Việt Nam đã và đang tự thua
Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận” về Biển Đông?
Nguyễn
Trọng Bình
(Nhân đọc bài ”Chiến tranh
dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu“ trên
báo Thanh Niên của tác giả Nguyễn Hồng Thao)
*
Báo Thanh Niên số ra ngày
20/5/2015 có đăng bài ”Chiến tranh dư luận trên
Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu“ của tác giả Nguyễn
Hồng Thao. Bài viết này được giáo sư Trần Hữu Dũng đánh giá là một ”bài rất có ích”. Đồng
cảm với nhận định này, từ đây tôi mạo muội đặt ra giả thiết: phải chăng Việt
Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong ”cuộc chiến tranh dư luận” về Biển
Đông? Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân nào đưa đến sự thất bại này?
1.
Thua vì cùng ý thức hệ?
Về chuyện cùng ý thức hệ với Trung Quốc thì mọi người đã biết rồi
xin không bàn nữa. Ở đây chỉ xin tập trung lý giải vì sao cùng ý thức hệ nhưng
Việt Nam lại thua Trung Quốc trong “cuộc chiến tranh dư luận” về
Biển Đông?
Nhớ lại vào thời điểm một năm trước đây, khi Trung Quốc ngang
ngược đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam, trong không khí toàn
dân đang sôi sục “đấu tranh trên bàn phím” tôi còn nhớ có một ý kiến đề xuất
giải pháp mang tính tuyên truyền đại khái như thế này: “cần làm cho nhân dân Trung Quốc thấy được chính quyền
Trung Quốc đã vì những tham vọng chính trị, mộng bá quyền mà đẩy người dân
Trung Quốc vào cuộc xâm lược phi nghĩa.”
Thật lòng, cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi người đã
“vắt óc” nghĩ ra cái giải pháp trên đầu óc có thật sự bình thường hay không nữa?
Vì sao tôi nói như vậy? Rất đơn giản là:
Một, về mặt nhận thức, thử hỏi một tỉ mấy dân Trung Quốc họ sẽ
nghe và tin lời chính quyền Việt Nam hay sẽ nghe và tin tập đoàn chính trị độc
tài của ông Tập Cận Bình trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay?
Hai, về mặt phương pháp, thử hỏi chính quyền Việt Nam làm cách nào
để làm cho một tỉ mấy dân Trung Quốc hiểu cái ”bản chất của sự thật”? Qua các cơ quan
tuyên truyền và hệ thống truyền thông chính thống của nước nhà ư? Hay qua các
trang mạng xã hội mà ai cũng biết cả hai quốc gia có cùng ý thức hệ nhưng mỗi
phút mỗi giây đều ra sức lập nên những bức tường lửa nhằm kiểm soát dân chúng
nói ra suy nghĩ và chính kiến của họ?
Ba, nhân đây cũng xin bàn thêm một chút về cách tiếp cận vấn đề
của các cơ quan truyền thông chính thống của hai nước. Trong khi dư luận truyền
thông chính thống ở Trung Quốc được nhà cầm quyền bật đèn xanh để cho họ thoải
mái (đặc biệt là thông qua tờ Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận trực tiếp
ĐCS Trung Quốc) lên án Việt Nam, xem Việt Nam chẳng ra gì với vô số những bài
viết ngạo mạn và trịch thượng thì ngược lại, ở Việt Nam đa phần những bài viết
về Biển Đông và Trung Quốc đều gây “đau đầu” cho quan chức trong Ban Tuyên giáo
từ trung ương đến địa phương và các ông, bà Tổng biên tập của mấy trăm tờ báo
(với điều kiện những người này còn có chút lương tri và không sợ mất “ghế”) vì
lý do… “tế nhị” và “nhạy cảm”.
Nói đâu cho xa, hiện nay trong khi các chuyên
gia trong và ngoài nước đều khẳng định việc Trung Quốc đang ra sức cải tạo các
đảo (đã cướp của Việt Nam trước đây) nguy hiểm hơn rất nhiều so với lần họ mang
giàn khoan cắm xuống thềm lục địa nước nhà một năm trước nhưng không hiểu sao
giới truyền thông chính thống lại rất ít khi đề cập hoặc có đề cập thì cũng rất
dè dặt, nhỏ giọt. Và điều mà ai cũng thấy là đa phần dân chúng hiện nay gần như
chẳng quan tâm mấy về vấn đề này. Nói chung phần đông dân chúng (từ quan đến
dân) bây giờ đều đều đang im lặng một cách đáng sợ và khó hiểu.
Từ đây có thể nói, tuy là cùng ý thức hệ nhưng sở dĩ Việt Nam đã
và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc “chiến
tranh dư luận” trên
Biển Đông về sâu xa là do nhận thức và “tầm nhìn chiến lược” của những người
lãnh đạo cao nhất ở mỗi quốc gia. Nói cách khác, những người đứng đầu tập đoàn
chính trị của ĐCS Trung Quốc qua các thế hệ bao giờ cũng cho thấy tầm nhìn vừa
sâu vừa xa hơn so với những người đồng cấp ở Việt Nam (kể từ sau khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh qua đời).
