Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday, 15 March 2016

“Vũ khí nước” của Trung Quốc và công hàm khẩn của Thủ tướng


“Vũ khí nước” của Trung Quốc và công hàm khẩn của Thủ tướng

Chủ nhật, 13/03/2016, 15:16 (GMT+7)

(Thời sự) - Tháng 03/2016, trong lúc tình hình biển Đông ngày một gia tăng căng thẳng, Trung Quốc không ngừng hung hăng và bộc lộ rõ “dã tâm độc chiếm” toàn bộ vùng biển này thì tình trạng khô hạn, nhiễm mặn nặng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long lại khiến cả Việt Nam choáng váng. Thủ phạm gây ra tình trạng này không chỉ do biến đối khí hậu toàn cầu, mà nguyên nhân trực tiếp bởi sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong dưới “bàn tay kiểm soát” của Trung Quốc.

·          

Là quốc gia ven biển và nằm ở hạ lưu sông Mekong, Việt Nam đang gánh chịu những tác động vô cùng nặng nề do nhiệt độ trái đất và nước biển không ngừng tăng cao. Chắc chắn, tình trạng thiếu nước trên lưu vực sông, vấn nạn xâm nhập mặn và hạn hán sẽ ngày càng gia tăng và đó là một xu thế không thể đảo ngược.

Tình trạng khô hạn, nhiễm mặn nặng tại đồng bằng sông Cửu Long có “bàn tay kiểm soát” của Trung Quốc.
Tình trạng khô hạn, nhiễm mặn nặng tại đồng bằng sông Cửu Long có “bàn tay kiểm soát” của Trung Quốc.

Mưu đồ nguy hiểm của Trung Quốc
Dù là nước kiểm soát dòng chảy trực tiếp tại phần thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã kiên quyết từ chối tham gia Hiệp hội sông Mekong được thành lập từ năm 1995 với 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Thế nhưng, Trung Quốc lại là nước xây dựng những đập thủy điện lớn đầu tiên trên dòng chính của sông Mekong, cũng là nước lên kế hoạch và đầu tư xây nhiều đập thủy điện nhất để kiểm soát con sông này. 

Đến nay, TQ đã hoàn thành ít nhất 8 đập chính trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và đang xây thêm ít nhất 4 đập nữa.

Nghiêm trọng hơn, cả Lào, Thái Lan, Campuchia đều đang bị thúc đẩy bởi lối tư duy ích kỷ của TQ và lần lượt lên kế hoạch xây dựng những đập thủy điện cực lớn trên dòng chính con sông. Tất nhiên, Trung Quốc rất vui mừng đẩy nhanh quá trình này với vai trò là nhà cung cấp vốn chính cho các công trình này, bất chấp sự phản đối của các tổ chức thế giới, chính phủ Việt Nam và người dân sống dọc hai bên con sông. Theo tính toán, lợi ích thu được từ phát triển thủy điện nhỏ hơn rất nhiều so với các tổn thất mà nó gây ra, cụ thể về biến đổi môi trường, thiệt hại nghề cá, thiệt hại nông nghiệp, sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật…

Cậy là “nước lớn”,Trung Quốc ngang ngược bác bỏ các phản đối với lập luận: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”. Nhưng nhìn sâu xa hơn, bằng chính sách và các hành động thực tế của mình, Trung Quốc đã thành công trong việc loại bỏ hoàn toàn vai trò của Hiệp hội sông Mekong và biến việc kiểm soát nguồn nước tại con sông quốc tế này thành một thứ vũ khí rất sắc bén, nhắm thẳng vào quốc gia nằm ở hạ nguồn, nơi con sông chảy ra biển và chịu thiệt hại lớn nhất là Việt Nam.

Trước tình trạng khô hạn trên diện rộng ngày càng nghiêm trọng ở ĐBSCL, ngày 10/03/2016 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi công hàm khẩn yêu cầu TQ lập tức xả đập thượng nguồn giúp cải thiện tình hình. Trái với thái độ hung hăng trên Biển Đông, Trung Quốc lần này lại “hỷ hả” nhanh chóng nhận lời. Liệu có phải Trung Quốc tự nhiên tốt “đột xuất” với Việt Nam hay không? Hoàn toàn không, Trung Quốc chỉ muốn chứng minh cho Việt Nam và cả thế giới thấy rằng: “Vũ khí nguồn nước sông Mekong của Trung Quốc với Việt Nam đã phát huy tác dụng”.

Quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ
Thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần thuyết phục, kêu gọi thậm chí gây áp lực nhằm yêu cầu Campuchia, Thái Lan, đặc biệt là Lào ngừng xây các đập thủy điện trên sông Mekong, bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông chung. Tuy nhiên bài toán kinh tế được mất của các quốc gia này không giống Việt Nam, họ không thể ngồi yên “hy sinh” lợi ích kinh tế trước mắt để duy trì tính bền vững của con sông khi Trung Quốc đưa ra quá nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Không ngừng lại ở đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nỗ lực quốc tế hóa bằng được vấn đề biến đổi khí hậu tại ĐBSCL khi cùng phái đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) tại Pháp hồi tháng 12/2015. Thông điệp mạnh mẽ và cam kết của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực chung cùng cộng đồng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu đã gây ấn tượng đậm nét cho hơn 150 nguyên thủ 2.000 đại biểu từ 196 quốc gia tham gia Hội nghị.

Kết quả, phiên đối thoại do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng chủ trì đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của của nước tham dự. Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Laura Tusk cam kết “tăng khoản tài chính 29 tỉ USD hằng năm hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu”. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte khẳng định: “Hà Lan sẵn sàng làm tất cả để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này”. 

Giám đốc Quỹ Môi trường Toàn cầu Naoko Ishii cũng cam kết “giúp đỡ Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu như dự án trồng rừng ven biển chống xói lở và nước mặn xâm thực”. Thậm chí, ngay trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cả Thủ tướng Bỉ và Pháp đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới dự án trồng rừng của Việt Nam và ngỏ ý tài trợ.

Vậy là từ nay, Việt Nam sẽ không đơn độc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, lời kêu gọi từ Việt Nam đã được cả thế giới lắng nghe và phản hồi tích cực thông qua các cam kết tài trợ, các chương trình nghiên cứu và hỗ trợ hợp tác cải thiện tình hình tại khu vực này.

Chỉ còn vài tháng nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị có thể nói là “đầy vẻ vang” của mình, thế nhưng ông đang tận dụng từng giây từng phút để kết nối Việt Nam hội nhập vào dòng chảy thế giới. Không chỉ là các hiệp định thương mại quốc tế FTA, TPP mà còn là những nỗ lực không ngừng để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, vấn đề biến đổi khí hậu tại ĐBSCL bởi ông hiểu rằng: “Không thể hy vọng gì vào sự tử tế của nước láng giềng phương Bắc, Việt Nam cần sự ủng hộ và sát cánh cùng cộng đồng quốc tế để giải quyết những thách thức của mình”.
Đan Thanh
__._,_.___

Posted by: truc nguyen

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List