Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Wednesday 19 October 2016

13 luật sư kiến nghị 'phá bỏ ngay những thủy điện gây hại'



13 luật sư kiến nghị 'phá bỏ ngay những thủy điện gây hại'

  • 18 tháng 10 2016
lũ lụt
Lũ lụt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
Một luật sư Hà Nội bình luận với BBC sau khi gửi kiến nghị đến bốn lãnh đạo Việt Nam yêu cầu phá bỏ ngay những đập thủy điện gây nguy hại cho người dân.

Hôm 18/10, bản kiến nghị của Luật sư Ngô Ngọc Trai và 12 luật sư khác từ các Đoàn Luật sư Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh được gửi qua đường bưu điện đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng.

"Chúng tôi cho rằng các đập thủy điện đem lại lợi ích không bõ cho cái thiệt hại gây ra. Mạng người là vô giá, không thể để mạng dân cứ chết vơi mỗi năm một ít như thế được, không thể để cơ nghiệp của dân tích cóp bao năm tiêu tán dần vì lũ," bản kiến nghị viết.

"Việc này nếu không xử lý dứt điểm thì với lòng tham và sự thiếu trách nhiệm rồi sẽ lại có lũ khác và người chết khác".
Hôm 18/10, trả lời BBC từ Hà Nội, Luật sư Ngô Ngọc Trai nói: "Tôi thấy khó có khả năng chúng tôi nhận được phản hồi."

"Bởi vì trước đây cũng đã có nhiều kiến nghị được các luật sư gửi đi mà chẳng thấy phản hồi gì."
"Nhưng việc gửi kiến nghị cũng là cách thực hiện quyền công dân và cho những người lãnh đạo thấy là công dân lên tiếng trước những vấn đề xã hội, tham gia vào công cuộc quản trị quốc gia cũng như kiến thiết đất nước."
Luật sư cũng cho hay: "Tôi không rõ các nhà máy thủy điện như Hố Hô có quy trình xả lũ được Bộ Công thương phê duyệt hay không?"

"Ngay cả khi việc xả lũ đúng quy trình đi nữa nhưng gây thảm nạn chết người và khiến hàng nghìn hộ dân ngập sâu thì vấn đề không phải ở quy trình nữa mà là sự tồn tại của những nhà máy thủy điện đó."

'Yếu ớt'
Bình luận về chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc "Thủy điện Hố Hô xả lũ sai thì phải đền bù dân" được các báo Việt Nam tường thuật, ông Trai nói: "Chỉ đạo này quá yếu ớt, đền bù chỉ là vấn đề nhỏ, không thỏa đáng với tính chất nghiêm trọng của vụ việc."
lũ lụt
Đưa hàng cứu trợ tới các vùng lũ lụt ở Quảng Bình
"Lẽ ra Thủ tướng phải làm rõ trách nhiệm của nhà máy thủy điện Hố Hô cũng như các nhà máy thủy điện khác."
"Nếu nhận thấy mức độ thiệt hại nghiêm trọng do những nhà máy thủy điện này gây ra thì phải quyết định có cho phép các công trình này tiếp tục tồn tại hay không."

"Trong bản kiến nghị tôi có nêu hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của trận lũ vừa rồi có yếu tố con người. Như thế là đủ yếu tố dấu hiệu của tội phạm và do vậy cần chỉ đạo khởi tố điều tra, xác định người phải chịu trách nhiệm truy tố ra trước pháp luật và buộc bồi thường khắc phục hậu quả cho người dân."
"Lãnh đạo phải không chấp nhận tái diễn những thảm họa xả lũ như tại Thủy điện Hố Hô."

"Tôi được biết trên cả nước có khoảng 71 đập thủy điện. Nếu không có biện pháp xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe thì những đập thủy điện khác cứ tiếp tục cẩu thả trong hoạt động và gây ra thảm họa."

Trả lời câu hỏi của BBC về việc có cân nhắc giữa việc gửi kiến nghị đến lãnh đạo và việc tư vấn cho người dân Hà Tĩnh và Quảng Bình khởi kiện Thủy điện Hố Hô về việc bồi thường thiệt hại do lũ, luật sư Trai nói: "Hiện tại, tôi và các luật sư ở Hà Nội chưa liên hệ được những người dân bị thiệt hại do việc đi lại khó khăn trong khu vực này."
"Do vậy rất cần có một tổ chức xã hội dân sự nào đấy kết nối người dân với luật sư cho việc này."



Việt Nam có thật sự cần đến 57 nhà máy điện than không vậy?

