Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday, 19 May 2015

ĐÁNH TRỘM - ĐÒN TRẢ THÙ HÈN HẠ, BẨN THỈU CỦA KẺ KHÔNG CÓ CHÍNH NGHĨA.

ĐÁNH TRỘM - ĐÒN TRẢ THÙ HÈN HẠ, BẨN THỈU CỦA KẺ KHÔNG CÓ CHÍNH NGHĨA.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY


Vụ Nguyễn Chí Tuyến bị đánh trọng thương hôm 11/5/2015 đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Sau khi anh bị đánh, thông tin lập tức được chia sẻ lên mạng Internet. Nhiều bài viết, nhiều bài phỏng vấn của những tờ báo có uy tín cho đến hôm nay vẫn liên tục đưa tin và bày tỏ thái độ về vụ việc này. 

Sự kiện chấn động tới mức ngay hôm sau, ông Felix Tham tán ĐSQ Đức đã sang tận nhà Tuyến bên Ngọc Thụy quận Long Biên để thăm, còn trước cả nhiều bạn bè anh ở Hà Nội. Ngày 14/5, bà Janet Nguyễn, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang California viết thư yêu cầu Tòa Đại Sứ Mỹ và Human Rights Watch điều tra làm rõ vụ việc này. Ngày 15/5, bà Jennifer đại điện đại sứ quán Mỹ và bà Rose McConnell đại diện đại sứ quán Úc đã đến thăm Nguyễn Chí Tuyến.

Sự việc Nguyễn Chí Tuyến bị đánh đã làm cho sự phẫn nộ bấy lâu nay bật lên thành cao trào phản đối khủng bố những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, những người yêu cây xanh Hà Nội, yêu biển đảo của Tổ quốc, yêu công bằng, lẽ phải.

Trước Nguyễn Chí Tuyến, ngày 22/4/2015, Trịnh Anh Tuấn cũng bị 3 tên đón đường đánh lần thứ 2 (lần thứ nhất vào ngày 20/3/2014 sau khi anh tham gia buổi thảo luận của Mạng lưới blogger VN về)

Có thể kể thêm rất nhiều nhà hoạt động bị đánh trộm trong thời gian 2 năm gần đây:

Ngày 22/3/2014, anh Trương Văn Dũng bị đánh tại gần cây xăng Nam Đồng, Hà Nội. Anh còn bị đánh ngày 26/8/2014 tại Cao Lãnh khi đang đón xe về Sài Gòn.

Ngày 24/2/2014, anh Nguyễn Bắc Truyển bị đánh trên đường tới Đại sứ quán Úc.

Ngày 25/5/2014, cô Trần Thị Nga bị đánh tại thị trấn Văn Điển khi vừa ở nhà blogger Nguyễn Tường Thụy ra về.

Ngày 8/9/2014, anh Trương Minh Đức bị đánh tại Khâm Thiên Hà Nội khi anh đang trên đường tới phố Nguyễn Đình Chiểu

Ngày 29/10/2014, anh Phạm Bá Hải bị đánh tại Đức Trọng, Lâm Đồng khi đến thăm anh Dương Âu.

Ngày 9/12/2014, Nguyễn Hoàng Vi bị đánh khi vừa ra khỏi nhà. Đây là lần thứ 3 Nguyễn Hoàng Vi bị đánh.

và còn nhiều vụ đánh trộm khác.

Trần Thị Nga bị đánh ngày 25/5/2014

Những ví dụ trên đây chỉ nêu các trường hợp bị mai phục đón đánh ngoài đường, chưa tính đến các vụ bị đánh trong đồn công an. Chẳng hạn anh Trương Văn Dũng bị đánh tất cả 7 lần, trong đó 5 lần bị đánh trong đồn công an, còn 2 lần bị đánh ngoài đường như đã kê ở trên.

Việc những thành phần bất hảo được huy động đến để đánh các nhà hoạt động ngay trước mặt công an nhưng không bao giờ bắt được hoặc tìm ra danh tính vì có công an đứng cạnh bảo kê cũng coi như đánh trộm. Ví dụ trường hợp Lê Quốc Quyết, Mai Phương Thảo bị đánh tại ngã ba Pháp Vân (Hà Nội) ngày 22/4/2014, hay vụ Nguyễn Tường Thụy bị 6,7 tên xông vào đánh ngay bên kia đường, trước mặt cả công an huyện Thanh Trì và công an xã Vĩnh Quỳnh, đối diện nhà ở vào ngày 10/5/2010.

Theo Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Human Rights Watch, chỉ riêng trong năm 2014, ít nhất 22 blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị những người mặc thường phục tấn công. 

Ai là thủ phạm? Thủ phạm nói ở đây là trước hết là những kẻ tổ chức, sau đó là những kẻ thực hiện. Nhiều người bị đánh nhận được mặt kẻ đánh trộm là những kẻ thường xuyên rình rập, canh nhà họ từ lâu nay. Có những trường hợp kẻ đánh vừa đánh vừa xưng “Tao là công an đây” như trong vụ đánh Trần Thị Nga, Phạm Bá Hải. Ngày 10/5/2010, chúng cũng vừa đánh tôi vừa xưng: “Tao là công an đây”. Có những trường hợp người bị đánh chụp được ảnh kẻ hành hung, như cô Trần Thị Nga chụp được ảnh kẻ đánh cô, hoặc trong vụ 10/5/2010, tôi cũng chụp được ảnh bọn chúng cung cấp cho công an, chỉ rõ chúng là người nhà của kẻ đang thuê nhà số 44. 

Phải nói, việc điều tra ra thủ phạm hoàn toàn không khó. Thế nhưng nạn nhân đi trình báo, tố cáo, tất cả đều không được giải quyết. Đây là sự bao che, đồng lõa với thủ phạm. Thường là khi làm việc với công an, nạn nhân hay được hỏi câu: “Anh có thù oán với ai không?”, kể cả với những người từ SG ra Hà Nội, làm như thể họ bị đánh chỉ vì mâu thuẫn cá nhân.

Xét đối tượng bị đánh có thể khẳng định được thế lực nào tổ chức các vụ hành hung nói trên. Họ là những người hoạt động dân chủ, nhân quyền, các hoạt động xã hội khác như bảo vệ biển đảo, bảo vệ cây xanh. Những người này là đối tượng thường xuyên bị theo dõi, gây khó khăn trong cuộc sống. 

Phân tích như thế để xác định kẻ nào tổ chức các vụ đánh trộm nói trên. Ví dụ, việc Nguyễn Chí Tuyến và Trịnh Anh Tuấn bị đánh cách nhau 20 ngày là hai vụ gần đây nhất nên có thể hiểu kẻ chỉ đạo đánh hai anh là những kẻ có lợi ích từ vụ chặt hạ bừa bãi cây xanh ở Hà Nội. Trước đó, trong các hoạt động bảo vệ cây xanh, Nguyễn Chí Tuyến là người hưởng ứng, cổ vũ hăng hái nhất cho hoạt động này. Còn Trịnh Anh Tuấn với nick facebook Gió Lang Thang là admin của nhóm “Vì một Hà Nội xanh”. Việc đi bộ tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội diễn ra được 5 buổi thì bị công an Hà Nội đàn áp thẳng tay.

Mỗi khi những nhà hoạt động bị đón đường đánh, tất cả các ý kiến đều cho là công an hoặc chính quyền tổ chức và điều này hầu như không có ai nghi ngờ. Ngay sau khi bị đánh, Nguyễn Chí Tuyến đã khẳng định: “Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về ông Đại tá Hùng - Trưởng công an Long Biên”.

Tại sao lại gọi là đánh trộm? Đánh trộm là đánh giấu mặt, rình khi người ta sơ hở không phòng bị, lao vào đánh rồi bỏ chạy. Chúng thường dùng số đông hơn, huy động từ 3 đến 6, 7 để đánh một người.

Xét về bản chất, đánh trộm khác hẳn với những cuộc so sức, so tài. Những cuộc so sức so tài đều diễn ra công khai sòng phẳng, một đấu một và có luật chơi rõ ràng, có trọng tài. Chẳng hạn môn quyền Anh, các võ sĩ cùng hạng cân đấu với nhau chứ hạng nặng không được đấu với hạng nhẹ. Võ sĩ phải dùng găng và không được đánh dưới thắt lưng để đảm bảo tính mạng cho đối thủ. Khi đã phân biệt thắng thua, họ có thể là những người bạn và đều phấn đấu rèn luyện để đạt được thành tích cao hơn. Đấy là sự cao thượng của tinh thần thể thao.

So sánh như thế để thấy rõ sự hèn hạ của việc đánh trộm.

Tại sao lại đánh trộm những người hoạt động phản biện: 

Tôi dùng cụm từ “hoạt động phản biện” để chỉ những người có hoạt động phản đối những sai trái của chính quyền để phân biệt với những người hoạt động xã hội nói chung. 

Những kẻ đánh trộm tự biết không thể so sức, so tài, so chính nghĩa một cách công khai nên phải đánh lén và dùng số đông để chắc thắng và dễ bề tẩu thoát. Những người hoạt động phản biện hoạt động công khai trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy vậy, việc làm của họ đã gây nên sự khó chịu, làm ảnh hưởng đến quyền lợi bất chính của một nhóm lợi ích nào đó. Vì họ hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật nên không thể hơi tí vu cho họ tội danh khác để bắt bỏ tù vì số này rất đông không thể bỏ tù hết được. Vì vậy, các nhóm lợi ích thường dùng thủ đoạn như đánh dằn mặt, vừa đe nạn nhân, vừa cảnh báo những kẻ khác. Khi không có chính nghĩa, chúng đành phải dùng cách thức của xã hội đen để bảo vệ quyền lợi của chúng.

Nhưng chúng đã nhầm.

Đánh trộm nhằm vào những người hoạt động phản biện không bao giờ làm cho chúng đạt được mục đích. Vụ đánh Nguyễn Chí Tuyến đã tạo nên làn sóng phẫn nộ của công luận, của báo giới và chính giới các quốc gia dân chủ. Những người hoạt động phản biện đồng loạt lên tiếng ủng hộ, bảo vệ anh, tiếp tục sát cánh cùng anh trên con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Rất nhiều người dùng hình ảnh anh để làm avatar để bày tỏ sự ủng hộ. Blogger Điếu Cày và nhiều facebooker khác mang dòng chữ "Tôi là Nguyễn Chí Tuyến" để nhắc nhở những người vô cảm rằng, hôm nay là Nguyễn Chí Tuyến, ngày mai có thể sẽ là bạn. Chỉ có báo chí Nhà nước thì không bao giờ đưa tin những vụ việc này, mặc dù báo của họ nhan nhản những tin cướp, hiếp, giết, đánh ghen, những tin về đời tư của ca sĩ, người mẫu, hoa hậu...

Hôm nay là Nguyễn Chí Tuyến, ngày mai có thể sẽ là bạn

Sau khi Nguyễn Chí Tuyến bị đánh, Nhóm “Vì một Hà Nội xanh” ra tuyên bố, khẳng định: “Chúng tôi không sợ hãi và sẽ không lùi bước trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung - bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh Hà Nội, thúc đẩy chính quyền minh bạch và có trách nhiệm giải trình”.

Việc khủng bố, đánh trộm những nhà hoạt động có thể làm cho họ đau đớn về thể xác, làm tổn hại đến sức khỏe của họ, có thể làm cho kẻ khủng bố hả hê phần nào sự căm tức nhưng sự thiệt hại vô hình của chúng là vô cùng lớn. Đó là tự bôi thêm sự nhơ nhuốc, xấu xa, bất lực, phi nghĩa, của mình. Đó là làm đông thêm số người chống lại chúng. Tiếc thay, với đầu óc dốt nát, vô học, mù quáng bởi những lợi ích nhỏ nhen, chúng không dễ dàng nhận ra.

Tàn ác, hèn hạ, bỉ ổi, đê tiện… , ngôn từ Việt Nam không bao giờ đủ để diễn đạt về chúng - quân đánh trộm


16/5/2015


NTT





GNsP (17.5.2015) – TNLT Lê Thị Phương Anh -vừa mãn hạn tù vào ngày 15.05.2015- tố cáo, trong quá trình điều tra lấy cung, điều tra viên đã dùng nhục hình như đánh đập, lăng mạ, chửi bới… bà.


“Đối với mình trại giam cứ như là một địa ngục vậy, nó áp bức tinh thần mình kinh lắm. Họ [cán bộ] đối xử với mình như một con xúc vật, con chó vậy. Họ đánh đập chửi bới mình, họ dùng tù nhân để đánh đập mình, chèn ép mình trong tù”, bà Phương Anh nói.

Sau khi bị bắt giam vào ngày 14.05.2014, bà Phương Anh đã tuyệt thực 15 ngày phản đối hành vi đánh người và bắt giam người trái pháp luật.

Cán bộ điều tra dùng nhục hình trong quá trình lấy cung
Bà Lê Thị Phương Anh  khi mới ra tù. Ảnh FB Quynh Mai
Bà Lê Thị Phương Anh khi mới ra tù. Ảnh FB Quynh Mai

Trong khi bà Phương Anh bị tạm giữ, tạm giam để điều tra xét hỏi thì bà đã bị các công an, gồm ba người mặc sắc phục là ông Hoàng Thái Thi, ông Hoàng Liên Sơn, bà Phạm Minh Hà và một người không mặc sắc phục tên là Nam khủng bố tinh thần, dùng nhục hình trong quá trình lấy cung. Bà Phương Anh nhớ lại và kể cho GNsP:

“Họ thẩm vấn tôi suốt hai tháng liên tục từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối, buổi trưa họ cho nghỉ một chút. Thời gian bị giam trong trại giam B5 đối với Phương Anh rất kinh khủng, bị khủng hoảng tinh thần, nó ép cung mình, nó ép mình ký, đánh đập mình, tra hỏi mình.

Trong khi lấy lời khai, Phương Anh mà không chịu khai thì có một người đàn ông tên là Nam mặc thường phục xông vào đánh Phương Anh, ông ta dùng tay đánh, cầm đầu mình dụi xuống bàn làm việc liên tục, lấy tay tát vào mặt mình liên tục, còn chửi bới, lăng mạ Phương Anh là kẻ phản động. Trong quá trình lấy cung, họ thường xưng mày tao với mình, mày là con phản động, con đĩ… nhục mạ mình ghê gớm lắm.
Phương Anh có ghi bản tự khai nhưng họ không đồng ý, mà họ ép Phương Anh phải ký vào các lời khai cũng như các biên bản do họ bịa đặt. Phương Anh kiên quyết không ký thì họ hứa rằng sẽ cho Phương Anh gặp mẹ và các con của mình nếu như đồng ý ký. Phương Anh bị khủng hoảng quá nên phải ký vào những gì họ muốn.”

Trong lúc trao đổi với phóng viên GNsP, bà Phương Anh ngậm ngùi, mắt đỏ hoe, bật khóc nức nở và kể tiếp trong nỗi uất hận: “Đến thời gian mẹ và con mình đi thăm nuôi thì họ lại không cho mình gặp gia đình như họ đã hứa. Thế nhưng hôm đó, họ cho Phương Anh đứng ở trên lầu nhìn xuống thấy mẹ và con, đang đứng đợi mình ở dưới sân của trại giam đang gào khóc gọi mình. Hôm đó, đối với Phương Anh là một nỗi đau không thể nào tả xiết được. Bởi vì, mẹ mình cứ gọi ‘Con ơi, mẹ đây… Con ơi, mẹ đây… Con ơi! Con ơi!…”. Con của mình thì cứ khóc thét lên “Mẹ ơi!… Mẹ ơi!… Mẹ ơi!…” Lúc đó, Phương Anh không thể làm gì được, không thể ôm mẹ và con vào lòng được, không thể nói với mẹ và con một lời nào được… Lúc ấy, mình quyết nhảy xuống lầu để ôm mẹ và con vào lòng dù có chết, nhưng 7-8 công an đã giữ chặt lấy mình và kéo mình lại, nên mình không thể làm gì được.
Lúc đó, họ nói với mình rằng, ‘mẹ chị hứa đi vào trại giam một mình nhưng lại đi chung với một nhóm người phản động, nên chúng tôi không cho chị thăm gặp gia đình’. Phương Anh biết rằng, đây là cái mưu mô xảo quyệt của bọn chúng để hà hiếp gây khủng hoảng tinh thần cho mình. Một đứa con nít đã phải vượt hơn 2000 cây số vào thăm mẹ nhưng bọn chúng lại không cho. Mẹ nó đã chấp nhận ký vào hai tờ khai của bọn chúng để được gặp và ôm con vào lòng, nhưng bọn chúng lại đối xử ác với mình như vậy. Mình rất hận!”.

“Thứ mày chỉ có chết đi, xin thuốc làm gì?…”
Bà Phương Anh cũng cho biết, trong suốt một năm bị giam cầm, các công an đã xâm phạm, chà đạp đến quyền con người của các tù nhân. Bà Phương Anh nói:

“Trong thời gian bị giam cầm, họ giam mình trong một phòng nhỏ lắm nhưng lại có ba người [hai người khác cùng giam chung với bà Phương Anh], mà những người này luôn tìm cách đánh đập mình. Trong thời gian đó, Phương Anh bị ốm liên tục do bị bệnh tim, bệnh xoang và viêm bao tử. Mỗi lần ốm, mình xin thuốc uống thì họ nói là ‘thứ mày chỉ có chết đi, xin thuốc làm gì?…’
Đồ ăn thức uống của trại giam cứ như là cho một con heo ăn vậy: cơm lúc có lúc không; rau muống họ luộc vẫn còn rễ, còn đất, trứng ốc bám đầy trên cọng rau… Lâu lâu họ cho ăn thịt heo nhưng không phải là thịt mà là cái mũi của con heo nái bị bầm dập, bầm tím, nấu không chín nên không thể ăn nổi…
Căn- tin của trại giam bán đồ rất đắt, cắt cổ, bình nước uống khoảng 20 lít với giá 75 ngàn, một con cá nhỏ bằng ngón tay cái với giá 30 nghìn một con…”
“Chính cách đối xử của họ đã giúp mình thoát được nỗi sợ hãi, lì lợm hơn và chai sạn hơn. Mình sẽ tiếp tục cùng với chồng mình đấu tranh cho đến cùng.”
Trong những lúc bị đối xử đớn đau tột cùng về thể xác và tinh thần mà không có ai bên cạnh đỡ nâng, bà Lê Thị Phương Anh đã nhiều lần có ý định tự tử trong trại giam. Bà Phương Anh cho biết:

“Nhiều khi mình cứ nghĩ quẩn và muốn tử tự trong tù luôn cho rồi bởi vì mình bất mãn quá, mệt mỏi quá rồi. Nhưng mình nghĩ đến ba đứa con và chồng mình đã chịu nhiều thiệt thòi cho mình nên mình lấy lại tinh thần để sống.
Điều quan trọng nhất mà Phương Anh học được trong chốn lao tù đó là, chính cách đối xử của họ đã giúp mình thoát được nỗi sợ hãi, lì lợm hơn và chai sạn hơn. Mình sẽ tiếp tục cùng với chồng mình đấu tranh cho đến cùng. Nếu như mình có bị bắt thêm một lần nữa thì mình cũng không sợ nữa.”

Bà Phương Anh cũng cho biết thêm, chính đời sống tâm linh đã giúp bà có sự bình an trong tâm hồn, sự mạnh mẽ được khơi dậy trong chính nội lực của bản thân bà để thoát khỏi những đắng cay, tủi nhục trong chốn ngục tù. Bà Phương Anh cho hay:
“Mình là con nhà Phật nên thường xuyên niệm Phật trong trại giam. Trong khi bị giam, mình giam chung với một tù nhân đạo Công Giáo. Cô ấy thường đọc kinh và hát về Đức Mẹ. Mình nghe những bài hát của cô ấy tự nhiên cảm thấy bình an, mạnh mẽ hơn rất là nhiều nên mình đã nhờ cô ấy tập hát cho mình. Cô ấy tập cho mình bài hát Xin Vâng, Kinh Hòa Bình và Năm Xưa Trên Cây Sồi. Mỗi lần có tù nhân nào mà muốn hành hung mình thì mình liền hát những bài hát này và họ không đánh mình nữa. Sau này, họ còn quý mến mình nữa.”

Được biết, sau khi ra khỏi trại giam, bà Lê Thị Phương Anh cùng với gia đình và một số người bạn của bà đã đến hang đá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, dâng lên lời tạ ơn. Bà Phương Anh chia sẻ: “Khi mà mình đứng trước hang đá Đức Mẹ Maria, mình đã cảm ơn Mẹ đã che chở cho mình ở trong tù. Mình xin Mẹ dẫn đường chỉ lối cho mình biết phải làm gì.”

Bà Phương Anh gửi lời cám ơn tất cả những người bạn của bà ở gần xa đã quan tâm đến bà và gia đình trong suốt thời gian vừa qua.
Vào ngày 12.05.2015, bà Lê Thị Phương Anh cùng với hai người bạn của bà là anh Đỗ Nam Trung và anh Phạm Minh Vũ bị Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai quy kết vào điều 258 BLHS “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.

Bà cùng với hai người bạn bị bắt vào ngày 15.05.2014 tại Biên Hòa – Đồng Nai, khi đang tìm hiểu thực tế về các vụ biểu tình bạo động của công nhân Đồng Nai, làm việc trong các công ty Đài Loan và Trung Quốc chống lại dàn khoan HD 981 vào trung tuần tháng 5.2014.
Bà Lê Thị Phương Anh là một trong những người có tiếng nói khác với nhà cầm quyền, tích cực tham gia các cuộc xuống đường chống Hoa lục trước sự xâm chiếm biển đảo của VN, tham gia các phiên tòa xét xử của những người yêu nước, tham dự các buổi tưởng niệm…

Chia sẻ của bà, sau khi ra tù: “… chính cách đối xử của họ đã giúp mình thoát được nỗi sợ hãi, lì lợm hơn và chai sạn hơn. Mình sẽ tiếp tục cùng với chồng mình đấu tranh cho đến cùng. Nếu như mình có bị bắt thêm một lần nữa thì mình cũng không sợ nữa” tiếp thêm sức mạnh cho những người đấu tranh vì nhân quyền, là “cái tát” thẳng vào mặt những kẻ vong nô, “hèn với giặc- ác với dân”.
Pv.GNsP
 



No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List