Đảng
CSVN họp chuẩn bị nhân sự, quyết ôm chặt quyền lực
4.05.2015, HÀ NỘI (NV) - Trung Ương Đảng CSVN họp hội nghị lần thứ 11 đưa ra các tiêu chuẩn để “giới thiệu nhân sự” vào các chức vụ chủ chốt của guồng máy đảng và nhà nước cho nhiệm kỳ kế tiếp, sẽ bầu bán đầu năm tới.
4.05.2015, HÀ NỘI (NV) - Trung Ương Đảng CSVN họp hội nghị lần thứ 11 đưa ra các tiêu chuẩn để “giới thiệu nhân sự” vào các chức vụ chủ chốt của guồng máy đảng và nhà nước cho nhiệm kỳ kế tiếp, sẽ bầu bán đầu năm tới.
|
Mô
hình phi trường Long Thành, dự án tốn kém đến hơn 15 tỷ đô la chưa biết lấy
tiền ở đâu, bất ngờ được đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị lần này
của Đảng CSVN. (Hình: VTC News)
|
“Công tác nhân sự” là
vấn đề cốt lõi của mỗi nhiệm kỳ 5 năm của Đảng CSVN. Trên nguyên tắc, đây là
cuộc họp theo thông lệ của Trung Ương Đảng CSVN tổ chức bề ngoài thì có vẻ công
bằng, dân chủ, nhưng những tin tức bị xì ra về những đấu đá phe nhóm hầu tranh
ghế, nắm quyền trong nội bộ thượng tầng của chế độ, luôn luôn thấy vào dịp này.
Nguyễn Phú Trọng, tổng
bí thư Đảng CSVN đọc bài diễn văn khai mạc khóa họp kéo dài 4 ngày từ Thứ Hai,
4 tháng 5, 2015 nhấn mạnh đến tiêu chuẩn lựa chọn những người lãnh đạo của đảng
và nhà nước tương lai vẫn phải bám chặt lấy “đường lối, nhiệm vụ chính trị của
đảng” là quyết ôm chặt lấy quyền lực để “xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.”
Khi nhà cầm quyền CSVN
chuẩn bị sửa bản hiến pháp rồi thông qua vào cuối năm 2013, hàng chục ngàn
người qua một số tổ chức quần chúng đã ký tên trên các bản kiến nghị thúc giục
bỏ Điều 4 Hiến Pháp vốn dành độc quyền cai trị cho Đảng CSVN, cũng như trả lại
quyền tư hữu cho nhân dân. Các đề nghị này đã bị lờ đi.
Bài diễn văn của ông
Nguyễn Phú Trọng nêu ra 4 vấn đề chính được đưa ra thảo luận trong kỳ họp trung
ương đảng lần này là “Phương hướng công tác nhân sự”; “Số lượng và phân bổ đại
biểu dự đại hội đảng lần thứ 12” dự trù vào đầu năm 2016; “Mô hình tổ chức
chính quyền địa phương”; và cuối cùng, đáng ngạc nhiên là bàn về “Dự án phi
trường Long Thành.”
Ông Trọng đưa ra các
“tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư trong
thời điểm hiện nay” là “phải có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của đảng, Hiến
Pháp của nhà nước và lợi ích của dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống
trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức
giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong đảng, được quần chúng thực sự
tin yêu.”
Lời ông Nguyễn Phú Trọng
trong bài diễn văn khai mạc phiên họp trung ương Đảng CSVN được một người bình
luận trên mạng là “theo tiêu chí kể trên, không tìm được ai cả.”
Nhiều người khác bầy tỏ
sự phẫn nộ về chủ trương bám chặt lấy quyền lực để tiếp tục vơ vét tiền bạc tài
sản đất nước vào tay một thiểu số đảng viên Đảng CSVN, bất chấp sự khốn khó của
đại đa số quần chúng và quyền lợi tối thượng của quốc gia dân tộc.
Một bản phúc trình về
tham nhũng tại Việt Nam gần đây được Liên Hiệp Quốc phối hợp với nhà cầm quyền
CSVN tổ chức khảo sát cho thấy tham nhũng vẫn tràn lan từ trên xuống dưới trong
guồng máy công quyền. Bản phúc trình hàng năm của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế
cũng nói những điều không kém tệ hại.
Điều gây ngạc nhiên cho
những ai quan tâm đến tình hình thời sự Việt Nam là bài diễn văn của ông Nguyễn
Phú Trọng lại coi chuyện đầu tư xây dựng phi trường Long Thành thuộc tỉnh Đồng
Nai là một trong những điều quan trọng ngang với vấn đề nhân sự của đảng và “mô
hình tổ chức chính quyền địa phương.”
Một số chuyên gia đã
vạch ra các điều phi lý khi nhất quyết thực hiện dự án phi trường quốc tế Long
Thành, tốn kém đến hơn 15 tỷ đô la chưa biết lấy tiền ở đâu. Trong khi đã có
phi trường Tân Sơn Nhất và chỉ cần nới rộng phi trường Tân Sơn Nhất bằng cách
lấy sân gôn nằm bên cạnh hiện đang do quân đội CSVN quản lý, nếu muốn mở rộng
thêm, vừa đỡ tốn kém, vừa không phải đuổi hàng chục ngàn người đang sinh sống ở
Long Thành đi chỗ khác.
Một bài viết hôm Chủ
Nhật, 3 tháng 5, 2015 của báo Nhật Japan Times nói rằng phi trường Tân Sơn Nhất
không thể mở rộng được vì cái sân gôn là cái chỗ để nhóm tướng lãnh quân đội có
chỗ chấm mút tiền bạc. Nguồn lợi từ cái sân gôn “được để ngoài sổ sách.” Tham
vọng xây dựng phi trường Long Thành để cạnh tranh với phi trường quốc tế
Singapore khai thác dịch vụ trung chuyển hàng không là điều không tưởng, theo
giới chuyên viên nhận định.
Tại Việt Nam, đám quan
chức chế độ lâu nay có châm ngôn được mọi người biết đến là “tư duy nhiệm kỳ.”
Điều này được hiểu khi còn tại chức, các quan chức chế độ cố gắng vơ vét càng
nhiều càng tốt. Mất chức rồi hoặc nghỉ hưu thì không còn cơ hội.
Cuộc khảo sát 95 quốc
gia trên thế giới của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) về
nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% người dân Việt Nam đã phải hối lộ viên
chức nhà nước mỗi khi đến “cửa công.” Có 55% số người được phỏng vấn cho rằng
tham nhũng tăng lên. Trong khi đó, 38% người được phỏng vấn tin rằng các nỗ lực
của nhà cầm quyền CSVN nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Doan, phó
chủ tịch nước CSVN từng than rằng quan chức của chế độ khắp nơi “mỗi ngày người
ta ăn từng tí của dân, không từ một cái gì” trong một cuộc họp của Ủy Ban
Thường Vụ Quốc Hội CSVN ngày 11 tháng 9, 2013 nhân dịp cơ quan này, “Cho ý kiến
về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai
đoạn 2009-2012.”
Gần chục năm trước, khi
được đôn lên làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng từng nói trên truyền hình rằng
nếu không chống được tham nhũng ông ấy từ chức. Đến nay ông Dũng còn đang hy
vọng leo lên ghế tổng bí thư Đảng CSVN tại đại hội đảng vào tháng 1 năm tới, dù
tham nhũng ngày một kinh hoàng.
Cuộc họp 4 ngày của
trung ương Đảng CSVN chuẩn bị cho chuyện bầu bán, cắt đặt người vào trung ương
đảng và các chức sắc chóp bu đảng và guồng máy cầm quyền nhà nước ở trung ương
không có dấu hiệu gì như ông Nguyễn Phú Trọng tuyên truyền “xây dựng đảng trong
sạch, vững mạnh...” (TN)
Đội
lốt
Tra từ điển trên mạng,
đội lốt được định nghĩa là vỏ bên ngoài giả trá để lừa dối.
Tôi sẽ kể cho các bạn 6
câu chuyện về đội lốt.
Câu
chuyện thứ nhất : Vào khoảng giữa tháng
4 năm 2013, khi tôi đi công tác tại Châu Âu, lúc đang đứng chờ tại sân bay
Charles De Gaulle-Paris, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng chào từ phía sau : Chào
anh Hùng, anh đi công tác à. Tôi quay lại, thấy một thầy tu mặc áo cà sa nâu,
vấn qua đầu một cái xà cột cũng mầu nâu. Lúc đó, bộ nhớ trong đầu tôi làm việc
một cách khẩn trương để nhớ ra xem mình có quen biết ai, đã xuống tóc đi tu hay
không ? Do cái óc phải làm việc liên tục nên câu chuyện qua lại tôi không thể
nào nhớ nỗi nữa, chỉ còn nhớ là « thầy tu » đó cũng đang đi dự hội nghị về tôn
giáo tại châu Âu. Khi ngồi trên máy bay tôi mới chợt tỉnh ra : thôi chết rồi, «
anh ấy » ở bên an ninh mà mình đã từng quen hoặc là từ thời ở Bỉ, hoặc là thời
làm ở trong nước giữa các Bộ với nhau.
Câu chuyện thứ hai : Vào
đầu tháng 3 năm 2013, tôi đỗ cái xe ô tô của tôi ở cổng Bộ Ngoại giao, trước
vườn hoa Kính Thiên, bị công an phường Quan Thánh cẩu đi mất, hề hề do đậu dưới
lòng đường. Khi tôi ra, gặp một anh xe ôm đứng ở góc ngã năm đó : Xe của chú à,
họ chờ mãi không thấy ai nhận, họ cẩu đi rồi. Anh vanh vách cho biết có thể xe
của chú đã bị cẩu đến đây đến đây, thế là anh đưa tôi cái mũ bảo hiểm, nói ngồi
lên cháu chở chú đi tìm. Điều làm tôi ngạc nhiên là anh rất tự tin trước các
trạm công an kiểm tra giao thông trên đường, thậm chí anh còn đưa tôi phi lên
vỉa hè trước mặt các anh công an để hỏi thông tin. Tôi nhớ anh còn dặn chú ngồi
chờ đây, cháu vào hỏi đồn trưởng xem sao. Tôi đã lấy được xe ra ngay trong ngày
hôm đó, phần là do anh xe ôm rất đặc biệt này. Sau tôi nhận thấy anh không bao
giờ bị đuổi đi nơi khác, khi mà anh « hành nghề » ở một vị trí rất không cần xe
ôm này.
Câu
chuyện thứ ba : Nhìn hình nữ tu sĩ đi
trong đoàn diễu hành 30/4, tôi lại nhớ đến chị ấy. Tôi nhớ mang máng chị ấy tên
là Hoa. Chị sang Genève mỗi dịp có hội nghị về nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc. Chị
là người gốc dân tộc, nhưng chắc Kinh hóa đã từ lâu, vì chị tán phét cũng kinh khủng
lắm, mỗi khi có dịp liên hoan tại Phái đoàn. Hình như chị làm ở Ban Dân tộc
Trung ương. Mỗi khi ra Hội nghị thì chị lại trút bỏ quần tây, áo veste, mặc vào
một bộ đồ dân tộc hoành tráng mà ai cũng phải trầm trồ khen. Chị đến Hội nghị
với tư cách đoàn xã hội dân sự đại diện cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Câu
chuyện thứ tư : Ở những nước khác, ta
thường hay nghe kể những câu chuyện về bọn lưu manh, côn đồ giả danh công an để
lừa đảo, ức hiếp, trấn lột. Duy chỉ có ở Việt Nam, lại có chuyện ngược đời và hèn
hạ, công an đội lốt côn đồ để khủng bố dân thường. Tôi nhường cho bạn đọc liệt
kê các vụ việc, vì bản thân tôi không thể kể xiết được hết, tôi chỉ nêu trong
câu chuyện thứ tư này, trường hợp đê hèn gần đây nhất mà công an đã « dành »
cho cậu thanh niên Gió Lang Thang : « lúc 7h45 ngày 22/4/2015, tại đường Cổ Linh,
Long Biên, khi đang trên đường đi mua sữa cho con.Trịnh Anh Tuấn, Facebook Gió
Lang Thang bị tấn công bởi 3 tên côn đồ. Tuấn bị khâu 10 mũi ở đầu, ngón út và
áp út, bàn tay trái bị dập xưong, khắp người bị sây xước. Được biết những tên côn
đồ này thường xuyên rình rập trước cửa nhà của Tuấn hàng tháng trời, từ khi việc
chính quyền Hà Nội có dự án chặt hạ cây xanh. Tuấn là 1 trong các admin của group
Vì Một Hà Nội Xanh. Sự việc Tuấn bị đánh có thể là sự trả thù của chính quyền
sau những cuộc tuần hành Vì Cây Xanh diễn ra vừa qua».
Câu
chuyện thứ năm : Mặt trận dân tộc giải
phóng Miền Nam Việt Nam, được thành lập năm 1966, tại đâu đó ở Miền Bắc Việt Nam.
Tôi vẫn còn nhớ, đầu những năm 1980, tôi bắt đầu đi làm tại Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại
giao, trong câu chuyện của các cô, chú lớn tuổi lúc đó, nhiều cô chú nói làm ở
Bộ Ngoại giao Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, hình như gọi là CP72 gì đó, có một bộ
phận nằm ở Chùa Bộc, Giảng Võ - Hà nội.
Nói đến Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, đảng « ta » rất kiêu hãnh gọi đây là sự sáng suốt, tài tình trong cuộc đấu tranh trên ba mặt trận chống Mỹ, Ngụy xâm lược, để giải phóng miền nam.
Nói đến Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, đảng « ta » rất kiêu hãnh gọi đây là sự sáng suốt, tài tình trong cuộc đấu tranh trên ba mặt trận chống Mỹ, Ngụy xâm lược, để giải phóng miền nam.
Câu
chuyện thứ sáu : Đó là câu chuyện Hồ
Quang - Hồ Chí Minh đội lốt Nguyễn Ái Quốc, đánh lừa cả một dân tộc, trong gần
một thế kỷ. Nó nên được ghi vào kỷ lục guinness về tội ác với nhân loại.
Đối với nhiều người Việt
vẫn còn nghi nghi hoặc hoặc về câu chuyện đội lốt này, nhưng trong tôi có một
niềm tin, đó là sự thật. Bởi vì, ngay từ bé tôi đã có một số thắc mắc về bí ẩn
của ông Hồ. Năm 1969, ông Hồ mất, tôi mới có 8 tuổi, nhưng tôi đã thắc mắc với
bố tôi là tại sao bác Hồ lại trích được ông Đỗ Phủ, đời nhà Đường trong di
chúc. Ý tôi muốn thắc mắc với bố tôi là một người Việt Nam mà lại nhắc đến câu
nói không phải của một vĩ nhân Việt Nam mà lại của một vĩ nhân Trung Quốc, mà
lại không phải đương thời mà lại tít tận những đời nào rồi. Bố tôi trả lời bác
Hồ của mình thông thái lắm con ạ. Tôi đã tin xái cổ và lúc đó ai ai cũng tin
như vậy.
Lúc đó, nhà tôi có treo
một bức ảnh ông Hồ ngồi trên bộ bàn ghế mây, tay ông cầm cây bút. Tôi thắc mắc
với bố là bác Hồ cầm bút như là viết chữ Nho ấy. Trong đầu tôi, cầm bút kiểu ấy
làm sao mà viết được. Bố tôi trả lời chụp ảnh ấy mà con. Rồi mọi người bỏ qua
thắc mắc ấy, nhưng tôi thì chẳng bao giờ quên được.
Lúc đi học, khi học đến
« bàn đá chông chênh dịch sử đảng », thì tôi còn nhớ cô giáo dậy văn trả lời
rất qua loa chỗ này. Cho đến bây giờ thì tôi mới ngộ ra rằng cô giáo cũng chả
biết mà giải thích ra làm sao. Mọi người tự đồng ý với mình như thế là để cho
câu thơ nó vần, hoặc là sai chính tả lịch sử đảng chứ không phải là dịch sử
đảng.
Đến đây, tôi xin kết
thúc 6 câu chuyện về đội lốt.
Tôi chỉ xin kết luận là
: 5 câu chuyện đột lốt đầu tiên thì đều là do chủ trương của đảng và đều giành
được những « thắng lợi huy hoàng ». Câu chuyện đội lốt cuối cùng là tác phẩm cá
nhân, nhưng đảng rất cần.
Xin hết chuyện.
Đặng Xương Hùng
Thụy sĩ, đêm 30/4/2015
Thụy sĩ, đêm 30/4/2015
No comments:
Post a Comment