Phap ly nhu vay la O.K; van de
con-lai la cua cac quoc-gia lien-can. Choi manh-tay nhu Indonesia, bat
tau-ca vi pham hai-phan, neu can dot luon.
Neu tat-ca cac nuoc deu manh-tay, Trung Quoc se khong dam lam gi
het dau,.
From: "loc huong u
[DienDanCongLuan]" <>
To: Loc Huong <
Sent: Tuesday, July 12, 2016 3:01 AM
Subject: [DDCL] Tòa Hague 'bác bỏ đường chín đoạn
To: Loc Huong <
Sent: Tuesday, July 12, 2016 3:01 AM
Subject: [DDCL] Tòa Hague 'bác bỏ đường chín đoạn
16:25 tin mới nhất
Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.
"Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà
hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa,
hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài
nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”
Trung Quốc đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”.
Trong văn bản 497 trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp Trung Quốc gây rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines
trong vùng biển và việc xây dựng của Trung Quốc gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.
"Đường Chín Đoạn" là gì?
Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.
"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia
và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Cộng hoà Trung Hoa thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau đó, đầu thập niên 1950, hai
"đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.
PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình
khác".
PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng
Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.
16:45
Reuters: Ngoại trưởng Philippines kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo" tại Biển Đông ngay sau một phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila và lên án Bắc Kinh.
"Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài."
Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này".
16:38 tin mới nhất
Trích đoạn phán quyết của Tòa
Trọng tài LHQ về ‘Đường Chín Đoạn’ của Trung Quốc:
“Tính hợp pháp của
các hành động Trung Quốc:
Tòa đã xem xét tính hợp pháp của
các hành động Trung Quốc gây ra tại Biển Nam Trung Hoa. Tòa nhận thấy một số khu vực nằm trong vùng
kinh tế đặc quyền (EEZ) của Philippines, và theo tòa, Trung Quốc đã vi phạm chủ
quyền của Philippines trong EEZ qua cách:
(a) Can thiệp vào công tác khai
thác dầu khí và ngư nghiệp của Philippines,
(b) Xây dựng đảo nhân tạo, và
(c) Không ngăn các ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ này.
(b) Xây dựng đảo nhân tạo, và
(c) Không ngăn các ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ này.
Tòa cũng nhận định rằng ngư dân Philippines có
quyền đánh cá truyền thống (traditional fishing rights)
tại Bãi Scarborough và Trung Quốc đã ngăn cản quyền của họ.
Tòa nhận định rằng các
tàu hải tuần của Trung Quốc đã tạo ra một cách phi pháp rủi ro nghiêm trọng cho các
vụ va đập khi họ thực hiện việc ngăn cản các tàu thuyền Philippines."
__._,_.___
No comments:
Post a Comment