Nhật, Pháp đưa
ra những bằng chứng công nhận Hoàng sa, Trường Sa của VN khiến Trung Cộng tím
mặt
Nguyen Van Mui
Việt nam là cựu thuộc địa của Pháp.
Trong thế chiến thứ 2, Nhật có một thời gian khá lâu ở VN. Hai
nước này có nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của
VN.
Điều
này làm cho Trung cộng mặt tái ngắt.
Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục
đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện
Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp,
Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã (bên trái) tặng bản vẽ
lại An Nam Đại quốc họa đồ cho UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng.
Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện
cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát
tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách
Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8/3/1925,
Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp.
Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa
cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.
Ngày 13/4/1930, Thông
báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa
theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường
Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc.
Ngày 23/9/1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc
về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục.
Ngày 31/12/1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên
Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường
Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự
kiện đóng giữ này.
Ngày 4/1/1932,
Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ
quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm
phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề
nghị này.
Ngày 18/2/1937, Pháp lại chính thức
yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền
quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.
Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu
tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều
kiện định cư ở quần đảo này.
Năm 1938, Pháp
phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một
trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859
ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.
Ngày 15/6/1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường
Sa.
Ngày 30/3/1938, vua
Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi
trước đây.
Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V
thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
|
|
An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng
định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: ĐNĐT
Tháng 6/1938,
một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một
bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique
Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập
các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng.
Ngày 4/4/1939, Chính
phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu
quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 15/8/1945,
Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và
ngày 26/8/1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa.
Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp.
Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu
năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, không còn ràng
buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định
Sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên
hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại
diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do
cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ
Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh
sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu
48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.
Ngày 14/10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì
việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo
Đại.
Từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết
Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu chống,
3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ)
về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa
nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn
nữa về phía Nam.
Ngày 7/9/1951,
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã
long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt
Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này.
Ngày 8/9/1951,
Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản
từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và
Sprathly” (khoản f).
Ngày 20/7/1954,
Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến
Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ
giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài
bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền
miền Nam Việt Nam.
Tháng 4/1956,
khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam,
về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng
Sa.Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng
hòa đã lên tiếng phản đối.
Ngày 24/5 và 8/6/1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo
Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và
tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.
Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam
Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 17/1 đến 20/1/1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía
Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng
phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.
Nguyen Van Mui
__._,_.___
No comments:
Post a Comment