Nội bộ CSVN đang xảy ra chuyện gì?
Trung Điền
Cùng tác giả:
- Ảnh
hưởng của việc Anh Quốc rời EU (Brexit)
- Chuyện
gì sẽ xảy ra sau phán quyết của PCA?
- Hành
trình của những ứng cử viên tự do
Sau những vất vả để loại được phe “lợi ích nhóm” do ông Nguyễn Tấn
Dũng đứng đầu hầu giữ được ghế Tổng Bí Thư thêm 5 năm nữa (2016-2021), ông
Nguyễn Phú Trọng đã tập trung củng cố quyền lực của phe đảng bằng hai điều khá
bất thường.
Thứ nhất là
thay đổi gấp rút 3 chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch quốc hội
ngay sau khi kết thúc đại hội 12 vào cuối tháng Giêng mà không chờ đến sau bầu
cử quốc hội khóa 14 vào cuối tháng 6. Ông Trọng và phe đảng muốn loại ngay ông
Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vị trí quyền lực để ngăn chận những hậu quả chính trị
trong khoảng thời gian chuyển tiếp này.
Sự kiện ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim
Ngân diễn tuồng tuyên thệ nhậm chức hai lần trước quốc hội khóa 13 và khóa 14 -
cách nhau chỉ 3 tháng, đã cho thấy là ông Trọng rất ngại thế lực của ông Dũng
nên sẵn sàng cho đàn em đóng kịch trước sự đàm tiếu của dư luận.
Bộ ba từ trái sang phải: Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn
Thị Kim Ngân.
Thứ hai là sử dụng một số cơ
quan truyền thông đánh phủ đầu phe “lợi ích nhóm” bằng một loạt những bài báo
phơi bày sự cấu kết lẫn nhau để trục lợi giữa một số cán bộ đảng và chính phủ.
Trên mặt báo và trang điện tử hàng ngày, phe ông Nguyễn Phú Trọng đã và đang
tung ra liên tục 4 “vụ án” đều nhắm vào những nhân sự có quan hệ với ông Nguyễn
Tấn Dũng.
- Vụ thứ nhất là
từ việc phanh phui mà báo chí gọi là “cỏn con” liên quan đến cái biển số xe
trắng – xanh lẫn lộn công tư của Phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh
đã dẫn đến những tiết lộ xoay quanh việc luân chuyển ông Thanh từ Bộ Công
Thương về Tỉnh Hậu Giang không theo “đúng quy trình”. Những bài báo đã phanh
phui ông Trịnh Xuân Thanh, khi còn là Tổng giám đốc PVA đã lập một “quỹ đen”
lên đến hàng tỷ đồng để tiêu sài hoang phí, và nhất là làm thất thoát Tổng cộng
tỷ PVA lên đến 3.200 tỷ đồng, nhưng vẫn được tuyên dương, cất nhắc vào những
chức vụ cao hơn.
Chưa hết, ông Trịnh Xuân Thanh còn đươc giới thiệu để bầu vào đại
biểu quốc hội khóa XIV với tỷ lệ cao nhất thuộc Tỉnh Hậu Giang. Sau khi vụ này
bùng nổ, ông Nguyễn Phú Trọng đã hai lần trực tiếp ra chỉ thị điều tra và hủy
bỏ chức danh đại biểu quốc hội cũng như chức danh phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang
của ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh hiện là con dê tốt nhất mà ông Trọng sẽ
dùng để quy tội ông Nguyễn Tấn Dũng đã thiếu trách nhiệm quản lý, làm thất
thoát 3.200 tỷ đồng ở PVA.
Ông Vũ Quang Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty bia rượu Sabeco.
Ảnh: Báo Mới
- Vụ thứ hai khởi
đi từ lá thư tố cáo của ông Nguyễn Hoàng Hải, phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu
tư tài chính Việt Nam (VAFI) gửi cho bà Thứ trưởng Bộ công thương Hồ Thị Kim
Thoa, đề cập về việc Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ
Huy Hoàng, đã được điều động về làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty bia rượu
Sabeco là không đúng quy trình. Từ lá thư tố cáo này, báo chí đã phanh phui
thêm nhiều sự bê bối khác liên quan đến vấn đế tuyển chọn, thuyên chuyển nhân
sự trong Bộ Công Thương, cũng như sự thiếu trách nhiệm của nguyên Bộ Trưởng Vũ
Hoàng Hà trong sự kiểm soát việc làm ăn thua lỗ của các công ty trực thuộc Bộ
Công Thương.
Sau khi vụ này bùng nổ, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu
Bộ Công Thương báo cáo việc kiểm tra về quy trình bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm
lãnh đạo Sabeco trước ngày 30 tháng 7, nhưng trong trà lời phỏng vấn của Báo
Dân Trí hôm 1 tháng 8, ông Trần Anh Tuấn, Bộ Trưởng Bộ Công Thương cho biết là
kiểm tra chưa xong. Ông Tuấn thừa nhận là việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải có sơ sót
trong khâu bổ nhiệm, luân chuyển nhưng chưa ấn định được trách nhiệm của ai.
Nói cách khác là ông Tuấn đang tìm cách câu giờ để cho ông Trọng lôi kéo nguyên
Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đứng về phía đảng, tiếp tay tố cáo những
sai trái của Nguyễn Tấn Dũng trong việc chỉ đạo, quản lý các Tập đoàn kinh tế
và Tổng công ty mà Bộ chính trị giao cho Thủ tướng. Nếu có thêm sự cộng tác của
ông Vũ Huy Hoàng, ông Trọng mới đánh gục ông Dũng và gia đình ông này.
- Vụ thứ ba là
điều tra dự án khai thác mỏ vonfram tại Núi Pháo do Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện dựa theo sự chỉ đạo của Ban bí thư, bao gồm các lãnh vực: bảo vệ môi
trường, khoáng sản, tài nguyên nước và đất đai. Vụ điều tra này được cho là
xuất phát từ những lá thư chống đối của người dân huyện Đại Từ, gửi chính quyền
Thái Nguyên về việc ô nhiễm môi trường do dự án này gây ra từ năm 2014.
Dự án Núi Pháo được xem là dự án về khoáng sản lớn tại Việt Nam và
cũng là nơi sản xuất vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, do công ty
TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo của tập đoàn Masan thực hiện. Nhà
máy khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo do ông Nguyễn Đăng Quang, một cựu
du học sinh bên Đông Âu về nước lập nghiệp từ cuối thập niên 80, và được biết
là rất thân thiết với gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Masan là doanh nghiệp đang sở
hữu nhiều thương hiệu lớn như nước mắm Chinsu, Nam Ngư, mì ăn liền Omachi,
Vinacafe, Wake-up, bia Sư tử trắng... Doanh thu hằng năm của Masan khoảng
30.000 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ Mỹ Kim (2015).
- Vụ thứ tư là
thanh tra chính phủ tiến hành điều tra toàn diện Tập đoàn MobiFone mua Công ty
Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) với 95% cổ phần theo chỉ thị của Ban bí thư
Trung ương đảng. Từ cuối năm 2015, MobiFone cho biết đã mua AVG với tỉ lệ 95%
cổ phần nhưng không tiết lộ số tiền mua là bao nhiêu. Việc mua bán này do Công
ty chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng
làm tư vấn. Gần đây, theo tiết lộ của báo chí thì MobiFone đã mua AVG với giá
8.900 tỷ đồng, trong khi giá trị thực tế của AVG chỉ vào khoảng từ 1.600 đến
2.000 tỷ đồng do làm ăn thua lỗ lên đến 1 tỷ đồng/ngày.
MobiFone là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do ông Lê Nam Trà làm
chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong khi đó, AVG là công ty tư nhân, được thành
lập vào tháng 9, 2010 do ông Phạm Nhật Vũ làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông
Vũ là em trai của ông Phạm Nhật Vượng, chủ nhân công ty Vincom, người được xem
là giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Với mối quan hệ nói trên, dư luận nghi ngờ rằng lãnh đạo Tập đoàn
MobiFone đã cấu kết với gia đình ông Phạm Nhật Vượng qua trung gian của bà
Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, tẩu tán tài sản nhà nước qua
hình thức mua 95% cổ phần của công ty AVG. Nếu thanh tra chính phủ điều tra
đúng là như vậy thì chắc chắn ông Nguyễn Tấn Dũng khó trốn trách nhiệm về sự
chỉ đạo và quản lý các Tập đoàn kinh tế mà Bộ chính trị đã phân công.
Trong lúc diễn ra những vụ án điều tra nói trên, vụ cá chết hàng
loạt xảy ra ở 4 tình miền Trung từ tháng 4, 2016, đã ít nhiều làm loãng đi sự
chú ý của dư luận về những bài báo phanh phui các mánh khóe tham ô của Trịnh
Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Lê Nam Trà.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào sự chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng trong
vai trò Tổng Bí Thư đối với vụ cá chết và điều tra các vụ án Trịnh Xuân Thanh,
Võ Huy Hoàng..., rõ ràng là ông Trọng không mấy quan tâm vụ cá chết và tương
lai cuộc sống của bà con ngư dân Hà Tĩnh.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc Dự
án Formosa Vũng Áng ở Hà Tĩnh hôm 22-4-2016 nhưng đã không có lời hỏi thăm
người dân bị ảnh hưởng vụ cá chết hàng loạt.
Điều mà ông Trọng quan tâm hiện nay chính là qua các vụ án, phải
đánh gục tư thế chính trị của Nguyễn Tấn Dũng và phá hủy toàn bộ điểm tựa của
các “lợi ích nhóm” trong bộ máy doanh nghiệp nhà nước và những Bộ chủ quản,
đang đe dọa thế lãnh đạo của phe đảng.
Nói cách khác, Nguyển Phú Trọng đang dồn công sức củng cố uy quyền
của phe đảng vốn bị xoi mòn dưới triều Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng qua cách làm của
ông Trọng hiện nay, người ta lại thấy rằng chính ông Trọng đang tuyên chiến với
một bộ máy mafia ở trong đảng mà ông Dũng đã xây dựng và nuôi nó trong hơn 10
năm qua.
Phải chăng ông Trọng đang theo đuổi chính sách “đả hổ diệt ruồi”
của Tập Cận Bình, hay đây là tiến trình mà hệ thống “kinh tế tư bản định hướng
xã hội chủ nghĩa” bắt buộc phải trải qua trước khi toàn bộ hạ màn và gánh xiệc
“xã hội chủ nghĩa” tuyên bố phá sản!
No comments:
Post a Comment