Việc
nhà cầm quyền Việt Nam vay tiền TC làm đường cao tốc
Đồng Đăng – Trà Lĩnh vì thế chẳng
khác nào rước giặc vào nhà,
“rước voi về dày mả tổ.”
1 lu vc ngu nhu bò !!!!!
Envoyé : mardi 16
mai 2017 22:47
Objet : V.C: Vay tiền giặc rước giặc vào nhà?
Objet : V.C: Vay tiền giặc rước giặc vào nhà?
Đối với các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, TC luôn được coi là một
quốc gia “4 tốt,” với mối bang giao được định hướng theo “16 chữ vàng.” Tuy
nhiên, trong mắt công chúng Việt Nam, hai chữ TC lại mang một ý nghĩa nhạy cảm
đặc biệt. Và điều này bắt nguồn từ lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm
qua của người Việt.
Chính vì thế, trong khi lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đang sốt sắng đề xuất
với thủ tướng chính phủ giao các bộ tham mưu để vay $300 triệu từ TC nhằm sớm
làm đường cao tốc từ thị trấn biên giới Đồng Đăng, Lạng Sơn đến cửa khẩu Trà
Lĩnh (còn gọi là Hùng Quốc), Cao Bằng thì người Việt trong và ngoài nước lại
dõi theo với một tâm trạng đầy quan ngại.
Nhà văn Phạm Viết Đào, một blogger từng đăng nhiều tư liệu về cuộc
chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979-1990, nhận định về sự việc này:
“Trong cuộc chiến tranh 1979, Cao Bằng là địa
phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Thị xã Cao Bằng gần như thành bình địa không
còn một ngôi nhà nào nguyên vẹn… Thậm chí ngay sáng 17 Tháng Hai, 1979, xe tăng
TC bất thần xuất hiện tại Cao Bằng không biết vào từ ngả nào?
Có một nguồn tin cho biết: TC đã đào sẵn những
đường hầm xuyên núi để giấu xe tăng trong đó. Đúng giờ khởi sự chỉ cho bộc phá
nổ phá cửa là xe tăng bò ra. Nhiều bà con Cao Bằng đã bị ăn đạn của quân TC vì
tưởng xe tăng ta.
Chiều 16 Tháng Hai, 1979, Tướng Đàm Quang
Trung còn nói ở xã Quang Lang, huyện Hạ Lang rằng: “Có cho kẹo TC cũng không
dám đánh ta.”
Trong thời gian “tu nghiệp 258” [ở tù vì bị kết
tội theo Điều 258 – LAH], chủ blog có ở chung với một tu nghiệp viên quê ở Cao
Bằng. Anh ta bị bắt vì tội gián điệp, bán bí mật quân sự cho TC, bị phạt 20 năm
tù… Anh này cho biết: Sở dĩ thị xã Cao Bằng bị phá hủy nhanh vì trước đó các
công trình lớn, đường sá, cầu cống do TC giúp ta xây dựng họ đã cho gài trong
đó nhiều mìn, thuốc nổ. Ngày 17 Tháng Hai, 1979, họ chỉ nối kíp là cầu cồng, trụ
sở làm việc nổ tung.
Bây giờ Cao Bằng lại định vay $300 triệu của
TC để làm đường; chắc chưa quên những gì đã xảy ra trong năm 1979?! TC đã gạ Quảng
Ninh vay nhung đã bị từ chối rồi mà.”
Theo thông lệ, khi TC cho Việt Nam vay ưu đãi, họ sẽ được quyền chỉ
định nhà thầu thực hiện dự án. Và cũng theo lệ thường, các nhà thầu “made in
China” này sẽ mang sang Việt Nam từ cái đinh ốc cho đến cả đội quân “công nhân”
hùng hậu, sẵn sàng “lập xóm, lập phố” tại những địa bàn mà tuyến đường đi qua.
Thiết tưởng không cần phải nhắc lại là ngày 22 Tháng Ba, 2015, VOA
từng đưa tin là một tháng trước đó, quân đội Giải Phóng TC đã ngưng một dự
án xây đường của chính quyền một thành phố nằm gần biên giới với Việt Nam vì lo
ngại nó có thể được sử dụng làm đường tắt cho một “cuộc xâm lược của Việt Nam.”
Trong khi đó, Cao Bằng và Lạng Sơn là hai trong số 6 hướng tấn
công chính của TC trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam từ 17 Tháng Hai – 16 Tháng
Ba,1979 (bao gồm Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu).
Vì thế, tuyến đường Trà Lĩnh – Đồng Đăng lại càng nhạy cảm về mặt an ninh quốc
phòng. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho cuộc xâm lăng kinh tế đến từ phương bắc,
góp phần bóp chết nền sản xuất trong nước bằng các sản phẩm chất lượng thấp,
giá rẻ (một phần là nhờ được Bắc Kinh khuyến khích, trợ cấp) và độc hại.
TC chưa bao giờ thực tâm giúp Việt
Nam phát triển. Ngay trong những ngày tháng mặn nồng nhất của mối quan hệ “vừa
là đồng chí, vừa là anh em,” khi cuộc chiến Pháp – Việt mới kết thúc, họ đã lợi
dụng việc Việt Nam nhờ vẽ bản đồ để lấn chiếm đất đai biên giới của Việt Nam.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi từ hàng ngàn năm nay, họ còn luôn nuôi khát vọng
cháy bỏng là thôn tính dải đất phương Nam.
Việc nhà cầm quyền Việt Nam vay
tiền TC làm đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh vì thế chẳng khác nào rước
giặc vào nhà, “rước voi về dày mả tổ.”
Le Anh Hung
Envoyé de mon iPad
__._,_.___
No comments:
Post a Comment