VN: Sân golf và quyền lực quân
đội
- 7
tháng 5 2015
Sân
golf của quân đội gần sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu
thuẫn lợi ích giữa lực lượng này và công chúng.
Đây là nhận định của cây bút Mike Ives, từ hãng thông tấn AP,
trong bài viết ngày 3/5.
Ông Ives cho rằng việc chính phủ Việt Nam đề xuất xây dựng sân bay
Long Thành thay vì sử dụng lô đất mà Bộ Quốc phòng đang dùng làm sân golf, cho
thấy quyền lực của quân đội cũng như tầm ảnh hưởng của lực lượng này lên nền
kinh tế Việt Nam.
BBC tiếng Việt giới thiệu với bạn đọc toàn bài viết:
Sân bay bận rộn nhất của Việt Nam, nơi từng đón hàng nghìn lính Mỹ
đến tham chiến, giờ đây là tâm điểm của một vụ việc gây tranh cãi liên quan đến
quyền lực của quân đội trong lĩnh vực thương mại.
Để giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
ở TP.HCM, các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản đã đề xuất xây một sân bay trị
giá 15,8 tỷ đôla, cách đó khoảng 40km.
Tuy nhiên một số cư dân thành phố và các chuyên gia hàng không nói
việc mở rộng sân bay sang khu đất kế đó, vốn do quân đội quản lý, là điều hợp
lý hơn.
Dư luận cũng không khỏi thắc mắc là vì sao nơi này lại được sử
dụng để xây dựng sân golf.
Sử dụng lô đất kế bên làm sân golf là "bất hợp lý", ông
Lê Trọng Sanh, cựu trưởng phòng quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nói.
"Chúng tôi cần lấy lại sân golf".
Cuộc tranh luận làm nổi bật một vấn đề hiếm thấy ở Việt Nam: Mâu
thuẫn giữa lợi ích của quân đội với lợi ích công chúng.
Quân đội Nhân dân Việt Nam, vốn vừa kỷ niệm 40 năm ngày chiến
thắng Hoa Kỳ, từ lâu là một đội quân trang bị thô sơ, nhưng gan lì.
Đội quân này đã đẩy lùi cả người Pháp và Trung Quốc vào thế kỷ
trước.
Kể từ Chiến tranh Việt Nam, lực lượng này đã cho ra đời hàng loạt
doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng, dịch vụ
sân bay, đóng tàu, may mặc, đến các lĩnh vực khác.
Hai tập đoàn được nhiều người biết đến là Viettel và Ngân hàng Quân đội.
Theo thống kê của chính phủ, các doanh nghiệp quân đội có lợi nhuận trước thuế là 46 nghìn tỷ
đồng (2,14 tỷ đôla) trong năm 2014.
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp này đôi khi
hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản, và quy mô các hoạt động thương
mại của họ vẫn chưa được làm rõ.
Phía quân đội đã từ chối đề nghị phỏng vấn và không trả lời câu
hỏi qua email từ các phóng viên về hoạt động thương mại của mình.
Nhiều quân đội trên thế giới cũng tham gia kinh doanh, và quốc gia
Đông Nam Á này cũng không ngoại lệ.
Ông Andrew Wood, trưởng phân tích gia tại châu Á của hãng tư vấn
BMI Research, nói các doanh nghiệp quân đội tại Việt Nam đóng vai trò nhỏ hơn
trong nền kinh tế nội địa so với Myanmar, nhưng lớn hơn so với Trung Quốc và
Indonesia.
Viettel thu về gần 2 tỷ đôla lợi nhuận trước thuế hồi năm ngoái,
tức 85% lợi nhuận từ cả khối doanh nghiệp quân đội, trang Zing News dẫn lời
tổng giám đốc doanh nghiệp này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, nói hồi tháng Một.
Viettel cũng có kế hoạch mở rộng sang các thị trường tại châu Á,
châu Phi và Mỹ Latin.
Nhiều người Việt cho rằng các công ty quân đội hoạt động minh bạch
hơn một số cơ quan chính phủ khác, nhất là khối doanh nghiệp nhà nước.
Các vụ bê bối tài chính là điều thường thấy ở Việt Nam, nhưng hiếm
khi dính líu đến người của quân đội.
"Ngân hàng này thuộc về quân đội, vì vậy người dân dễ tin
tưởng hơn" các ngân hàng khác, một chủ doanh nghiệp bất động sản nói.
Khối ngân hàng của Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao nhất châu Á. Nhưng
Ngân hàng Quân đội lại nằm trong số những ngân hàng hoạt động tốt nhất, ông
Peter Sorensen, giám đốc điều hành hãng tư vấn ABB Merchant Banking, nhận định.
Việt Nam là một trong số 12 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối
tác Xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận do Hoa Kỳ dẫn đầu, vốn đang trong quá
trình đàm phán.
Giới chức Hoa Kỳ nói TPP nhiều khả năng sẽ bao gồm các điều khoản
buộc khối doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch hóa nhiều hơn.
Ông Sorensen nói các doanh nghiệp quân đội có thể sẽ bị đặt dưới
áp lực về dài hạn từ TPP cũng như các thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đang
đàm phán trong năm nay.
Tuy nhiên ông tỏ ra nghi ngờ về những tác động cụ thể trong ngắn
hạn.
Năm 2007, Trung ương Đảng đã ra lệnh cho 140 doanh nghiệp quân đội
đầu tư đa ngành.
"Chính phủ đang tìm cách đẩy quân đội ra khỏi các hoạt động
thương mại thuần túy," giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc,
nói.
Bà lê Thị Thanh Hoa, hành nghề bán chim bên đường, gần sân golf
cạnh sân bay, nói quân đội là chủ thuê mặt bằng của bà và nhiều người khác
trong khu vực.
"Kinh doanh với quân đội khá tốt vì giá cả ổn định," bà
nói, đồng thời cho biết bà đã trả tiền thuê 30 triệu đồng/tháng trong 5 năm
qua.
"Quân đội rất nhiều quyền lực và họ kiểm soát toàn bộ khu vực
này".
Sân golf Tân Sơn Nhất chỉ cách đó khoảng nửa cây số, với nhà nghỉ
câu lạc bộ - Điện Him Lam - được lót đá cẩm thạch và đèn chùm mạ vàng tại tiền sảnh.
Him Lam, công ty tư nhân có logo đặt tại tòa nhà, có quan hệ "mật
thiết" với Bộ Quốc phòng và đã tham gia vào nhiều dự án lớn tại các công
trình do quân đội sở hữu, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ viết vào năm 2006, theo tài
liệu được trang Wikileaks rò rỉ.
Tài liệu này cũng nói ông Dương Công Minh, chủ tịch tập đoàn Him
Lam, từng nói với các nhà ngoại giao rằng đất đai và tiền thuê bất động sản là
nguồn thu "ngoài ngân sách" chính của Bộ Quốc phòng.
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đón khoảng 20 triệu lượt khách mỗi năm
và được cho là sẽ đón 25 triệu khách vào năm 2017 sau khi được mở rộng.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam, ông Đinh La Thăng, nói sân
bay mới là sự lựa chọn duy nhất của nước này, vì việc mở rộng sân bay hiện nay
sẽ làm tăng nạn kẹt xe, ô nhiễm và khả năng gây ra tai nạn, đồng thời khiến
140.000 gia đình sống trong diện tích 541 ha gần đó phải di dời.
Nhưng ông Sanh nói việc xây dựng đường bay và bãi đỗ mới có thể
nâng số lượng khách lên 45 triệu người vào năm sau.
Ông nói giá sân bay mới, gần bằng 1/10 GDP Việt Nam, sẽ tạo áp lực
tài chính rất lớn.
Năm ngoái ông và một cựu phi công quân đội, ông Mai Trọng Tuấn, đã
gửi một lá thư lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để kiến nghị về vấn đề này.
Cho đến nay họ vẫn chưa nhận được câu trả lời.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment