Nhìn cái mặt thấy ... Nú đến hết phương cứu chữa luôn ha ?
Hãy nghe Nú phát biểu nè :
“Không
để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.”
Mà , Thế này thế khác nà ... thế lào ? Nà rân chủ đến thế nà cùng ấy ư ?
H.Y
Mà , Thế này thế khác nà ... thế lào ? Nà rân chủ đến thế nà cùng ấy ư ?
H.Y
HÀ NỘI (NV) - Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN, đang bị chỉ
trích kịch liệt vì tuyên bố: “Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào
Quốc Hội.”
Ông Nguyễn Phú Trọng,
tuy có học vị "TIẾN SĨ" về “xây dựng Đảng” nhưng thường có
những phát biểu giống như chọc cho dân chửi. (Hình: Getty Images)
Mới đây, trong một cuộc
trò chuyện với VOA, ông Nguyễn Quang A, một trong những trí thức được nhiều
người biết và cũng là người tự ứng cứ vào Quốc Hội Việt Nam trong kỳ bầu cử sẽ
diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới, nhận định, tuyên bố vừa kể của ông Trọng là
một sự lạm quyền, xem thường các qui định pháp luật hiện hành.
Ứng cử hay bầu cử vốn đã
có những tiêu chí rõ ràng thành ra theo ông A, “thế này, thế khác” là một “khái
niệm tù mù.” Nó biểu lộ sự coi thường cả luật pháp lẫn thiên hạ. Nếu không xem
thường như thế, ông Trọng không phát biểu tùy tiện như vậy.
Đây không phải là lần
đầu tiên, ông Trọng, một người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành... “xây dựng
Đảng,” đưa ra những tuyên bố khiến thiên hạ chưng hửng như vậy.
Chưa bao giờ tại Việt
Nam, cuộc bầu cử Quốc Hội sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới lại có nhiều
người tự ứng cử như vậy. Nguyên nhân chính là từ ông Trọng.
Cuối tháng 1 vừa qua,
sau khi tái đắc cử vào vị trí tổng bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đọc
một diễn văn ca ngợi “tự do, dân chủ” ở Việt Nam và khẳng định, Việt Nam “dân
chủ đến thế là cùng!”
Chính tuyên bố đó đã
khiến ông A soạn một thư ngỏ, đề nghị các công dân Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn
trở thành đại biểu Quốc Hội Việt Nam hãy tích cực “tự ứng cử.” Ông A khẳng
định, phong trào tự ứng cử là một phương pháp thử yếu tố “dân chủ” mà ông Trọng
nhấn mạnh “đến thế là cùng.”
Dẫu những người thật sự
tự ứng cử luôn luôn bị loại bỏ bằng đủ mọi cách, trong đó chủ yếu là “hiệp
thương” để mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức thu thập ý kiến “cử tri” - diễn ra
y như “đấu tố” - để lựa chọn, tiến cử ứng cử viên chính thức nhưng ông A kêu
gọi mọi người đừng ngần ngại.
Chuyện nhiều người tham
gia tự ứng cử, những người khác theo sát, ghi âm - ghi hình các buổi “hiệp
thương,” công khai nội dung của những buổi “hiệp thương” này sẽ giúp mọi người
nhận ra hình dạng “dân chủ đến thế là cùng” tại Việt Nam như thế nào.
Ông A nói thẳng, ông
không tin việc tự ứng cử sẽ thành công song thất bại hàng loạt có giá trị riêng
của nó. Ít nhất mọi người cũng sẽ nhận ra, “tự ứng cử” là một “quyền hão.” Càng
nhiều người nhận ra tính chất “hão” của quyền này thì như cầu đòi thực quyền
mới hình thành và phát triển.
Trên thực tế, chính
quyền Việt Nam đang khắc họa những đường nét chính của cái mà ông Nguyễn Phú
Trọng khẳng định “dân chủ đến thế là cùng.”
Do “dân chủ đến thế là
cùng” nên hệ thông truyền thông của chính quyền Việt Nam có quyền bôi nhọ những
cá nhân tự ứng cử. Chẳng hạn, tờ Năng Lượng Mới đăng một bài với tựa “Quốc Hội
không phải là phường chèo,” chỉ trích nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng dám “tự ứng
cử.” Nghệ sĩ này bị xem là “lộng ngôn,” “đốt đền,” tuy cha mẹ đều là đảng viên
nhưng “phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,” “vu khống Đảng và chính quyền hèn
với giặc, ác với dân, dâng biển đảo cho giặc.” Tờ Năng Lượng Mới cho rằng, nghệ
sĩ này “bất tài,” không thành công trên sân khấu thật mới nhảy sang “sân khấu
chính trị.”
Trong bài “Quốc Hội
không phải là phường chèo,” tờ Năng Lượng Mới còn chỉ trích một loạt những cá
nhân khác đã tuyên bộ tự ứng cử như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đặng
Bích Phượng,... vì “đang phá hoại cuộc bầu cử Quốc Hội.” Theo tờ báo này thì
những cá nhân tự ứng cử đều hám danh nên mới tham gia các hoạt động đòi phải
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, đòi phải cương quyết với Trung
Quốc, đòi phải tôn trọng nhân quyền! Tờ Năng Lượng Mới xem việc tự ứng cử,
trình bày nhận định về thời cuộc, kế hoạch hành động nếu đắc cử là “trò lố!”
Cũng do “dân chủ đến thế
là cùng,” nên Ủy Ban Bầu Cử thành phố Hà Nội đòi bà Đặng Bích Phượng phải xin
xác nhận lại lý lịch tại một phường nơi bà... không có hộ khẩu thường trú nên
tất nhiên là không thể được xác nhận để có hồ sơ ứng cử hợp lệ. Một cá nhân
khác, ông Nguyễn Tường Thụy thì bị chính quyền địa phương ghi vào lý lịch gửi
cho Ủy Ban Bầu Cử rằng ông có “tiền sự” (hai lần bị cảnh cáo do tham gia biểu
tình chống Trung Quốc). Với những “tiền sự” này, ông Thụy không có quyền tự ứng
cử.
Trong một xã hội “dân
chủ đến thế là cùng” như Việt Nam, công an cũng đã vô cớ ập vào nhà ông Phan
Văn Bách để kiểm tra hành chính sau khi ông nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc Hội.
Ông Võ An Đôn, một luật sư ở Phú Yên thì được mời đến làm việc với an ninh của
tỉnh này sau khi ông tuyên bố sẽ tự ứng cử.
Diễn biến mới nhất liên
quan tới “dân chủ đến thế là cùng” là người xuất hiện trong video clip, nhận
định ông A “bất xứng, không nên chọn làm đại biểu Quốc Hội,” tuy sắm vai hàng
xóm của ông A nhưng cả tổ trưởng tổ dân phố lẫn trưởng Ban Mặt Trận Tổ Quốc
phường nơi ông A cư ngụ, thừa nhận không biết anh ta là ai. (G.Đ)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment