Các -NGO đòi Formosa phải công bố kết quả điều tra ô nhiễm
CTM Media
Cùng tác giả:
- Formosa thừa nhận gây ra vụ cá
chết
- Đài Loan: Biểu tình tăng sức ép
lên Formosa vụ cá chết ở Việt Nam
- Chính trường và dư luận Đài Loan
nóng lên vì Formosa
ĐÀI BẮC – Một liên minh bao gồm các tổ chức bảo vệ môi trường,
quyền lợi người công nhân và chính trị gia hôm 2 Tháng 7 đã cho ra một tuyên bố
kêu gọi công ty Formosa Plastics công bố kết quả điều tra về tai họa ô nhiễm
tại Việt Nam vào tháng Tư làm cá chết hàng loạt.
Lời kêu gọi đến từ Hiệp Hội Luật Gia Môi Trường (Environmental
Jurists Association), Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý cho Công Nhân và Cô Dâu Việt tại
Đài Loan (Vietnamese Migrant Workers and Brides Office), Hiệp Hội Nhân Quyền
Đài Loan (Taiwan Association for Human Rights), và Giám Sát Công Ước (Covenants
Watch).
Bản tuyên bố viết: “Mặc dầu Formosa Plastics nhận trách nhiệm đã
gây ô nhiễm, họ nên công bố bản điều tra của chính quyền Việt Nam, dữ kiện giám
sát ô nhiễm của nhà máy và danh sách 384 tấn hóa chất dùng trong ống thải để
xác định rõ nguyên nhân gây ô nhiễm.”
Tờ Taipei Times cho biết Dân biểu Wu Kun-yuh của Đảng Dân Chủ Tiến
Bộ tán đồng với bản tuyên bố này và nói rằng nguyên nhân thật sự gây ra ô nhiễm
vẫn chưa được biết.
Ông Wu nói thêm là chính quyền Đài Loan phải chỉ thị cho các công
ty Đài Loan nhận trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường và công nhân
khi hoạt động tại nước ngoài, nếu không, các quốc gia Đông Nam Á sẽ không tin
tưởng vào lề lối kinh doanh của Đài Loan, khiến “chính sách xuôi nam” của chính
quyền bị cản trở.
Tổng thư ký của Hiệp Hội Luật Gia Môi Trường, Bà Lin Jen-hui, nói
“Chúng tôi nhắm đến Formosa Plastics không phải là không có lý do. Công ty này
mang tiếng xấu tại nhiều quốc gia, như việc gây ô nhiễm của một công ty lọc dầu
tại Texas, Hoa Kỳ và công ty sản xuất hóa chất tại quận hạt Yunlin, nhưng họ
lại không muốn giải quyết ổn thỏa với tình trạng ô nhiễm do họ gây ra.”
Về việc công ty Formosa Plastics dùng các khe hở trong hệ thống
pháp lý để tránh né trách nhiệm về ô nhiễm do họ gây ra, bà Lin cho rằng:
“Formosa Plastics thỏa thuận với chính quyền Việt Nam về điều kiện
đền bù mà không phải qua tiến trình pháp lý. Tuy nhiên, công ty này biết cách
lợi dụng các khe hở trong hệ thống pháp lý Đài Loan để tránh né trách nhiệm về
ô nhiễm họ gây ra, và họ lại còn thưa kiện một học giả mà nghiên cứu cho thấy ô
nhiễm do các nhà máy của công ty này gây ra.”
Bà Lin cũng tiết lộ rằng, mặc dù công ty Formosa chưa hồi âm về
yêu cầu của các nhóm, nhưng tại buổi họp hàng năm của các cổ đông trong tháng
vừa qua, một viên chức của công ty tuyên bố là Formosa Plastics sẽ công bố kết
quả điều tra về vụ ô nhiễm tại Việt Nam.
Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh là công ty con của Formosa Plastics,
hôm 30 Tháng 6, 2016 thừa nhận họ chịu trách nhiệm về thảm họa cá chết hàng
loạt tại các tỉnh miền trung và đưa ra lời xin lỗi cùng với số tiền bồi thường
500 triệu Mỹ Kim cho những người bị ảnh hưởng bởi tai họa này.
Sự đồng thuận của nhà cầm quyền Việt Nam về số tiền bồi thường
cũng như sự chậm trễ gần 3 tháng qua trong việc công bố nguyên nhân và thủ phạm
gây ra vụ cá chết tiếp tục làm người dân phẫn nộ. Hiện nay nhiều dân cư mạng
đòi Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường cùng một số lãnh đạo liên quan đến thảm
họa môi trường từ chức, cũng như công ty Formosa Hà Tĩnh phải ngưng hoạt động
và bị đưa ra tòa.
Nguồn: Chân Trời Mới Media
Formosa có thể phạm luật hình sự Việt Nam
Gia Minh, PGĐ ban
Việt Ngữ
2016-07-04
2016-07-04
Người dân biểu
tình tại Hà Nội hôm 1/5/2016 phản đối tập đoàn Đài Loan Formosa
AFP photo
Luật pháp Việt Nam qui định cụ thể việc xử phạt những tác nhân gây
hại cho môi trường như Formosa Hà Tĩnh vừa qua. Gia Minh phỏng vấn luật sư Lê
Quốc Quân về qui trình pháp lý liên quan vấn đề này. Trước hết luật sư Lê Quốc
Quân cho biết:
Đây là một thảm họa thực sự, nó không chỉ có tác động ngay một lúc
mà có hệ lụy rất lâu dài. Ở đây gọi ‘sự cố’ là cách mà bên thủ phạm gây ra nói
(như thế), nhưng luật thì không có sự tách biệt hay gọi là sự châm chước gì về
‘sự cố’ hay ‘không sự cố’ cả mà có khái niệm gọi là ‘sự biến pháp lý’. Ở đây rõ
ràng có một sự biến pháp lý: sự cố này đã gây ra một thảm họa mà thảm họa này
cực kỳ lớn, tác động lâu dài. Theo luật định, chắc chắn người gây ra phải chịu
trách nhiệm rồi.
Gia Minh: Tại Việt Nam lâu nay đã có xử lý
những vụ việc mà theo như luật sư là gây ra những ‘sự biến pháp lý’?
Từ trước đến nay người ta tiến hành xử lý nhiều vụ việc rồi chứ,
nhưng ở qui mô nhỏ. Còn ở qui mô lớn như thế này thì chắc chắn phải tiến hành
xử lý hình sự.
- Luật sư Lê Quốc Quân
- Luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân: Pháp luật môi trường và pháp luật hình sự đều có qui định rất rõ
rồi. Từ trước đến nay người ta tiến hành xử lý nhiều vụ việc rồi chứ, nhưng ở
qui mô nhỏ. Còn ở qui mô lớn như thế này thì chắc chắn phải tiến hành xử lý
hình sự.
Trong trường hợp Việt Nam có những tranh luận pháp lý, có đơn
kiện, có những vấn đề về mặt thủ tục pháp lý rồi, chứ không phải sự việc này.
Sự việc này trước hết theo luật và thứ hai theo lẽ công bằng bình thường thì
chắc chắn phải dài hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý hơn để
đưa đối tượng gây ra thảm họa này đối mặt với công lý.
Gia Minh: Phía đứng ra để đưa đối tượng (gây
thảm họa) ra trước công lý là phía nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Rõ ràng trước hết là những người dân chịu ảnh hưởng tác động trực
tiếp. Theo luật thì vụ việc này có khái niệm ‘class action’ là vụ kiện tập thể.
Tuy nhiên theo luật Việt Nam chưa qui định các đơn tập thể. Cho nên để tăng
thêm sức mạnh thì từng cá nhân phải có đơn và rồi toàn bộ cũng có đơn; (như
thế) tác động sẽ lớn hơn.
Gia Minh: Vừa rồi một số luật sư tại Hà Nội mà
đứng đầu là luật sư Trần Vũ Hải có một đơn khiếu nại do những người dân chịu
tác động ký tên, vậy một đơn khiếu nại như thế có tác động yêu cầu phía chính
phủ giải quyết ra sao?
Luật sư Lê Quốc Quân: Về mặt khiếu nại, người ta chỉ khiếu nại những sai phạm thôi.
Việc giải quyết khiếu nại đó là do Nhà nước. Nhưng nếu có đơn gọi là đơn tố
cáo, hoặc đơn yêu cầu phải xử lý hình sự về lý do gây ra thảm họa này thì chắc
chắn sẽ mạnh hơn. Nhà nước phải trả lời đơn khiếu nại, và khi có những sự biến
pháp lý, và khi có hậu quả xảy ra, rồi khi có thừa nhận (về) nguyên nhân gây ra
thì người/chủ thể gây ra hành động tác hại môi trường phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật và luật pháp qui định phải khởi tố hình sự về những chuyện như
thế.
Luật cũng có qui định về chuyện bao che/ không khởi tố những vụ án
hình sự, tức tội phạm đã xảy ra. Ở đây rõ ràng có hành vi tội phạm môi trường
xảy ra.
