Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Friday, 20 March 2015

Ai tiếp tay cho Trung Cộng chiếm đảo Gạc Ma ?



Ai tiếp tay cho Trung Cộng chiếm đảo Gạc Ma ?

16/03/2015
RadioCTM - Trần Quang Thành@S:

Ai tiếp tay cho Trung Cộng chiếm đảo Gạc Ma ? [ 19:18 ] Hide Player | Play in Popup | Download
GacMaCách đây 27 năm, vào ngày 14/03/1988 Trung Cộng đã cướp đảo Gạc Ma ở Trường Sa. 64 anh hùng, liệt sĩ đã chết thảm dưới họng súng của quân xâm lược. Quân chết, đảo mất vì cái lệnh không cho người lính giữ đảo nổ súng vào kẻ xâm lược cướp đảo.
Ngày nay người dân nói tiếng nói của lịch sử Việt Nam, nói tiếng nói của trái tim Việt Nam yêu nước: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”, người dân biểu tình lên án Trung Cộng xâm lược, người dân tập hợp tưởng niệm, ghi ơn những người lính đã chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa đều bị công an Việt Nam bắt bớ, tù đày, bị ngăn cản, phá đám, bị công an chặn cửa không cho ra khỏi nhà !
Câu hỏi “ai tiếp tay cho giặc chiếm đảo Gạc Ma ? ai đã dâng biển đảo cho quan thày Bắc Kinh ? yêu nước là có tội ? hôm nay lại vang lên trong lòng nhiều người dân Việt.
Để hiểu rõ sự việc xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa Linh mục Phan Văn Lợi và phóng viên Trần Quang Thành.


Nỗi nhục Trường Sa !?!

XLBNSTDNL - 17.03.2015


Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của hải quân Tàu cộng. Cuối tháng 2-1988, lực lượng ngoại bang này tăng thêm 4 tàu hộ vệ trang bị tên lửa và đại pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trước tình hình ấy, bộ tư lệnh hải quân Hà Nội mở chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo của Việt Nam, lấy tên là chiến dịch CQ (chủ quyền)-88.

          Vào sáng ngày 14-3-1988, 73 chiến sĩ hải quân, đúng ra là công binh (không mấy lúc cầm súng) của tàu HQ 604 đến đảo đá nửa chìm nửa nổi Gạc Ma, mang theo vật liệu xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn để xây dựng công sự trên đó, ngõ hầu xác nhận rõ rệt chủ quyền. Về khí giới, họ chỉ mang theo một số khẩu AK, nhưng lại có quân lệnh là không được nổ súng. Chiến hạm Tàu cộng ùa tới, vây chặt. Sau một hồi trao đổi trên loa mà bên nào cũng cho mình có chủ quyền, rốt cục các chiến sĩ công binh VN không vũ trang đang đứng trên đảo đã trở thành bia hứng đạn đại liên của kẻ thù mà trước đó vẫn ngỡ là bạn. Chỉ chưa đầy nửa giờ, 64 người đã vĩnh viễn nằm xuống trong nỗi tức tưởi và uất hận. Con tàu vận tải HQ-604 rỉ sét đang thả neo giữa biển cũng đành phơi bụng lãnh đủ lửa pháo 100 ly từ mấy chiếc khu trục tối tân, trang bị cả tên lửa đối hạm. Quả như câu đối tưởng niệm đầy chua chát của ai sau đó: "Cướp Gạc Ma, bắn tàu bạn, xưng danh tình đồng chí! Trấn Len Đảo, giết mạng người, kêu tiếng tình anh em!". Sau khi 64 người bị thảm sát, 9 chiến sĩ còn lại được tàu Trung Quốc vớt lên làm tù binh và đem về tỉnh Quảng Đông giam giữ gần 4 năm trời.
          Đúng là một cuộc chiến bi thương, không cân sức, nhưng những người lính đã ngã xuống trong lòng biển quả đã vị quốc vong thân, xứng danh hiệu anh hùng của Dân tộc và đáng được vinh danh ngàn đời. Thế nhưng, lại có lắm điều ô nhục xoay quanh biến cố ấy, kể từ đó đến nay, những ô nhục chỉ có trong cái chế độ vô đồng bào, vô tổ quốc là chế độ Việt cộng.

          Ô nhục thứ nhất: không cho chống trả quân thù: Khi tình hình trở nên hết sức căng thẳng đầu năm 1988, Bộ Tư lệnh hải quân đã liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay là: Trung Quốc là thù hay là bạn? Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Bộ Chính trị và bộ quốc phòng lúc ấy vẫn im lặng hay trả lời không rõ rệt. Ấy là vì chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn bành trướng Tàu cộng đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo Hà Nội, dưới sự thao túng của Lê Đức Anh, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng, đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Bắc Kinh để âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ” ở Căm-pu-chia nhằm đưa cả bọn Khơ-me đỏ vào chính phủ liên hiệp mặc dù Nhà nước hợp pháp xứ Chùa tháp phản đối quyết liệt. Thành thử các chiến sĩ hải quân đã ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc mà lại không được quyền nổ súng chống giặc.

          Về chuyện này, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc, đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh như sau (theo RFA 12-03-2015): “Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành vi phản động, phản quốc. …Tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước”.

          Ô nhục thứ hai: không dám nhắc đến tên quân thù: Sau nhiều năm im lặng, ngày 9-5-2010, lễ tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma đã được tổ chức trên biển gần quần đảo Trường Sa. Điều đáng lưu ý là trong diễn văn tưởng niệm, Thượng tá Trịnh Lương Vượng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn M46 vùng D Hải quân đã không dám nói thẳng nói thật là hải quân Tàu giết hại hải quân Việt. Thay vào đó ông đã dùng từ “nước ngoài” và “lực lượng quân sự nước ngoài”: “Lực lượng quân sự nước ngoài đã ngang nhiên chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam… Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trước sự tấn công trắng trợn và phi lý của các lực lượng tàu chiến hải quân nước ngoài”.

 Báo Thanh Niên ngày 14-03-2011 cũng cho biết Đại tá hải quân Nguyễn Kiều Kinh đứng trên mảnh đất thuộc chủ quyền VN, đọc diễn văn thay cho 14 Ủy viên Bộ Chính trị, cũng thản nhiên nói : «Với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, nước ngoài đã ngang nhiên đưa lực lượng quân sự chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN…». Đúng là chỉ có bọn khiếp nhược trước kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc mới có giọng điệu như thế.

          Ô nhục thứ ba: không cho nhắc tới trận chiến và các tử sĩ: Sau khi trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc với chỉ một người bị thương về phía Tàu cộng, họ đã vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, kẻ đã xé bỏ lá cờ đỏ sao vàng trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một chiến thắng vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của họ trên đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 27 năm nay tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, đặc biệt trong các tài liệu chính thức và trong sách giáo khoa sử, như thể đó là một phần lịch sử cần được giấu nhẹm. Có lẽ trận chiến Gạc Ma chẳng phải là một vết son trong Việt sử như những chiến thắng của đội quân Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, tuy nhiên nhân dân vẫn cần một lịch sử thật hơn là một lịch sử đẹp.

          Ngoài ra, người Việt ở miền Nam trước đây hay khắp thế giới hiện giờ, ai cũng biết thiếu tá hải quân VNCH Ngụy Văn Thà, nhiều kẻ nhớ cả ngày ông tử trận: 19-01-1974. Tên tuổi vị anh hùng ấy (cùng với các chiến hữu tử sĩ) vang dội ngay sau khi chiến hạm Nhựt Tảo bị Tàu cộng đánh chìm. Nhưng người Việt sống dưới chế độ cai trị cộng sản mấy ai biết tên tuổi 64 chiến sĩ đã ngã xuống và 9 chiến sĩ đã bị bắt tại Trường Sa? Đó là chưa kể những kỷ niệm cuộc chiến năm xưa của họ không được trân trọng. Như vào tháng 9-2011, một cuộc gặp mặt lần nhất 8 chiến sĩ còn sống đã được tổ chức tại nhà nghỉ Suối Lương, Đà Nẵng, song không phải do nhà nước mà do Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa. Nhưng chả hiểu sao đến sáng ngày khai mạc chỉ còn lại ba người, năm anh đã lặng lẽ bỏ về tối hôm trước. Ban tổ chức lại còn quy định là người tham dự không được trực tiếp tiếp xúc hay phỏng vấn các nhân chứng. 

Thảm hại hơn nữa, tổng số người tham dự, tính luôn ban tổ chức, thành phần khách mời (không có đại diện chính quyền), an ninh và nhà báo …chỉ khoảng 30 mạng. Chưa hết, ngày 14-3-2012, nhà cầm quyền và hải quân dự tính tổ chức một cuộc gặp mặt 34 gia đình liệt sĩ Gạc Ma tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được đem gởi. Đùng một cái, trước đó 3 hôm (11-3-2012), có “lệnh trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt. Một nhà báo đã thốt lên cay đắng: "Chẳng lẽ đi lừa phỉnh các mẹ liệt sĩ? Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức sao? Khóc anh em hy sinh cũng không được phép à?” (RFA 20-03-2012). Mới hôm qua thôi (14-03-2015), hoạt động tưởng niệm của một số người dân Hà Nội tại tượng đài vua Lý Thái Tổ đã bị quấy rối bởi một đám dư luận viên trẻ, do bị đảng đầu độc và được công an bảo vệ; hoạt động tưởng niệm tại Sài Gòn thì lại bị lực lượng công an giám sát chặt chẽ còn báo chí chính thống im lặng làm lơ.

          Ô nhục thứ tư: Không đi tìm xác chiến sĩ tử trận và đãi ngộ các chiến sĩ còn sống: Ngày 22-12-2008, báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong điện tử có loan tin rằng trong khi đánh bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma, một số ngư dân phát hiện và vớt được hài cốt của bốn chiến sĩ đã hy sinh tại đó và giao cho hải quân. Hải quân đã đưa bốn bộ hài cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29. Thế nhưng, ngay trong ngày, cả hai tờ báo đã gỡ tin này xuống. Chả biết thực hư ra sao? Mà mãi cho tới hôm nay, nhà cầm quyền VN vẫn chưa cho tiến hành tìm kiếm, thu gom hài cốt hơn sáu chục binh sỹ bị chìm trên bãi đá ngầm đó. Bộ Quốc phòng chẳng có một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới. Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết chua chát nhận định (RFA 12-03): “Cho đến hôm nay 64 anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ Thập Đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi”.

          Về các chiến sĩ Gạc Ma còn sống, mãi tháng 10-2009, báo VietnamNet mới đăng bài về anh Trương Văn Hiền và cho biết anh sống rất nghèo tại thôn 3 xã Hòa Thắng, Buôn Mê Thuột, bản thân lại có trở ngại về sức khỏe với vết thương ở sườn và cánh tay trái. Phóng viên Quốc Nam, trong bài “Những người lính Gạc Ma bây giờ” (báo Tuổi Trẻ 13-03-2015) cho hay rằng sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, những người lính còn sống trở về như anh Nguyễn Bá Ngọc và anh Mai Xuân Hải tại Quảng Bình vẫn sống trong cùng cực với bệnh tật.

          Ô nhục thứ năm: mãi tin quan hệ Việt-Trung tốt đẹp: Tất cả những điểm ô nhục nói trên liên quan tới Gạc Ma, Trường Sa, có lẽ phải nói là xuất phát từ niềm tin mù quáng hay hy vọng hão huyền nơi lãnh đạo Cộng sản Hà Nội rằng quan hệ Việt-Trung sẽ mãi mãi tốt đẹp. Niềm tin mù hay hy vọng hão này dựa trên chuyện Việt cộng đã phải gắn bó với Tàu cộng quá ư lâu dài: từ quá khứ (nơi Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ), đến hiện tại (nơi Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng) và cả tương lai (nơi nhân sự sau đại hội đảng lần thứ 12 vốn được Tàu cộng chọn lựa); qua những sợi dây ngày càng thít vào họng: ân tình giúp cướp miền Nam và món nợ chiến phí khó trả nổi, sự  lệ thuộc vào chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, sự cam kết hết sức dại dột tại Thành Đô sau cơn hoảng loạn vì Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, và nhất là bàn tay Trung Nam Hải che chở cho Ba Đình tiếp tục thống trị dân Việt. Có thể có lúc, có kẻ trong lãnh đạo Hà Nội nghĩ tới mối nhục đó, nhưng cái khát vọng vô độ về quyền lực và của cải trên đất Việt làm chúng sẵn sàng bán nước và trở thành vô liêm sỉ.
          Hỡi tử sĩ Gạc Ma, các vị vẫn mãi là những oan hồn và nỗi nhục Trường Sa vẫn mãi còn đó bao lâu đất Việt còn nòi Cộng sản!
          BAN BIÊN TẬP
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận
Thông Tin Đức Quốchttp://www.ttdq.de/node/2119

Đơn tố cáo vụ khủng bố những người đến thăm ông Trần Anh Kim

Nguyễn Tường Thụy

Cùng tác giả:

Những người bị khủng bố ở Thái Bình gửi đơn tố cáo đến Thanh tra Bộ Công an
Như thông tin đã đưa, ngày 21/1/2015, 12 người đến thăm Tù nhân lương tâm Trần Anh Kim bị công an địa phương khủng bố. Nhiều người bị đánh đâp dã man.
Ngày 13/3/2015, nhóm này đã đến Thanh tra Bộ Công an (số 3 Nguyễn Thượng Hiền) gửi đơn tố cáo. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ được 2 đại diện vào làm việc với cán bộ trực ban (đồng thời tiếp công dân luôn).
Tiếp tôi (Nguyễn Tường Thụy) và ông Nguyễn Lê Hùng là Trung tá Lê Hữu Sơn (176-464) và Trung tá Bùi Tiến Trực (075-601).
Khi chúng tôi nêu nội dung đơn và tường thuật sự việc, cán bộ tiếp dân ghi chép và hỏi han khá tỉ mỉ. Cuối cùng, họ nhận đơn và cho biết sẽ chuyển đơn đến cơ quan có trách nhiệm để giải quyết. Khi đó, Thanh tra Bộ Công an sẽ có thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp ảnh, video clip cho cơ quan ấy (trước đó tôi đề nghị cung cấp hình ảnh cho Thanh tra khi được yêu cầu).
Trước khi về, ông Nguyễn Lê Hùng nêu một nhận xét: Tôi thấy hơi buồn cười khi anh hỏi, chúng tôi có thù oán với ai ở địa phương đó không, mặc dù chúng tôi đã trả lời rõ, lần đầu tiên chúng tôi đến đấy.
Nội dung làm việc được ghi vào sổ tiếp công dân nhưng không có giấy biên nhận.
- - -
Ngày 13 tháng 3 năm 2015
ĐƠN TỐ CÁO
(về vụ khủng bố những người đến thăm ông Trần Anh Kim, Thái Bình)
Kính gửi: Ông Chánh Thanh tra Bộ Công an;
Chúng tôi những người ký tên trong lá đơn này tố cáo đến các cơ quan hữu trách vụ việc sau đây:
Ngày 21/1/2015, chúng tôi gồm 13 người đến thăm ông Trần Anh Kim ở phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Khi bắt đầu ra về, tất cả đoàn bị công an phường Trần Hưng Đạo Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đàn áp khốc liệt. Chúng tôi bị đánh ngay trước nhà ông Trần Anh Kim, bị đánh trên đường giải về đồn công an và bị đánh ngay trong đồn. Việc đánh đập xảy ra trước mặt những người mặc sắc phục công an, hoặc mặc thường phục nhưng sau đó chúng tôi nhận ra là công an. Đặc biệt, Trường Công an Phường Trần Hưng Đạo tên là Cao Thị Minh Toàn có mặt trong các giai đoạn đàn áp từ đầu đến cuối. Tất cả chúng tôi bị đánh đập dã man, bị xúc phạm nhân phẩm, bị cướp tài sản gồm các thiết bị liên lạc, ghi hình, ghi âm.

