Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Saturday, 10 September 2016

Tại sao Việt Nam lại hấp dẫn nước Pháp?


Tại sao Việt Nam lại hấp dẫn nước Pháp?


Tổng thống Pháp François Hollande và chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại nhà Quốc Hội Việt Nam, ngày 06/09/2016. REUTERS/Minh Hoang

Tập đoàn Airbus vừa ký loạt hợp đồng bán máy bay với tổng trị giá lên đến 6,5 tỉ đô la cho Việt Nam nhân chuyến công du của tổng thống Pháp François Hollande. Theo nhận định của trang mạng Capital.fr (06/09/2016), quốc gia Đông Nam Á này hiện rất năng động và trở thành thị trường ngày càng được Pháp chăm chú đến. Vậy Việt Nam có những điểm mạnh gì để Pháp lại quyết tâm chinh phục đến như vậy?

Một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á
Kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng bền vững, đạt hơn 6% mỗi năm kể từ năm 2014. Theo thẩm định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OCDE), nhịp độ này tương đương với mức tăng trưởng của Trung Quốc và sẽ được tiếp tục duy trì trong những năm tới. Trong khi đó, mức lạm phát sẽ được kìm hãm dưới ngưỡng 3%, sau nhiều năm  tăng vọt. Ông Charlie Carré, kinh tế gia chuyên về châu Á của Coface, đánh giá mục tiêu trên là nhằm duy trì tính năng động của sức tiêu thụ trong các gia đình.

Ngoài ra, vẫn theo chuyên gia kinh tế này, các kế hoạch xúc tiến xây dựng hạ tầng cơ sở của nhà nước cũng nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng. Trong vòng 15 năm qua, mức sống của người dân đã tăng một cách rõ rệt và tỉ lệ nghèo giảm từ 58% xuống còn 14%, theo thống kê của trang Moniteur du Commerce international (Moci).

Nguồn nhân lực đông đảo, có trình độ và rẻ hơn Trung Quốc
Dân số Việt Nam có hơn 90 triệu người. Theo thống kê của France Diplomatie (Ngoại giao Pháp), 56% dân số là thanh niên dưới 30 tuổi và hơn 1 triệu lao động mới gia nhập thị trường mỗi năm. Người Việt có trình độ giáo dục với hơn 93% dân số biết chữ, nhưng hiện vẫn có mức lương khá thấp, đây chính là điểm thu hút các doanh nghiệp, so với mức nhân công tại Trung Quốc ngày càng đắt hơn. Điều này cũng giải thích ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia chuyển sang hoạt động tại Việt Nam.

Một nền công nghiệp năng động, xuất khẩu và sản xuất hàng chất lượng cao
Các thương hiệu tầm cỡ quốc tế xây dựng các nhà máy tại Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực như điện tử, may mặc, đồ gia dụng, ô tô, lập trình… Nhờ bùng nổ lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (mở doanh nghiệp hay các tập đoàn nước ngoài mua lại doanh nghiệp), Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm ngày càng công phu hơn. Vẫn theo báo cáo của Coface, “Nước này là một trung tâm sản xuất các loại điện thoại thông minh và máy tính bảng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc”.

Trong khi các nước Đông Nam Á khác đang gặp khó khăn, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong vùng có lượng xuất khẩu tăng trong năm 2015. Nhờ là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) từ năm 2007, Việt Nam cũng “tham gia nhiều hiệp định mậu dịch cấp vùng và song phương”. Ngoài ra, theo đánh giá của chuyên gia Carlos Harkenberg (thuộc Franklin Templeton), hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp kích thích hoạt động xuất khẩu sang các nước đối tác như Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Vị trí địa lý được ưu đãi
Vị trí địa lý đặc biệt cũng là một trong những lợi thế của đất nước. Việt Nam có nhiều hải cảng nhờ đường bờ biển dài hơn 3.200 km và nằm trên một trong những trục đường thương mại chính của thế giới dẫn đến thị trường Trung Hoa rộng lớn. Các lợi thế địa lý này đã tạo điều kiện cho đất nước mở cửa với thương mại quốc tế.

Một tiềm năng nông nghiệp chắc chắn
Khí hậu tại Việt Nam rất thuận lợi cho nông nghiệp. Hiện lĩnh vực này vẫn sử dụng đến một nửa số lao động và chiếm đến 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm 2015. Quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nhà sản xuất chủ yếu của thế giới, về cafe (đứng thứ hai, với 16% sản lượng của thế giới và là nhà sản xuất số 1 về cafe robusta), gạo và hải sản (đặc biệt là tôm)…

Ngành du lịch phát triển “như diều gặp gió”
Lĩnh vực du lịch là một đòn bẩy khác của nền kinh tế Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2016, 900.000 du khách (chủ yếu là người Trung Quốc) đã đến Việt Nam, tăng khoảng 25% chỉ trong vòng 1 năm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng không che giấu tham vọng nhắm đến con số 15 triệu lượt khách mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2020. Nhờ du lịch, Việt Nam sẽ thu về được khoảng 20 tỉ đô la, tương đương với 10% GDP của đất nước. Để phát triển ngành du lịch, chính phủ đã nới lỏng hệ thống cấp visa (sắp được miễn phí cho các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu) và dỡ bỏ giờ giới nghiêm tại thủ đô Hà Nội.

Một thị trường đầy tiềm năng cho Pháp
Dù GDP của Việt Nam hiện vẫn chưa vượt quá ngưỡng 200 tỉ đô la, thấp hơn 12 lần so với Pháp, nhưng thị trường này hứa hẹn đầy tiềm năng và các doanh nghiệp Pháp ngày càng tỏ ra quan tâm nhiều hơn.

Pháp có mối quan hệ lịch sử với Việt Nam, từng nằm trong hệ thống thuộc địa Pháp trong gần suốt một thế kỷ (1858-1954) và hiện có khoảng 300.000 người gốc Việt sống tại Pháp. Thế nhưng, từ 20 năm nay, thị phần của Pháp giảm tại quốc gia Đông Nam Á này. Pháp hiện chỉ đứng thứ 17 trong danh sách các nhà cung cấp của Việt Nam (chủ yếu trong lĩnh vực hàng không, vũ khí và trang thiết bị) và chỉ chiếm hơn 0,8% lượng nhập khẩu của Việt Nam. 

Trong khi đó, hơn 3% xuất khẩu của Việt Nam được chuyển đến thị trường Pháp, chủ yếu là hàng may mặc, lương thực và điện thoại. Cuối cùng, Pháp có mức thâm hụt thương mại 2,4 tỉ euro. Vì vậy, các doanh nghiệp Pháp vẫn còn miếng bánh trong thị trường này.

Vẫn để trả lời câu hỏi : “Tại sao Việt Nam lại hấp dẫn nước Pháp?”, Dominique Baillard, phóng viên của đài RFI, nhấn mạnh trong bài nhận định ngày 06/09/2016 là “Việt Nam đang trở thành một con rồng mới ở Đông Nam Á”. Cũng như Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam đang chơi lá bài ngoại thương để đảm bảo sự phát triển. 

Tập đoàn xây dựng Vinci thông báo đã ký một thỏa thuận hợp tác với một công ty nhà nước Việt Nam. Thách thức đối với quốc gia hơn 90 triệu dân này là xây dựng hệ thống đường xá. Điểm yếu trong cơ sở hạ tầng là một bước cản cho tăng trưởng của Việt Nam. Vì đất nước đang còn nhiều khoản nợ, nên mô hình đối tác giữa lĩnh vực công và tư mà Vinci đề xuất đã thu hút được sự quan tâm của Hà Nội.

Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là châu Á, có mặt tại Việt Nam và chính họ thúc đẩy các hoạt động sản xuất tại đây. 3/4 số lượng điện thoại thông minh Galaxy của tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) được sản xuất tại Việt Nam. Năm 2016, Singapore trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam, theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Đây là lần đầu tiên, cơ quan này công bố chính thức các con số đầu tư nước ngoài. Cũng trong năm 2016, Việt Nam trở thành một trong những nước đang phát triển thu hút nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất trên thế giới.

Quá trình tư nhân hóa đã kích thích các nhà đầu tư và trong năm nay, hiện tượng này sẽ còn lặp lại. Trong khi các nước láng giềng đang phát triển chững lại, Việt Nam lại trở thành một nước có sức tăng trưởng mạnh. Với dân số hơn 90 triệu người, chủ yếu là dân số trẻ, Việt Nam sẽ là thị trường nội địa tiềm năng đầy hứa hẹn với sức mua ngày càng tăng. Đây cũng sẽ  là nguồn cung cấp lao động dồi dào, giá rẻ và có tay nghề nhờ các nhà đầu tư Nhật và Hàn Quốc đào tạo tại chỗ từ nhiều năm nay.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List