Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 72 của Đại Việt Cách Mạng Đảng
BẮC
KINH CHIẾC NÔI CỦA BẠO CHÚA
Trần Nhu
LTS: Xin giới thiệu bạn đọc chương 15 trong cuốn
"Đại Họa Diệt Chủng" của tác giả Trần Nhu.
Bắc Kinh cổ kính, sau mấy trận mưa đầu hè, hàng
dương liễu bên đường, cành lá xum xuê. Xe hơi từ sân bay Tây Giao, vùn vụt lăn
bánh trên con đường lớn ở cửa Tây thủ đô. Trên đường mườn mượt người xe qua
lại. Khắp nơi tràn ngập khẩu hiệu lớn treo ở đường phố, trường học, công sở đâu
cũng thấy khẩu hiệu: “Mao Chủ Tịch Người Cầm Lái Vĩ Đại Muôn Năm.”
Hòa bình mà không khí có vẻ căng thẳng tột độ.
Xe điện kiểu trung cổ leng keng chật ních người đeo băng đỏ, mặt mũi đằng đằng
sát khí.
Xe hơi đi qua lầu Tây Trì Bài, kiến trúc mang
phong cách cổ độc đáo, nhanh chóng tiến vào cửa Tây, Trung Nam Hải. Xe dừng lại
trước cửa Phong Trạch Viên, La Quý Ba, Kiều Hiểu Quang nhanh chóng xuống xe vào
cửa sau Di Niên Đường. Khi họ đến Di Niên Đường, Thủ Tướng Chu Ân Lai là người
đầu tiên ra đón bắt tay La Quý Ba và Kiều Hiểu Quang. Chu giải thích: “
Cuộc họp bàn về tình hình Việt Nam khai mạc vào sáng ngày mai, không thể thiếu
các ông. Nên Mao Chủ Tịch điện cho tôi triệu các ông về nước gấp, để báo cáo
tình hình và nghe chỉ thị mới về chủ trương tiến hành Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc
Việt Nam, vì vậy khiến các ông vội vàng. Trung Ương Đảng và Mao Chủ Tịch rất
quan tâm công tác của Đoàn cố vấn CCRĐ, trong đấu tranh giai cấp lâu dài chúng
ta đã tích lũy được nhiếu kinh nghiệm phong phú, nhưng muốn vận dụng những kinh
nghiệm đó vào một nước như Việt Nam tất nhiên là một việc hết sức khó khăn,
phức tạp, và trách nhiệm chính trị cực kỳ to lớn. Chúng ta phải toàn tâm toàn ý
thực hiện chủ trương của Đảng. Việc Đoàn cố vấn “Thổ địa” (
CCRĐ)có thể thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lớn lao của Trung Ương và Mao Chủ
Tịch hay không? Là do chính các ông.
Từ thời kỳ đầu giúp Việt Nam chống pháp, các vị
lãnh đạo như Mao Chủ tịch, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Lâm Bưu… đã chỉ thị rõ ràng,
sâu sắc, cặn kẽ, tỷ mỷ và ý nghĩa nhiệm vụ tư tưởng chỉ đạo cũng như phương
pháp làm việc của Đoàn cố vấn sang Việt Nam.
“Đoàn cố vấn căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn
trong những năm công tác ở Việt Nam. Sau khi báo cáo “quy tắc công tác Đoàn cố vấn”
lên Trung Ương Mao Chủ Tịch đích thân sửa chữa bổ sung.” (Hồi ký cố vấn Trung
Quốc,Trương Quảng Hoa)
Bây giờ hòa bình việc đấu tranh giai cấp được
đặt lên hàng quốc sách đối với Việt Nam. Căn cứ yêu cầu của phía lãnh đạo Việt
Nam, và tình hình đấu tranh giai cấp Trung Ương giao cho Đoàn cố vấn thổ địa
(CCRĐ) khẩu hiệu chiến lược là “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ”
nhiệm vụ trọng yếu trước mắt là phải đào tạo cán bộ cho Việt Nam, như đồng chí Chu
Đức đã nói: “Nhất định phải giúp Việt Nam xây dựng đội ngũ cán bộ có lập
trường giai cấp tốt.”
Phát biểu trong cuộc họp sáng hôm sau, các yếu
nhân trong BCT còn nhấn mạnh và chỉ rõ tư tưởng chỉ đạo công tác của Đoàn cố
vấn. Nêu ra những yêu cầu nghiêm khắc. Mao nói: “Không phải tôi muốn các
đồng chí sang Việt Nam, chính Hồ Chí Minh yêu cầu tôi.” Tôi triệu tập cuộc
họp, lập tức TƯĐ ra quyết định, và quyết định này có ý nghĩa to lớn. Việt
Nam là nơi chúng ta phải đến. Đây là công việc cần làm ngay.
Trong hồi ký, Trương Quảng Hoa nói về sự tin
tưởng tuyệt đối của Hồ Chí Minh vào cố vấn Trung cộng như sau:
“Ở đây còn phải nhấn mạnh nói rõ, trong thời
gian Đoàn cố vấn quân
sự Trung Quốc công tác tại Việt Nam, được sự
quan tâm nhiệt tình, tín nhiệm và ủng hộ rất lớn của lãnh tụ nhân dân Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng sản, Tổng Quân Ủy Việt Nam. Hồ Chí
Minh nhiều lần đã nói: “Tôi tín nhiệm tuyệt đối” đối với cố vấn Trung Quốc.
Những kiến nghị của Đoàn cố vấn được Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị Trung Ương
Đảng thảo luận quyết định, sau đó giao cho Tổng Quân Ủy tổ chức thực hiện.”
Bây giờ ta rút cố vấn quân sự trong tình hình
Việt Nam cải cách thổ địa Hồ Chí Minh nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tiếp tục cử
cố vấn sang.
Mao Chủ tịch dạy: “Phương án chiến lược và chiến
dịch… thế nào để làm tốt cố vấn, điều đó phải nghiên cứu nghiêm chỉnh. Ông nhấn
mạnh: “cố vấn là cố vấn, trên thực tế tức là tham mưu, làm tốt tham mưu cho
đồng chí lãnh đạo của người ta. Tham mưu tức là đề xuất ý kiến, nghĩ ra phải hỗ
trợ lãnh đạo. Không được bao biện làm thay, càng không thể làm thái thượng hoàng, ra lệnh.”
(1) (nghĩa là phải kín đáo trong hậu trường không bao giờ nhẩy ra sân khấu)
Mao Trạch Đông quỷ quyệt đã biến Hồ Chí Minh vừa
là thợ săn, vừa là con mồi đối với dân chúng Việt Nam.
Ngày 3 tháng 2 năm 1955, Kiều Hiểu Quang cùng
nhiều đoàn chuyên gia, cố vấn CCRD “Tầu Cộng ùn ùn” đổ sang Bắc Việt Nam.
Chưa bao giờ bầu trời miền Bắc u-ám đến thế! Nó
báo hiệu một sự đại bất hạnh cho dân tộc Việt Nam. Nó báo hiệu một cơn giông
bão mạnh gấp ngàn lần sóng thần và động đất. Nó không chỉ giết người, tàn phá,
miếu đường. Nó còn hủy diệt cả một nền văn hóa lâu đời và cuối cùng hủy diệt cả
dân tộc trong mưu đồ của một tổ chức diệt chủng quy mô có kinh nghiệm lão luyện
nhất thế giới. Nhẽ ra, người ta phải chống lại chúng, hoặc tránh xa, ngược lại
Hồ Chí Minh lại khẩn khoản mời chúng đến và coi bọn chúng là ân nhân thắm
thiết.
Để các đồng chí cố vấn Tầu cảm thấy như trở về nhà.
Hồ Chí Minh đã làm công việc xếp đặt, bố trí thật chu đáo, ông thân chinh đi
thăm hỏi các đồng chí cố vấn, xem xét nơi ăn, chốn ở của đoàn. Ông tổ chức lễ đón
tiếp long trọng, nhiều lần mở yến tiệc chiêu đãi.
Ngay từ thời kỳ đầu vừa mới cướp được chính
quyền, và ở chiến khu Việt Bắc, cung cách luồn cúi, quỵ lụy của họ Hồ đã bộc lộ
rất rõ. Trong hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên cũng
nói về việc đó, xin trích dẫn một đoạn dưới đây:
“Ông Hồ thuộc sử nước nhà lắm. Ðánh nhau với thiên triều, thắng thì thắng đấy,
mà vẫn phải sai sứ sang cầu hòa, xin được làm chư hầu. Noi gương các cụ, ông
nhũn nhặn với bất kể người Trung Quốc nào, Trung QuốcTưởng hay Trung Quốc Mao.
Ðường đường là chủ tịch một nước năm 1945 ông Hồ vẫn hạ mình thân đến chào các
tướng Tiêu Văn và Lư Hán 25
vào ngày họ tới Hà Nội. Ông căn dặn cha tôi phải lo thuốc phiện cho tướng
Long Vân con 26
"kẻo nó giận thì lôi thôi lắm, thằng nhóc ấy có thể ảnh hưởng xấu đến mối
bang giao của ta với họ". Khi La Quý Ba, đại sứ đầu tiên của Trung Quốc
Mao tới Việt Bắc, ông sai cha tôi phải chọn địa điểm cho đẹp, dựng
nhà cho đẹp để họ La ở:"Mình thế nào cũng xong, chứ với người
ta thì phải chu đáo xét nét lắm đó!".
Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét “Ông Hồ thuộc sử
nước nhà lắm”… Không đúng đâu! Nếu y noi gương tiền nhân và thuộc sử nước
nhà thì đất nước ta đâu đến nỗi tủi nhục như ngày nay! Trên thực tế thì y chỉ
tốt với người Tầu còn đối với đồng bào thì quá tàn bạo, vô ơn bạc nghĩa. Ngay
cả đối với gia đình anh, mặc dù là có công lao lớn ngay từ khúc nhạc dạo đầu
của cách mạng vô sản vẫn bị đối xử tệ bạc.
Chính trong hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” có
đoạn anh kể:
"Tôi từng là một trong những đứa cháu gần
gũi của ông trong những năm đầu cách mạng, những ngày phải lẩn trốn bọn Tầu
Tưởng, luôn thay đổi chỗ ở. Ông từng ngủ ở nhà tôi, hai bác cháu chung một
giường."
Thật là đại vạn hạnh và may mắn cho nhà văn Vũ
Thư Hiên có cái vinh dự trên hết các vinh dự, được ngủ chung giường, chung chăn
với vĩ nhân, nhưng theo tôi anh đã ngủ với vua quỷ vương. Khiếp!
Về bà cụ thân sinh ra nhà văn, đối với họ Hồ, Vũ
Thư Hiên viết: "Mẹ tôi lo lắng cho sức khoẻ ông, bà thường làm các món
ăn tẩm bổ cho ông ăn khi ông mới từ chiến khu về Hà Nội. Cha tôi phải xách cạp
lồng vào Bắc bộ phủ hàng ngày cho ông. Tôi còn nhớ năm 1946, tôi thường ra vào
Bắc bộ phủ và được gặp ông Hồ Chí Minh nhiều nhất, do cha tôi làm việc ở sát
với ông. Ðó là năm sóng gió nhất của chính quyền cách mạng." Cũng
theo nhà văn tự thuật, thì lãnh tụ vĩ đại đã tặng bà Huỳnh tấm ảnh có viết dòng
chữ "Thân ái tặng thím Huỳnh".
Tình nghĩa giữa đồng chí cách mạng gắn bó thân
thiết đến thế, mà sau đó cả hai cha con nhà họ Vũ đều bị bọn gian thần Thọ,
Duẩn bắt tống ngục. Ông Hồ lờ đi.
Trong cuốn hồi ký dài, nhà văn cũng nhắc đến ông
Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Lương Bằng vân vân... Toàn những cán bộ
chóp bu của đảng, đều là bạn cố tri của thân phụ anh, từ khi họ còn hàn vi,
nhưng đến khi cha con anh bị bọn gian thần Duẩn, Thọ bắt bỏ tù thì chẳng có ai
đến thăm hỏi cả.
Dân ta có câu ca dao: "Khi vui thì vỗ
tay vào, Ðến khi hoạn nạn thì nào thấy ai." Trường hợp này có lẽ đúng
với hoàn cảnh của anh. Còn về tình bạn, tôi nhớ Nguyễn Hữu Chỉnh có hai câu thơ
bất hủ:
Ðã hẳn ai là bạn cố tri
Giầu sang tìm đến khó tìm đi.
Tôi nghĩ, bạn xấu xa là nguồn gốc của những tai
hoạ đối với gia đình anh. Và kẻ xấu xa nhất trong bọn đó là thằng già đạo đức
giả, mà đóng được vai tuồng đạo đức giả không phải là những kẻ vụng về như tôi
với anh, mà chúng là hạng người xảo quyệt, khéo dấu diếm che đậy, và chúng
không có một chút từ tâm nào và chẳng có tình nghĩa gì với ai cả. Chúng làm
những việc ác, chúng vong ơn bội nghĩa một cách tự nhiên, miễn là những điều ấy
có lợi cho lòng tham dục của chúng. Cuộc đời thì quá ngắn! Đối với bao nhiêu là
bao biện phù phiếm phủ đầy, và nhiều lớp màn che để làm một cuộc trắc nghiệm
khó nhọc lâu dài về bè bạn. Cái điều mà mọi người vẫn gọi là bạn bè đồng chí,
nhiều khi chỉ là xã giao hay một sự dụng tâm trao đổi về quyền lợi, một sự đổi
chác về ân huệ, hoặc tiền bạc, hoặc địa vị giữa kẻ chủ mưu và những kẻ cộng sự.
Tôi biết cụ nhà và anh thế cô, lẻ loi! Vì bọn cộng sản là một lũ ngu si. La Fontaine
có câu nói rất thú vị:
Thà có kẻ thù đầy mưu trí
Ít nguy hiểm bằng bạn quý ngu si.
Rien n'est si dangerux qu'un ignorant ami;
Mieux vandrait un sage ennemi.
Về Hồ Chí Minh, anh viết: "Cuộc chia tay
với thần tượng không nhẹ nhàng gì, cần phải là người trong cuộc mới hiểu được
chuyện đó. Cái giá tôi phải trả cho cuộc chia tay đắt lắm."
Vâng, tôi hiểu phần nào nỗi đau của anh. Vì ông
Hồ là một kẻ hướng đạo mù quáng, ai đã theo ông ta tất phải lạc đường và sẽ là
sự thống khổ dã man nhất. Nhưng tôi mừng là anh đã viết được cuốn hồi ký cung
cấp cho nhiều người những tài liệu trung thực về nội tình đảng cộng sản Việt
Nam, đặc biệt là về họ Hồ. Thôi xin dừng ở đây. Để trở lại đề tài chính (Cố vấn
Trung Cộng với Hồ Chí Minh).
Để chuẩn bị cho các chiến dịch CCRĐ. Hồ Chí Minh
đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện cán bộ, Đảng Lao động đã được đi học khóa
chỉnh huấn từ năm 1953, phần lớn được đưa qua huấn luyện tại Trung Cộng.
Các chương trình học tập nhằm giúp các cán bộ nắm vững đường lối của Đảng trong
CCRĐ, quán triệt quan điểm: “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc
tận rễ.” Dựa theo mô hình thổ địa của Trung cộng (1946-1949).
Cuộc CCRĐ ở miền Bắc được tổ chức theo tinh thần
đấu tranh giai cấp triệt để với sự chỉ đạo trực tiếp của cố vấn Tầu Cộng.
Sau khi đã làm thí điểm ở một số tỉnh để rút
kinh nghiệm cho các chiến dịch kế tiếp chu đáo mọi phương diện cố vấn đề nghị Hồ
Chí Minh triệu Bộ chính trị.
Về mặt tổ chức: Ban lãnh đạo.
“Phát động và làm tư tưởng chiến dịch: Hồ Chí
Minh, Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam và Chủ tịch nhà nước.
Trưởng ban chỉ đạo trực tiếp Trường Chinh
(TBTĐ).
Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng
Quốc Việt (UVBCT Ban chấp hành trung ương đảng).
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (UVD K
Bộ CT).
Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết
Thắng (UVDK Ban chấp hành trung ương).
Tất cả được triệu đến Dinh Chủ Tịch, để báo cáo
với đoàn cố vấn và Hồ Chí Minh công việc chuẩn bị cho chiến dịch CCRĐ đợt một
đã hoàn tất. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Kiều Hiểu Quang, La Qúy Ba duyệt xét
tổng quát các phương án của chiến dịch, rồi họ nhận xét trên thực tế của từng
vấn đề, La Qúy Ba phê bình cách bố trí kế hoạch, ông nói: "Còn nhiều sơ
hở… chưa được chặt chẽ, và chưa rõ ràng, chưa đủ."
Đoạn họ La nhắc lại mục tiêu chủ yếu:
1. Diệt trừ hoàn toàn giai cấp địa chủ, cường
hào, phản động, đến cả sự liên hệ huyết thống của những phần tử trên.
2. Cải tạo phú nông, và tất cả thành phần phong
kiến lạc hậu, đến những phần tử tu hành, và tịch thu toàn bộ tài sản của tất cả
đối tượng trên.
3. Phá hủy hoàn toàn những di sản của phong
kiến, như đình chùa, miếu mạo, và khai quật những mộ phần của bọn vua chúa
phong kiến, đi song song với việc cải tạo tư tưởng trong dân chúng, chiến dịch
này kéo dài vô thời hạn.
Đây là kinh nghiệm vô cùng qúy báu của cách mạng
Trung Quốc, mà Mao Chủ Tịch phái chúng tôi sang đây giúp các đồng chí, y nhấn
mạnh:
- Chúng ta phải đạt được các mục tiêu trên cùng
một lúc, bằng một loạt cuộc tấn công. Các đồng chí phải nhớ: Những cuộc tấn
công này không phải chỉ bằng khẩu hiệu mà phải tiêu diệt tận gốc rễ kẻ thù giai
cấp. Đây là lời dạy của Mao Chủ tịch, các đồng chí phải ghi xương khắc cốt.
Trong khi nói với Hồ Chí Minh và bọn Hoàn đôi
mắt La Qúy Ba phóng ra những tia hiểm độc, đầy sát khí, từ những ưu tư truyền
kiếp đang nảy nở của một thứ bản năng dã thú Hán tộc thúc đẩy không cưỡng lại
được. Hắn nói:
- Tôi đã trực tiếp thị sát nhiều cuộc hành
quyết địa chủ của các đồng chí Việt Nam chưa đạt yêu cầu, các đồng chí
lúc nào cũng phải tâm niệm: Tất cả kẻ thù của giai cấp vô sản: Không thể để
chúng chết như một vị anh hùng, hãy giam giữ và dùng mọi hình thức tra tấn,
nhục hình cho đến khi nào tinh thần của chúng hoàn toàn suy sụp lúc đó ta mới bắn
chúng.
- Nghĩa là ta “ giết linh hồn” của chúng trước đã, các đồng
chí biết tại sao tôi nói vậy? Như các đồng chí đã thấy nhiều tên địa chủ, phản
động trước pháp trường chúng còn hô khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm”, chứng
tỏ tinh thần chúng còn mãnh liệt, dù chúng ta giết được chúng nhưng những âm
hưởng đó sẽ gieo mầm phản cách mạng và giai cấp vô sản khó mà thắng được. Hai
là để cho những tên địa chủ, cường hào mặc quốc phục ra trường đấu tố, (1) hoặc
trường bắn trước hàng ngàn nông dân bọn chúng còn kính cẩn vái chào mọi người
là không thể nào chấp nhận được. Vừa nói, tay y vừa chỉ lên màn ảnh những đoạn
phim quay cảnh người bị đấu tố mặc quốc phục Việt Nam hỏi: Tại sao các đồng chí
lại để chúng điềm nhiên hiên ngang như vậy? Bằng mọi phương pháp phải làm mất ý
chí của bọn chúng.
Thật là những lời giáo huấn vàng ngọc. Được các
nhà lãnh đạo ĐCSVN nhập tâm và thực hành cho đến tận bây giờ đối với các chiến
sĩ dân chủ.
- Hắn nhắc đi nhắc lại: Phải đánh quỵ tinh thần
giai cấp trước khi ta giết chúng. Trong khi La Qúy Ba nói, Hồ Chí Minh, Trường
Chinh, Hoàng Quốc Việt… cả bọn thản nhiên, lặng lẽ ghi nhận, thể hiện rõ trên
những khuôn mặt ứ huyết, cũng rõ ràng không kém sự hung dữ và u ám đối với
chính đồng bào mình.
- Phạm Hùng báo cáo với đoàn cố vấn: “Tính từ
đầu đợt giảm tô và đợt hai CCRĐ ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái
Nguyên đã xẩy ra nhiều vụ tự sát theo báo cáo của các Đoàn Ủy riêng ở Bắc Giang
có 19 vụ tự sát, thì có 9 địa chủ, một phú nông, 2 con địa chủ, 1 tiểu thương…(2)”
trước khi bị đấu tố bọn chúng không muốn bị làm nhục, nếu quần chúng đấu tranh
quyết liệt chắc con số tự tử còn cao hơn, vậy ta làm thế nào?
- Hãy buộc cổ chúng kéo khắp xóm làng để quần
chúng tiếp tục đấu tố.
Họ Hồ, tỏ vẻ xúc động về sự giúp đỡ chân tình
của các đồng chí cố vấn và biết ơn Mao Chủ Tịch đã hết lòng vì tình nghĩa quốc
tế với Việt Nam
- RÚT KINH NGHIỆM theo lời chỉ dậy của ngoại
bang.
Sau đó ông nhắc nhở bọn Chinh: Các cán bộ và tất
cả các chiến sĩ của ta tuân theo lời chỉ dậy của các đồng chí cố vấn, có nhiệm
vụ tham gia các chiến dịch cần được khích lệ và phải nhận thức rõ:
- Đây là một “cuộc cách mạng long trời lở
đất, có ý nghĩa nhất trong lịch sử”, nên tất cả cán bộ và chiến sĩ vào
mỗi buổi tối phải ôn lại những lời dậy về lập trường giai cấp qúy báu của Mao
Chủ Tịch, những huấn thị của các đồng chí cố vấn phải thi hành nghiêm chỉnh. Ông
cao hứng nói: “Phóng tay phát động”… Các đồng chí
phải để cho các Đội Cải Cách được hành động hoàn toàn độc lập trong phạm vi
hành quyết và bắt giữ đối với tất cả thành phần trên. Dừng lại một khắc, nhìn
cố vấn Tầu bộ mặt lo lắng, đôi mi trĩu xuống, ông hỏi bọn Chinh:- Các chú đã
nắm được những nguyên tắc của các cố vấn đề ra chưa?
Cả bọn thưa: “ Dạ rõ, đã nắm.”
- Kiều Hiểu Quang bổ sung những thiếu sót khi
hắn dừng lại. Hoàng Quốc Việt nêu lên một vài khó khăn của việc thực hiện chiến
dịch. Kiều cố vấn yêu cầu Hoàng trình bày những khó khăn đó.
Suy nghĩ một hồi, Hoàng thưa:
“Những địa chủ, cường hào, phú nông ở thôn quê,
họ đều có con em thân thích tham gia cách mạng từ buổi đầu, và hiện tại, những
người đó đang giữ những chức vụ quan trọng ở các chính quyền thôn xã, đến tỉnh,
huyện, và nhiều nhất là các sĩ quan trong quân đội, họ lại là những người có
trình độ văn hóa, con số này có tới hàng trăm ngàn. Vậy khi ta tiêu diệt thân
quyến ruột thịt của họ, thì ta xử trí thế nào để những sĩ quan đó không bất
mãn? Xin các ông cố vấn và Bác soi sáng vấn đề?”
Cặp mắt mãnh hổ, đầy vẻ khát máu im lặng một lúc
Kiều Hiểu Quang thản nhiên giải thích: “ Theo kinh nghiệm của cách mạng Trung
Quốc, những phần tử đó tham gia cách mạng nhưng họ xuất thân từ giai cấp bóc
lột, nên đầu óc họ chưa thể trong sạch nhất là trong quân đội của các đồng chí,
đa số những sĩ quan đều là con em địa chủ, phú nông, cường hào ác bá. Chúng tôi
biết: họ ít nhiều có học vấn nhưng bản chất thoát thai từ một cội không lành
mạnh.
Vậy khi ta triệt hạ ruột thịt, thân quyến, bằng
hữu của họ, mà ta để họ yên.
Ắt hẳn sau này gây hậu họa. Vậy không có phương
cách nào khác, là phải hy sinh luôn cả họ, sự hy sinh này rõ ràng là cần thiết,
hơn nữa về lâu về dài quân đội Việt Nam phải là “quân đội thuần khiết của
giai cấp vô sản”. Nên không thể nào chấp nhận sự tồn tại của họ, và đó cũng
là đòi hỏi tất yếu, không thể thoái thác đối với cách mạng vô sản.”
(Thật là sáng suốt, cố vấn Tầu đã làm sáng tỏ
vấn đề. Điều này thì Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng về các chiến dịch
thanh trừng nội bộ của họ Mao và Stalin, ông biết quá rõ Stalin đã loại bỏ hàng
trăm tướng soái, thủ tiêu hàng chục sư đoàn, hàng mấy chục triệu dân Nga, còn
Mao Trạch Đông, ông này muốn vượt qua Stalin, vượt qua các bạo chúa trước ông.
Họ Hồ cũng không phải loại xoàng, trong thâm tâm ông cũng đã có sẵn một sự say
mê chém giết được thể hiện ngay từ ngày đầu “cướp chính quyền” và trong suốt
cuộc kháng chiến gọi là chống Pháp, diệt tề trừ gian nghĩa là giết lầm còn hơn
bỏ sót, nên xác đồng bào mất đầu trôi đầy sông không kể xiết!)
Bộ óc u-ám đầy những mưu mô xảo quyệt được thực
hiện một cách hết sức tàn nhẫn đối với dân của mình.
Trong phòng họp tràn đầy sát khí, Hồ Chí Minh
đưa mắt nhìn Trần Quốc Hoàn, Phạm Hùng, Hồ Viết Thắng, cái nhìn đăm chiêu, nặng
nề chứa đầy u-ám lo âu như những tảng băng, yên lặng một lúc, ông phát biểu:-
Còn một điều hết sức hệ trọng nữa, ngay trong các Ủy viên bộ chính trị của ta
cũng có đồng chí xuất thân từ gia đình địa chủ lớn. Đồng chí đó có nhiều công
trạng với cách mạng, lập trường của đồng chí ấy trong suốt thời kỳ kháng chiến
cũng khá vững. Tuy nhiên, phải trải qua thử thách này mới thực sự chứng minh
được sự trung thành của đồng chí ấy đối với Đảng, mà chỉ có nghịch cảnh mới
chứng tỏ được lập trường cách mạng của đồng chí đó có trung thành với nguyên
tắc chuyên chính vô sản hay không? Vậy ta thử đem cha chú đồng chí đó ra “đấu
tố” và trừng phạt đúng mức, xem phản ứng ra sao?
Như thế, là ông chủ trương “ăn gỏi” gia đình
Tổng Bí Thư Trường Chinh? Mà chuyện này trắng đen đã rõ như ban ngày không phí
một que diêm… nó được phản ảnh một cách trung thực; Ngay trong những ngày đầu mở
màn chiến dịch CCRĐ. Thân quyến ruột thịt của Tổng Bí Thư bị hạ sát, tài sản bị
tịch thu. Tuy nhiên, vẫn còn một lý do tất yếu nữa là trong cuộc tranh giành quyền lực không thể
tránh khỏi, đã trở thành quy luật của bất cứ đảng cộng sản nào trên thế giới.
Bởi lịch sử đảng cộng sản là lịch sử đấu tranh quyền lực, và đó cũng là điều
tất cả những người cộng sản lo sợ nhất. Một thứ sợ “lửng lơ” treo trên đầu do
chính họ tạo ra.
Ý kiến của họ Hồ được các cố vấn Trung Quốc hết
lời tán thưởng, vì đi đúng bài bản của Mao Chủ Tịch. Nhưng nó lại hoàn toàn bất
ngờ đối với bọn Lê Văn Lương, Hồ Viết Thăng và cả Trần Quốc Hoàn nữa. Họ hiểu ông ám chỉ Trường Chinh, một nhân vật tăm tiếng lừng
lẫy. Trường Chinh có uy tín và ảnh hưởng trong đảng cộng sản không kém Hồ Chí
Minh bao nhiêu. Có lẽ vì thế mà y trở thành đối tượng số một trong cuộc tranh
giành quyền lực trong tương lai với Hồ Chí Minh. Trường Chinh hiện đang đứng
hàng thứ hai trong Bộ Chính Trị, nói về ngôi thứ, Trường Chinh không thể nào
chấp nhận được, dù chỉ là trong ý nghĩ phải tụt xuống hàng thứ ba. Nhưng y đã không vượt qua được Hồ
Chí Minh để củng cố vị trí của mình, vì đến lúc này Bắc Kinh muốn giữ con bài
Hồ Chí Minh. Đằng khác, Chinh không còn kiểm soát được phe cánh như trước, dù
chính thức vẫn là nhân vật quan trọng trong Đảng, nhưng không nắm được quyền bính,
và khi Chinh tạm lùi, thì Hồ Chí Minh càng tiến tới dồn Chinh vào thế bị cô
lập. Bí quyết là nắm chặt các bộ hạ “luộc” thật kỹ các Ủy Viên Trung Ương Đảng.
Phạm Hùng, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Quốc Việt hiểu
rõ điều đó hơn ai hết. Nhưng họ không ngờ ông chủ trương triệt hạ gia đình
Trường Chinh trong chiến dịch CCRĐ này. Rồi chuyện “tréo giò” đó đã xẩy ra.
Trên thực tế nếu không có lệnh của cố vấn Trung Cộng thì trời nào dám động đến
lông chân Tổng Bí Thư. Ngay chuyện xử bắn bà Nguyễn Thị Năm. Trong hồi ký “Những
kỷ niệm về Bác Hồ” của ông Hoàng Tùng, nguyên bí thư Trung Ương Đảng
Cộng Sản Việt Nam, Nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính
của ĐCSVN. Về chính sách Cải cách ruộng đất ông Tùng viết:
“Năm 1952, sau khi đi Trung Quốc và Liên Xô về,
Bác chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Trung Quốc cử
đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền.
Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiểu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy
Quảng Tây. Họ muốn qua CCRĐ để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến
hành CCRĐ đến lúc dừng là ba năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ Chính Trị do
đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm ở đồng bằng và chọn đồn điền
Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Năm tức Cát Thành Long có một người con trai làm
trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần
lễ vàng có hiến 100 lạng vàng. Bà tham gia Hội phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi
chưa đến lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường ăn
cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình
Thiện, Trịnh Văn Bô… giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm
để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính Trị, Bác
nói: “ Tôi đồng ý người
có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên
lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ Cách mạng… Sau cố vấn
Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị Bác mãi, Bác nói:
“Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cho là
không phải” và họ cứ thế làm.”
Căn cứ vào lời phát biểu của Hồ Chí Minh. Chúng
ta biết rõ số cố vấn Tầu tham gia cuộc họp BCTĐCSVN chiếm đa số. Và người chủ
tọa cuộc họp là La Quý Ba. Nhưng vì sao cố vấn Tầu lại có thể nhảy vào thay chủ
nhà quyết định vận mệnh công dân nước khác?
Căn cứ vào hồi ký của các cố vấn Trung Cộng thì
chính Hồ Chí Minh đã khẩn khoản đề nghị Mao Trạch Đông cho cố vấn
Trung Cộng tham gia Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. (xem
chi tiết Hồi Ký Cố Vấn Trung Quốc chương3) cũng căn cứ vào hồi ký của ông Hoàng
Tùng chúng ta biết được số cố vấn Trung cộng chiếm đa số trong cuộc họp của Bộ
Chính Trị ĐCSN.
TỪ NHIỀU GÓC ĐỘ:
Học giả, nhà phê bình, nhà văn, chính trị gia….
** GS NGUYỄN MẠNH TƯỜNG nói về vai trò của cố
vấn Trung Cộng.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, trả lời báo Quê Mẹ
khi du lịch sang Pháp sau năm 1975, ông nói:
“Trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến
nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc
CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều
đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”. (Người Việt
ngày 7-9-2004)
Mô tả về sự tàn bạo.
Nhà văn Vũ Thư Hiên viết:
“Từ tinh mơ đoàn người rầm rập trên các nẻo
đường làng còn tối đất, khản tiếng hô vang những khẩu hiệu có mùi máu. Dân
chúng ùn ùn đổ về những sân đình, những bãi rộng, nơi sẽ diễn ra những cuộc đấu
tố bọn địa chủ cường hào gian ác…
“Đấu tố diễn ra liên miên, ngày một khốc liệt.
Người dân cày dung dị hôm trước, được đảng phóng tay phát động, vụt trở thành
hung tợn, mặt bừng bừng khoái trá trong niềm vui hành hạ đồng loại. Tôi kinh
hoàng nhìn cảnh tượng không hiểu nổi: nườm nượp lướt qua mắt tôi từng bày đàn
người bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng không biết để
chiến đấu với quân xâm lược mà với chính đồng bào mình…
“Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới thì thấy
mấy anh du kích quen đang xềnh xệch kéo bà đi. Hai tay bị trói giơ lên trời, bà
xiêu vẹo bước sau họ, kêu gào thảm thiết: “Ơi cụ Hồ ơi, cụ trông xuống mà xem
người ta đối xử với con dân cụ thế này đây!”
“Ở một xã khác, một người đàn bà bị trói vào hai
cây nứa bắt chéo, bên dưới là một đống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản động,
ngoan cố lắm, những người bâu quanh nhao nhao nói thế. Người đàn bà quằn quại
mãi, tới khi ngất đi mới được người ta hạ xuống.
“Cha bạn tôi, hoạt động cách mạng từ trước năm
1945, bị tống giam vì bị vu là đảng viên Quốc Dân đảng, thắt cổ tự tử, để lại
bức thư tuyệt mệnh: “Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ, với
đảng. Tôi không phản bội. HCM muôn năm!”
Cải cách Ruộng đất qua
các hồi ký và hồi ức
Giám
mục Phaolô
Lê Đắc Trọng
GM Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội
Trích “Những câu chuyện về một thời”, xuất bản năm 2009, tập 3
Cải cách Ruộng đất là một
cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy
tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà Cách mạng cho là
đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để
cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, hầu Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý
mình.
Không có cái gì gai gai
lên, xã hội trở nên mặt bằng, Đảng muốn đặt hình tượng nào thì tuỳ ý. Không sợ
có hình thể nào lén cài lại. Sao lại nặn tôi lên như thế? Sao lại đặt tôi vào
chỗ này? Đảng làm vậy để toàn năng như Ông Trời.
Đó, kết quả của việc Cải
cách là thế, là quét sạch mọi thế lực bị coi là thù nghịch! Chứ có phải là lấy
mấy triệu mẫu ruộng, đem chia ra rồi có ngày lại thu về đâu! Đó là tạo nên một
mặt bằng, không gì gợn lên. Cái gọi là “vô sản chuyên chính” cũng chỉ là cái áo
khoác cho dân nghèo vốn chiếm phần đông trong xã hội nhìn cho vừa mắt.
Phải chăng đó là trong chủ nghĩa
duy vật? (trang 46-47)(a)
Cải cách Ruộng đất qua lời
kể của nhà thơ Hữu Loan.
(Nhạc sĩ Trịnh Hưng
14-03-2006)
Từ một tình sử đau buồn
trong đó người vợ trẻ bị chết đuối sau đám cưới có bảy ngày, một anh bộ đội vệ
quốc quân đã kể cho tôi nỗi đau buồn tê tái của mối tình đầu xuất hồn khỏi con
tim ra thành bài thơ bất hủ. Chính bài thơ đó đã tạo nên tên tuổi anh. Cô dâu
mới vô phúc kia là Lê Đỗ Thị Ninh. Đại tác phẩm thi ca nói trên mang nhan đề
“Mầu Tím Hoa Sim” thuộc về nhà thơ Hữu Loan.
Nhà thơ già kể lại cho tôi
nghe tình sử ấy một cách say sưa với nét mặt hằn vết nhăn tuổi tác như sống lại
với kỷ niệm xa xưa cách nay nửa thế kỷ, rồi chua chát mỉm cười hỏi tôi:
- Thỏa mãn chưa, chú Hưng?
Tôi trả lời :
- Thưa anh, em thật thỏa
mãn, vì đã hơn năm mươi năm rồi mới gặp lại anh, lại được chính anh kể cho nghe
về tình sử đó. Từ trước tới giờ, không riêng em mà nhiều người từng yêu mến bài
thơ “Mầu tím Hoa sim” cũng chỉ hiểu sơ qua lời tâm sự chứ không biết cặn kẽ về
cuộc tình tuyệt đẹp mà đau buồn đó. Bây giờ, xin anh cho em biết thêm một
chuyện khác về cuộc đời riêng của anh từ cuối năm 1952, sau ngày em về Hà Nội.
Khi ấy, với chiến thắng
Điện Biên Phủ cùng tái lập hòa bình cho xứ sở, rồi trở về đến thủ đô, lý do gì
mà anh và anh Quang Dũng, những sĩ quan trung cấp ưu tú và văn nghệ sĩ nổi
danh, lại không được nhà nước ưu đãi như đối với các người có công khác. Ngược
lại, các anh còn bị bỏ rơi, gạt ra khỏi giới nhà văn nhà thơ, bị treo bút và
không cho công ăn việc làm. Đến nỗi anh Quang Dũng từ ngày về thủ đô chịu đói
khổ, không có được một bữa cơm ăn đơn sơ cho no lòng. Còn anh thì bị trục xuất
về quê và còn bị quản thúc, không được phép liên hệ với bất cứ ai. Tại sao lại
như vậy, thưa anh?
Thi sĩ Hữu Loan lại mỉm
cười chua chát bảo tôi:
- Chú muốn biết, anh sẽ kể
rõ hết cho chú nghe. Chú, anh chị Trạch, và anh Trần Chánh Thành về Hà Nội, anh
nào có hay. Sau đó, anh được anh Quang Dũng cho biết là anh ấy có đi đưa tiễn
gia đình chú về Hà Nội. Anh bảo Quang Dũng rằng như thế là may cho anh chị
Trạch và anh Trần Chánh Thành, chứ nếu ở lại hậu phương thì khổ, vì các anh ấy
vốn thuộc giới trí thức làm quan lại cho Tây hồi xưa.
Đến cuối năm 1952 đầu năm
1953, chính phủ ta đi theo đường lối chính sách của Tầu. Đó là rập theo mô hình
đấu tố của Mao đề ra đang được thi hành bên Tầu. Chúng gửi cố vấn sang Việt
Nam, bắt buộc chính phủ ta phải thi hành việc đấu tố như Tầu.
Cố vấn Tầu đưa Trường Chinh
lên làm chủ tịch và Hoàng Quốc Việt làm phó, bắt đầu mở màn phát động chiến
dịch đấu tố cái mà chúng gọi là “địa chủ cường hào”. Tụi cố vấn Tầu chỉ định
đưa bà Nguyễn Thị Năm, tên hiệu là Cát Thành Long chủ một đồn điền lớn ở Thái
Nguyên ra đấu tố làm điển hình.
Hôm nay, nhà văn Tô Hoài,
ông đội Tô Hoài bước vào tuổi 87, thì tôi cũng bước vào tuổi 60, vẫn ôm trong
lòng một mớ hiểu biết hổ lốn, những kỷ niệm đau buồn, uất ức của một đứa bé lên
7 tuổi bị vò cuốn trong cơn gió độc địa của Cải cách Ruộng đất ở quê tôi. 7
tuổi nhưng tôi phải khôn trước tuổi vì cuộc sống nghèo túng lam lũ. Tôi như tờ
giấy trắng tinh bị Cải cách Ruộng đất hất một chậu mực đủ gam màu. Thậm chí 7
tuổi tôi đã biết phản ứng, yêu ghét, ngấm ngầm những điều sai đúng của người
lớn. Với tôi đó là thời kỳ trái khoáy điêu hớt, nó xăm trổ vào ký ức, tình cảm
tôi những điều méo mó không xóa đi được. (trang 70) (d)
THEO LỜI DẬY CỦA CỐ VẤN TẦU
LÀM NHỤC CON NGƯỜI
Nhà thơ Xuân Diệu bán linh
hồn cho quỷ
“Anh em ơi! quyết chung
lòng
Đấu tranh tiêu diệt tàn
hung tư thù
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến
giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp
đường
Thắp đuốc cho sáng đình
làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết
thôi”.
(Trăm hoa đua nở trên đất
Bắc- trang 38)
oOo
Nhà văn Trần Mạnh Hảo,
người bị đuổi ra khỏi đảng CSVN năm 1989 và đuổi khỏi biên chế nhà nước viết
cuốn “Ly thân” có bài “Độc quyền chân lý là thủ tiêu chân lý”, đoạn ông viết về
CCRĐ:
“Ông đội (tên gọi cán bộ
CCRĐ từ trung ương phái về) từ trên bàn xử án xông tới sát ông Luân bị trói, bị
chôn chân tới đầu gối trong chiếc “hố đấu tố”, đoạn hét: “mày có hô CCRĐ muôn
năm không?” Ông Luân trợn mắt, đôi mắt sưng tấy, lòi cả con ngươi ra…
“Sau đó, ông đội lên bàn xử
án, tuyên bố thay mặt đảng và bác vĩ đại, tuyên án xử tử hình gián điệp Quốc
Dân đảng Luân, lệnh du kích xã lên đạn rốp rốp thị uy; đoạn trói nghiến ông
Luân vào cọc bắn trên ruộng cạn mùa đông đang rét…
“Ông Luân bị bắn bằng bốn
cây súng trường. Bốn phát đạn cùng lúc đều trúng vào ngực ông Luân phụt máu,
khiến ông gục xuống liền, cái giẻ nhét miệng ông bị máu trào ra, rơi bịch xuống
như một cục máu đông, hay một mảnh phổi vỡ tràn ra ngoài”. (Thời Luận ngày
1-4-2006)
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, trả lời
phỏng vấn của BBC, ông nói còn nhiều vấn đề trong lịch sử Việt Nam nửa thế kỷ
trước tiếp tục là kiêng kỵ, chưa được bàn thảo sòng phẳng:
“Trong xã hội Việt Nam lâu
nay, xung quanh đề tài CCRĐ, dư luận buộc phải im lặng. Sự kiện CCRĐ, khi xảy
ra, đã làm đảo lộn đời sống nông thôn miền Bắc; nó đi vào lịch sử như một vết
thương. Có thể nói đó là vết đen lớn đầu tiên mà phong trào của những người
cộng sản khi lên cầm quyền đã để lại trong xã hội Việt Nam”. (BBC online ngày
14-1- 2007)
Chính trị gia
Ông Đoàn Duy Thành, nguyên
phó thủ tướng chính phủ, người đã từng kể về mật lệnh Z 30 tịch thu nhà hai
tầng trở lên hồi sau năm 1975 viết về CCRĐ trong cuốn “Lý luận HCM” ông nói lên
cái nhận định của mình về cái chiến dịch này:
“Những sai lầm của CCRĐ đã
để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối,
xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện…, gây tai họa cho bao gia
đình, làm mất đi những truyền thống tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà
cha ông ta đã dày công xây dựng hàng nghìn năm…”
KHIẾP NHƯỢC
Nguyễn văn Trấn, một lão
thành cách mạng nổi tiếng của miền Nam trong quyển sách “Viết cho Mẹ và Quốc
hội” cho chúng ta thấy được rõ ràng sự khiếp nhược của Ban lãnh đạo ĐCS và Hồ
Chí Minh trước cố vấn Trung Cộng như thế nào?
“Họ tự tròng vào cổ dân
tộc một ách thống trị nguy hiểm hơn, tàn bạo hơn và lâu dài hơn.
“Ác hết sức là cố vấn Trung
quốc hiến cho cái kế Phóng tay. Phóng tay! Nói nôm na (theo Nam bộ) là “cứ việc
làm mạnh thả cửa”. Và họ dẫn lời vàng ngọc nguỵ biện,“à la” Mao Trạch Đông.
“Kiểu uông tất tu quá
chỉnh”. Có nghĩa là: muốn uốn khúc cây cong, ắt phải kéo nó quá chiều.
“Trời ơi! đảng của tôi đã
nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó trở lại giết chết bao vạn
sanh linh…
“Có lần anh chị em Nam bộ
“Đại biểu tôi đến gặp ông gìa Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho CCRĐ giết người
như vậy?”
“Bác Tôn đang ngồi, nghe
tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói: “Đụ mẹ, tao cũng sợ nó,
mầy biểu tao còn dám nói cái gì?
“Quả thật, lúc CCRĐ còn nghe theo Chệt mà
phóng tay phát động ai mà có ý kiến với nó thì sẽ bị quy là có tư tưởng địa
chủ”. (VCMVQH- trang 266-267)
Thời CCRĐ, nhân dân ai cũng
bị nghi ngờ… Ai cũng có thể bị kết án: phản động, phong kiến và bị tra tấn, đấu
tố, bắn giết, bỏ tù! Giới lãnh đạo không tin dân mà chỉ đặt niềm tin “tuyệt
đối” vào ngoại nhân. Hồ Chí Minh: “Tôi tín nhiệm tuyệt đối, đối với
cố vấn Trung Quốc.”Không tin nhân dân, không tín nhiệm kẻ
sĩ trong nước. Chỉ tin ngoại nhân! Thật là một thời đại đồi bại nhất trong lịch
sử đất nước.
Chủ trương của cố vấn Trung
Cộng và ý đồ thâm hiểm của Mao là cố làm một cuộc đại xáo trộn ở nông thôn
Việt Nam, xáo trộn cả bộ máy chính quyền Việt Nam. Dẫn đến sự tan rã xã
hội, cuối cùng là diệt vong.
Sự mù quáng và ngu muội của
tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN đã đưa cả đất nước Việt Nam đến họa tiêu hủy nền
móng văn hóa dân tộc qua cuộc CCRĐ trước sự giết chóc dã man những nông dân
hiền lành, thì quả thật là họ đã mất hết lương tri, về điểm này thì giữa Pol
Pot và Hồ Chí Minh thật sự chỉ có chút chênh lệch về số lượng và không gian,
chứ không hề sai biệt về bản chất làm tay sai một cách mù quáng. Cũng như giữa
tập đoàn lãnh đạo hai đảng Việt Nam và Campuchia. Chúng căm thù chính đồng bào
mình, chính những người đã có công nuôi dưỡng, che chở cho chúng. Đó là những
sự thật, do chính những người cộng sản kỳ cựu đã viết ra.
Chú thích
(1) Hình Địa chủ mặc quốc
phục trong tài liệu của “CCRĐ-Land Refom in North Vietnam.”
(2) Trích dẫn tài liệu được
in trong tập san “Phát Động Quần Chúng” của Ủy Ban CCRĐ Trung Ương ■
Trần Nhu
__._,_.___
No comments:
Post a Comment