Người bị đánh trọng thương là ông JB Nguyễn Hữu Vinh. Ông bị đánh sưng mặt, mũi, miệng. Máu chảy thành vũng trên ghế đá, trên sân và trên bàn làm việc của công an Ông Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền bị đánh vào đầu, mặt và cổ, Ông Nguyễn Tường Thụy bị đánh vào lưng, sườn, ông Bạch Hồng Quyền bị đánh vào đầu, Bà Nguyễn Thị Kim Chi bị chấn thương khớp vai, văng mất 2 tròng mắt kính… Những người khác đều bị đánh, bị xúc phạm nhân phẩm, như bà Trần Thị Nga bị chửi là con chó và bị đe dọa cắt cổ trong đồn. Trong số trên, có nhiều người 65 đến 80 tuổi. Cho đến nay, ông JB Nguyễn Hữu Vinh vẫn bị đau khắp mình. Do không có điều kiện đi bệnh viện nên ông điều trị tại nhà, hàng ngày bác sĩ đến chăm sóc. Nhiều người bị đau đớn trong những ngày sau đó.
Những người bị cướp tài sản gồm có:
- Ông Nguyễn Tường Thụy bị cướp 1 máy tính bảng, 1 máy điện thoại.
- Bà Trần Thị Nga bị cướp 1 máy tính bảng và 3 máy điện thoại
- Bà Nguyễn Thị Kim Chí bị giật túi xách
- Ông Bạch Hồng Quyền bị cướp 2 điện thoại.
và một số người khác.
Trong suốt 6 giờ bị giam giữ, chúng tôi yêu cầu trả máy nhiều lần nhưng họ không có ý trả. Chỉ đến phút cuối cùng, khi mọi người đấu tranh quyết liệt, họ mới lén đưa cho người thuộc tổ dân phố trả lại tài sản cho chúng tôi. Tuy nhiên, các hình ảnh bị xóa, một số thẻ nhớ bị tháo lấy mất.

Căn cứ vào Bộ luật Hình sự thì hành vi của chính quyền và Công an tỉnh Thái Bình đã phạm các tội sau:
1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104);
2. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123);
3. Tội cướp tài sản (Điều 133);
4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281);
5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282);
Nay chúng tôi làm đơn tố việc làm vô pháp của Công an phường Trần Hưng Đạo, Công an và Chính quyền tỉnh Thái Bình. Chúng tôi yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Trân trọng,
1. JB Nguyễn Hữu Vinh, Địa chỉ:
2. Ngô Duy Quyền, Địa chỉ:
3. Nguyễn Lê Hùng, Địa chỉ:
4. Nguyễn Tường Thụy, Địa chỉ:
5. Trương Văn Dũng, Địa chỉ:
6. Trần Thị Nga, Địa chỉ:
7. Nguyễn Thị Kim Chi, Địa chỉ:
8. Nguyễn Thanh Hà, Địa chỉ:
9. Trương Minh Tam, Địa chỉ:
10. Bạch Hồng Quyền, Địa chỉ:
11. Nguyễn Thanh Giang, Địa chỉ:
12. Nguyễn Vũ Bình, Địa chỉ:

Kiều hối gởi về Việt Nam tăng nhờ có "tiền rửa" ?


Kiều hối gởi về Việt Nam tăng nhờ có

Nếu có một hằng số liên quan đến kinh tế Việt Nam trong một chục năm gần đây, thì đó là đà tăng trưởng của kiều hối, tức là ngoại tệ mà người Việt ở nước ngoài gởi về Việt Nam. Điều đáng ngạc nhiên là tính chất đều đặn và nhanh chóng của cho dù tại những nơi xuất phát chính của nguồn kiều hối đã xuất hiện khủng hoảng kinh tế, tác hại đến đời sống của người dân. Tính chất « không bình thường » của đà tăng kiều hồi đã tạo nên nghi vấn về nguồn gốc không minh bạch của một phần lớn kiều hối được chuyển về Việt Nam trong những năm gần đây.

Điểm cần ghi nhận trước tiên là tính chất quan trọng của lượng kiều hối gởi về Việt Nam trong thời gian qua. Trước tiên hết là về quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Trong một bản báo cáo công bố tháng 08 năm 2014, Ngân hàng Thế giới - định chế tài chánh quốc tế có cả một bộ phận chuyên nghiên cứu về di dân và kiều hối trên thế giới, hai phạm trù có liên quan chặt chẽ với nhau – đã cung cấp số liệu về kiều hối của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014.
Tính theo tỷ đô la, các số liệu là như sau : 3,15 (2005) - 3,80 (2006) - 6,18 (2007) - 6,80 (2008) - 6,02 (2009) - 8,26 (2010) - 8,6 (2011) - 10 (2012) - 11 (2013) - 11,40 (2014).

Trong vòng 10 năm, kiều hối tăng gấp 4, vượt mức 11 tỷ
Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, thì trong khoảng thời gian 10 năm từ 2005 đến năm 2014, tổng trị giá kiều hối chuyển ngân theo đường chính thức về Việt Nam đã tăng lên gần gấp 4 lần, từ 3,15 tỷ đô la năm 2005, lên thành 11,40 tỷ đô la theo số liệu ước tính của năm 2014.
Tốc độ tăng cũng rất nhanh với ba mốc quan trọng : từ 3,8 tỷ đô la năm 2006, vượt mức hơn 6 tỷ đô la năm 2007, dao động ở mức này trong hai năm, vọt ngưỡng 8 tỷ năm 2010, lên ngưỡng 10 tỷ năm 2012, và từ đó đến nay, năm nào cũng tăng khoảng 10%.
Giới chuyên gia tại Việt Nam rất lạc quan trước khả năng kiều hối sẽ tiếp tục tăng ít ra là trong hai năm 2015 và năm 2016.
Trong danh sách các nước có nguồn kiều hối cao nhất thế giới, théo số liệu chính thức mới nhất là năm 2013 (năm 2014 chỉ là số ước tính), thì Việt Nam được xếp thứ 10. Đứng đầu bảng là Ấn Độ (70 tỷ), Trung Quốc (60 tỷ) và Philippines (25 tỷ).

Nguồn « vốn » thứ hai của Việt Nam, thua FDI nhưng hơn ODA
Đối với Ngân hàng Thế giới, nguồn kiều hối đã góp phần không nhỏ vào việc cung ứng ngoại tệ cho Việt Nam. Cũng theo số liệu của năm 2013, kiều hối được ước lượng chiếm khoảng 6,4% GDP của Việt Nam.

Trong công trình nghiên cứu « Toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước », công bố ngày 17/12/2014, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) một trung tâm nghiên cứu của chính phủ Việt Nam, đã ghi nhận sức nặng đáng kể của kiều hối đối với kinh tế Việt Nam.

Báo chí Việt Nam đã trích dẫn báo cáo này để xác định rằng : « Trong giai đoạn 2007-2013, Kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau tổng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài FDI đã thực hiện) và lớn hơn cả vốn Viện trợ Phát triển Chính thức ODA đã giải ngân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2004-2006, kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của đất nước ».
Nguyên nhân giúp kiều hối tăng là gì ?
Điểm được các nhà quan sát ghi nhận là nguồn kiều hối đổ vào Việt Nam trong thời gian qua đã tăng đều đặn và tăng mạnh cho dù các vùng lãnh thổ được cho là nơi xuất phát truyền thống của kiều hối, cụ thể là Hoa Kỳ (chiếm 57% nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam) hay là Châu Âu, đã bị vướng vào nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh liên tiếp, đặc biệt từ sau vụ Ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản vào năm 2008.

Những giải thích về nguyên nhân khiến kiều hối tiếp tục tăng rất nhiều. Trong một bài phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Việt Nam vào đầu năm nay (23/01/2015), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam đã nêu lên các nguyên nhân như số lượng người Việt Nam ra sinh sống và lao động tại nước ngoài ngày càng tăng, dịch vụ ngân hàng ngày càng cải thiện và đặc biệt là vấn đề chính sách.

« Sự thông thoáng về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút nguồn kiều hối (bãi bỏ nhiều quy định về thuế, không hạn chế số lượng tiền, nhận và trả hàng bằng nguyên tệ, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, thông thoáng trong việc về thăm quê hương, mua nhà ở, đầu tư trong nước...) đã góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn kiều hối. »

Mặt trái của kiều hối
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số nhà quan sát đã bắt đầu đặt câu hỏi là phải chăng phía sau của hiện tượng kiều hồi đổ về Việt Nam còn có những nguyên nhân khác nữa.
Một bài viết đăng ngày 10/02/2015 trên báo mạng Doanh nhân Saigon của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngần ngại tìm hiểu xa hơn về « Hai mặt của kiều hối », tựa của bài báo, trong đó tác giả đã đặt ra câu hỏi là « liệu có phải toàn bộ kiều hối là những khoản tiền chắt chiu dành dụm của bà con người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài gửi về giúp gia đình hoặc đầu tư kinh doanh trong nước hay không ? »
Trong một bài viết trước đó, đăng ngày 26/01/2015 trên báo mạng Diễn đàn (diendan.org) ở Paris, dưới tựa đề « Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ đô la xuất ngoại », Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia Thống kê tại Liên Hiệp Quốc, cũng đã phân tích các số liệu khác nhau về kiều hối để nêu bật tính chất phức hợp của cái gọi là kiều hối, không chỉ đơn giản là tiền dành dụm của người Việt sinh sống hay lao động ở ngoại quốc gởi về nước, mà còn « tiền rửa » được chuyển ngược về đầu tư ở trong nước.

Không thể có khả năng một người ở Mỹ gởi về Việt Nam 4000 đô la/năm

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Tiến sĩ Vũ Quang Việt xác định rằng khối lượng kiều hối chính thức từ 9 đến 11 tỷ đô la/năm thật ra là quá nhiều so với sức gửi của người Việt làm việc hoặc định cư ở nước ngoài… Không thể có chuyện trung bình một người Việt định cư trên thế giới gửi hàng năm mỗi người là 1.400 đô la về nước, và tính riêng ở Mỹ là 4.000 đô la/năm (hay 12.000đô la/năm trong trường hợp thường thấy là một gia đình 3 người).

Đối với Tiến sĩ Việt, một phần không nhỏ số kiều hối gởi về Việt Nam phải là tiền quan chức tham nhũng tại Việt Nam, ăn cắp thông qua các hợp đồng thương mại (như tăng giá bán lên), tạm giữ ở ngoại quốc rồi gửi trở lại Việt Nam qua dạng kiều hối.

Trung bình trong 5 năm qua, có đến 6 tỷ chảy vào Việt Nam thêm hàng năm, riêng năm 2013 là 9 tỷ, tổng cộng 5 năm qua là 30 tỷ mà không nằm trong hệ thống tài chính, không được sử dụng trong kênh chính thức. Con số này được tính bằng cách so sánh nguồn ngoại tệ chảy vào (buôn bán, vay mượn, đầu tư nước ngoài, kiều hối) trừ đi ngoại tệ chảy ra, và trừ đi tiền đưa thêm vào dự trữ ngoại tệ. Số tiền này có thể nằm phần lớn ở cái gọi là kiều hối.

Tương quan giữa « tiền rửa » chuyển về nước và nhập lậu từ Trung Quốc
Một hệ quả của hiện tượng tiền được « rửa sạch » rồi chuyển về Việt Nam đó, theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, là nạn nhập lậu hàng ồ ạt từ Trung Quốc. Nguồn tiền đó có thể thông qua các cách chu chuyển khác nhau, để bơm vào tài trợ cho việc nhập lậu từ Trung Quốc.
Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc, trừ đi số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Dấu hiệu cho thấy tương quan giữa hai vấn đề kiều hối và nhập lậu từ Trung Quốc là mức tương đương giữa hai khối lượng tiền.
Sau đây là bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Quang Việt :
Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ


No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List