Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Thursday, 2 November 2017

Thái Lan tước hộ chiếu của cựu Thủ tướng Yingluck --- Thái Lan: Chính quyền sẽ không bỏ lệnh cấm hoạt động chính trị



5.
Thái Lan tước hộ chiếu của cựu Thủ tướng Yingluck --- Thái Lan: Chính quyền sẽ không bỏ lệnh cấm hoạt động chính trị

Thái Lan cho biết đã thu hồi hộ chiếu của Thủ tướng bị phế truất Yingluck Shinawatra, người đã trốn ra khỏi nước hồi tháng trước để tránh đối mặt với bản án tù vì một chương trình trợ cấp gạo thất bại.

Bộ Ngoại giao Thái Lan nói bà Yingluck có hai hộ chiếu ngoại giao và hai hộ chiếu cá nhân.

Hồi tháng 9, bà Yingluck bị toà án tối cao Thái Lan kết án 5 năm tù giam về tội lơ là trách nhiệm. Sau đó, bà trốn khỏi Thái Lan trước khi bản án được công bố.

Chính phủ Thái Lan bị thâm hụt hơn 1 tỷ đôla trong chương trình mua gạo của nông dân nghèo với giá cao hơn thị trường, với mục đích bán lại với giá cao hơn.

Bà Yingluck bác bỏ các cáo buộc đó, nói rằng các chúng mang động cơ chính trị.

Bộ ngoại giao cho biết họ tin rằng bà đang sống ở Anh, nhưng không rõ chính xác nơi ở của bà.

Bà Yingluck bị lật đổ năm 2014 trong một cuộc đảo chính quân sự do đương kim Thủ tướng Prayuth dẫn đầu, lúc bấy giờ là Tổng Tư lệnh Lực lượng Quân đội Hoàng gia Thái Lan. - VOA

***
Chính phủ quân sự Thái Lan hôm nay, 31/10/2017, thông báo sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm hoạt động chính trị, mặc dù cuộc tổng tuyển cử được dự kiến sẽ diễn ra vào năm sau, và chính phủ đang chịu áp lực chính trị ngày càng tăng từ các đảng phái đòi dỡ bỏ lệnh cấm này.


Sau cuộc họp nội các, thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố, chính những chia rẽ chính trị và những hành động bôi nhọ thanh danh là những lý do khiến chính quyền tiếp tục duy trì lệnh cấm, đồng thời, ông cũng kêu gọi các đảng phái gác lại những khác biệt.

Đầu tháng 10, tướng Prayuth đã hứa rằng Thái Lan sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 11/2018. Quyết định này đã được các nhà đầu tư tại Thái Lan hoan nghênh.

Lệnh cấm hội họp đối với các đảng phái chính trị được ban hành kể từ khi quân đội tiến hành đảo chính và lên nắm quyền vào năm 2014. Kể từ đó, đã có hàng chục nhà bất đồng lên tiếng chỉ trích và đã bị bắt giam.

Cũng trong ngày hôm nay, ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai thông báo chính quyền Thái Lan đã hủy bỏ 4 hộ chiếu của cựu thủ tướng bỏ trốn Yingluck Shinawatra, trong đó có 2 hộ chiếu cá nhân và 2 hộ chiếu ngoại giao. 

Bà Yingluck đã bỏ trốn khỏi Thái Lan cuối tháng 8 vừa qua, trước phán quyết của Tòa Án Tối Cao. Sau đó, cựu thủ tướng đã bị kết án vắng mặt 5 năm tù giam với tội danh gian dối trong kế hoạch trợ giá lúa gạo của chính phủ. Vụ án này được xem là một đòn quyết định của phe quân sự nhằm gạt bỏ gia đình Shinawatra ra chính trường Thái Lan.

Hồi cuối tháng 9, thủ tướng Chan O-Cha thông báo, bà Yingluck đang tị nạn ở Dubai, nơi anh trai bà, cựu thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra, có một căn biệt thự. - RFI
|
|

6.
Úc đóng cửa trại tị nạn: 600 người từ chối rời trại

Hơn 600 người xin tị nạn hôm thứ Ba 31/10 đã từ chối rời khỏi một trung tâm tạm giam người tị nạn do Úc điều hành ở Papua New Guinea vì sợ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực của cư dân địa phương.

Những người tị nạn đang bị giam giữ tại trung tâm đảo Manus ở Papua New Guinea, chiều ngày thứ Ba 31/10 nhất quyết ở lại trong trại, bất chấp kế hoạch của các giới chức sẽ cúp nước và điện sinh hoạt tại trung tâm tạm giam.

Một người xin tị nạn – yêu cầu không nêu tên nói:

"Đối với cá nhân tôi, không có thức ăn, không có nước, cũng không thực sự quan trọng. Vấn đề quan trọng là mạng sống của tôi, tôi muốn sống cuộc đời của chính mình theo ý mình."

Các luật sư đại diện cho hàng trăm người xin tị nạn đã nộp đơn kháng cáo lên Toà án Tối cao Papua New Guinea, để yêu cấu tòa ra lệnh cấm đóng cửa trại tị nạn.

Trong khi đó những người ủng hộ người tị nạn đã tổ chức một cuộc biểu tình ở thành phố Sydney, Australia hôm thứ Ba 31/10, kêu gọi chính phủ đưa những người tị nạn này về Australia.

Ông Ian Rintoul – Phát ngôn viên của Liên minh Hành động vì Người Tị nạn nói:

"Chỉ cần ông Peter Dutton (Bộ trưởng Di trú) hay Thủ Tướng Malcolm Turnbull nhấc điện thoại lên là chắc chắn trung tâm tị nạn sẽ không bị đóng cửa và người xin tị nạn sẽ không bị cưỡng bức phải dời đi nơi khác. Nhưng việc mà chính phủ đang làm là tống 600 người này đi, đẩy họ ra khỏi trung tâm tạm giam để đưa họ tới những nơi khác trên đảo Manus, nơi họ không được an toàn và không có điều kiện sống tối thiểu. Ít nhất hai nơi ở đó chỉ là những công trường xây dựng dở dang, chúng ta không hề biết các điều kiện vệ sinh ở đó nó ra thế nào, chúng tôi biết là tại đó không có cơ sở y tế, và ngay trong lúc này cũng không có cách nào để kiếm ra thức ăn ở đó."

Các giới chức Papua New Guinea cho hay trung tâm tạm giam hiện nay sẽ được chuyển giao cho các lực lượng quân sự của họ kiểm soát vào ngày thứ Tư 1/11, và bất cứ ai vẫn còn ở lại đó sẽ bị coi là xâm nhập trái phép vào một căn cứ quân sự.

Australia đã lên kế hoạch đóng cửa trại Manus sau khi Toà án tối cao Papua New Guinea ra phán quyết hồi năm ngoái rằng trung tâm giam giữ này vi hiến, vi phạm các quyền hiến định về tự do cá nhân.

600 người tị nạn còn lại được chọn hoặc là ở lại Papua New Guinea, hoặc là hồi hương, hoặc tái định cư ở một nước thứ ba. - VOA
|
|

7.
Bắc Triều Tiên: 200 người chết vì sập đường hầm thử bom nguyên tử --- Vụ thử mới của Bắc Hàn 'có thể gây rò rỉ phóng xạ' --- Bắc Hàn bác bỏ cáo buộc có liên quan đến mã độc WannaCry

Có ít nhất 200 người được cho là đã thiệt mạng khi một đường hầm tại địa điểm thử bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên. AFP hôm nay 31/10/2017 dẫn tin của đài truyền hình Nhật cho biết như trên.

Kênh truyền hình Nhật Asahi cho biết theo một nguồn tin ẩn danh, một đường hầm tại địa điểm thử nguyên tử Punggye-ri đã bị sụp đổ vào đầu tháng Chín, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Đây là quả bom có sức công phá mãnh liệt nhất từ trước đến nay. 

Khoảng 100 công nhân đã bị chôn vùi trong vụ sụp hầm đầu tiên, và trong khi công tác cứu hộ đang được tiến hành, thì một đường hầm nữa lại bị sụp đổ, làm tổng cộng khoảng 200 người chết. Tai nạn này được cho là do vụ thử bom nguyên tử gây ra. 

Các chuyên gia từng cảnh báo các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất có thể làm cho núi bị sụp, khiến phóng xạ bị phát tán ra không khí gần biên giới Trung Quốc. Vụ thử nguyên tử hôm 3/9 đã gây ra hiện tượng lở đất tại khu vực thử bom và xa hơn, theo các hình ảnh vệ tinh chụp được ngày hôm sau. 

Những tấm ảnh do trang 38th North công bố cho thấy những thay đổi trên mặt đất ở Punggye-ri : Những khối đất bị hất tung lên không do rung chấn, sau đó là những vụ đất trượt xuống lòng suối.

Theo Cơ quan giám sát địa chấn của Mỹ, vụ nổ này đã gây ra trận động đất 6,3 độ Richter, và vài phút sau là một vụ động đất 4,1 độ Richter. Nhật Bản nhận định đó là một quả bom nhiệt hạch mạnh 120 kiloton, gấp 8 lần so với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. 

Thông tin này được đưa ra vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên sẽ đến thăm Hàn Quốc vào tuần tới.

Bắc Triều Tiên hiếm khi xác nhận những tai nạn, đặc biệt nếu liên quan đến chương trình nguyên tử. Từ khi lên kế vị Kim Jong Il năm 2011, đến nay Kim Jong Un đã cho thử hạt nhân bốn lần. Bắc Triều Tiên coi bom nguyên tử là vũ khí quý giá để bảo vệ, chống lại Mỹ tấn công. - RFI

***
Cuộc thử nghiệm hạt nhân mới tại địa điểm thử nghiệm ở vùng miền núi Bắc Hàn có thể gây rò rỉ phóng xạ, quan chức phụ trách khí tượng hàng đầu Hàn Quốc cảnh báo.

Một vùng trũng dài khoảng 100m ở chân núi Mantap có thể nổ tung, ông Nam Jae-cheol nói.

Vụ thử hạt nhân mới đây nhất của Bình Nhưỡng, được thực hiện hồi đầu tháng 9, có vẻ như đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất.

Bắc Hàn đã tiến hành sáu cuộc thử hạt nhân từ năm 2006 tới này, ở cùng một địa điểm thử nghiệm.

"Có một khoảng trũng dài khoảng 60 đến 100 mét ở chân núi Mantap trong khu vực Punggye-ri," ông Nam được thông tấn xã Nam Hàn Yonhap dẫn lời.

"Nếu một cuộc thử nghiệm nữa xảy ra, có khả năng vùng này bị sụp," ông cảnh báo.

Địa điểm thử nghiệm Punggye-ri nằm trên địa hình núi ở phía đông bắc của Bắc Hàn, được cho là cơ sở hạt nhân chính của Bình Nhưỡng và là địa điểm thử nghiệm hạt nhân đang hoạt động duy nhất trên thế giới.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong hôm thứ Sáu tường thuật rằng các nhà địa chất Trung Quốc đã cảnh báo giới chức Bắc Hàn sau vụ thử nghiệm tháng 9 rằng các cuộc thử nghiệm mới ở đó có thể dẫn tới sự sụp lún lớn và rò rỉ chất thải phóng xạ.

Trong khi đó, tờ báo chính của Bắc Hàn, tờ Rodong Sinmun, cho biết nước này có toàn quyền phóng vệ tinh.

Tuyên bố này được đưa ra khi có nghi ngờ rằng Bình Nhưỡng có thể sớm phóng một vệ tinh - được xem như là một thử nghiệm cho công nghệ tên lửa đạn đạo của nước này. - BBC

***
Bắc Hàn công kích chính phủ Anh về cáo buộc Bình Nhưỡng đứng sau vụ tấn công bằng mã độc nhắm vào Dịch vụ Y tế Quốc gia nước Anh.

Tin từ hãng thông tấn AFP hôm 31 tháng 10 cho biết Bắc Hàn gọi đây là một "nỗ lực xấu xa" nhằm xiết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt của quốc tế chống lại Bình Nhưỡng.

Hôm 27 tháng 10, Chính phủ Anh khẳng định vụ tấn công mạng nói trên do Bắc Triều Tiên điều khiển.

Một báo cáo của chính phủ Anh cho biết một phần ba các bệnh viện công của Anh quốc bị ảnh hưởng bởi mã độc WannaCry hồi tháng 5.

Vụ tấn công bằng mã độc này làm cho 300.000 máy tính tại 150 quốc gia bị mã độc WannaCry xâm nhập, yêu cầu người dùng nếu muốn lấy lại quyền kiểm soát máy tính thì phải thanh toán bằng Bitcoin.

Một số nhà nghiên cứu khẳng định có sự nhúng tay của  Bình Nhưỡng trong vụ việc này vì họ nhận thấy đoạn mã được sử dụng tương tự như các vụ tấn công an ninh mạng từng bị cáo buộc dưới thời của Kim Jong-Un.

AFP dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Ben Wallace nói với BBC vào tuần trước rằng chính phủ London chắc chắn Bắc Hàn chủ mưu trong vụ này.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Hiệp hội Triều Tiên- Châu Âu ở Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc này và cảnh báo nước Anh về "sự suy đoán vô căn cứ" như thế. - RFA
|
|


8.

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List