Điều này thể hiện rất rõ qua phân tích của tác giả Nguyễn
Hồng Thao trên báo Thanh Niên mà tôi vừa nói ở trên. Tức là, nhìn ở góc độ văn
hóa, ai cũng biết giấc mộng trở thành bá chủ thế giới nói chung và âm mưu độc
chiếm Biển Đông nói riêng vốn đã ăn vào máu của người Trung Quốc. Tuy nhiên
quan trọng là cách thức và “phương pháp” để họ từng bước biến cái giấc mộng và
âm mưu kia thành sự thật mới là điều đáng bàn.
Có thể nói trong bất cứ thời điểm nào các lãnh đạo Trung Quốc cũng
tranh thủ tận dụng mọi cơ hội và không từ bất cứ thủ đoạn nào để “cày”, “cắm”
vào đó những âm mưu của mình nhằm dồn Việt Nam vào thế khó, thế bị động. Trong
khi đó, ở phía ngược lại, nhìn một cách toàn cục, xem xét trên cả hai nguyên
nhân mang tính lịch (chủ quan lẫn khách quan) thì những lãnh đạo của Việt Nam
phần nhiều hoặc là vẫn còn đang ngủ mê hoặc là vô cùng ngây thơ trước những lời
đường mật về cái gọi là tình “đồng chí”, “anh em”, “láng giềng” hữu hảo với
người Trung Quốc. Và ngay lúc nảy đây, dù tập đoàn chính trị của ông Tập Cận
Bình đã lộ nguyên hình là bọn “cướp biển”, “cướp đảo”; đã và đang vào nhà mình
đuổi dân mình đi nhưng vẫn có không ít người cố tình lẫn lộn mối quan hệ bạn
thù trên bàn ngoại giao đa phương trong xu thế hội nhập.
Cụ thể hơn, thời gian qua ai cũng thấy và ai cũng biết trong khi
Mỹ đang ra sức dùng ảnh hưởng của họ để tác động và cảnh báo Trung Quốc (dù rằng
việc làm này của Mỹ trước hết xuất phát từ lợi ích về tự do hàng hải của họ ở
Thái Bình Dương nhưng ít nhiều cũng gián tiếp giúp Việt Nam kiềm chế sự ngang
ngược của Trung Quốc) thế nhưng không hiểu sao nhiều người vẫn khư khư giữ cái
định kiến xem Mỹ là kẻ thù của Việt Nam và ra sức chửi Mỹ mọi lúc mọi nơi khi
có cơ hội; ngược lại với bọn xâm lược Trung Quốc thì ưu ái gọi là “đồng chí”
tốt, “láng giềng hữu hảo”?
Mới đây thôi, trong dịp kỷ niệm thống nhất đất nước 30/4/2015,
nhằm “ôn lại truyền thống anh hùng của dân tộc trong đấu
tranh và bảo vệ tổ quốc”, cả một hệ thống truyền thông chính thống
nước nhà lại được dịp chửi Mỹ xung quanh vấn đề cuộc chiến tranh cách nay đã 40
năm nhưng lại cố tình quên đi cuộc xâm lược với 60 vạn quân Trung Quốc kéo sang
giày xéo nhân dân mình vào 17/2/1979 theo lệnh của Đặng Tiểu Bình?
Lẽ thường, đứa nào đó mà suốt ngày mắng mỏ và chửi rủa mình thì
mình phải thù ghét nó đến tận xương tủy nhưng thật không hiểu sao bọn tư bản Mỹ
nhất là chính quyền của ông Tổng thống Obama dù bị chính quyền Việt Nam chửi
như vậy nhưng vẫn điều tàu chiến, máy bay do thám đến Biển Đông để “nắn gân”
Trung Quốc làm cho tất cả mấy trăm cơ quan truyền thông chính thống và hàng
triệu người dân Việt được dịp vui sướng, hả hê suốt mấy ngày qua! Cơ quan nào
cũng đều giật tít với thái độ “Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện Mỹ” trên Biển Đông. Lạ lùng làm sao
cho cái văn hóa ứng xử của mấy anh tư bản Mỹ và cái dòng giống Tiên Rồng Việt
Nam đang trên đà quá độ lên xã hội chủ nghĩa?
2.
Thua vì “trong tay không tiền thì nói ai nghe?”
Dù sao thì cũng phải công nhận rằng, tuy cùng ý thức hệ với Việt
Nam nhưng do có tầm nhìn xa, sự năng động trong tư duy và nhận thức nên thời gian
qua Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu đáng
ngưỡng mộ trong xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là về kinh tế và quân
sự Trung Quốc hiện nay đang vươn lên rất mạnh mẽ. Và như người xưa đã nói “mạnh
vì gạo bạo vì tiền”, Trung Quốc giờ đây đang vung tiền để chi phối,
áp đặt và gây ảnh hưởng chính trị lên rất nhiều quốc gia kém phát triển hơn
trên toàn cầu trong đó có Việt Nam.
Vì vậy trong “cuộc chiến tranh dư luận”
trên Biển Đông hiện nay, mặc dù các lãnh đạo Việt Nam bao giờ cũng ra sức trấn
an dân chúng bằng những cụm từ quen thuộc và mộc mạc như: “chúng ta đang nắm trong tay chính
nghĩa” hay “được
sự ủng hộ của dư luận quốc tế” nhưng
thật sự thì không hẳn như vậy. Nói đâu cho xa, ngay trong bàn cờ của các nước
ASEAN thôi, Trung Quốc từ lâu đã thò tay vào để điều khiển các tất cả “quân cờ”
theo ý họ.
Rõ ràng nhất là việc một người hàng xóm khác của Việt Nam là
Campuchia đã công khai quan điểm ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Còn
với tất cả các quốc gia khác thì nên nhớ rằng cho đến nay vẫn không có nguyên
thủ quốc gia nào (kể cả hai nước lớn là Nga và Mỹ) công khai quan điểm ủng hộ
Việt Nam. Gần đây, tuy một số quan chức của Mỹ có công khai lên tiếng chỉ trích
mạnh mẽ Trung Quốc nhưng đều với quan điểm nhất quán và rất rạch ròi là họ “không đứng về bên nào”; vấn đề họ quan
ngại nhất chính là nguy cơ Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế và quân sự để bắt
nạt các “nước nhỏ” trong đó có Việt Nam để độc chiếm Biển Đông gây cản trở tự
do hàng hải, nghĩa là đụng chạm đến lợi ích của họ.
Bên cạnh đó, hầu hết những quan điểm lên án Trung Quốc mà truyền thông
nước nhà đưa tin đều với danh nghĩa và tư cách cá nhân của các nhà nghiên cứu,
các học giả thuộc các trường đại học hoặc các tổ chức phi chính phủ chứ không
phải với tư cách đại diện cho bất kỳ một quốc gia nào.
Không những vậy, có thể dễ dàng chỉ ra sự mâu thuẫn trong các phát
biểu của lãnh đạo nước nhà ở trên là nếu nói Việt Nam đang thật sự “nắm trong tay chính nghĩa” hay “được sự ủng hộ của dư luận quốc tế”
thì sao Việt Nam không làm như Philippines là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc
tế? Phải chăng lãnh đạo Việt Nam chỉ nói “cứng” thế thôi chứ thật sự nếu có
kiện ra tòa quốc tế thì cũng chưa chắc đã làm gì được Trung Quốc kể cả trong
trường hợp tòa xử Việt Nam thắng? Vì lẽ giữa việc phán quyết của tòa án quốc tế
với việc buộc Trung Quốc thực thi bản án là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đó
là trong trường hợp kiện và được xử thắng nhưng nếu chẳng may kiện mà bị xử
thua thì bằng sự ảnh hưởng của mình, Trung Quốc khi ấy chưa biết sẽ hành xử như
thế nào với Việt Nam?
Thật ra, suy luận trên đây của tôi chỉ là một giả định có tính tham
khảo, tuy vậy qua đây tôi muốn nói rằng, trong “cuộc chiến tranh dư luận” ở Biển Đông hiện
nay Trung Quốc vẫn tiếp tục nắm ưu thế hơn so với Việt Nam. Tất cả cũng là do
Việt Nam hiện nay quá nghèo, cả một nền kinh tế đang phụ thuộc hoàn toàn vào
Trung Quốc nên thành ra cái chiến lược ngoại giao với các nước trên thế giới
cũng… nghèo luôn. Quanh đi quẩn lại vẫn là những phát ngôn “nhẹ nhàng”, “chừng
mực”, “thận trọng” đến nhu nhược vì sợ gây mất lòng “người
đồng chí 4 tốt”. Bên cạnh đó cái
“điệp khúc” “Việt Nam
không liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba” được lặp đi
lại nghe
mà muốn rơi nước mắt!
Thế mới nói “trong tay không tiền thì nói ai
nghe!”
3.
Thay lời kết
Trong lúc ngồi trao đổi với một số bạn bè của tôi về tất cả những điều
mà tôi vừa nói ở trên, một người bạn có hỏi tôi rằng: vậy có cách nào để Việt
Nam xoay chuyển tình thế về “cuộc chiến tranh dư luận” về
Biển Đông hiện nay không? Rất chân thành, tôi trả lời: rất khó. “Nhưng
chẳng lẽ không còn cách nào? Chẳng lẽ Việt Nam chấp nhận thua Trung Quốc mãi
mãi?” – người bạn lại hỏi. Lần này một người bạn khác thay tôi
lên tiếng trả lời:
- Đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán đúng bệnh rồi, vậy thì nhờ
bác sĩ kê toa, ra quầy thuốc Tây mua thuốc uống thôi. Vấn đề “người bệnh”
có chịu và dám uống hay không mà thôi. Vì thuốc rất đắng (nhưng cam đoan 100%
uống vào sẽ hết)!
Cần Thơ, 25/5/2015
N. T. B.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment