Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Wednesday 8 November 2017

Tư tưởng rác của Tập Cận Bình:“CNXH đặc sắc TQ trong thời đại mới” là cái quái gì?



 
Tư tưởng rác của Tập Cận Bình:“CNXH đặc sắc TQ trong thời đại mới” là cái quái gì?

(Bài I)

Nguyễn Vĩnh Long Hồ




ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC ĐCSTQ LẦN THỨ 19:

Ở phần mở đầu báo cáo trong phiên khai mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ vào ngày 18/10/2017. Báo cáo dài khoảng 32.000 chữ Hán, đọc mệt nghĩ trên 3 tiếng rưỡi đồng hồ làm Giang Trạch Dân mệt mỏi, chán ngấy ngáp dài rồi ngủ gật. Trong đó, Tập Cận Bình nhấn mạnh tới 36 lần “Chủ nghĩa Xã Hội đặc sắc TQ trong thời đại mới”.

Tập Cận Bình giải nghĩa: “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc TQ trong thời đại mới” có nghĩa là dân tộc Trung Hoa từ vùng đứng lên, giàu có lên, chuyển sang hùng mạnh lên; có nghĩa là TQ cống hiến trí tuệ và “Phương án TQ để giải quyết những vấn đề của nhân loại, đồng thời tiến gần tới trung tâm vũ đài thế giới”.

Tập Cận Bình nêu ra công cuộc hiện thực “Giấc mộng Chệt” bằng cách theo đuổi “4 tự tin: “Tự tin vào đường lối”, “Tự tin vào lý luận”, “Tự tin vào chế độ”, “Tự tin vào văn hóa” và thực hiện “4 vĩ đại”: “Đấu tranh vĩ đại”, “Công trình vĩ dại”, “Sự nghiệp vĩ đại”, “Giấc mộng vĩ đại”.

Theo BBC ngày 24/10/2017  nhận định: Như vậy, Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay. Họ Tập đã liên tục tăng dần việc siết chặt quyền lực kể từ khi ông ta trở thành nhà lãnh đạo hồi 2012.

Bản tin Tân Hoa Xã viết rằng: “Đại hội nhất trí đưa Tư tưởng Chủ nghĩa xã hội TQ thời đại mới Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, cùng với “Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “3 đại diện” và Quan điểm Phát triển khoa học làm kim chỉ nam hành động Đảng”.

Theo giới phân tích, truớc đây chỉ có Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là có tên trong điều lệ Đảng. Còn hai học thuyết của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng đã có trong Điều lệ Đảng, nhưng không kèm tên hai người này. Như vậy, Tập Cận Bình nay đã được ĐCSTQ xem là đứng trên cả hai người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và chỉ đứng sau Mao Trạch Đông.

Carrie Gracie - BBT chuyên về TC của BBC - nhận định rằng, việc đề cao “Tư tưởng Tập Cận Bình” trong điều lệ ĐCSTQ có nghĩa là các đối thủ của họ Tập nay không thể thách thức nhà lãnh đạo quyền lực của TC mà không bị coi là vi phạm quy định ĐCSTQ.

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ-NIN “THỜI ĐẠI CŨ” CÓ KHÁC BIỆT VỚI “THỜI ĐẠI MỚI” CỦA TẬP CẬN BÌNH?:

Tưởng cũng nên tìm hiểu khái quát bối cảnh lịch sử về tình hình chính trị và xã hội tại Châu Âu trước khi học thuyết MARX ra đời. Có thể nói hậu bán thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là thời gian cực thịnh của “Chủ nghĩa thực dân & đế quốc” tại châu Âu như: Đế quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…song song với tiến trình phát triển kỷ nghệ tại châu Âu trong thế kỷ 19 đã tàng hình một giai cấp mới là “Giai cấp công nhân”. Họ không có đường lựa chọn nào khác là sống bám vào các nhà máy, cơ sở sản xuất của các kỹ nghệ gia. Chính vì thế họ bị bóc lột, bị khai thác sức lao động tối đa một cách tàn nhẫn và bị kỳ thị bởi các chủ nhân ông.

Công nhân phải làm việc tất bật từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày. Lực lượng lao động phụ nữ và trẻ em được thuê mướn làm việc trong các nhà máy cũng gia tăng và được trả đồng lương rẻ mạt. Đời sống của giai cấp công nhân càng bi đát và khốn cùng vì nông dân khắp nơi ồ ạt đổ về thành phố tìm kiếm việc làm, khiến cho dân số châu Âu tăng lên gấp đôi. Đây là những yếu tố chính làm cho xã hội châu Âu mất ổn định.

Lúc bấy giờ Marx đang ở Paris, cộng tác với một tạp chí & nghiên cứu “kinh tế học” tại đây. Marx kết thân với Engels là con của một kỹ nghệ gia người Đức. Engels giúp Marx thu thập các tài liệu về sự khốn cùng của giai cấp công nhân. Năm 1845, Marx viết “Eleven theses on Feuerbach” (11 bài luận về Feuerbach). Marx đã từ bỏ tư tưởng phương pháp biện chứng duy tâm về thần học của Hegel và đi theo triết gia Lugwig Feuerbach, người khai sáng ra phương pháp phân tích duy vật biện chứng hay “Duy vật biện chứng pháp” (Dialectical materialism).

Năm 1847, Marx và Engels viết bản “Tuyên ngôn Cộng sản” và sau đó trở về Đức phổ biến tư tưởng cách mạng bạo động, bị bắt rồi bị trục xuất sang Anh năm 1849. Tại đây, Marx đã nhìn thấy rõ sự bốc lột gia cấp công nhân một cách tàn tệ của giai cấp tư bản đang thành hình. Marx viết cuốn “Le capital” (Tư bản luận) và đưa ra lời hiệu triệu nẩy lửa “VÔ SẢN THẾ GIỚI HÃY ĐOÀN KẾT LẠI”. Karl Marx qua đời vào tháng 3/1883 sau khi hoàn tất Tập I “Tư bản luận”. Engels tiếp tục hoàn tất Tập II & III của Tư bản luận.

Chính Marx & Engels là người khai sáng ra phong trào Đệ I & Đệ II QTCS nhằm mục đích tranh đấu cho quyền lợi của giai cấp công nhân như:

·        Quyền làm việc 8 tiếng một ngày.
·        Quyền tổ chức nghiệp đoàn.
·        Quyền đình công.
·        Quyền được được hưởng phúc lợi xã hội.

Karl Marx đã đóng góp tích cực cho xã hội, cải thiện đời sống của giai cấp công nhân bằng tinh thần phê phán chính xác toàn bộ hệ tư tưởng của “xã hội tư bản” tại châu Âu. Chủ nghĩa Cộng sản đối với Marx chỉ là một “dự phóng”. Marx tiên đoán là cuộc “Cách mạng vô sản” sẽ nổ ra ở Đức, nơi có công nhân giác ngộ cách mạng. Nhưng, thật sự cách mạng đã nổ ra ở Nga do “giai cấp nông dân” đóng vai trò quyết định, chứ không phải do cấp công nhân lãnh đạo.

Karl Marx đã đánh giá vô cùng chính xác về bản chất tàn bạo, phi nhân của chủ nghĩa tư bản đang thành hình tại châu Âu lúc bấy giờ. Sự ra đời đúng lúc của phong trào Đệ I & Đệ II QTCS là tấm gương phản chiếu giúp giai cấp tư bản tự soi mình, chấn chỉnh lại các khuyết điểm phải toàn thiện, rời bỏ những cực đoan để tránh hậu quả bi thảm như “tư bản rẫy chết” hoặc “tự đào hố chôn mình” mà Marx đã nghiêm khắc cảnh báo. Nhờ vậy, những thập niên đầu thế kỷ thứ XX, chính Marx đã giúp cho chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh các khuyết điểm để tiến bộ.

Đến khi, chủ nghĩa Marxism - Leninism với sự ra đời của Đệ Tam QTCS, khởi đầu từ thập niên của Thế kỷ XX. Từ đó trở đi, chủ nghĩa Marxism đã cáo chung, không còn giá trị gì nữa và chủ nghĩa Leninism trở thành đại họa cho nhân loại nói chung và các nước theo chủ nghĩa Cộng sản nói riêng như: Tàu Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba…Đệ Tam QTCS là một thứ Chủ nghĩa Giáo Điều (dogmatism) và không tưởng (utopie).

Nếu như Karl Marx còn sống cho tới bây giờ, chắc hẳn phải ngạc nhiên rằng: “Chính chủ nghĩa Tư Bản bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân theo đúng tiêu chuẩn của Marx đề ra làm mục tiêu tranh đấu cho họ vào thế kỷ trước; ngược lại, các chế độ cộng sản độc tài toàn trị đang cầm quyền mới thật sự là những kẻ bốc lột giai cấp công nhân & nông dân tàn nhẫn hơn cả bọn tư bản trong thời sơ kỳ của sự phát tiển xã hội tư bản tại Châu Âu”. Xin dẫn chứng như sau:

Ngày 18/6/1998, Tổ chức Quốc tế Lao động (ILO) qui tụ 174 nước trong buổi hợp thường niên tại Genève, Thụy Sĩ đã thông qua một thông cáo chung, khẳng định những quyền lợi của người lao động. Trên tổng số 316 Đại biểu đến từ 157 quốc gia, có 273 bỏ phiếu thuận và 43 bỏ phiếu trắng, tuân hành 4 nguyên tắc chung được nêu ra trong thông cáo chung như:

[1] Tôn trọng quyền tự do lập hội và công nhận quyền điều đình tập thể.
[2] Xoá bỏ mọi chính sách cưỡng bức lao động.
[3] Xóa bỏ tệ nạn trẻ em lao động.
[4] Chấm dứt mọi hành vi đối xử trên thị trường lao động.

Triết gia Jacques Derrida (1930 - 2004) ông viết về Marx, đó là cuốn “SPECTRES DE MARX” (Những bóng ma của Marx), Galilée, Paris 1993. Trong tác phẩm này, J. Derrida không hề đề cập đến chủ nghĩa Marxism - Leninism, ông loại bỏ hẳn cái tên Lenin với sự ra đời của Đệ Tam QTCS Tách rời khỏi Lenin, ông khẳng định rằng “Không có tương lai nếu không có Marx, nếu không có các di sản của Marx”.

CHỦ NGHĨA LENINISM & ĐỆ TAM QTCS:

Raymond Aron đã viết trong cuốn “L’ Opium des Intellectuels” (Thuốc phiện của giới trí thức”. Trong chương “Huyền thoại cách mạng”, ông viết: “Những người suy tuởng về cách mạng lại là những người không thực hiện cuộc cách mạng ấy” (Les hommes qui les pensent ne sont pas ceux qui les font). Thực vậy, cuộc cách mạng vô sản tiên khởi ở Nga vào ngày 09/1/1905 lại do Cha cố GAPONE lãnh đạo vài khoảng trăm ngàn thợ thuyền từ Saint Peterspourg biểu tình ôn hòa, tiến về làu đài mùa Đông. Họ không mang vũ khí, chỉ nắm tay nhau hát bài: “Xin Thượng đế phù hộ cho TSAR Hoàng’. Cha cố Gapone đưa ra thỉnh cầu lên Tsar Hoàng: “Chúng tôi không đòi gì nhiều. Chúng tôi chỉ xin được làm việc 8 giờ một ngày. Xin tăng tiền công hàng ngày lên một đồng rúp. Xin hãy cứu giúp dân chúng và hãy phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa dân chúng với ngài.”

Tsar Hoàng rời Saint Peterspourg trao quyền hành động cho một ít tướng lãnh, giám đốc công an và Quận công Vladimir ra lệnh cho quân đội bắn vào đám người biểu tình ngã xuống như sung rụng. Tổng kết có khoảng 500 người chết, 3.000 bị thương, đàn bà, trẻ con nằm la liệt trên mặt đất, máu loang đỏ trên tuyết trắng.

Lúc bấy giờ, Lenine đang ở trong một căn gác tối tăm tại Genève, nhận được tin về cuộc biểu tình của cha cố Gapone bị đàn áp đẫm máu và thất bại hoàn toàn. Lenine nhận thấy rằng, chỉ có giai cấp công nhân không đủ sức mạnh để làm cách mạng mà phải có sự tham gia của giai cấp nông dân nữa. Lenine viết hàng loạt lý luận đấu tranh, kỹ thuật lật đổ. Lenine xây dựng một quan điểm cách mạng hoàn toàn khác hẳn với Marx. Lenine không hứa với dân Nga hai chữ “Tự do” mà kêu gọi trả thù và hòa bình. Với đám nông dân, Lenine không hứa tự do mà chì xúi giục rửa hận và ruộng đất. Với thợ thuyền, ông không hứa tự do mà chỉ gào thét báo oán và nắm chính quyền.”

Điều này đã xác minh cho thấy, cái yếu tố làm nên một cuộc cách mạng là “lòng căm thù” được Lenin thổi bùng lên thành “bạo lực cách mạng” để phục vụ cho cái gọi là “đấu tranh giai cấp”. Cuộc cách mạng Tháng 10 thành công, sau khi lật đổ được chế độ phong kiến của Tsar Hoàng, Lenin nắm đuợc chính quyền rồi, ông dồn tất cả nổ lực vào việc xây dựng chế độ “chuyên chính vô sản” (dictature du prolétariat). Nếu có ai đòi hỏi “tự do”, Lenine nói thẳng: “Nơi nào có tự do thì chỗ ấy không thể có nhà nước chuyên chính vô sản”.

Lenin rất dị ứng với giai cấp trí thức; vì vậy, sau khi  cướp được chính quyền năm 1917, Lenin đã thực thi chính sách trù dập, khủng bố tàn tệ đối với phần tử trí thức, Lenin đã nói với văn hào Maxim Gorki: “Thật là sai lầm nếu xem các phần tử trí thức “tiểu tư sản” là sức mạn của nhân dân…trí thức của giai cấp công nhân và nông dân mới thật sự là sức mạnh của nhân dân. Còn những tên trí thức tiểu tư sản đáng khinh là đồng lõa và tay sai của bọn tư sản. Về thực chất, đó không phải là bộ óc mà là một cục phân.”

Cách mạng Tháng 10 ở Nga năm 1917 do Lenin chủ xướng. Raymond Aron có cái nhìn sắc bén về cuộc cách mạng đó như sau: “Cuộc cách mạng kiểu Marxist không xảy ra vì quan niệm của cách mạng ấy, đó chỉ là huyền thoại, cũng không phải sự phát triển của lực lượng sản xuất, cũng không phải sự chín muồi của giai cấp công nhân, ý thức được sức mạnh để lật đổ chủ nghĩa tư bản.” Rõ ràng, giai cấp công nhân & nông dân Nga bị Lenin lợi dụng để phục vụ cho âm mưu chính trị là lật đổ chế độ phong kiến Tsar Hoàng để dựng nên một đế chế mới, thay thế cho chủ nghĩa “Đế quốc & Thực dân cũ” bằng chủ nghĩa “Đế quốc - Thực dân mới”.

Đệ Tam QTCS do Lenin & Stalin chủ xướng, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Fidel Castro, HCM… mưu đồ thiết lập các chế độ cộng sản độc tài toàn trị trên toàn thế giới, khủng khiếp hơn bọn Nazi và dã man tàn bạo hơn bọn Phát Xít. Có một thời cổ máy xây thịt người khổng lồ này đã ngốn hết của nhân loại trên 100 triệu người.

Một hệ thống trại lao động cải tạo gọi là “GULAG” (Glavnoye Upravleniye Lagerely) mà Đại văn hào Alexander Solzhenitsyn là nạn nhân của “trại cải tạo lao động” (Forced-labor camps). Danh từ Gulag không được Tây phương biết đến cho đến năm 1973, khi cuốn truyện “The Gulag Archipelago 1918 - 1956” (Quần đảo ngục tù) của Alexander Solzhenitsyn và đây chỉ là một trại trong hệ thống Gulag nằm rải rác khắp Liên Xô. Mỗi trại chứa từ 2.000 tới 10.000 tù nhân. Theo sử gia người Nga tên Roy Medveda ước lượng vào năm 1989, đã có tới khoảng 20 triệu người Nga chết vì đói, bệnh tật hay bị hành quyết

STALIN VÀ SÁCH LƯỢC THANH LỌC SẮC TỘC:

Đây là những biện pháp để loại bỏ một cách có hệ thống các dân tộc hay tôn giáo trong một lãnh thổ nhất định do sắc tộc quyền lực hơn thực hiện, nhằm mục đích làm cho lãnh thổ đó thuần chủng hay đồng nhất về sắc tộc. Những biện pháp này có thể là dùng vũ lực hay hăm dọa để xua đuổi, trục xuất, chuyên chở sang một vùng khác, cũng như giết người hàng loạt hoặc diệt chủng.

Thanh lọc sắc tộc cũng nhằm loại bỏ văn hóa truyền thống, thông qua hành động phá hủy các đền thờ, hủy diệt các di tích lịch sử, trung tâm văn hóa, nghĩa trang và xâm phạm những nơi thờ phượng…Thanh lọc sắc tộc gần như đồng nghĩa với “diệt chủng”, muốn tiêu diệt toàn bộ một sắc tộc đó, gây áp lực buộc dân tộc đó phải di cư ra khỏi vùng bản địa của họ, di chuyển sang định cư một vùng lãnh thổ khác do chính quyền chỉ định, các đơn vị quân đội an ninh và công an thường dùng những hành động bạo lực như đưa người vào các trại tập trung tra tấn, giết người tập thể…

Stalin không những cho trừng phạt những đối thủ chính trị như Trotzky, còn có những sắc tộc thiểu số ở Liên Xô bị đưa vào trại lao động (Gulag) do có những hành động chống đối Nhà nước Xô Viết. Ngay cả những nguời dân của các vùng mà bị Hồng quân chiếm đóng cũng trở thành những nạn nhân như người Baltic, Ba Lan, Hungary, Romania, Đức như vụ thảm sát Katyn với sự đồng ý của Stalin, có trên 20.000 tù binh người Ba Lan đã bị hành quyết dã man.

Sau khi chế độ LX sụp đổ, người ta có thể tính con số chính xác bằng cách truy tầm các tài liệu lưu trữ. Theo đó, có khoảng 800.000 tù nhân dưới thời Stalin bị xử bắn, 1,7 triệu chết trong các Gulag; ngoài ra, 389.000 đã chết khi bị cưỡng bức di chuyển sang các vùng khác theo chính sách thanh lọc sắc tộc của Stalin. Tổng cộng có khoảng 2,8 triệu người chết do mọi nguyên nhân. Nhưng, con số nạn nhân đã chết trong các cuộc thanh trừng, luôn gây nhiều tranh cãi. Trước đây, các sử gia chỉ có thể phỏng đoán, ước tính rằng, số nạn nhân chết lên đến con số khủng khiếp là 6 triệu người.

NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ CHỦ NGHĨA LENINISM CỦA GS JOHN LEE:

GS John Lee - Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc ĐH Sydney - ông là tác giả cuốn “CHINA’S CORPORATE LENINISM” đăng trên tạp chí The American Interest số ra tháng 5/2012. Ông nhận định: “Chủ nghĩa Lennism hợp doanh của TQ, chính trị vẫn thống soái trong chính sách toàn cầu của Bắc Kinh”. Trong khi J.Derrida thẳng tay bác bỏ chủ nghĩa Lennisme, tách rời nó ra khỏi chủ nghĩa Marxism, chỉ còn lại có Marx và ra sức bảo vệ Marx như đã nói ở phần trên.

GS John Lee lấy cảm hứng từ Marx & Lenin, ĐCSTQ có một quan điểm cơ bản là chủ nghĩa Lennism rằng, mọi chủ thể và hoạt động chính trị phải nhằm củng cố ảnh hưởng kinh tế và sau đó là “quyền lực chính trị” của chế độ. Những chủ thể và hoạt động như thế, không bao giờ chấp nhận đối lập chính trị trong bất cứ hình thức nào. Ông cho rằng: “Thứ chủ nghĩa Marxism huyên náo ấy đã tàn lụi lâu rồi, hạ huyệt cùng với Mao Trạch Đông và các cộng sự sát nhân của ông ta. Thế nhưng, chủ nghĩa Marxism tại TC đã qua đi thì chủ nghĩa Leninism vẫn còn tồn tại dai dẳng và mối liên kết doanh nghiệp nhà nuớc và ĐCSTQ được phát triển sau biến cố Thiên An Môn…”

Theo thiển nghĩ của tôi, chủ nghĩa Marxism chỉ là hình thức, một cái vỏ bọc bên ngoài một mô hình hệ thống quyền lực “Leninism - Stalinism” vẫn còn tồn ở Đại Lục. Nó bao gồm những những thứ chủ nghĩa: [1] Chủ nghĩa Chauvinism [2] Leninism [3] Stalinism [4] Chế độ Phong Kiến.

[1] CHỦ NGHĨA CHAUVINISM: là một hình thức “Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan” dẫn đến chủ nghĩa dân tộc lệch lạc, dân tộc nước lớn hẹp hòi, bài ngoại, tự cho dân tộc mình là “dân tộc siêu đẳng” có sứ mệnh lãnh đạo các dân tộc khác. Trong bài “Imperialism, Nationnalism, Chauvinism” (Chủ nghĩa Đế quốc, Chủ nghĩa Dân tộc, Chủ nghĩa Sô vanh) đăng trên tạp chí “The review of Politics” số ra tháng 10/1945, Hannah Arendt mô tả khái niệm nầy như sau: “Chủ nghĩa Sô Vanh gần như là một sản phẩm tự nhiên của khái niệm quốc gia khi nó xuất phát trực tiếp từ quan niệm cũ về “sứ mạng quốc gia” được hiểu là nó sẽ khống chế các dân tộc nhược tiểu, có quyền bắt các dân tộc đó phải phục tùng nước lớn”. Bắc Kinh dùng chủ nghĩa Chauvinism để tăng cường chánh sách “đối ngoại” vẫn không từ bỏ tham vọng thôn tính Biển Đông, biến nó thành ao nhà của họ.

[2] CHỦ NGHĨA LENINISM: Sau khi lật đổ được chế độ phong kiến của Tsar Hoàng, Lenin dồn tất cả nổ lực vào việc xây dựng “chuyên chính vô sản”. Nếu có ai đòi hỏi “tự do”, Lenin nói thẳng: “Nơi nào có Tự do thì chỗ ấy không thể có nhà nước “chuyên chính vô sản”. Xã hội Tàu Cộng ngày nay là một “xã hội bịt miệng”, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát chặt chẽ Internet, siết chặt tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận. TC ngày nay bị xếp thứ 176/ 180 nước trong bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên không biên giới. Hệ thống kiểm duyệt càng thêm hoàn chỉnh dưới thời Tập Cận Bình. ĐCSTQ muốn duy trì sự ổn định và thống trị xã hội.

Theo RFI đưa tin, tháng 6/2017, đạo luật an ninh mạng đã hạn chế thêm quyền tự do ngôn luận, buộc các công ty Internet phải lưu trữ dữ liệu của người sử dụng tại Đại Lục, Chính quyền đóng cửa các blog, các trang Web cá nhân nào không phù hợp với tiêu chuẩn chính trị. Bắc Kinh đã dựng “vạn lý hỏa thành”, bức tường lửa vĩ đại ngăn chận mọi thứ bị coi không chính thống, nhiều ttrang Web nuớc ngoài như Google, Facebook, Youtube… bị phong tỏa.

Về Tư pháp, tháng 7/2015, Bắc Kinh đã giăng bẫy, công an bắt trên 200 luật sư câu lưu và thẩm vấn, họ chuyên biện hộ cho các nhà đấu tranh dân chủ, học viên Pháp Luân Công hay các nhà đối lập. Đối với các trí thức ly khai lại càng tàn tệ, giải Nobel Hoà Bình 2010, ông Lưu Hiểu Ba bị kết án 11 năm tù, khi phát bệnh ung thư, cũng phải chết đi trong tình trạng bị quản thúc. Vợ ông là nhà thơ Lưu Hà, dù không phạm bất cứ tội danh gì, cũng bị quản thúc từ 7 năm qua.

[3] CHỦ NGHĨA STALINISM: Những nhà lãnh đạo Tàu Cộng từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đều chịu ảnh hưởng đường lối cai trị sắt máu của Stalin trong thời gian thống trị Liên Bang Xô Viết. Theo Tự điển Bách Khoa Britannica: “Chủ nghĩa Stalinism được kết hợp bằng chế độ “khủng bố” & “cai trị chuyên chế”. Chủ nghĩa Stalinism còn được mô tả như một “Chủ nghĩa Phát Xít Đỏ” . Những tên lãnh đạo ĐCSTQ kể trên, đều rập khuôn theo kiểu cai trị của Stalin để thực hiện đường lối cai trị của họ đối với dân Tàu, có thể nói còn dã man và tàn bạo hơn cả Stalin trong thời cai trị LBXV. Trường hợp điển hình:

Stalin thực hiện chính sách “Tái định cư” ào ạt đối với các Kulak, những nông dân đủ giàu để làm chủ nông trại, họ phất lên sau khi chế độ nông nô bị bãi bỏ vào Thế kỷ 19, một hình thức trừng phạt mang tên SYLKA dưới thời Nga Hoàng. Stalin ra lệnh cho chính quyền Xô Viết tịch thu ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác đã góp phần gây ra nạn đói giữa năm 1932-1934, đặc biệt tại các vùng nông nghiệp chính yếu của LBXV như: Ukraine, Kazakhstan và Bắc Caucasus (Caucasia) dẫn tới hậu quả làm hàng triệu người chết đói. Còn Mao Trạch Đông cũng gây ra nạn đói khinh hoàng cho dân Tàu lên tới hàng chục triệu người chết đói.

Từ năm 1917, Stalin triệt hạ các đối thủ và những người Bolshevik, bằng cách thành lập một tổ chức mật vụ “Cheka” với nhà tù “Lubyanka”. Trong 18 tháng đầu, Cheka đã bắt giam hơn 90.000 người và hành quyết hơn 11.000 nạn nhân. Stalin sử dụng Checka giết người một cách tàn nhẫn, khủng khiếp phục vụ cho các tham vọng cá nhân và để thỏa mãn căn bệnh hoang tưởng (paranoia). Trong thời kỳ đại thanh trừng 1934-1939, đã có 15 triệu người bị bắt giữ, hơn 3 triệu người dân Nga đã bị giết trước các đội hành quyết, chết vì bị tra tấn đến chết trong các trại cải tạo.

Phong trào Đệ Tam CSQT, Stalin lần lượt loại các đối thủ chính trị ra khỏi Đảng như: Trotsky, Burkharin, Rykov, Tomsky…và Stalin trở thành nhà độc tài, kiểm soát quốc gia và toàn thể khối Đệ Tam CSQT, những ai không theo đúng đường lối của Đảng đều bị bắt, bị đưa đi lưu đày trong các Trại cải tạo ở Siberia.

Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đã đàn áp các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông còn ghê gớm và tàn bạo hơn thời kỳ Stalin cai trị LBXV:

(1) TÂN CƯƠNG: Khu tự trị lớn ở phía Tây TC, có diện tích 1,6 triệu km2. Chính sách “Hán hoá” mà ĐCSTQ áp dụng tại Tân Cương bị thế giới và cộng đồng Duy Ngô Nhĩ tố cáo mạnh mẽ. Tại Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ cho biết họ là nạn nhân của biện pháp đàn áp sắt máu, phân biệt đối xử bắt nguồn từ chánh sách “Hán hóa” của Bắc Kinh. Từ đa số, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương biến thành thiểu số từ khi người Hán được chính quyền khuyến khích lên lập nghiệp tại vùng lãnh thổ chiến lược có nhiều trữ lượng dầu khí và khoáng sản.

Các nhóm nhân quyền nói rằng, bạo lực tràn lan ở Tân Cương bắt nguồn từ nguyên nhân do sự phẫn uất và sự kềm kẹp tàn bạo của chính quyền về tôn giáo và văn hóa truyền thống của người Hồi giáo Tân Cương trong chính sách “thanh lọc sắc tộc” của Bắc Kinh.

(2) TÂY TẠNG: Có diện tích 1,22 triệu Km2, chiếm 12,8% tổng diện tích Hoa Lục. Theo tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở New York cho biết, Bắc Kinh đã điều động hơn 20.000 đảng viên cộng sản đến các làng xã Tây Tạng để thực hiện công tác theo dõi dân chúng, thi hành việc cải huấn chính trị sâu rộng và thiết lập các đơn vị an ninh đảng. ĐCSTQ còn phải đối mặt với một đợt ít nhất 119 vụ tiêu thiêu của người Tây Tạng để phản đối chính sách đàn áp tàn bạo người Tây Tạng.

Khi nói về hành động tự thiêu của người Tây Tạng thì các giới chức địa phương coi những người này là tội phạm chống chính quyền. Xung đột tôn giáo, văn hóa, quyền lợi kinh tế và nhất là chính trị giữa người Tây Tạng và người Hán đã biến Tây Tạng thành điểm nóng của TC. Thêm vào đó là tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và vị trí địa lý của Tây Tạng khiến chánh phủ đặc biệt chú ý tới vùng đất này.

Mới đây, chính quền tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Đại Lục đập phá hàng trăm căn nhà trong thành phố Larung Gar nằm trên sườn núi, nơi có hơn 10.000 nhà sư và ni cô đến nơi này để tu học Phật Giáo Tây Tạng, nhằm mục đích ngăn chận việc tu tập và phát triển Phật Giáo Tây Tạng.

(3) NỘI MÔNG: Khu tự trị phía Bắc, có diện tích 1,18 triệu km2, chiếm 12% diện tích Đại Lục, 80% dân số Nội Mông là người Tàu, đông thứ hai là người Mông Cổ bản địa chỉ chiếm 17%. Xung đột ở Nội Mông phần lớn diễn ra giữa người Mông Cổ và Người Tàu. Do khai thác than, dầu mỏ và khoáng sản quá mức khiến cho các bãi chăn thả gia súc của họ bị thu hẹp dần. Người Mông Cổ gần đây liên tục tổ chức biểu tình, xung đột sắc tộc tiếp tục diễn ra.

[4] CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN: là hình thức “cha truyền con nối” như thời kỳ “quân chủ chuyên chế”. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, chế độ XHCN là một hình thái của chế độ quân chủ chuyên chế của thời kỳ phong kiến. Tàu Cộng và Bắc Triều Tiên củng cố vai trò lãnh đạo cho con cháu, gọi là “Thái Tử Đảng” (Princelings), bất chấp sự bất mãn của nhân dân nghèo đói, nó đã trở thành một hiện tượng gần như phổ biến và công khai như Triều Tiên.

Tập Cận Bình cũng là nền tảng “con ông cháu cha”, họ Tập có thể tự hào nhắc đến truyền thống nầy. Cha là cựu Ủy viên Quốc Vụ Viện Tập Trọng Huân, quê Thiểm Tây, từng làm Bí thư Quảng Đông và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng “đặc khu kinh tế Thẩm Quyến” khi cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình mở ra hướng phát triển vùng duyên hải TC. Không chỉ có thế, là một công thần của chế độ, ông Tập Trọng Huân còn là một trong số người sống sót sau cuộc “Vạn lý trường chinh” cùng Mao Trạch Đông. Có một người cha như vậy, Tập Cận Bình có nguồn gốc xuất thân lý tưởng để tạo dựng vị trí quyền lực là một thành viên của thế hệ “Thái tử Đảng”.

Hết Mao Trạch Đông rồi đến Tập Cận Bình đều noi theo gương của Stalin triệt hạ tất cả đối thủ chính trị để củng cố quyền lực thống trị. Những trường hợp điển hình, cựu Thị trưởng Trùng khánh Bạc Lai Hy, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, Quách bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch…đều bị thanh trừng cho thấy, tư tưởng Tập Cận Bình rập khuôn theo đường lối thống trị theo kiểu Leninism và Stalinism. Pháp luật chỉ là công cụ để trấn áp, tranh giành quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ. Chuyện vừa mới xảy ra, Tướng Phòng Phong Huy và Tướng Trương Dương đã bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng? 

Một câu hỏi được đặt ra là, liệu Tập Cận Bình có thật sự bài trừ tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành tại Đại Lục? Có thể là không! Tập Cận Bình theo đúng truyền thống của các bậc thầy Lenin - Stalin & Mao Trạch Đông là tìm mọi cách vô hiệu hóa các đồng chí thuộc phe nhóm có khả năng cạnh tranh quyền lực thống trị của mình. Tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành tại Đại Lục, vì ĐCSTQ vẫn đứng trên luật pháp, đứng trên cả Hiến pháp. ĐCSTQ có 66 triệu đảng viên, quyền lợi của đảng viên càng lớn, tham nhũng càng lộng hành.

Tóm lại, tư tưởng Tập Cận Bình là tư tưởng rác, cái gọi là “CNXH đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” nhưng chẳng có gì mới cả. Tập Cận Bình đã phản bội chủ nghĩa Marxism mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Leninism & Stalinism vào thời Đệ Tam QTCS để củng cố quyền lực thống trị Đại Lục. (còn tiếp bài II) .


  tổng hợp & nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
                    03/11/2017


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List