Người cộng sản và tín ngưỡng
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-10-13
2016-10-13
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Những người tham
dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày
20 tháng 2 năm 2016.
00:00/00:00
Báo chí trong nước đang chú ý tới một nhân vật cao cấp trong chính
phủ là ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Y tế sau
khi một video clip cho thấy ông này tham gia một buổi hầu đồng tại Hà Nội nhưng
sau đó được ông đính chính không phải hầu đồng mà là lễ tạ, là lễ trả ơn thần
thánh sau khi đã được thăng quan tiến chức.
Mê tín dị đoan
Hầu đồng và những thể loại khác mang dáng vẻ mê tín dị đoan đang hoành
hành trong nhiều cơ sở tôn giáo Việt Nam, Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà báo
Ngô Nhật Đăng xoay chung quanh đề tài “Người cộng sản và tín ngưỡng” để tìm
hiểu thêm về hiện tượng quay về với tôn giáo của họ. Trước tiên nhà báo Ngô
Nhật Đăng cho biết về hầu đồng:
Theo sự hiểu biết của tôi thì hầu đồng bắt nguồn từ đạo thờ “Mẫu”
của dân mình. Từ thời xa xưa ngoài chuyện hầu đồng nó có một tác dụng là nhắc
lại những người có công với đất nước. Trong những giá hầu đồng có nói đến ông
Hoàng Bảy ông Hoàng Mười. Một số giá khác là các cô cũng là những người có công
với đất nước cũng giúp dân chống ngoại xâm. Có một điều mà rất ít người biết
tức là khởi thủy của hầu đồng ông bà ta dùng hầu đồng để chữa bệnh tức là chữa
những người bệnh điên, tâm thần.
Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết
rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.
- Ngô Nhật Đăng
- Ngô Nhật Đăng
Hầu đồng sau thời gian 1954 thì Hà Nội hầu như bị cấm tuyệt đối,
mọi điều liên quan đến hầu dồng đều bị xếp vào mê tín dị đoan và gần như tuyệt
chủng ở miền Bắc.
Hầu đồng nó cũng mới chỉ xuất hiện trở lại vào năm 1980 khi nước
ta bắt đầu mở cửa rồi cũng có những số nơi phục hồi lại nhưng phục hồi một cách
quá đáng. Có hiện tượng người ta thấy là các cán bộ nhà nước, quan chức cao cấp
đều tham gia vào trong chuyện này và biến tướng rất nhiều. Trong khi hầu đồng
họ tiêu tiền một cách khủng khiếp.
Tiền lễ người nghèo lắm cũng vài chục triệu còn quan chức thì vài trăm
triệu đến hàng tỷ đồng và người ta thấy nó bị biến tướng trong các buổi hầu
đồng. Người ta tin tưởng rằng qua thánh thần sự ban phát lộc của thánh mà mình
xin. Xin thăng quan tiến chức, giàu có cần xin các thánh thì sẽ được ban chỉ
cần thành tâm và lễ vật phải càng hậu hỉ.
Tôi cũng có thời gian nghiên cứu những người hầu đồng có tên tuổi
ở Hà Nội thí dụ như Quách Trang Thịnh ở khu Hắc Quảng ông ta nổi tiếng và giàu
khủng khiếp nên tất cả chùa chiền nổi tiếng ở Hà Nội như Chùa Hương cũng như
các chùa khác trong những lần cầu thì đóng góp tiền thì bao giờ cũng có tên của
ông Thịnh đứng đầu tiến đó người ta gọi là con nhang đệ tử đóng góp. Hiện tượng
này không có gì lạ người dân người ta còn biết đầu năm thì Nam Định Phủ Dầy nó
là nơi xuất phát nghề xem bói và hầu đồng. Dịp sau tết có những vị quan chức
rất lớn xuống đó và người ta có thể hầu đồng hai ba ngày ở đó nói chung dân
chúng họ cũng biết.
Mặc Lâm: Hình ảnh của ông Phạm Văn Tác khi
cúng tạ cho ta thấy điều gì khi tham dự vào một hoạt động mê tín mà một cán bộ
cao cấp tới chức Vụ trưởng của nhà nước trực tiếp tham gia?
Ngô Nhật Đăng: Vừa
qua người ta ngạc nhiên chuyện ông Tác, Vụ trưởng Vụ Y tế đi hầu đồng tôi có
xem cái clip đó thì thấy rằng ông ta nói không phải hầu đồng là đúng mà đó là
một nghi lễ “lễ tạ” có thể là trước đó con nhang đệ tử đã xin một điều gì đó và
được thánh ứng thánh ban cho nên làm lễ tạ.
Nhìn dưới con mắt của mọt người bình thường thì ta thấy con người sống
cần phải có niềm tin, thí dụ như người đảng viên cộng sản trước họ tin vào lý
tưởng cộng sản, làm cho cuộc sống tươi đẹp giải phóng đất nước và những điều đó
bây giờ người ta biết là chuyện nói dối rồi nên xảy ra hiện tượng mà người ta
gọi là “khủng hoảng niềm tin”.
Khi người ta không còn tin vào lý tưởng nào đó thì tìm đến niềm
tin tôn giáo chẳng hạn. Trong đó có những tôn giáo chân chính và cả những cái
ta có thể gọi là biến tướng, biến thái hay tà đạo. Bây giờ có hiện tượng là
theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong
ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.
Khi cán bộ đi chùa
Một cửa hàng bán
vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photo Một cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội
chụp ngày 16/8/2016. AFP photo
Mặc Lâm: Trên cái nhìn xã hội, chính trị hay
tín ngưỡng anh giải thích thế nào về nạn công an chạy theo hầu đồng như tại Hà
Nội mà anh vừa nói?
Ngô Nhật Đăng: Như
tôi nói ban đầu những người nào còn chút lương tâm hoặc là họ đã trót tin vào
điều gì đó chẳng hạn nhưng khi thấy niềm tin đó không thật, không đúng như họ
suy nghĩ thì họ bị rơi vào khủng hoảng niềm tin do đó họ đi tìm cái gì đấy mà
đặt niềm tin vào đấy. Tôi rất ngạc nhiên khi phần lớn sĩ quan công an nhất là
phái nữ thì rất ham mê hầu đồng. Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh
tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người
khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó. Tôi nghĩ vấn đề này chắc
cũng cần phải nghiên cứu thêm nữa.
Mặc Lâm: Trong xã hội ngày nay người dân
thấy xuất hiện rất nhiều chùa mới mà hầu hết trong số đó không còn dáng vẻ kiến
trúc của những ngôi chùa Việt Nam nữa mà hoàn toàn theo cung cách của Đài Loan,
hay Trung Quốc rất rõ, chẳng hạn như chùa Bái Đính ở miền Bắc. Xin anh cho biết
phải chăng cái gu thẩm mỹ của Phật tử thay đổi hay còn gì phía sau đó?
Ngô Nhật Đăng: Vâng
cũng phải nói một chút về lịch sử xa xưa như nước ta vào thời nhà Lý thì đạo
Phật rất phát triển gần như quốc đạo và đạo Phật thời ấy còn rất thuần khiết.
Có hiện tượng các chùa chiền thời Lý được xây dựng rất hoành tráng có cái Tứ
đại An Nam của thời nhà lý xây bây giờ còn sót lại tháp chuông chùa Quỳnh Lâm ở
Quảng Ninh.
Nó cũng xảy ra hiện tượng khi mà nhà nước tốn kém tiền bạc xây
dựng những công trình đó không khoan sức dân thì cũng báo hiệu cho chế độ suy tàn.
Tới thời nhà Trần thì chúng ta thấy các chùa chiền tại miền Bắc rất nhỏ và hợp
với các khung cảnh chung quanh. Ta cũng thấy vua Trần Nhân Tông từng đi tu cũng
là người sáng lập ra phái thiền Nam tông của Việt Nam.
Sau năm 54 gần như là những chùa chiền như thế gần như bị phá hỏng
mà thay vào đó là những ngôi chùa to lớn ví dụ như anh vừa nhắc đến đó là chùa Bái Đính. Trong dân gian có tin đồn cái
chùa đó là do tiền xây riêng cho mười mấy vị trong Bộ chính trị và các kiến
trúc cũng như tượng trong chùa hoàn toàn theo văn hóa Trung Hoa. Làm người dân bình thường tất nhiên ai cũng phải
đặt câu hỏi đau xót cho truyền thống dân tộc của chúng ta mặc dù là gần gũi với
văn hóa Trung Quốc nhưng không hề phụ thuộc một cách quá đáng như bây giờ.
Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ
phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là
niềm an ủi hay một lý do nào đó.
- Ngô Nhật Đăng
- Ngô Nhật Đăng
Người dân cũng đặt câu hỏi phải chăng họ theo âm mưu của Bắc
triều đồng hóa người Việt chúng ta với Trung Quốc? Vấn đề này không còn là bình thường nữa rồi mà
rất nguy hiểm vì đặt đất nước trước hiểm họa xâm lăng về mặt văn hóa. Chúng ta
cũng biết người Trung Quốc rất giỏi trong cái gọi là quyền lực mềm với các Viện
Khổng Tử đặt khắp nơi còn Việt Nam thì với những ngôi chùa kiến trúc cũng như
việc thờ cúng mê tín hoàn toàn theo người Trung Hoa.
Mặc Lâm: Như chúng ta đã biết tín ngưỡng
không bao giờ được người cộng sản chấp nhận nhưng trong những năm gần đây từ
ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rồi bây
giờ là Nguyễn Xuân Phúc đều vào chùa khi có dịp . . .phải chăng Đảng Cộng sản Việt
Nam đã thay đổi lý tưởng mà sống theo tâm linh?
Ngô Nhật Đăng: Vâng
theo cá nhân tôi nghĩ nếu chúng ta nhìn vào tổ chức Đảng Cộng sản thì chúng ta
thấy trên cùng là một vị giáo chủ không ai có thể động chạm đến uy tín như một
vị thần thánh thí dụ nước ta là ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, giống như một ông
thánh một giáo chủ đứng bên trên. Họ có các cơ sở lý luận về chủ nghĩa, các tài
liệu rồi Ban tuyên huấn, rồi những điều mà các đảng viên phải tụng niệm hàng
ngày như một thứ kinh nhật tụng. Cái mô hình đó nó giống như của một tôn giáo
có thể gọi đó là thứ tôn giáo nhập thế mà biến thái.
Khi họ đã có tư duy như một tôn giáo và bây giờ tôn giáo đấy có vẻ
không còn tác dụng nữa thì theo tôi nghĩ có lẽ họ phải đi tìm một niềm tin nào
đó. Các tín ngưỡng của những người lãnh đạo mà người ta nhầm tưởng là đạo Phật
thật ra không phải mà theo tôi nó không phải đạo Phật đành rồi nhưng nó không
phải là đạo Lão không phải đạo Giáo mà nó là thứ pha trộn gì đó mà có lẽ chúng
ta phải cất công tìm hiểu mới có thể cắt nghĩa được điều này.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà báo Ngô Nhật Đăng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment