ đã thuyết phục được Indonesia
trong chuyến đi của Phó Tổng Thống Mike Pence, trong khi Philipines dịu
giọng với Hoa Kỳ qua sự kiện quân đội hai nước tiếp tục tập trận hằng năm, điều
mà trước đây Tổng Thống Duterte lớn tiếng chấm dứt, lại còn đuổi quân đội Hoa Kỳ
về nước. Nhưng rồi, đâu cũng vào đó, khi “cơn đau đầu” của ông ấy dịu xuống. Dù
vậy, Philipines vẫn còn trong áp lực của Trung Cộng. Cũng trong 2 tuần qua, Ngoại
Trưởng Việt Cộng bay sang Trung Cộng nhận lệnh, trước khi đến Hoa
Kỳ. Chắc phải qua thời gian mới biết Trung Cộng ra lệnh gì, cũng như những
gì hứa hẹn với Hoa Kỳ. Trong khi nội bộ Việt Cộng qua những đoạn video trên
Youtube và Facebook, cho thấy sự bối rối của lãnh đạo Việt Cộng, khi thực hiện
cuộc thanh trừng “những thành viên nhóm lợi ích” của Nguyễn Tấn Dũng, cùng lúc
phải đối đầu với những cuộc biểu tình, vụ Formosa bồi thường chưa đến đâu, rồi
vụ cướp đất của người dân Đồng Tâm, ngoại ô Hà Nội vừa kết thúc với tờ cam kết
của nhà cầm quyền Hà Nội là không truy cứu hình sự người dân, sau vụ người dân
Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động tràn đến cướp đất. Luật đất đai
là nguyên nhân của tất cả những vụ thu hồi đất với hành động cướp đất trong tay
người dân, đã hình thành Khối Dân Oan ngày càng đông thêm, đồng nghĩa với nỗi
khổ của Dân Oan ngày càng chồng chất!
Với tôi, cộng sản, nhất là cộng sản Việt
Nam gian manh dối trá, họ cam kết không truy cứu tội hình sự, nhưng theo thời
gian, họ sẽ lặng lẽ bắt những người mà họ cho là đứng đầu cuộc “nổi loạn” đó bằng
những tội khác nhau. Vì vậy mà ngày nào còn bị cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất
nước, thì ngày đó dân tộc Việt Nam vẫn khốn khổ bởi cái bản chất gian manh dối
trá của họ. Đã vậy mà lãnh đạo Việt Cộng cùng nhau đẩy Việt Nam đứng dưới đít
Cam Bốt với Lào nữa chớ. Nhìn lại chiều dài lịch sử bán đảo Đông Dương hằng
ngàn năm, hai quốc gia này luôn luôn đứng sau lưng Việt Nam. Vậy mà, từ khi những
nhóm lãnh đạo Việt Cộng tự phong là “đỉnh cao trí tuệ” cai trị với chính sách độc
tài chuyên chính, Việt Nam trở thành đàn em của hai quốc gia hàng xóm bé nhỏ
này trên các lãnh vực, nhất là về kinh tế và giáo dục. Con người văn minh lịch
sự của Việt Nam trước tháng 4/1975, lãnh đạo Việt Cộng đã dìm sâu xuống đáy xã
hội bằng chính sách giáo dục xã hội chủ nghĩa, trong khi dân Lào và Cam Bốt thì
vươn lên, cho nên lãnh đạo Việt Cộng vừa công bố cái gọi là Quy Tắc Ứng Xử Văn
Minh Lịch Sự, để dạy người dân, và dạy du khách ngoại quốc nữa.
Vậy, con xin Thượng
Đế, Ngài làm ơn vỗ thật mạnh vào đầu nhóm lãnh đạo Việt Cộng và mắng họ rằng:
“Văn minh lịch sự là từ Giáo Dục, chớ không phải từ cái lệnh của họ đâu”. Con
cám ơn Ngài.
III .- Kết luận.
Các Anh hãy nhớ, tác giả Stéphane
Courtois, trong quyển “Livre Noir du Communisme” (Sách đen về chủ nghĩa cộng
sản), ấn hành tại Paris năm 1997 có đoạn: “... Vượt trên mức độ tội ác cá
nhân, các chế độ cộng sản củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần
chúng lên hàng chính sách cai trị.... Sau đó, sự đàn áp thường ngày, sự kiểm
duyệt mọi trao đổi tin tức, kiểm soát xuất nhập biên giới, trục xuất người ly
khai... những ký ức về khủng bố tiếp tục đặt người dân trong tình trạng sợ hãi.
Các quốc gia cộng sản đều trong qui luật này”.
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự
do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất
nước. Không có dân chủ, không thể có sự phát triển bền vững. Và chính
chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, tháng 5 năm 2017
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~
No comments:
Post a Comment