On Thursday, March 24, 2016 7:26 PM, "truc nguyen wrote:
Giáo Già (Danlambao) - "Cuộc tranh giành
quyền lực giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng coi như xong. Nguyễn Phú
Trọng coi như thanh toán xong Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, từ đó, cuộc tranh giành
quyền lực giữa hai thế lực Bắc Nam cũng coi như khởi đầu, để phe Bắc sát phạt
ảnh hưởng của phe Nam, và khởi đầu cuộc “Xâm Lăng Mới Miền Nam” do Nguyễn Phú
Trọng cầm đầu, theo sự dàn dựng của Trung cộng, một thái thú lúc nào cũng ra
mặt tuân hành mọi sự chỉ đạo của Tập Cận Bình từ Bắc Kinh..."
*
Tin được đài BBC phổ biến ngày 21 tháng 3 2016
cho biết: “Quốc
hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu kín để bầu tân Chủ tịch Quốc hội vào ngày 31/3.
Ứng cử viên cho chức vụ này là bà Nguyễn Thị Kim
Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị.
Quốc hội Việt Nam đã khai mạc phiên họp cuối
cùng vào sáng 21/3, kéo dài đến 12/4. Theo lịch làm việc được công bố, tân Chủ
tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ trong ngày 31/3.
Đến chiều cùng ngày, Quốc hội miễn nhiệm Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang và xem danh sách đề cử mới.
Bộ trưởng Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, đã
được Trung ương Đảng khóa 11 giới thiệu là ứng viên cho vị trí này.
Đến sáng thứ Bảy 2/4, Quốc hội Việt Nam sẽ bầu
Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ vào
sáng hôm đó.
Chiều thứ Tư 6/4, Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng rồi thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Thủ tướng Chính
phủ.
Đến ngày 7/4, Quốc hội bầu Thủ tướng, mà ứng
viên là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tân Thủ tướng, vào ngày 9/4, sẽ trình danh sách
để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, một số bộ trưởng và
thành viên khác của Chính phủ.
Việt Nam sẽ bầu cử Quốc hội khóa mới vào ngày
22/5, với kết quả công bố ngày 11/6.
Theo điều mà nhiều người gọi là thủ tục, các
chính khách sắp được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng vẫn ra
ứng cử Quốc hội khóa mới. Khi Quốc hội khóa mới nhóm họp, những người này sẽ
lại trải qua một cuộc bỏ phiếu mới của Quốc hội.”
Như vậy là cuộc tranh giành quyền lực giữa
Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng coi như xong. Nguyễn Phú Trọng coi như
thanh toán xong Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, từ đó, cuộc tranh giành quyền lực giữa
hai thế lực Bắc Nam cũng coi như khởi đầu, để phe Bắc sát phạt ảnh hưởng của
phe Nam, và khởi đầu cuộc “Xâm Lăng Mới Miền Nam” do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu,
theo sự dàn dựng của Trung cộng, một thái thú lúc nào cũng ra mặt tuân hành mọi
sự chỉ đạo của Tập Cận Bình từ Bắc Kinh.
Khởi đầu, Nguyễn Phú Trọng tuân lệnh Tập Cận
Bình cho người Việt gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành ủy Hà Nội để lo
việc Hán hóa thủ đô, rồi sau đó lan rộng ra khắp miền Bắc. Đồng thời, cử người
miền Bắc là Đinh La Thăng đi về miền Nam làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn [t/p HCM]
để lo việc xâm lăng miền Nam. Sau đó, sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương lần
thứ hai diễn ra tại Hà Nội, từ 10 đến 13/3/2016, đích thân Trọng xuôi Nam, về
miền Đồng Bằng Sông Cửu Long, gọi là chuyến công tác tại các tỉnh. Trong chuyến
đi này, ngày 17/3, Trọng đã tới làm việc tại Bến Tre, kiểm tra tình hình, triển
khai nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
XII của Đảng, với sự tham gia của nhiều viên chức lãnh đạo các ban, bộ, ngành,
cơ quan Trung ương, để lo củng cố quyền lực vùng đất mới bị xâm lăng.
Còn nhớ, trước đây, trong vai trò Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải, nổi tiếng là một “Thăng nổ”, Thăng nắm trong tay tất cả
những quy hoạch, đề án, về xây dựng giao thông đường bộ, cầu kỳ, đường sắt,
đường sắt cao tốc, phát triển vành đai kinh tế và hạ tầng ven biển, giao thông
đường thủy, bến cảng, ngành hàng không, coi như toàn bộ mọi công trình xây dựng
hạ tầng về giao thông; nay Thăng phản bội Nguyễn Tấn Dũng, được đưa vào Bộ
Chánh trị, rồi được cho làm Bí thư thành ủy Sài Gòn, nối tiếp việc xâm lăng và
Hán hóa vùng đất đang từng bước phục hồi phồn vinh của miền Nam.
Ngoài ra, cũng cần biết thêm là theo báo cáo
dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu năm 2016, Hà Nội dẫn đầu; và áp
chót là Sài Gòn [t/p HCM]. Nói rõ hơn là sau đại hội 12 của Đảng CSVN, nhiều dự
án lớn xuất hiện tại miền Bắc. Tập đoàn FLC, một sân sau của phe Đảng do Nguyễn
Phú Trọng dẫn đầu lộng hành. Hầu hết những dự án đều liên quan đến việc chiếm
giữ diện tích bất động sản rất lớn. Điều đáng nói là đằng sau nhà đầu tư
Singapore có một nhà đầu tư lớn là Capital Retall China Trust của Trung quốc,
bất chấp cảnh báo của tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam, nói rằng việc đầu tư vào bất động sản của các nguồn FDI là mang tính ngắn
hạn, mang tính đầu cơ, không có tính định hướng công nghệ và tạo việc làm giá
trị cao. Chúng được coi như một thứ tiếp tay bán đất đai cho ngoại bang. Nói
cách khác, sự thu hút đầu tư của Hà Nội là đi lên về con số, cũng là sự đi lên
trong việc kiếm chác của những người cộng sản miền Bắc; đồng thời khẳng định sự
đi xuống của đất nước nói chung; vì những mảnh đất đẹp ở những nơi danh lam
thắng cảnh, những miếng đất đẹp ở những trung tâm thủ đô, lần lượt rơi vào tay
tập đoàn sân sau của Đảng, và vào tay những tập đoàn nước ngoài do Trung quốc
đứng sau.
Trở lại trung ương, điều khiến dư luận ngạc
nhiên là sự gấp rút của Nguyễn Phú Trọng trong việc tiến hành cuộc xâm lăng
miền Nam, vì sợ chậm trễ có thế gánh nhận hậu quả gây hại cho Bắc Kinh, khi
Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn tại vị có thể làm cản trở mưu đồ
thống trị của phe Bắc và làm trở ngại bá quyền của Trung quốc ở biển đông, đang
bị đe dọa trầm trọng bởi các thế lực chống bá quyền của Mỹ, Nhựt, Úc, Phi… đặc
biệt là Indonesia có thể theo gương Phi đưa Trung quốc ra tòa án quốc tế trong
thời gian không xa hơn sự lo sợ của Trung quốc.
Mưu sự tại Trọng, nhưng thành sự có được như
Trọng và Bắc Kinh mong muốn hay không, khi chuyện vi phạm Hiến pháp của “mưu
sự” đã quá lộ liễu, một thứ trò hề diễu dở; vì nếu tên thái thú Chủ tịch Quốc
hội đương nhiệm Nguyễn Sinh Hùng chịu tuân lịnh Bắc Kinh từ nhiệm thì người kế
nhiệm là Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ là Chủ tịch Quốc hội 13; sẽ mãn nhiệm khi Quốc
hội 13 kết thúc. Sau đó, nếu Kim Ngân ứng cử và đắc cử vào Quốc hội 14, chừng
đó các đại biểu bầu cho Kim Ngân thì Kim Ngân mới trở thành Chủ tịch Quốc hội.
Trường hợp của Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân
Phúc cũng tương tự; tức phải đợi sau ngày Quốc hội 14 thành hình, và hội đủ
điều kiện, chúng mới trở thành Chủ tịch nước và Thủ tướng; vì việc làm của
Trọng và Quốc hội 13 tấn phong chúng vi phạm Hiến pháp của CSVN.
Hãy nghe Nguyễn Minh Thuyết, hai lần là đại biểu
Quốc hội, trả lời Mặc Lâm của Đài RFA trong cuộc phỏng vấn ngày 22/3/2016 vừa
qua. Thuyết nói:
“Tôi được biết chương trình làm việc của Quốc
hội lần này sẽ miễn nhiệm một số các vị đương nhiệm mà vừa qua không tham gia
vào Bộ chính trị hoặc Ban chấp hành Trung ương và bầu một số vị mới. Nếu như
chúng ta so sánh với quy định tại một số điều của Hiến pháp ví dụ như điều 87
quy định như thế này: Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chủ tịch nước tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi Quốc
hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. Điều 97 quy định là nhiệm kỳ của Chính phủ
theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chính phủ tiếp tục
nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập chính phủ. Nếu so sánh với hai
điều mà chúng tôi vừa đọc thì đúng là không phù hợp lắm.”
Cũng vậy, cũng trên đài RFA, Đại tá Nguyễn Đăng
Quang từng phục vụ và về hưu trong ngành công an, cho rằng gấp gáp bầu Chủ tịch
Quốc hội như vậy là vô lý, nếu không muốn nói là có động cơ khác. Ông nói với
Mặc Lâm:
“Tình hình đất nước hiện nay không đòi hỏi phải
làm một việc khẩn trương, cấp thiết như vậy. Việc bầu mới ba chức vụ lãnh đạo
này để bầu cử Quốc hội vào ngày 22 tháng 5, và Quốc hội mới sẽ họp trong tháng
7. Trong phiên họp đầu tiên vào tháng 7 thì sẽ bầu mới ba chức vụ lãnh đạo nhà
nước là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chánh phủ, cho nên không
có gì cấp thiết cả, thì tại sao lại miễn nhiệm ba vị lãnh đạo này để ba tháng
sau lại phải làm lại cái chu kỳ này thì hết sức vô lý.”
Theo đại tá Nguyễn Đăng Quang thì Quốc hội đang
lạm dụng luật Tổ chức Quốc hội để vi phạm Hiến pháp. Ông nói:
“Tôi cho rằng việc làm này vi phạm điều 87 và 97
của Hiến pháp hiện hành. Trong hai điều này quy định về nhiệm kỳ của Chủ tịch
nước và Thủ tướng chính phủ. Người ta căn cứ vào Luật Tổ chức Quốc hội trong
các điểm 18 và điều 11 nói rằng Quốc hội có quyền bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng.
Nhưng trong vấn đề này thì phải căn cứ vào Hiến pháp là chính còn Luật Tổ chức
Quốc hội là bộ luật thấp hơn Hiến pháp cho nên không thể lấy bộ luật thấp hơn
để thực hiện điều trái với quy định của Hiến pháp.”
Trọng càng hối hả hơn nữa trong việc bứng Dũng
ra khỏi chức vụ Thủ tướng vì rút kinh nghiệm trong vụ ép lòng cho Dũng đi Mỹ
tham dự Thượng đỉnh Sunnylands, sau khi cấm không cho Dũng đi không được. Đã
vậy, tại đây Dũng còn bất chấp lịnh của Trọng, lên tiếng chỉ trích Trung quốc
xâm chiếm các đảo của Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông, và yêu cầu Mỹ can thiệp
để Trung quốc thi hành Bản Quy Tắc Ứng xử DOC về Biển Đông, trong khi Bản Tuyên
Bố Chung của Thượng đỉnh Sunnylands hoàn toàn không đề cập đến tên của Trung quốc.
Đồng thời, Dũng còn lên tiếng mời Tổng thống Obama thăm VN vào tháng 5/2016, và
đã được Tổng thống Obama nhận lời. Tiếp theo đó, vào ngày 19-2-2016, nhà cầm
quyền CSVN còn gởi lên Liên Hiệp Quốc một Công Hàm phản đối Trung quốc đặt hỏa
tiễn trên đảo Phú Lâm.
Tất cả đã làm Trung quốc giận giữ, khiến Trọng
phải vội vàng cử Đặc phái viên Hoàng Bình Quân đi Bắc Kinh năn nỉ Tập Cận Bình.
Diễn biến mới nhất còn cho thấy Dũng đã không
chịu làm đơn từ nhiệm, bất chấp lịnh trước đó của Trung ương đảng yêu cầu Dũng
sớm chuyển giao quyền lực lại cho Nguyễn Xuân Phúc. Do vậy, Trọng không thể
tiếp tục nuốt giận ngồi nhìn cả Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng ngồi ở ghế
lãnh đạo đến tháng 7-2016. Bởi không có Chủ tịch nước mới thì không có người đề
cử Thủ tướng mới.
Đã vậy, giới quan sát và người dân đều thấy Dũng
chưa phải là "vịt què" sắp về vườn, như một số người nghĩ. Nếu tháng
5 tới đây, lúc Dũng còn tại chức, ông sẽ là người đại diện chánh phủ đón tiếp
Tổng thống Obama trong thời gian hiếm hoi còn lại. Lúc đó, không ai biết những
gì sẽ xảy ra mà Bộ Chính trị không có quyền can thiệp, theo cam kết "đảng
CS hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp"; nhứt là khi Tổng
thống Obama tỏ ý muốn gặp Nguyễn Tấn Dũng như là nhà lãnh đạo đương nhiệm, lại
còn tỏ ý muốn được nói chuyện với nhân dân Việt Nam ở ngay Tiền sảnh của Dinh
Chủ tịch, tức Quảng trường Ba Đình lịch sử, để nhấn mạnh “Việt Nam cần giữ vững
nền độc lập của mình”, chứ không nói chuyện trước Quốc hội như Tập Cận Bình. Đó
là chưa kể tới chuyện các tổ chức xã hội dân sự có thể đồng loạt vào cuộc, tạo
nên một cuộc tranh luận công khai, có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Quốc hội mà
dư luận hết sức quan tâm.
Có điều dư luận rất quan tâm là sau khi dùng thế
lực quân đội làm áp lực để gạt bỏ hết những đối thủ chính trị trong Đảng,
Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục đi bước nữa là thắt chặt nền dân chủ bằng quyền
lực của công an và bộ đội, nhứt là không thể bỏ qua lời của tướng Bùi Phan Kỷ
thẳng thắn nói “Muốn
chống được diễn biến hòa bình, quân đội phải biết bắn vào đâu. Cuộc thay đổi ở
Đông Âu lẽ ra đã không xảy ra nếu như các chính trị viên biết ra lệnh bắn vào
đám biểu tình”.
Về phần công an, sau những gay go chiến đấu với
Nguyễn Tấn Dũng, có khi phải rớt nước mắt nuốt nhục, Trọng đã phải dựa hẳn vào
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, cho Quang cái chức Chủ Tịch nước, kèm theo
lời hứa 1, 2 năm nữa sẽ trao cho Quang chức Tổng Bí thư, để Quang được làm Tổng
Bí thư kiêm Chủ tịch nước, như thiên triều ở Bắc Kinh. Nhờ vậy, Quang đã tiến
mau trên đường cho đàn em thân tín là thiếu tướng công an Đoàn Duy Khương làm
Giám đốc Công an Hà Nội, với lời phát biểu trong buổi lễ ra mắt: "Tôi khẳng định
đồng chí Đoàn Duy Khương là cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Trước
đây đã có dự kiến, điều động, bổ nhiệm đồng chí làm Tổng cục trưởng Tổng cục
chính trị nhưng do yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt đối với địa bàn Thủ đô, Đảng ủy
Công an Trung ương, Bộ Công an đã họp, thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng. Đồng thời,
trao đổi, thống nhất với Thường vụ Thành ủy Hà Nội và có quyết định điều động,
phân công, đồng chí về làm Giám đốc Công an TP Hà Nội".
Đồng thời, cũng ở miền Bắc, Quang cho thử thách
lòng trung thành của Bộ trưởng công an Tô Lâm bằng cách cho Tòa án Nhân dân Hà
Nội tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm, bạn của Tô Lâm) 5
năm tù giam, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù giam, trong phiên xử ngày
23/3, mặc dầu cả hai Ông Vinh [là chủ trang mạng Anh Ba Sàm] và bà Thúy bị bắt
giam từ tháng 5/2014. Được biết, trong sáu năm, cho đến khi ông Vinh bị bắt
giữ, trang mạng Ba Sàm của ông đã thu hút hàng triệu độc giả trong và ngoài
nước. Đồng thời, Quang cũng gấp rút cho ban hành thông tư số 13/2016 của Bộ
Công An, qui định công an có quyền bắt giữ ngay nếu không thể thuyết phục được
những người tụ tập tham dự các phiên xử tại tòa.
Bên cạnh đó, ở miền Nam, tại Sài Gòn, trưa ngày
20/3/2016, Quang cũng cho lực lượng công an ập vào một quán cà phê và tạm giữ Giáo
sư Phạm Minh Hoàng đang có một lớp học trong quán về kỹ năng mềm cho các em học
sinh. Chúng đã thả ông sau hơn nửa ngày cầm giữ, và buộc ông phải tiếp tục “làm
việc” với công an.
Trước đó, sáng ngày 15 tháng 3 năm 2016, một
nhóm gồm 21 người thuê xe đến thăm gia đình cựu tù nhân lương tâm Trần Minh
Nhật [Xem hình công an ném đá vỡ đầu anh Trần Minh Nhật hôm 22/2/2016] tại thôn
Yên Thành xã Đạ Đờn thuộc huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng đã bị nhân viên an ninh
cản trở, gây khó khăn không cho nhóm bạn này vào trong nhà của anh Nhật. Không
những vậy, an ninh còn kêu gọi một số đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương
tới bao vây mọi người và hăm dọa với những lời lẽ đã được căn dặn từ trước.
Tệ hại hơn nữa là hành trang Thái thú Nguyễn Phú
Trọng mang theo trên “Đại Lộ Đỏ” hướng về Bắc Kinh có 2 cuốn sách rất đáng nhớ.
Đó là:
1. Cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” [Xem hình
Bìa sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” (bản thảo) do First News – Trí Việt cung
cấp] gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả, do Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng
Lực lượng võ trang, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, làm Chủ
biên. Đáng chú ý là số phận bản thảo cuốn sách này thật long đong, vì nó đã
được gửi tới hơn 10 nhà xuất bản, nhưng đều bị từ chối cấp phép.
2. Trong khi đó dư luận cả nước xôn xao về cuốn
"Đặng Tiểu Bình – một trí tuệ siêu việt" do Nhà xuất bản Lao Động ấn
hành năm 2015, nay lại được tái bản. Thật ra, nó được Nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin in từ năm… 2003, dày 600 trang, giá 60.000 đồng. Các tác giả là Lưu
Cường Luân, Uông Đại Lý; dịch giả là Tạ Ngọc Ái, Nguyễn Viết Chi [Xem hình]
Cái đau cho dân tộc Việt là sách “Gạc Ma – Vòng
tròn bất tử” lên án kẻ thù xâm lăng biển đảo, giết hại quân binh VN bị cấm xuất
bản. Trái lại sách ca ngợi kẻ thù của dân tộc là Đặng Tiểu Bình, kẻ đã gây ra
cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979, tàn phá quê hương VN, giết hại vô số quân
dân VN; và cũng là kẻ đã ra lệnh cho quân xâm lược tấn công, xâm chiếm Gạc Ma,
thuộc Trường Sa năm 1988 – chủ quyền đương nhiên của Việt Nam; chẳng những được
xuất bản, lại còn được tái bản.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment