Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Friday, 29 May 2015

Người Tây Tạng lại tự thiêu phản đối chính sách trấn áp của Bắc Kinh


Đăng ngày 28-05-2015 Sửa đổi ngày 28-05-2015 14:11

Người Tây Tạng lại tự thiêu phản đối chính sách trấn áp của Bắc Kinh

media
Dân Tây Tạng lưu vong biểu tình với biểu ngữ có chân dung của những người tự thiêu - REUTERS /Pichi Chuang

Theo loan báo của một đài phát thanh và một tổ chức phi chính phủ ngày hôm nay 28/05/2015, một phụ nữ Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối chính sách trấn áp của chính quyền Bắc Kinh.
Tổ chức International Campaign For Tibet (ICT) và Đài phát thanh Châu Á Tự Do (RFA) cùng cho hay là cô Sangye Tso, 36 tuổi, đã có hành động tự thiêu trước sở cảnh sát thành phố Zhouni, tỉnh Cam Túc, để lại hai đứa con thơ. Sự việc đã bị chính quyền thành phố phủ nhận.

Hãng thông tấn Pháp nhắc lại cách đây một tuần, RFA và ICT cũng đưa tin có một người Tây Tạng, cha của bốn người con, đã tự thiêu ở tỉnh Tứ Xuyên, nơi cũng có đông người Tây Tạng sinh sống. Như vậy, tính từ năm 2009 đến nay đã có ít nhất 140 vụ tự thiêu của người Tây Tạng.

Rất nhiều người trong số họ không chấp nhận được sự thống trị ngày càng lớn của người Hán, sắc tộc chiếm đa số tại Trung Quốc và chính sách trấn áp về tôn giáo cũng như về văn hóa của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn cho rằng người Tây Tạng được hưởng tự do tín ngưỡng. Chính phủ rất chú trọng đến các đầu tư nhằm hiện đại hóa Tây Tạng cũng như là nâng cao mức sống cho người dân tại đây.

AFP cho hay trên nguyên tắc báo chí quốc tế được quyền đi vào hai vùng Tây Tạng và Cam Túc. Nhưng trên thực tế, các ký giả nước ngoài vẫn bị cấm đến gần hai khu vực nhiều căng thẳng này, nơi mà Bắc Kinh triển khai một lực lượng an ninh rất đông đảo.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện giúp dân Rohingya


Đăng ngày 28-05-2015

Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện giúp dân Rohingya

media
Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi sự cứu giúp cho dân Rohingya - REUTERS /Utpal Baruah

Vào lúc thông tin về thảm cảnh mà người thiểu số Rohingya tại Miến Điện phải chịu đựng ngày càng nhiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào hôm nay, 28/05/2015 đã lên tiếng một lần nữa. Ông đã kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, người cũng được giải Nobel Hòa bình như ông, là nên làm nhiều hơn để giúp đỡ người Rohingya.

Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Úc The Australian, một tuần trước chuyến thăm Úc, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã cho rằng bà Aung San Suu Kyi cần phải lên tiếng mạnh mẽ để bênh vực người Hồi giáo Rohingya đang bị kỳ thị, ngược đãi ở Miến Điện, một quốc gia Phật giáo.

Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nói rõ là từ năm 2012 đến nay, ông đã hai lần đích thân cầu cứu bà Aung San Suu Kyi khi nổ ra những vụ bạo động đẫm máu tại bang Rakhine giữa người Rohingya và cư dân đại phương theo Phật giáo.
Trong thời gian gần đây, lãnh tụ đối lập Miến Điện hầu như đã im hơi lặng tiếng trước thảm cảnh đang diễn ra đối với hàng ngàn người Rohingya, đã phải vượt biển qua các nước khác để thoát khỏi cảnh đói nghèo và phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu tại Miến Điện.

Giới quan sát cho rằng sở dĩ bà Aung San Suu Kyi không lên tiếng, đó là vì bà không muốn làm phật lòng cử tri mà đa số theo Phật giáo, trước cuộc bầu cử dự kiến vào tháng Mười Một.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng công nhận tình thế tế nhị của bà Aung San Suu Kyi, nhưng tin rằng trong tư cách một người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà « có thể làm một cái gì đó ».
Về thảm cảnh mà người Rohingya vượt biên phải gánh chịu, trong những ngày qua, Malaysia đã phát hiện 139 ngôi mộ tại vùng biên giới với Thái Lan, tình nghi là chôn người Rohingya tìm cách vượt biên vào Malaysia.

Mọi người đã lo ngại rằng đó là những hố chôn tập thể, nhưng theo chính quyền Malaysia vào hôm nay, mỗi ngôi mộ chỉ có một thi hài. Kết quả điều tra sơ khởi cho thấy là những người này được chôn cất tử tế, theo đúng nghi thức Hồi giáo, nên rất có thể là người Rohingya.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, 28 May 2015

Lệnh cấm đánh bắt cá: Món quà thứ hai cho Phùng đại tướng

Lệnh cấm đánh bắt cá: Món quà thứ hai cho Phùng đại tướng

Nguyễn Thanh Văn

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
Ngày 15.5.2015, sau cái bắt tay hữu nghị giữa hai Bộ trưởng quốc phòng Việt cộng Phùng Quang Thanh và Trung cộng Thường Vạn Toàn trên cầu Hồ Kiều tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai), biên giới Việt-Trung, ông tướng Ta được ông tướng Tàu tặng một món quà, là một chiếc bình gốm đặc trưng phong cách Trung Hoa. Báo chí đăng tin, ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nhận món quà với sự trọng thị, vui vẻ và cảm ơn chân thành.

Sau hôm nhận món quà nói trên, trong nỗi vui mừng được đón Thượng tướng Thường Vạn Toàn và Đoàn đại biểu Quân Giải phóng nhân dân Trung cộng sang dự Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ hai còn tràn trề, ông Phùng Quang Thanh lại được Bắc Kinh tặng thêm một món quà thứ hai, đó là Lệnh cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc lên đến hết vùng biển tỉnh Quảng Đông, bao gồm khu vực đánh cá chung thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ theo hiệp định hợp tác nghề cá mà hai bên Việt-Trung đã ký kết năm 2000 và phê chuẩn năm 2004.

Bản tin ngày 17/5 của đài VOA cho biết (*): “Trong cuộc gặp gỡ báo chí, ông Phùng Quang Thanh nói đây là một cuộc gặp lịch sử và ông bày tỏ lạc quan rằng qua cuộc giao lưu này, quân đội hai nước đã gửi ’những tín hiệu hết sức đáng mừng’ tới nhân dân hai nước. Phát biểu ngay trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói hai nước đã ‘giải quyết tốt vấn đề trên biển’, và rằng hai nước có “’đủ trí tuệ và khả năng để thành công trong việc xử lý các vấn đề hàng hải’”.
Thế nhưng, khi nhìn vào bản đồ vùng cấm đánh bắt cá mà Bắc Kinh ngang ngược đưa ra, thì vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật biển quốc tế không còn là của Ta nữa mà là của Tàu. Như vậy người ta phải hiểu như thế nào về lời tuyên bố nêu trên của tướng Thường Vạn Toàn (hai nước đã giải quyết tốt vấn đề trên biển) và tướng Phùng Quang Thanh xem đó là “tín hiệu hết sức đáng mừng? “Đã giải quyết tốt” và “đáng mừng” vì Việt Nam đã giao gần hết biển cho Tàu một cách êm thắm chăng?

Bắc Kinh còn tuyên bố rằng trong thời gian 2 tháng rưỡi áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm. Tuy nhiên tàu thuyền "có giấy phép" (của Trung Quốc) vẫn được tới đánh bắt ở khu vực này.
Đây không phải lần đầu tiênTrung cộng đưa ra lệnh cấm như vậy, mà đã bắt đầu từ năm 1999. Và cứ mỗi lần như thế thì nhà nước CSVN lại cho người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối.

Và cứ sau mỗi lần phản đối mang tính truyền thống như vậy thì nhà nước lại hô hào ngư dân ta cứ tiếp tục bám biển để rồi tàu cá thì bị tàu hải giám Trung cộng đâm hỏng, tài sản bị tịch thu, bị đánh đập, thậm chí có người còn mất cả mạng sống. Những lúc như thế này thì ngư dân rất cần sự bảo vệ nhưng chẳng thấy bóng dáng của lực lượng Hải quân Việt Nam đâu cả. Chỉ khi chiếc tàu cá rách bươm với đám ngư dân khốn khổ lết về gần tới bến thì mới gặp tàu Hải quân Việt Nam. Tất cả họ “bận“ vì đã được lệnh bám bờ để tránh “gây tình hình thêm phức tạp”.

Trung cộng không chỉ đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm mà còn bắt ngư dân Việt phải đóng lệ phí mới được phép đánh bắt. Đây là cách Bắc Kinh xác lập chủ quyền của họ trên vùng biển này, mà ngư dân Việt Nam không còn cách nào khác là phải đóng lệ phí để kiếm sống, coi như mặc nhiên thừa nhận chủ quyền vừa kể của Trung Quốc.

Đối với ngư dân ta, dẫu vẫn biết làm như vậy là vô lý, vì đó là ngư trường truyền thống bao đời của mình, cũng như biết rõ sự ngang ngược của bá quyền Trung cộng, nhưng vì không có ai bao vệ và vì muốn yên tâm, yên thân bám biển nên phải mua giấy ‘thông hành hải’ giá 40 triệu đồng cho thời hạn một năm do Trung cộng phát hành để việc đánh bắt cá mới được Trung cộng xem là hợp lệ.

Cứ mỗi lần Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông thì nhà nước CSVN lại cho chạy đi chạy lại cuộn băng rè đã xử dụng qua bao nhiêu nhiệm kỳ người phát ngôn từ Lê Dũng, Nguyễn Phương Nga, Phạm Thu Hằng, Lương Thanh Nghị và ngày nay là ông Lê Hải Bình.
"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".
"Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982".

Nhà nước CSVN luôn khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và luôn hành xử đúng luật quốc tế, còn Trung cộng làm bậy làm càn, sai luật quốc tế,....Nhưng tuyệt nhiên không dám chính thức kiện Trung cộng ra toà án quốc tế như Philippine đã làm. Điều này làm nổi lên câu hỏi, khi dựa trên luật quốc tế để làm cơ sở tranh biện với Trung cộng, nhưng không những không có kết quả nào, ngược lại cứ bị thua thiệt mãi trên thực địa, thì tại sao lại không đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền để giải quyết mà chỉ dám phản đối lấy lệ?

Những tuyên bố của lãnh đạo CSVN như “không đánh đổi chủ quyền để lấy tình hữu nghị viễn vong“ hoặc “Trung Quốc làm vậy, sao giữ được hòa hiếu?“, hoặc khuyến khích ngư dân bám biển, v.v... chỉ cốt để cho người dân nghe mà ngỡ rằng, lãnh đạo đảng cũng “yêu nước” đấy! Chứ hoàn toàn không giải quyết được điều gì như thực tế đã cho thấy, và chắc chắn lãnh đạo đảng cũng biết như vậy. Thế nhưng tại sao đảng vẫn cự tuyệt đa phương hoá, quốc tế hoá vấn đề Biển Đông đúng như luật biển đã quy định đó là vùng biển quốc tế? Mà cứ bám vào chủ trương “giải quyết song phương” của Trung Cộng đưa ra? Dù ai cũng biết đó là cách Trung cộng dễ bắt nạt các nước nhỏ yếu hơn, để dần dần chiếm trọn vùng biển lưỡi bò. Điều này khiến người ta không khỏi nêu lên câu hỏi khác. Phải chăng có sự khuất tất của CSVN trong vấn đề này?

Bao lâu nay những điều thâm cung bí sử của đảng CSVN, những điều mà đảng CSVN cho là bí mật và luôn muốn giấu người dân, như chuyện đời tư của Hồ Chí Minh, chuyện Công hàm Phạm Văn Đồng 1958, cho đến Mật nghị Thành Đô… Thế nhưng kể từ khi Trung cộng lộ rõ bản chất bá quyền và có những hành động xâm lăng biển đảo của Việt Nam, vấp phải sự chống đối của người dân Việt, thì Bắc Kinh bắt đầu tiết lộ một số những điều bí mật mà hai bên đã từng giữ kín từ lâu nay, trong mục tiêu biện minh cho các hành động xâm lược của họ.

Phải chăng lãnh đạo CSVN không dám kiện Trung cộng ra toà án quốc tế vì lo sợ Bắc Kinh sẽ tiết lộ thêm những bí mật khác khiến cho đảng khó ăn khó nói, khó chống đỡ? Như họ đã từng làm khi đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng, sách giáo khoa, bản đồ (của CSVN) v.v.. như là những “bằng chứng không thể chối cãi” rằng, CSVN đã chính thức thừa nhận vùng Biển Đông là thuộc về Trung Quốc?

Hiện tượng quân đội không bảo vệ chủ quyền đất nước mà lại giao lưu với giặc, như được đề cập ở trên, chỉ là một trong rất nhiều điều đã từng diễn ra, củng cố cho nghi vấn về những sự khuất tất của đảng CSVN.

Việt Nam mất nước là vì vậy.
 
Trong một giờ học về trách nhiệm với cộng đồng, bà giáo già nói với các học sinh rằng hãy trả lời các câu hỏi bằng cách cẩn thận viết ra trên máy tính – nhưng sai thì cứ để nguyên và viết lại – chứ đừng dùng chức năng sửa hoặc undo.
Đó là một trong những câu chuyện giáo dục đem lại thật nhiều điều để ngẫm nghĩ. Bà giáo già người Mỹ dạy kèm cho các học sinh đủ màu da, nói rằng bà muốn tập cho thế hệ mới thói quen chín chắn, quyết định và hành động có trách nhiệm hơn là lười biếng dựa vào phần undo để nhanh chóng sửa chữa sai lầm của mình.

“Cuộc sống thật không có chuyện undo, khi sai lầm thì người ta phải đối diện và chịu trách nhiệm với nó”, bà giáo nói. Quả vậy, buổi học về ý thức xã hội đó cho thấy thế giới ảo rất khác với đời thật. Cuộc sống thật khắc nghiệt hơn nhiều, đầy đủ các mặt giá trị phải chấp nhận mà không phép màu nào có thể bôi xoá.
Undo trong ngôn ngữ điện toán, được dịch là hoàn tác vụ. Ý nghĩa là con người có khả năng thay đổi, sửa sai tức thì – cũng như giấu đi phần vừa thất bại của mình. Trong đời sống, không phải sai lầm nào cũng có thể giấu đi, nhất là sai lầm được ghi nhận trong lịch sử con người.

Mới đây, trang ntd.tv cho biết, hoa hậu Canada, người gốc Trung Quốc là Anastasia Lin đang bị chính quyền Trung Quốc gây áp lực với gia đình còn đang ở trong đại lục, vì cô có những quan điểm bảo vệ tự do và nhân quyền. Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, đây rõ là phần không thể undo, và là một vết nhơ thật khó tả.
Ngày 16/5, ngay khi có tin Anastasia Lin nhận giải Miss World Canada tại Torornto ở tuổi 25, điều đầu tiên làm người ta ngạc nhiên là sự tức giận của chính quyền Trung Quốc. Ngay lập tức, hệ thống công an mạng đã rầm rập ra quân, ngăn chận tin tức và hình ảnh của Anastasia Lin không cho đến với người dân Trung Quốc.

Nguyên nhân của chuyện oái ăm này, là do Anastasia Lin đã tham gia đóng trong một vài bộ phim, mà nội dung thì chính quyền Trung Quốc không vui. Trong đó có một phim về đề tài động đất ở Tứ Xuyên năm 2008. Nhân vật chính mà Lin thể hiện, là một nạn nhân trong việc chính quyền tham nhũng khiến các toà nhà cao tầng yếu ớt đổ sụp nhanh chóng, chôn vùi hàng ngàn người. Dù đây là chuyện có thật được kể lại, nhưng Lin bị xem là thành phần phản động khi chỉ trích nạn tham nhũng ở Trung Quốc.

Vài bộ phim khác cũng khiến cô vào “sổ bìa đen” của chính quyền Bắc Kinh, là những phim nói về nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc (The Bleeding Edge, Destined) và gần đây là phim Red Lotus, nói về nạn đàn áp và giết hại các học viên Pháp Luân Công. Ngoài việc là một cô gái Châu Á xinh đẹp nên dễ nhận được vai diễn, Anastasia Lin còn là sinh viên về ngành quan hệ quốc tế nên ý thức về xã hội, đất nước… hình thành trong cô rất rõ. Dù di dân đến Canada khi chỉ vừa 13 tuổi, nhưng bản thân Anastasia Lin luôn ngóng về quê hương, kêu gọi việc bảo vệ con người, xây dựng một Trung Quốc tốt đẹp hơn. 
Thật trớ trêu, nhiều nhóm công an chìm đã đến nhà cha của cô Anastasia Lin, đe doạ và nói nếu gia đình không ngăn cấm Lin đóng phim hay tuyên bố về quyền con người, cha của cô sẽ phải bị triệu tập và hứng chịu các cuộc đấu tố không khác gì thời cách mạng văn hoá.

Điều khó tin là ở thời đại này, chính quyền Bắc Kinh không những muốn đàn áp con người trong nước, lại còn muốn vươn tay dài hơn để hăm doạ phần còn lại của thế giới. Tấn công Anastasia Lin hay ráo riết đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam tại biển Đông cũng chỉ là một sách lược được nhân rộng của một hệ thống không còn màng đạo nghĩa, dù chính nơi đó là vùng đất từng sản sinh ra các luận thuyết cao quí nhất về đạo nghĩa. 

Dĩ nhiên, như một máy tính hư hỏng không còn khả năng undo, Bắc Kinh đang đi sâu vào con đường hầm tăm tối của họ. Theo yêu cầu của Tập Cận Bình, trong 3 năm tới, nước này sẽ chi hơn 180 tỉ USD, nhằm kiện toàn một hệ thống internet, theo tuyên bố của Tập Cận Bình nhằm chống lại “các thế lực thù địch phương Tây” và giới bất đồng chính kiến. Chỉ riêng trong năm 2015, sẽ có 70 tỉ USD được Trung Quốc chi ra nhằm hoàn thiện tường lửa, kiểm duyệt trên mạng – một hệ thống mà các chuyên gia tin học gọi tên đó “Great Firewall” (Vạn lý Hoả Thành) vì sự tinh vi và chằng chịt ngăn cấm, truy đuổi danh tính người dùng… Con số 70 tỉ này có được từ tiền đóng thuế của nhân dân Trung Quốc, và dùng để chống lại những con người Trung Quốc, như Anastasia Lin.

Dường như bài học nhỏ về nhân cách và trách nhiệm với cuộc đời mà bà giáo già dạy cho lũ trẻ nhỏ, chưa bao giờ được áp dụng với những người lãnh đạo ở Trung Quốc. 

Không ai có thể dát vàng được lịch sử của mình, nhưng ít nhất cũng đừng tự làm nhơ nhuốc vì sự gian trá và chống lại con người. Và chống lại con người như với Anastasia Lin hay những ngư dân Việt Nam, sẽ mãi là những điều không thể nào xoá nhoà được trong lịch sử Trung Quốc hay của cả thế giới.
Một chính quyền như vậy, sao có thể là bạn? Quá khứ của những ai chọn kẻ ác làm bạn, sẽ không thể có khả năng xoá đi hay undo về lựa chọn sai lầm làm mãi mãi thương tổn bộ nhớ của dân tộc mình.


6
GNsP (29.05.2015) – Sài Gòn – Ngày 19/5/2015, Bộ Chính Trị (BCT) ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Họ kêu gọi người VN ở nước ngoài “xoá bỏ mặc cảm, định kiến”.


Câu hỏi được đặt ra là ai, bên nào, mới thực sự là còn mang “mặc cảm” của bạo lực khủng bố và “định kiến” rằng ta là kẻ chiến thắng nên chính nghĩa thuộc về ta. Sau 40 năm ta vẫn muốn ăn mày dĩ vãng, bởi vì ta tuy có sức mạnh tức thời của bạo lực nhưng không có sức mạnh nội lực lâu dài của văn minh nhân loại. Cho nên kẻ cần “xoá bỏ mặc cảm, định kiến” là lãnh đạo và đảng viên của đảng CSVN, chứ không phải người Việt hải ngoại, vì họ đã rất thành công và được đất nước mới của họ trân trọng, đến độ Tổng Thống Obama hồi tháng Sáu năm 2013 khi cùng ông Chủ Tịch Nuớc CSVN Truơng Tấn Sang công khai gặp gỡ báo chí đã khuyên ông Sang nên liên hệ tốt với người Mỹ gốc Việt nếu muốn quan hệ hai nước tiến lên tầm cao chiến lược.

CSVN nói rằng “…mọi người Việt Nam… mong muốn góp phần… đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Cho đến hôm nay, CSVN vẫn chưa có một lãnh tụ nào, hay một chính sách nào có chủ trương HOÀ GIẢI (ngồi ngang tầm trong một môi trường hoàn toàn tự do, không ràng buộc, để đối diện với sự thật lịch sử mà nói chuyện phải quấy, trước khi đi xa hơn để có thể nói hay giải quyết những bế tắc của đất nước) với bên phía thua cuộc, tức người Việt trong nước và ngoài nước của phía Việt Nam Cộng Hoà. CSVN mang mặc cảm bất an và cao ngạo, họ chỉ chủ trương HOÀ HỢP, ĐẠI ĐOÀN KẾT, tức muốn người ta chung vào cái rọ độc tài, chim có hót thì hót trong chiếc lồng sắt của chế độ CS.

Có lẽ ông Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ (dư luận là tháng Sáu 2015) nên CS có nhu cầu xoa dịu theo lối cha chú và trịch thượng với người Việt hải ngoại, BCT viết “BCT cũng khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời… Mọi người VN ở nước ngoài đều được khuyến khích… Các vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết  trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai…”
Ai là kẻ không khép lại quá khứ mà tối ngày cứ đi ăn mày dĩ vãng, nào chống Mỹ cứu nuớc, nào chị du kích bắn rớt máy bay, nào chiến thắng Nguỵ nơi này nơi kia, nào ca ngợi và lãi nhãi các hành động bạo lực, khủng bố, ám sát, đấp mô, ném bom vào dân chúng…?

Nguời CS dối trá trong thế kỷ 20 thì bùa này của họ có linh do thiếu thông tin đa chiều và đại chúng lúc bấy giờ, ngày nay là thế kỷ 21 của Thời Đại Thông Tin rồi, bùa tuyên truyền và dối trá không còn linh thiêng nữa đâu, tiếc là CS không có khả năng thay đổi qua chân thật, cho nên là sinh vật sắp tuyệt chủng vì không tự điều chỉnh được qua môi trường sống hoàn toàn mới và khác xưa.

BCT viết “Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú…” Câu này thật khôi hài, ai cần CS “hỗ trợ”? Người Việt hải ngoại nhìn về VN với những nạn nhân của CS mặt đầy máu me, chân bị đánh gãy… những khúc ruột trong lòng đất nước mà còn như vậy thì những khúc ruột ngàn dặm có ý nghĩa gì, ngoài việc không thể tránh được, khi CS muốn làm thân với các chính quyền trên đất nước mới của người Việt hải ngoại.

Người CS chỉ muốn đi tắt với chính quyền Mỹ và các nước dân chủ tự do, nhưng khổ nỗi là KHÔNG THỂ ĐƯỢC vì trong các nước dân chủ, chính quyền không thể bỏ dân hay khinh dân như trong các nước CS. TT W Bush thắng ông Al Gore ở Florida chỉ khoảng 200 phiếu, người Mỹ gốc Việt đóng góp khoảng một triệu phiếu cho các kỳ bầu cử, tuy không phải là sức mạnh đa số, nhưng là sức mạnh của quả lắc, có thể làm thay đổi kết quả bầu cử.
Con đường CS đi đến Hoa Thịnh Đốn nó bắt buộc phải đi ngang qua cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Trong khi đó, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã quá đầy đủ trong sự bảo vệ của chính quyền Mỹ, họ không cần gì từ CSVN cả, điều họ cần là những người dân cùng giòng máu của họ đang ở VN cũng có được những điều kiện và môi trường sống tương tự như họ. Cuối cùng rồi thì CSVN phải đối diện với chính người dân trong nước. CS chối bỏ cái thực tế này thì tức là họ chọn tiến trình tự huỷ.

Nghị Quyết 36 chỉ có tác dụng nuôi dưỡng tham nhũng trong đảng qua “các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại…” vì qua hơn 10 năm nghị quyết này chẳng có tác dụng gì, hải ngoại vẫn càng ngày càng nhiệt tình hỗ trợ nhân quyền dân chủ trong nước hơn, các lãnh tụ CS khi qua Mỹ vẫn giữ bí mật thời gian và địa điểm, vẫn đi cửa sau, trốn chạy cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nghị Quyết 36 là một thất bại thảm hại dù cho nó có răng (có ngân sách).

BCT làm như Mỹ và các nuớc tây phuơng là VN khi viết “nghiên cứu thí điểm công nhận các chi hội người Việt Nam ở nước ngoài là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam…” CS lấy hệ thống giá trị độc tài của mình để phán các môi trường hoàn toàn tự do, thật duy ý chí!

Ở Mỹ và các nước tự do dân chủ, quyền tự do lập hội được triệt để tôn trọng, hoạt động không cần đăng ký, nếu hội nào muốn có tư cách pháp nhân để mở trương mục ngân hàng v.v.. thì đăng ký, các hội đoàn tư được khuyến khích hoạt động và hoàn toàn độc lập, không có kiểu chính quyền tìm cách kiểm soát và khống chế như ở VN.

Để kết luận, CS nên dẹp Nghị Quyết 36 vì nó tốn tiền thuế của dân để nuôi tham nhũng, chẳng có tác dụng thu phục gì với người Việt hải ngoại cả. CS nên hiểu rằng họ không thể đi tắt/short cut cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên con đường tiến đến Washington ở tầm chiến luợc cao hơn. Để không đi tắt, CS nên HOÀ GIẢI với những người dân chủ ôn hoà trong nước trước, thả họ ra, tôn trọng họ, xem họ là lực lượng đối lập ngang tầm. Vì lợi ích của chính những người CS, họ nên hiểu là thời thế đã đổi thay.

Lê Minh Nguyên

SỰ THẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM: "ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN"



SỰ THẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM: "ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN"
zo Nguyễn Thùy Trang kễ lại 

Gần đây đọc trên Net có bút hiệu Thùy Trang và nhất là trên FB mời đọc  bài này về đại thắng mùa xuân

Những điều kinh hoàng mà bạn chưa biết về "Đại Thắng Mùa Xuân 30/4 năm 1975" 
     
 Nguyễn Thùy Trang   
csvn 304 saigon

Nhiều bạn chưa biết là gia đình Thùy Trang có 3 đời theo Cộng Sản.

- Từ thời... Việt Minh cho tới thời "chống Mỹ" cứu nước, gia đình mình phải nói là gia đình "CÁCH MẠNG" thứ thiệt.

- Bố Thùy Trang là sĩ quan Thiết Giáp, trong năm 1975 bố đã vào SG theo đoàn quân CS.
- Chú ruột Thùy Trang thì từng đi tù ngoài Côn Đảo, còn
- Cô Thùy Trang thì làm Du Kích Việt Cộng bị máy bay trực thăng Mỹ bắn gãy đôi chân.

Lý do Thùy Trang nói về gia đình mình để các bạn biết là những gì Bố và Chú Thùy Trang kể lại sự kiện năm 1975 là sự thật mà Đảng CSVN bưng bít.

Thưa các bạn, trong cuộc chiến đánh chiếm Miền Nam VN năm 1975 "Chiến Dịch HCM" mà tướng Văn Tiến Dũng viết trong cuốc sách "Đại Thắng Mùa Xuân" thì ông ta chỉ nói sự thật có 1/3 thôi.

Các bạn có biết là Trung Quốc đã đưa sang VN năm 1975 là 10 sư đoàn, trong đó có 2 sư đoàn vũ khí nặng (pháo binh và súng cối) để giúp cho CSVN giành chiến thắng trong trận chiến 1975 không?

Chú Thùy Trang cho biết là lính Trung Quốc gửi sang 100.000 quân, hết 1/3 quân số ở lại trấn giữ Miền Bắc để cho CS BẮC VIỆT rảnh tay xua quân xâm chiếm Miền Nam.

Một trong những trận chiến mở đầu ở cao nguyên BUÔN MA THUỘT là do 2 sư đoàn Trung Quốc (cải trang Bộ Đội VN) vây đánh, sử dụng chiến thuật "tiền pháo hậu xung" theo kiểu Mao Trạch Đông.

Lúc bấy giờ, cao nguyên BUÔN MA THUỘT của VNCH nhanh chóng bị thất thủ vì VNCH không đủ pháo binh và phi cơ yểm trợ để chống giữ, phần lớn quân số phải kéo về trấn giữ các thành phố lớn để bảo vệ cho dân.

Sau trận đánh Ban Mê Thuộc thì quân Trung Quốc tiếp tục tấn công các mặt trận khác, trong khi đó quân CS BẮC VIỆT chỉ việc vào tiếp quản. Khi quân Trung Quốc kéo tới Xuân Lộc vào ngày 22 tháng 4 thì bị Không Quân VNCH thả một trái bom CBU-55 (đốt không khí gây ngạt) ngay trên đầu sư đoàn Quảng Tây, phía báo Mỹ phỏng đoán trái bom CBU-55 nổ ở Xuân Lộc đốt hết dưỡng khí trong một vùng trên mặt đất 16.000m2, giết chết 250 người, tuy nhiên tin tình báo Phòng 2 của VNCH cho biết là chết 5.000 quân Cộng Sản đang tập trung tại một khu rừng ở Xuân Lộc, và tin nầy cũng đã đăng trên một số báo ở SG lúc bấy giờ.

Với một Sư đoàn hùng mạnh Quảng Tây của Trung Quốc, cộng thêm Sư đoàn bộ binh CSVN, một trung đoàn tăng, thiết giáp, và một trung đoàn pháo binh Trung Quốc, với sự hỗ trợ của Trung đoàn 95B thuộc Sư đoàn bộ binh 325 CSVN và một đại đội xe tăng với tổng quân số khoảng 40.000 do Đại tá Trung Quốc Ming Yue cùng Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh mà vẫn KHÔNG thể nào vượt qua khỏi được thị trấn Xuân Lộc.

Điều nầy cho thấy sự DŨNG MÃNH của quân lực VNCH chỉ có một sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo mà chọi tới 40.000 quân Cộng Sản mà vẫn giữ vững Xuân Lộc một thời gian khá lâu.

Trong kho vũ khí của Phi Trường Tân Sơn Nhất lúc bấy giờ có cả thảy là 4 trái CBU-55, nhưng tình báo Mỹ CIA đã tháo ngòi 2 trái trước khi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất !!!

VNCH chỉ còn lại 2 trái CBU-55, đem thả 1 trái ở Xuân Lộc ngày 22 tháng 4 và trái còn lại định sử dụng ở Biên Hòa, tuy nhiên Trung Tướng Trần Văn Minh tư lệnh Không Quân VNCH không cho phép sử dụng vì lúc bấy giờ quân Trung Quốc và CS Bắc Việt đã tiến quá gần khu đông dân cư.

Thùy Trang có nói chuyện với một vài người lính VNCH, họ cũng cho biết là quân "CS Bắc Việt" biết nói tiếng Tàu khi giáp trận.

Đây là một sự thật Thùy Trang đưa lên cho các bạn tìm hiểu vì còn rất nhiều sĩ quan và lính VNCH vẫn còn sống, họ có thể làm chứng về chuyện Trung Quốc cải trang Bộ Đội CSVN để giúp đánh chiếm Miền Nam VN trong năm 1975.

Vào tháng 10 năm 1976, Lê Duẫn đã ra lệnh gom góp hết lúa gạo của Miền Nam VN, chở sang TQ hằng chục ngàn tấn gạo để trả nợ chiến tranh.

Miền Nam đang giàu có bỗng phút chốc hóa thành nghèo khó, phải ăn cơm trấu độn với khoai sắn để sống qua ngày. Nếu cô chú bác nào đã sống ở Miền Nam VN vào thời điểm năm 1976 thì có thể minh chứng điều nầy.

(*) Quân CSVN rất khiếp sợ hình bóng của các chiến sĩ VNCH, vì lý do đó nên khi 5 thanh niên đi biểu tình Cây Xanh ở bờ Hồ đã bị Công An bắt vì họ mặc áo có in hình con ó của QLVNCH.

Cộng Sản chúng nó thấy hình ảnh VNCH cho dù là một huy hiệu thì chúng nó cũng sợ ỉa ra quần. Đó là lý do vì sao người thanh niên tên Dũng Phi Hổ đã bị bắt giam, chờ truy tố là vậy.

Nguyễn Thùy Trang (con của một gia đình Cong San thứ thiệt)







Wednesday, 27 May 2015

Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận” về Biển Đông?


Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận”  về Biển Đông?

Nguyễn Trọng Bình 

(Nhân đọc bài ”Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu“ trên báo Thanh Niên của tác giả Nguyễn Hồng Thao)
*
Báo Thanh Niên số ra ngày 20/5/2015 có đăng bài ”Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu của tác giả Nguyễn Hồng Thao. Bài viết này được giáo sư Trần Hữu Dũng đánh giá là một ”bài rất có ích”. Đồng cảm với nhận định này, từ đây tôi mạo muội đặt ra giả thiết: phải chăng Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong ”cuộc chiến tranh dư luận” về Biển Đông? Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân nào đưa đến sự thất bại này?

1.  Thua vì cùng ý thức hệ?
Về chuyện cùng ý thức hệ với Trung Quốc thì mọi người đã biết rồi xin không bàn nữa. Ở đây chỉ xin tập trung lý giải vì sao cùng ý thức hệ nhưng Việt Nam lại thua Trung Quốc trong “cuộc chiến tranh dư luận” về Biển Đông?
Nhớ lại vào thời điểm một năm trước đây, khi Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam, trong không khí toàn dân đang sôi sục “đấu tranh trên bàn phím” tôi còn nhớ có một ý kiến đề xuất giải pháp mang tính tuyên truyền đại khái như thế này: cần làm cho nhân dân Trung Quốc thấy được chính quyền Trung Quốc đã vì những tham vọng chính trị, mộng bá quyền mà đẩy người dân Trung Quốc vào cuộc xâm lược phi nghĩa.

Thật lòng, cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi người đã “vắt óc” nghĩ ra cái giải pháp trên đầu óc có thật sự bình thường hay không nữa? Vì sao tôi nói như vậy? Rất đơn giản là:

Một, về mặt nhận thức, thử hỏi một tỉ mấy dân Trung Quốc họ sẽ nghe và tin lời chính quyền Việt Nam hay sẽ nghe và tin tập đoàn chính trị độc tài của ông Tập Cận Bình trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay?

Hai, về mặt phương pháp, thử hỏi chính quyền Việt Nam làm cách nào để làm cho một tỉ mấy dân Trung Quốc hiểu cái ”bản chất của sự thật”? Qua các cơ quan tuyên truyền và hệ thống truyền thông chính thống của nước nhà ư? Hay qua các trang mạng xã hội mà ai cũng biết cả hai quốc gia có cùng ý thức hệ nhưng mỗi phút mỗi giây đều ra sức lập nên những bức tường lửa nhằm kiểm soát dân chúng nói ra suy nghĩ và chính kiến của họ?

Ba, nhân đây cũng xin bàn thêm một chút về cách tiếp cận vấn đề của các cơ quan truyền thông chính thống của hai nước. Trong khi dư luận truyền thông chính thống ở Trung Quốc được nhà cầm quyền bật đèn xanh để cho họ thoải mái (đặc biệt là thông qua tờ Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận trực tiếp ĐCS Trung Quốc) lên án Việt Nam, xem Việt Nam chẳng ra gì với vô số những bài viết ngạo mạn và trịch thượng thì ngược lại, ở Việt Nam đa phần những bài viết về Biển Đông và Trung Quốc đều gây “đau đầu” cho quan chức trong Ban Tuyên giáo từ trung ương đến địa phương và các ông, bà Tổng biên tập của mấy trăm tờ báo (với điều kiện những người này còn có chút lương tri và không sợ mất “ghế”) vì lý do… “tế nhị” và “nhạy cảm”. 

Nói đâu cho xa, hiện nay trong khi các chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định việc Trung Quốc đang ra sức cải tạo các đảo (đã cướp của Việt Nam trước đây) nguy hiểm hơn rất nhiều so với lần họ mang giàn khoan cắm xuống thềm lục địa nước nhà một năm trước nhưng không hiểu sao giới truyền thông chính thống lại rất ít khi đề cập hoặc có đề cập thì cũng rất dè dặt, nhỏ giọt. Và điều mà ai cũng thấy là đa phần dân chúng hiện nay gần như chẳng quan tâm mấy về vấn đề này. Nói chung phần đông dân chúng (từ quan đến dân) bây giờ đều đều đang im lặng một cách đáng sợ và khó hiểu.

Từ đây có thể nói, tuy là cùng ý thức hệ nhưng sở dĩ Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận trên Biển Đông về sâu xa là do nhận thức và “tầm nhìn chiến lược” của những người lãnh đạo cao nhất ở mỗi quốc gia. Nói cách khác, những người đứng đầu tập đoàn chính trị của ĐCS Trung Quốc qua các thế hệ bao giờ cũng cho thấy tầm nhìn vừa sâu vừa xa hơn so với những người đồng cấp ở Việt Nam (kể từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời). 

Điều này thể hiện rất rõ qua phân tích của tác giả Nguyễn Hồng Thao trên báo Thanh Niên mà tôi vừa nói ở trên. Tức là, nhìn ở góc độ văn hóa, ai cũng biết giấc mộng trở thành bá chủ thế giới nói chung và âm mưu độc chiếm Biển Đông nói riêng vốn đã ăn vào máu của người Trung Quốc. Tuy nhiên quan trọng là cách thức và “phương pháp” để họ từng bước biến cái giấc mộng và âm mưu kia thành sự thật mới là điều đáng bàn.

Có thể nói trong bất cứ thời điểm nào các lãnh đạo Trung Quốc cũng tranh thủ tận dụng mọi cơ hội và không từ bất cứ thủ đoạn nào để “cày”, “cắm” vào đó những âm mưu của mình nhằm dồn Việt Nam vào thế khó, thế bị động. Trong khi đó, ở phía ngược lại, nhìn một cách toàn cục, xem xét trên cả hai nguyên nhân mang tính lịch (chủ quan lẫn khách quan) thì những lãnh đạo của Việt Nam phần nhiều hoặc là vẫn còn đang ngủ mê hoặc là vô cùng ngây thơ trước những lời đường mật về cái gọi là tình “đồng chí”, “anh em”, “láng giềng” hữu hảo với người Trung Quốc. Và ngay lúc nảy đây, dù tập đoàn chính trị của ông Tập Cận Bình đã lộ nguyên hình là bọn “cướp biển”, “cướp đảo”; đã và đang vào nhà mình đuổi dân mình đi nhưng vẫn có không ít người cố tình lẫn lộn mối quan hệ bạn thù trên bàn ngoại giao đa phương trong xu thế hội nhập.

Cụ thể hơn, thời gian qua ai cũng thấy và ai cũng biết trong khi Mỹ đang ra sức dùng ảnh hưởng của họ để tác động và cảnh báo Trung Quốc (dù rằng việc làm này của Mỹ trước hết xuất phát từ lợi ích về tự do hàng hải của họ ở Thái Bình Dương nhưng ít nhiều cũng gián tiếp giúp Việt Nam kiềm chế sự ngang ngược của Trung Quốc) thế nhưng không hiểu sao nhiều người vẫn khư khư giữ cái định kiến xem Mỹ là kẻ thù của Việt Nam và ra sức chửi Mỹ mọi lúc mọi nơi khi có cơ hội; ngược lại với bọn xâm lược Trung Quốc thì ưu ái gọi là “đồng chí” tốt, “láng giềng hữu hảo”?

Mới đây thôi, trong dịp kỷ niệm thống nhất đất nước 30/4/2015, nhằm “ôn lại truyền thống anh hùng của dân tộc trong đấu tranh và bảo vệ tổ quốc”, cả một hệ thống truyền thông chính thống nước nhà lại được dịp chửi Mỹ xung quanh vấn đề cuộc chiến tranh cách nay đã 40 năm nhưng lại cố tình quên đi cuộc xâm lược với 60 vạn quân Trung Quốc kéo sang giày xéo nhân dân mình vào 17/2/1979 theo lệnh của Đặng Tiểu Bình?

Lẽ thường, đứa nào đó mà suốt ngày mắng mỏ và chửi rủa mình thì mình phải thù ghét nó đến tận xương tủy nhưng thật không hiểu sao bọn tư bản Mỹ nhất là chính quyền của ông Tổng thống Obama dù bị chính quyền Việt Nam chửi như vậy nhưng vẫn điều tàu chiến, máy bay do thám đến Biển Đông để “nắn gân” Trung Quốc làm cho tất cả mấy trăm cơ quan truyền thông chính thống và hàng triệu người dân Việt được dịp vui sướng, hả hê suốt mấy ngày qua! Cơ quan nào cũng đều giật tít với thái độ “Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện Mỹ trên Biển Đông. Lạ lùng làm sao cho cái văn hóa ứng xử của mấy anh tư bản Mỹ và cái dòng giống Tiên Rồng Việt Nam đang trên đà quá độ lên xã hội chủ nghĩa?

2.  Thua vì “trong tay không tiền thì nói ai nghe?
Dù sao thì cũng phải công nhận rằng, tuy cùng ý thức hệ với Việt Nam nhưng do có tầm nhìn xa, sự năng động trong tư duy và nhận thức nên thời gian qua Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ trong xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là về kinh tế và quân sự Trung Quốc hiện nay đang vươn lên rất mạnh mẽ. Và như người xưa đã nói “mạnh vì gạo bạo vì tiền”, Trung Quốc giờ đây đang vung tiền để chi phối, áp đặt và gây ảnh hưởng chính trị lên rất nhiều quốc gia kém phát triển hơn trên toàn cầu trong đó có Việt Nam.

Vì vậy trong “cuộc chiến tranh dư luận” trên Biển Đông hiện nay, mặc dù các lãnh đạo Việt Nam bao giờ cũng ra sức trấn an dân chúng bằng những cụm từ quen thuộc và mộc mạc như: “chúng ta đang nắm trong tay chính nghĩa” hay “được sự ủng hộ của dư luận quốc tế nhưng thật sự thì không hẳn như vậy. Nói đâu cho xa, ngay trong bàn cờ của các nước ASEAN thôi, Trung Quốc từ lâu đã thò tay vào để điều khiển các tất cả “quân cờ” theo ý họ. 

Rõ ràng nhất là việc một người hàng xóm khác của Việt Nam là Campuchia đã công khai quan điểm ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Còn với tất cả các quốc gia khác thì nên nhớ rằng cho đến nay vẫn không có nguyên thủ quốc gia nào (kể cả hai nước lớn là Nga và Mỹ) công khai quan điểm ủng hộ Việt Nam. Gần đây, tuy một số quan chức của Mỹ có công khai lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc nhưng đều với quan điểm nhất quán và rất rạch ròi là họ không đứng về bên nào; vấn đề họ quan ngại nhất chính là nguy cơ Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế và quân sự để bắt nạt các “nước nhỏ” trong đó có Việt Nam để độc chiếm Biển Đông gây cản trở tự do hàng hải, nghĩa là đụng chạm đến lợi ích của họ.

Bên cạnh đó, hầu hết những quan điểm lên án Trung Quốc mà truyền thông nước nhà đưa tin đều với danh nghĩa và tư cách cá nhân của các nhà nghiên cứu, các học giả thuộc các trường đại học hoặc các tổ chức phi chính phủ chứ không phải với tư cách đại diện cho bất kỳ một quốc gia nào.
Không những vậy, có thể dễ dàng chỉ ra sự mâu thuẫn trong các phát biểu của lãnh đạo nước nhà ở trên là nếu nói Việt Nam đang thật sự “nắm trong tay chính nghĩa” hay “được sự ủng hộ của dư luận quốc tế” thì sao Việt Nam không làm như Philippines là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế? Phải chăng lãnh đạo Việt Nam chỉ nói “cứng” thế thôi chứ thật sự nếu có kiện ra tòa quốc tế thì cũng chưa chắc đã làm gì được Trung Quốc kể cả trong trường hợp tòa xử Việt Nam thắng? Vì lẽ giữa việc phán quyết của tòa án quốc tế với việc buộc Trung Quốc thực thi bản án là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đó là trong trường hợp kiện và được xử thắng nhưng nếu chẳng may kiện mà bị xử thua thì bằng sự ảnh hưởng của mình, Trung Quốc khi ấy chưa biết sẽ hành xử như thế nào với Việt Nam?

Thật ra, suy luận trên đây của tôi chỉ là một giả định có tính tham khảo, tuy vậy qua đây tôi muốn nói rằng, trong “cuộc chiến tranh dư luận ở Biển Đông hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp tục nắm ưu thế hơn so với Việt Nam. Tất cả cũng là do Việt Nam hiện nay quá nghèo, cả một nền kinh tế đang phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc nên thành ra cái chiến lược ngoại giao với các nước trên thế giới cũng… nghèo luôn. Quanh đi quẩn lại vẫn là những phát ngôn “nhẹ nhàng”, “chừng mực”, “thận trọng” đến nhu nhược vì sợ gây mất lòng “người đồng chí 4 tốt”. Bên cạnh đó cái “điệp khúc” “Việt Nam không liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba” được lặp đi lại nghe mà muốn rơi nước mắt!
Thế mới nói “trong tay không tiền thì nói ai nghe!

3.  Thay lời kết
Trong lúc ngồi trao đổi với một số bạn bè của tôi về tất cả những điều mà tôi vừa nói ở trên, một người bạn có hỏi tôi rằng: vậy có cách nào để Việt Nam xoay chuyển tình thế về “cuộc chiến tranh dư luận” về Biển Đông hiện nay không? Rất chân thành, tôi trả lời: rất khó. “Nhưng chẳng lẽ không còn cách nào? Chẳng lẽ Việt Nam chấp nhận thua Trung Quốc mãi mãi?” – người bạn lại hỏi. Lần này một người bạn khác thay tôi lên tiếng trả lời:
- Đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán đúng bệnh rồi, vậy thì nhờ bác sĩ kê toa, ra quầy thuốc Tây mua thuốc uống thôi. Vấn đề người bệnh có chịu và dám uống hay không mà thôi. Vì thuốc rất đắng (nhưng cam đoan 100% uống vào sẽ hết)! 

Cần Thơ, 25/5/2015
N. T. B.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Monday, 25 May 2015

Vì Sao Trung Quốc Mắc Nợ?

 

Vì Sao Trung Quốc Mắc Nợ?

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-05-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
05132015-indebted-china.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Con Đường Tơ Lụa với dự án bạc tỷ (minh họa)
Con Đường Tơ Lụa với dự án bạc tỷ (minh họa)
RFA files
<
Trong khi lãnh đạo Bắc Kinh vận động các nước Á châu mở ra Con Đường Tơ Lụa với dự án bạc tỷ thì kinh tế Trung Quốc lại chìm dưới một núi nợ trị giá khoảng 28 ngàn tỷ đô la, thuộc loại cao nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới, và đấy là một nan đề nguy kịch. Vì sao lại như vậy và Trung Quốc có cách nào tránh được một vụ khủng hoảng chăng? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vấn đề này qua phần trao đổi sau đây của Nguyên Lam với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau nhiều sáng kiến dồn dập của lãnh đạo Trung Quốc từ mấy năm nay, nào là các quỹ cứu trợ tài chính, hai ngân hàng đầu tư và phát triển và cả kế hoạch rộng lớn nhằm khuếch trương mạng lưới gọi là  “Con Đường Tơ Lụa” trên lục địa và ngoài biển, giới chuyên gia quốc tế bỗng lại nói về những khoản nợ vĩ đại của Trung Quốc. Gần đây, tập đoàn tư vấn McKinsey & Company công bố báo cáo về tình hình vay nợ của thế giới và cung cấp một số liệu làm giật mình, theo đó thì tính đến cuối năm 2014, tổng số nợ của Trung Quốc lên tới 282% của sản lượng toàn quốc trong năm. Với sản lượng kinh tế Trung Quốc vào năm 2014 được ước lượng khoảng 10 ngàn tỷ Mỹ kim thì khoản nợ đó tương đương với 28 ngàn tỷ 200 triệu đô la. Do đó, tiết mục chuyên đề kỳ này của chúng ta đề nghị ông giải thích vì sao Trung Quốc lại mắc nợ như vậy, nội dung các khoản nợ đó là gì và lãnh đạo Bắc Kinh có cách nào giải quyết bài toán lớn lao này hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện nước Tầu mắc nợ và có khi mắc loạn đã khởi sự từ năm 2008, mà lại có lý do sâu xa hơn từ chiến lược kinh tế của lãnh đạo Bắc Kinh và ngày nay gây ra hậu quả mà chưa chắc họ giải quyết được. Tôi xin đi từng bước về bối cảnh chung trước khi ta tìm hiểu thêm về nội dung và hậu quả.

- Thứ nhất, Tháng Chín năm 2008, vì các nguyên do sâu xa, Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính qua biểu hiện là sự sụp đổ của tập đoàn đầu tư Lehman Brothers và nhiều doanh nghiệp tài chính khác, với hậu quả là ách tắc tín dụng và suy trầm toàn cầu, bị nhồi vào vụ khủng hoảng tương tự của Âu châu. Khi đó, Bắc Kinh sợ hiệu ứng suy trầm nên từ Tháng 11 quyết định tăng chi ngân sách cỡ 587 tỷ đô la cho các dự án xây dựng hạ tầng và công nghiệp. Song song, họ ra lệnh cho các ngân hàng ào ạt cấp phát tín dụng để kích thích kinh tế. Kết quả là trong giai đoạn khó khăn toàn cầu, sản lượng kinh tế xứ này tăng vọt và qua mặt Nhật Bản vào năm 2010. Khi ấy thế giới đã ngợi ca sự kỳ diệu này mà không thấy ra nguyên do sâu xa.

- Thứ hai, nguyên do đó nằm trong chiến lược kinh tế của Bắc Kinh là lấy đầu tư làm lực đẩy cho sản xuất để tránh thất nghiệp và động loạn xã hội, và sản xuất thừa thì xuất khẩu bằng mọi giá. Khi thế giới bị Tổng suy trầm vào các năm 2008-2009 thì xuất khẩu của Trung Quốc cũng bị giảm và sản xuất dư thừa có nghĩa là chất vào tồn kho ế ẩm mà vẫn cứ được bút ghi vào tổng sản lượng.
Một lò sản xuất thép xuất khẩu ở tỉnh Hắc Long Giang phía đông bắc của Trung Quốc, ngày 11 Tháng 10, 2014

Một lò sản xuất thép xuất khẩu ở tỉnh Hắc Long Giang phía đông bắc của Trung Quốc, ngày 11 Tháng 10, 2014
- Thứ ba, trong các nền kinh tế lớn của địa cầu, Trung Quốc có cơ chế kinh tế chính trị lạ kỳ là dưới sự lãnh đạo của đảng thì nhà nước nắm nhiều quyền hạn trong tay, từ đất đai đến các phương tiện tài trợ và sản xuất. Nôm na là ngân hàng của nhà nước tài trợ cho doanh nghiệp của nhà nước ở trung ương hay các địa phương thực hiện các dự án sử dụng đất đai cũng do nhà nước quản lý. Nhờ vậy mà sản lượng kinh tế có tăng, nhưng các khoản vay nợ lại tăng còn mạnh hơn nữa.

Nguyên Lam: Hậu quả của ba nguyên nhân sâu xa từ chiến lược tăng tưởng, cơ chế quản lý tới chính sách bơm tiền kích thích sản xuất là Trung Quốc lại trở thành một nước mắc nợ rất lớn. Thưa ông Nghĩa, nội dung bên trong các khoản nợ này là những gì, xấu tốt ra sao mà có thể là vấn đề?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện kỳ diệu là chẳng ai biết được nội dung các khoản nợ đó là xấu tốt đến cỡ nào và có bao nhiêu là loại nợ không sinh lời, khó đòi và sẽ mất. Khi tập đoàn McKinsey khảo sát và đưa ra số liệu hãi hùng về khối nợ của Trung Quốc là 282% của tổng sản lượng thì thiên hạ mới chú ý. Thứ nhất là nó đã tăng gấp bốn trong thời khoảng có năm năm. Thứ hai, các khoản nợ của nhà nước, của doanh nghiệp và các công ty tài chính lại liên hệ đến gia cư và địa ốc, tức là đến đất đai. Thứ ba, khoảng 30% tổng số nợ, không kể nợ của các công ty tài chính lại là nợ ngoại ngạch, nợ chui nằm ngoài sổ sách ngân hàng và có nhiều rủi ro, đa số cũng lại liên hệ đến đất đai và các nghiệp vụ đầu cơ về gia cư hay bất động sản. Vì vậy mà núi nợ ấy mới dễ sụp.

Nguyên Lam: Thưa ông, qua cách trình bày vửa rồi, thính giả của chúng ta có thể hiểu là một tỷ lệ rất cao của các khoản nợ đó lại liên hệ tới đất đai nên mới gây rủi ro lớn. Tại sao lại như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta không quên một thực tế là tính theo bình quân một đầu người thì diện tích khả canh, có thể canh tác được, của Trung Quốc chỉ bằng một phần ba của trung bình thế giới. Tức là đất nông nghiệp thật ra cũng giới hạn.
- Bây giờ ta châm thêm vào bài toán địa dư ấy vấn đề kinh tế chính khác là quyền phân bố đất đai. Về nguyên tắc, nhà nước Trung Quốc là chủ đất đai ngoài nông nghiệp, còn đất canh nông thuộc quyền quản lý của các đoàn thể nông dân. Thực tế thì các hợp tác xã này chẳng có quyền và mọi loại đất đai chuyên dùng hay nông nghiệp đều do các chính quyền địa phương phân bố. Họ giữ độc quyền cung cấp đất cho quốc dân.

-Từ đạo luật về ngân sách năm 1994, nhờ đất đai, chính quyền địa phương có thể thu về cho ngân sách chừng 40% là thuế và khoảng 6% nhờ các loại lệ phí. Họ có chủ đích xả đất thật chậm, những mảnh nhỏ trước, để tạo ra sự khan hiếm làm giá tăng rồi mới tung ra các khoản đất lớn hơn. Họ bán đất ấy vào mục tiêu gì? Vào mục tiêu có lợi nhất cho địa phương, là thị trường địa ốc.

- Nhìn vào vế bên kia, thì ai là người mua? Mua đất lại là các công ty đầu tư thật ra là bình phong do các chính quyền địa phương lập ra để vay tiền các ngân hàng cũng của nhà nước ở địa phương để phát triển các dự án được tiếng với cấp trên là tạo ra công ăn việc làm. Mọi người đều hài lòng với quy trình làm ăn đó vì nơi nơi mọc ra cao ốc, xa lộ, trung tâm thương mại, hay xưởng cán sắt, và mỗi khi thực hiện hay tu sửa vì chưa xong đã hỏng thì người ta tính vào tổng sản lượng.
Nguyên Lam: Thưa ông, có phải là với kết quả là các cơ sở địa phương đó vay tiền ngân hàng và ngày nay đang mắc nợ hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là đúng vậy mà còn tệ hơn vậy. Vì yêu cầu đầu cơ, các địa phương tạo ra khan hiếm giả khi xả mảnh đất nhỏ trước để làm giá, sau đó dùng tiền bạc của ngân hàng của nhà nước tại địa phương mua các mảnh đất có giá trị hơn. Khi công ty đầu tư của địa phương nắm lấy bằng khoán mảnh đất ấy làm tài sản thế chấp, họ được vay nhiều hơn cho các dự án có quy mô lớn hơn, và người người lao vào thị trường ấy mà thổi lên bong bóng đầu cơ.

- Hậu quả là dân nghèo vẫn không có nhà có đất vì giá quá cao, mà các cơ quan của chính quyền tại địa phương thì thực hiện dự án ảo, sản xuất thừa và hệ thống ngân hàng của nhà nước thì có một khối dư nợ mà xấu tốt ra sao không ai biết được, từ Bộ Tài chính đến Ngân hàng Trung ương và các địa phương. Một thí dụ là McKinsey ước lượng số nợ của nhà nước là 55% Tổng sản lượng, là năm ngàn tỷ 500 triệu đô la. Nếu kể thêm các khoản nợ cũng của cơ quan nhà nước ở cấp địa phương thì phải cao hơn vậy, ít ra là hai ngàn tỷ nữa, mà đa số là nợ thối vì trái bỏng đầu cơ đã bể, tài sản thế chấp là văn tự đất đai bị mất giá. Cho nên ta khó tách rời hai vấn đề đất đai và nợ xấu.

- Bây giờ mình mới nói đến các doanh nghiệp của nhà nước, từ cấp trung ương tới các địa phương. Trung Quốc có khoảng 155 nghìn cơ sở như vậy, từ các tập đoàn nổi danh thế giới đến các cơ sở nhỏ hơn ở mọi nơi. Các cơ sở này được tài trợ theo diện chính sách và vay tiền các ngân hàng cũng của nhà nước để xây dựng nhiều công trình hoành tráng mà ế ẩm. 

Khi McKinsey tính số nợ của doanh nghiệp vào khoảng sáu ngàn tỷ năm trăm triệu thì đa số là của doanh nghiệp nhà nước chứ tư doanh khó len vào thị trường tín dụng thực tế vẫn do nhà nước và tay chân trong đảng chi phối. Và vì cơ chế kinh tế chính trị bất thường ấy, các cơ sở quốc doanh hay công ty gọi là đầu tư của địa phương mặc sức vay mượn nhau và nếu cơ sở này vỡ nợ là gây hậu quả dây chuyền.

Nguyên Lam: Chắc hẳn rằng Chính quyền Bắc Kinh cũng đã thấy ra vấn đề, thưa ông họ có cách nào giải quyết không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc từng gặp hiện tượng ấy nhiều lần trong quá khứ. Một lần là vào năm 1998 dưới thời Chủ tịch Giang Trạch Dân và Tổng lý Chu Dung Cơ với hậu quả kéo dài vài năm. Lần sau là năm 2003 dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng với hậu quả kéo dài cho tới 2008. Khi các ngân hàng của nhà nước tài trợ ảo theo diện chính sách và bị mất vốn vì mất nợ thì nhà nước lại bơm tiền cấp cứu trước hết là bốn ngân hàng lớn của trung ương, lần đầu mất 45 tỷ đô la, lần sau thì vài trăm tỷ và ai ai cũng cho là mọi sự sẽ êm.

- Lần này thì sự thể lại khác vì quy luật “lượng biến thành phẩm” khi hệ thống tài trợ và đi vay đều là tay chân của nhà nước và chất lên một núi nợ mang kích thước lịch sử. Khi họ cho nhau vay thì đấy là một khoản vay giả tạo để thực hiện dự án ảo, mà mỗi lần trao tay lại là một lần có lợi cho đảng viên và thân tộc. Để giải quyết việc đó, trung ương đòi các doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa và bán một số vốn cho tư nhân để lấy tiền trả nợ. 

Nhưng tư nhân chỉ được mua một tỷ lệ thiểu số nên chẳng thể cải tiến hệ thống quản lý trong khi doanh nghiệp nhà nước thu tiền về  lại mở mang cơ sở với dự án mới, tức là vay thêm để lại làm bậy! Các cấp bộ địa phương cũng thế và hệ thống làm ăn chằng chịt này còn tạo ra mạng lưới cấu kết về quyền lợi mà luật lệ do Quốc hội ban hành cũng chẳng khai thông được.

- Người ta có thể thấy ra điều ấy qua những gì Quốc hội mới họp vào đầu năm công bố ra ngoài. Việc cải cách từ cơ cấu qua tới luật lệ hay việc bơm tiền chuộc nợ và tăng thuế không thể giải quyết được bài toán này. Chính là Chủ tích Tập Cận Bình và Bộ Chính trị phải có quyết định cũng triệt để như chiến dịch bài trừ tham nhũng, là ra lệnh giảm chi và bán tài sản quốc doanh cho tư nhân để bù nợ thì may ra mới có kết quả. Trong khi chờ đợi một quyết định táo bạo như vậy thì cái đồng hồ nợ vẫn chạy và viễn ảnh phá sản dây chuyền là một thực tế.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List