TS. Tran Van Binh, Chuyên viên tư vấn bậc cao

Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Delta – ĐBSCL) là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, với địa bàn nông thôn rất rộng, lực lượng nông dân đông đảo, nếu nói có quá lời đây còn là nơi – thay mặt cho người Việt trong cả nước thực hiện trách nhiệm đã và đang bảo vệ, xây dựng nơi đây thành vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu – với các loại nông sản phẩm đặc biệt: gạo lúa nước, thủy sản và một số loại trái cây hoa quả nhiệt đới !

Hãy đừng ngụy biện, viện dẫn bất cứ lý do gì, kể cả lấy cớ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN phải được đầu tư xây dựng, để góp phần quan trọng vào chiến lược an ninh năng lượng quốc gia!!! mà xem nhẹ hậu quả, tác hại lâu dài, thách thức tác động đến thiên nhiên, đến môi trường, đến đời sống kinh tế, xã hội và sinh kế của hơn 20 triệu con người đang sống tại đây.

Ám ảnh & nỗi lo NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN:
Theo Sơ Đồ điện VII, sẽ có 57 dự án nhiệt điện than sẽ được xây dựng. Dự kiến, đến năm 2025, tổng công suất nhiệt điện than cả nước đạt 58% tổng sản lượng điện cả nước, 85 GW, tương đương 50.000 MW; đến năm 2030, công suất nhiệt điện than đạt 72.000 MW, chiếm 60% sản lượng điện quốc gia bấy giờ, 116 GW.

Đầu năm 2016, Chính phủ đã quyết định điều chỉnh Quy hoạch điện lực VII theo hướng giảm công suất, số lượng nhà máy, giảm tổng nguồn phát điện than, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, đây là dấu hiệu tốt. Cụ thể, cả nước giảm 18 nhà máy, tổng công suất nhà máy điện than chỉ còn chiếm 42,7% trong tổng công suất nguồn phát điện toàn quốc. 

Công suất nguồn điện than ở vùng ĐBSCL cũng được giảm khoảng 4.000 MW, có nghĩa chỉ loại bỏ 5 nhà máy nhiệt điện than ở An Giang, Sông Hậu 3 (Hậu Giang), Kiên Lương 1, 2, 3 (Kiên Giang); nhưng lại quy hoạch mới ba nhà máy nhiệt điện than khác: Tân Phước 1, Tân Phước 2 (Tiền Giang) và Long An.
Từ Sơ đồ điện VII cho thấy, từ nay đến năm 2020 và tiếp sau, ĐBSCL sẽ đầu tư, hình thành các nhà máy nhiệt điện than tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang và Long An. Hầu hết nằm gần các cửa sông.
Chia sẻ tại một hội thảo, một tổ chức đã dẩn nguồn từ Liên minh Bảo vệ Nguồn nước Quốc tế Dona Lisenby cho biết, nhiệt điện than là loại tiêu tốn rất nhiều nước. Theo tính toán của các chuyên gia, ít nhất mỗi trung tâm/nhà máy nhiệt điện than cần khoảng 4,5 triệu mét khối nước/ngày đêm để làm mát, gần gấp 3 lần nhu cầu sử dụng nước của toàn thành phố Hà Nội.
Người dân, cộng đồng, dư luận đang quan tâm lo ngại trước tác động của nó đến môi trường sản xuất, nông nghiệp, thủy sản, sinh kế và sinh hoạt của người dân, cần được đảm bảo an toàn trước khi quá muộn.

Lời giải nào cho bài toán
Để giải quyết an ninh năng lượng Việt Nam không nhất thiết chỉ tập trung xây dựng nhiều nhà máy điện than, lại xây dựng dồn dập, chiếm một tỷ trọng khủng khiếp như thế, chiếm 58% rồi 60% tổng sản lượng điện cả nước!
Chúng tôi nghĩ rằng, Việt Nam cần phải điều chỉnh chiến lược phát triển năng lượng theo xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới.

Việt Nam nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng, có tiềm năng lớn nguồn năng lượng tái tạo và phân bố rộng khắp vùng:
a+ Theo thống kê, tiềm năng về năng lượng gió ước tính 500 kWh/m2/năm đến 1000 kWh/m2/năm;

Trước mắt, chính quyền Trung ương cũng như Địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi để phát triển xây dựng các trang trại gió tại vùng biển và cận biển tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, mở rộng thêm trang trại gió tại vùng biển Bạc Liêu (Near-Offshore Wind Farm). Các trang trại gió trên đất liền song song đó cũng được phát triển (Land-Onshore Wind Farm).
b+ Nguồn năng lượng mặt trời phong phú ước tính bức xạ nắng trung bình là 5 kWh/m2/ngày, phân bố nhiều nơi trên khắp vùng.
Theo số liệu của cơ quan năng lượng quốc tế IEA trong một hội thảo gần đây, giá điện mặt trời của nhiều dự án chỉ còn khoảng 10 UScent/kWh (tức tương đương 2.200đ/kwh).
Tập đoàn Điện lực EVN mới đề xuất mức giá cho điện gió là 11,2 – 11,4 UScent/kWh, theo một chuyên viên trong nước, đã lạc quan: nếu được Chính phủ chấp thuận, nhà đầu tư sẽ rót vốn vào rất nhiều.

c+Tiềm năng về năng lượng khí sinh học, khoản 3 – 5 tỉ m3/năm, là vùng nông nghiệp thừa trấu, thóc, lúa, rơm, rạ … rồi phân chuồng ao vườn! tạo những hầm Biogas!
Gần đây, trong chuyến công tác tại Trà Vinh, một vị lảnh đạo của CP đã có ý kiến chỉ đạo phải “Tập trung đẩy nhanh quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện để sớm đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện khu vực ĐBSCL như Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu, Tân Phước, Long An, Bạc Liêu…”.
Cẩn thận, hãy coi chừng…
Đầu tư các nhà máy điện than, mà không đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, công nghệ đốt than, xả thải bụi, khói và nước thải, công khai minh bạch quá trình xây dựng, vận hành nhà máy. Nếu xảy ra sự cố với vựa lúa và thủy sản quốc gia thì hậu quả rất nghiêm trọng, khó lường được!
Hiện nay có khoản hai mươi (20) nhà máy nhiệt điện than đã đi vào hoạt động ở trên khắp đất nước Việt Nam bằng công nghệ lạc hậu, với lượng phát thải mụi tro, xỉ lên đến 15,7 triệu tấn / năm. Nhiệt điện than đã bao vây khu đồng bằng Mekong Delta (sông Cửu Long), bao vây đồng bằng (sông Hồng), và thời gian gần đây đang tấn công vùng Nam Trung Bộ bằng loạt 4 nhà máy ở Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận (nay lại thêm dự án luyện cán thép Tập đoàn Tôn Hoa Sen vào vùng “nước mặn đồng chua” này).

Riêng một Vĩnh Tân 2, hàng ngày đã thải 4.400 tấn tro xỉ đen kịt, đến lúc hoàn thành nốt ba (3) nhà máy kế tiếp, người dân sẽ phải chịu đưng đặc sản bụi mịn hô hấp PM2.5, vốn dĩ đang hoành hành, phá phổi của nhiều người ở Hà Nội và Sàigòn-thành phố HCM!!!

Theo UNDP, Việt Nam luôn coi điện than là nguồn điện rẻ. Gánh nặng lớn do điện than gây ra thường không được tính đến trong các lựa chọn chính sách và ngân sách. Thực tế, nghiên cứu “Xanh hoá nguồn Năng điện hHỗn hợp” của UNDP cho biết, giá của điện than thật sự rất đắt bởi các tác động tiêu cực của qui trình điện đốt than: từ việc khai thác, vận chuyển và sử dụng than có chứa đựng nhiều chi phí ẩn đối với nền kinh tế, môi trường, thu nhập hộ gia đình và sức khoẻ của con người!

Báo cáo, nghiên cứu nói trên cũng chỉ ra rằng, theo Sơ đồ điện VII, giai đoạn 2010-2025, mức bụi mịn hô hấp PM 2.5 do các nhà máy điện đốt than của Việt Nam tạo ra sẽ tăng và rồi cao vọt vào năm 2030, ước tính sẽ có thêm trên 20.000 người bệnh, chết yểu mỗi năm do ô nhiễm không khí. Một hậu quả, một viễn ảnh quá đau lòng!!!

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất hấp lực, sức thu hút đầu tư nước ngoài với lý do điện than là hiểm họa môi trường đối với quốc gia và toàn cầu trong những thập niên sắp tới.
Tuy nhiên, sau khi UNDP có lời cảnh báo và tư vấn, VN mới đây vẫn tiếp tục triển khai thêm hai (2) nhà máy điện than nữa ở khu vực phía Bắc. Lại thêm một hành động, thái độ chứng tỏ không tôn trọng lời hứa của mình trước thế giới tại Hội Nghị COP21 ở Paris / Europe cuối năm 2015 vừa qua./.
T.V.B.

GS Nguyễn Thế Hùng gửi BVN
clip_image002[5]
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List