Khởi kiện ra sao?
Gia Minh: Trong trường hợp này thì các luật sư
cũng như các tổ chức xã hội dân sự có thể giúp người dân tiến hành khởi kiện vụ
việc ra sao?
Người dân biểu tình ở Hà Nội ngày 01 tháng 5 năm 2016 chống tập
đoàn Đài Loan Formosa. AFP photo
Luật sư Lê Quốc Quân: Trong trường hợp này rõ ràng đầu tiên người dân chịu thiệt hại
trực tiếp làm đơn. Nếu không làm đơn thì người dân có thể ủy quyền cho các nhóm
luật sư. Các nhóm luật sư sẽ thay mặt hỗ trợ toàn bộ qui trình pháp lý ví dụ
như quá trình chuẩn bị đơn, nơi nộp và thay mặt đi thu thập các chứng cứ, tài
liệu có liên quan và chứng minh sự thiệt hại. Sau đó nộp đến các cơ quan nhà
nước, đặc biệt tòa án Việt Nam để yêu cầu bồi thường.
Nói chung mọi sự việc liên quan đến pháp lý, luật sư và các nhóm
xã hội có thể làm rất nhiều để giúp đỡ người dân. Thậm chí có thể thay mặt họ
làm tất cả những qui trình này.
Gia Minh: Trong trường hợp này nên bắt đầu từ
khởi điểm nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Bắt đầu là ngư dân của bốn tỉnh ven biển miền trung; nhưng theo
tôi không chỉ ngư dân bốn tỉnh ven biển miền trung, mà bất cứ người công dân
Việt Nam nào khi thấy một thảm họa về môi trường như vậy- gây ra biển chết, gây
ra tác động rất lớn không chỉ hiện tại mà tương lai, đều có thể làm đơn lên cơ
quan chịu trách nhiệm về môi trường tại Việt Nam (ở đây là Sở Tài nguyên & Môi
trường). Thứ hai gửi đến tòa dân sự- Tòa án Nhân dân tỉnh, các yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại.
Thế nhưng Việt Nam đòi hỏi ‘cá nhân hóa’ trách nhiệm hình sự; và
để ‘cá nhân hóa’ trách nhiệm hình sự thì mỗi người phải làm một đơn; nhưng tôi
rất muốn khuyến nghị tất cả những người dân nếu có thể được gom lại thành một
đơn nữa để có thể tạo ra sự kiện lần đầu ở Việt Nam gọi là vụ kiện tập thể.
Như phương Tây có chế định ‘class action’ tức là hành động tập thể
chung của mọi người thì tiếng vang cả về mặt pháp lý và cả mặt xã hội sẽ lớn
hơn.
Trong trường hợp này rõ ràng đầu tiên người dân chịu thiệt hại
trực tiếp làm đơn. Nếu không làm đơn thì người dân có thể ủy quyền cho các nhóm
luật sư.
- Luật sư Lê Quốc Quân
- Luật sư Lê Quốc Quân
Gia Minh: Ngoài đơn vị gây ra thảm họa môi
trường ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều người tại khu vực 4 tỉnh miền trung,
những cá nhân thuộc các cơ quan chức năng ký giấy phép để đơn vị sản xuất- kinh
doanh xả thải gây hại, qui định của luật pháp Việt Nam đối với những người đó
thế nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Đầu tư nước ngoài có những qui định rất rõ về trình tự pháp lý:
những ai ký giấy hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm bỏ qua những bước mà lẽ ra
theo qui định phải có dẫn đến sự kiện pháp lý thì phải chịu trách nhiệm, bị
khởi tố về tội thiếu tinh thần trách nhiệm.
Còn nếu như các trình tự, các thủ tục đã làm đúng mà cuối cùng
chính người vận hành, thực hành làm sai những qui trình theo luật định,
mà trong trường hợp này là Formosa thì phải chịu trách nhiệm.
Ở đây tôi nghĩ cần phải có sự điều tra chi tiết, và theo tôi có
hai yếu tố: thứ nhất có thể những người phê duyệt dự án đã lơ là bỏ qua qui
định luật buộc; thứ hai mà phía bên Nhà nước hay dùng từ ‘sự cố’ vì do người
vận hành, người áp dụng thực tế mà thủ phạm trực tiếp là Formosa không tuân thủ
những điều phải tuân thủ mà trong giấy phép có.
Rõ ràng khi có những chuyện như thế thì tất cả các cá nhân đó phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Gia Minh: Cám ơn Luật sư Lê Quốc Quân.
No comments:
Post a Comment