Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday 19 May 2015

Với hai bộ mặt, vừa hiền lành, vừa bá đạo Trung Quốc chưa phải là một “nước cần phải có”

 
  
Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 72 của Đại Việt Cách Mạng Đảng
Với hai bộ mặt, vừa hiền lành, vừa bá đạo
Trung Quốc chưa phải là một “nước cần phải có”  

Bùi Diễm

Cách đây gần hai thập niên, dưới thời Tổng Thống Hoa Kỳ Clinton, bà Madeleine Albright, Ngoại Trưởng thời đó, đã có lần tuyên bố: Hoa Kỳ là “nước cần phải có” (“the indispensable nation”) để nói về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới. Thời gian gần đây, đặc biệt sau buổi họp thượng đỉnh của tổ chức APEC (Asian Pacific Economic Co-operation) ở Bắc Kinh tháng 11 vừa qua, trong số những bình luận gia trên thế giới một số người đã nêu lên một câu hỏi có tính cách gián tiếp nhìn nhận là Trung Quốc đã bước thêm được một bước trên con đường đang chạy đua ảnh hưởng với Hoa Kỳ. 

Câu hỏi đó là: với cung cách dàn dựng và đạo diễn của Bắc kinh để tổ chức cuộc họp thượng đỉnh này với trên 20 nguyên thủ các nước trên thế giới tham dự và đặc biệt với cung cách cư xử thân thiện của ông Tập Cận Bình, Chủ Tịch Nước, đối với các thượng khách từ phương xa tới, phải chăng Trung Quốc muốn trở thành “một nước cần phải có”  như siêu cường quốc Hoa Kỳ? Thực ra thì vấn đề chạy đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải chỉ lúc này mới được đặt ra mà đã được đặt ra từ đầu thế kỷ và sẽ còn là vấn đề then chốt trong tương lai những thập niên tới. 

Có hay không có ổn định và hòa bình trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, hay nói rộng ra trên thế giới, sẽ tùy thuộc rất nhiều vào những biến chuyển trong mối quan hệ giữa hai nước. Sở dĩ lúc này câu hỏi được đưa ra về nhận định nước nào là nước “cần phải có” là vì, đúng hay sai, dư luận chung trên thế giới gần đây cho rằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế đang trên đường đi xuống dưới thời chính quyền Obama; trong khi đó thì Trung Quốc nay, đang dưới thời triều đại Tập Cận Bình, lại tỏ vẻ muốn vươn lên đóng vai trò một đại cường quốc, “một nước cần phải có”.      
       
Ông Obama và địa vị lãnh đạo của nước Mỹ trên thế giới.

Ông Obama được bầu lên làm Tổng Thống cuối năm 2008 vào thời điểm người dân Hoa Kỳ bắt đầu ngán về cuộc chiến tranh kéo dài tại Irak, mặc dầu vào lúc đó tình hình ở Irak cũng như ở Afghanistan đã tạm yên. Ông được thời được thế với chủ trương chống chiến tranh, và lời hứa sớm giảm thiểu vai trò của nước Mỹ trên thế giới để nước Mỹ có thể trở vế với những vấn đề nội bộ. Ông được sự ủng hộ  của người dân Hoa Kỳ và dư luận chung trên thế giới, đặc biệt là trong các giới khuynh tả. Ông được giải thưởng Nobel ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ của ông và nhiều người cho rằng với hào quang ấy, ông sẽ lấy lại được uy tín của nước Mỹ trên chính trường quốc tế một phần nào đã bị suy giảm bởi những quyết định đơn phương của ông Bush (ông Bush con), người tiền nhiệm của ông. 

Nhưng rồi với thời gian có người lại cho rằng nếu trong quá khứ nhiều khi ông Bush đã quá tay, hay quyết định quá nhanh, thì ngược lại ông Obama lại thận trọng, dè dặt quá, tới mức mà nhiều người ngay trong đảng Dân Chủ (hay nhật báo độc lập Washington Post ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn) phải đưa ra lời nhận định là thận trọng không có nghĩa là không làm gì. Nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn hay những cuộc khủng hoảng ở nơi này, nơi khác trên thế giới, ông chủ trương tiếp cận, đối thoại, ngay cả với đối phương, để thương lượng tìm những giải pháp dung hòa và tránh những trường hợp phải đối đầu. 

Cũng vì vậy mà những người chỉ trích ông cho rằng ông lý luận nhiều, hành động ít. Nhìn lại khoảng thời gian 6 năm, nhiệm kỳ đầu và nay nửa đường nhiệm kỳ hai của ông Obama, chính giới Hoa Kỳ cho rằng trong nhiều trường hợp ông đã bỏ lỡ nhiều cơ hội do đó mà những nước không có thiện cảm với Hoa Kỳ, hay những nhóm khủng bố quá khích mới, lợi dụng được tình thế để làm suy nhược ảnh hưởng của nước Mỹ trên thế giới. Trong vụ khủng hoảng ở Bắc Phi chống nhà độc tài Gaddafi ông quyết định can thiệp nhưng cũng chỉ can thiệp nửa chừng, giúp Anh và Pháp bằng một vài vụ oanh kích một số cơ sở quân sự của Lybia rồi bỏ đó không cần biết tình thế sẽ biến chuyển ra sao (lề lối can thiệp của ông bị người ta chế giễu gọi là “lãnh đạo nhưng đứng đằng sau”, “leadership from behind”). 

Rồi tiếp đến là cuộc cách mạng của người dân Ai Cập chống nhà độc tài Mubarak, tại đây thì nền ngoại giao của ông tỏ ra hết sức lúng túng, lúc thì ủng hộ Tổng Thống Morsi, người của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, lúc thì ủng hộ nhóm quân nhân lật đổ ông Morsi, nay thì cắt viện trợ, mai thì lại viện trợ nhưng chỉ viện trợ những dụng cụ cần thiết. Tình trạng mâu thuẫn này lại càng nổi bật hơn nữa trong trường hợp những thành phần ôn hòa ở Syria miền Trung Đông nổi dậy chống chế độ độc tài Assad. Ngay từ giai đoạn đầu của cuộc xung đột tại đây làm cho hàng trăm ngàn người thiệt mạng, và gần hai triệu người phải tìm đường lánh nạn bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, ông Obama đã lên tiếng công khai là nhà độc tài Assad “phải đi”. Nói như vậy nhưng ông không có một quyết định nào để giúp đỡ nhóm những người ôn hòa, ngoại trừ một ngân khoản viện trợ nhân đạo. 

Rồi tới lúc dược tin chính quyền Assad đã xử dụng loại khí giới hóa học trong cuộc chiến, điều mà chính ông đã tuyên bố là không thể chấp nhận được, người ta cũng không thấy phản ứng nào từ phía Hoa Kỳ, mãi tới khi Liên Hiệp Quốc xác nhận tin này ông mới ra lệnh điều động một số chiến hạm của Mỹ tới gần bờ biển Syria. Mọi người chờ đợi những hỏa tiễn Tomahawk sẽ mở cuộc tấn công vào Syria nhưng rồi ông lại thay đổi quyết định, chấp nhận một đề nghị của ông Putin yêu cầu chế độ Assad đặt hệ thống những loại khí giới hóa học dưới quyền kiểm soát quốc tế, điều mà Assad đồng ý ngay. 

Vấn đề khí giới hóa học được tạm gác sang một bên, nhưng cuộc chiến vẫn kéo dài cho đến nay đã ba năm với con số người bị thiệt mạng lên tới gần hai trăm ngàn người, cùng với gần hai triệu người tìm đường lánh nạn và nhóm người ôn hòa vẫn chờ đợi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Trong khi đó thì nhà độc tài Assad vẫn còn ngồi nguyên tại chỗ. Vế quyết định của ông không can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria, và không trực tiếp và tích cực giúp những người chống lại chế độ Assad, ông Obama có đưa ra lời bào chữa trong một bài diễn văn đọc tại trường huấn luyện sĩ quan Hoa Kỳ West Point. 

Ông cho rằng “những cuộc khủng hoảng trên thế giới không nhất thiết phải được giải quyết bằng chiến tranh” và đổ lỗi cho những người chỉ trích ông là hiếu chiến. Thực ra, mặc dầu những người ủng hộ ông cho rằng vì ông thận trọng nên Hoa Kỳ mới tránh được lầm lỗi (ngụ ý là trong quá khứ chính quyền Bush đã thiếu thận trọng và đưa Hoa Kỳ vào vòng chiến ở Irak), người ta chỉ trích ông vì chính quyết định không can thiệp vào cuộc chiến ở Syria, không tích cực giúp đỡ những nhóm người ôn hòa, cũng như quyết định rút ra khỏi Irak quá sớm (không đẩy mạnh việc điều đình với chính phủ Irak để giữ lại một số quân tại đây) đã đưa đến tình trạng ngày nay Hoa Kỳ phải đối phó với hiểm họa từ phía nhóm Quốc Gia Hồi Giáo quá khích đang chiếm đóng miền Tây Bắc Irak và Đông Bắc Syria. 

Nếu không kể đến những cố gắng của Hoa Kỳ, liên tiếp trong nhiều năm trong vai trò trung gian để tiến tới một giải pháp hòa bình giữa Israel và Palestine, nhưng không đem lại được kết quả nào. Sự thiếu vắng vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ tại Trung Đông lại còn được nổi bật rõ rệt hơn nữa ở những nơi khác như trong trường hợp ông Putin, Chủ Tịch liên Bang Nga, ngang nhiên chiếm đoạt bán đảo Crimea của Ukraine tại miền Đông Âu Châu, làm đảo lộn nền trật tự chung mà Hoa Kỳ mặc nhiên được coi là có trách nhiệm gìn giữ. 

Tại đây, không những không làm được gì để trừng phạt Nga, hay ngăn ngừa Nga tiến tới với mưu đồ chiếm thêm miền Đông Ukraine, (ngoại trừ một số biện pháp cấm vận cùng với một số nước Âu Châu) ông Obama, cũng lại như trong trường hợp Syria, từ chối giúp đỡ khí giới cho chính phủ Ukraine để nước này có thể một phần nào chống đỡ sự xâm lăng của Nga. Phải chăng ông cho rằng những vấn đề ở Trung Đông hay ở Âu Châu không đáng quan tâm và đã trông thấy những khó khăn của Hoa Kỳ trong tương lai bên phía trời Đông khi phải đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, do đó mà phải chuyển hướng chính sách sang miền Châu Á-Thái Bình Dương? 

 Ông Obama và chủ trương bá quyền của Trung Cộng     

Thực ra thì từ những năm cuối thế kỷ trước, giới quan sát quốc tế đã có nhận định là ảnh hưởng của các nước Âu Châu bị suy giảm nhiều, vì nền kinh tế của nhiều nước ở Châu này bị trì trệ và tình hình tại những nước ở Trung Đông thì phức tạp; trong khi đó thì nền kinh tế của các nước ở Á Châu lại được đà phát triển nhanh, đặc biệt có trường hợp của ba nước lớn Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ (hai nước này với dân số mỗi nước hơn một tỷ người), ấy là chưa kể Nam Hàn và một số nước khác trong vùng Đông Nam Á. Người ta được nhìn thấy chỉ trong vòng có hơn hai thập niên mà Trung Quốc đã vượt lên trên Đức Quốc, rồi Nhật Bản, để trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau có Hoa Kỳ. Với mức phát triển này cùng với những nỗ lực tăng cường về mặt quân sự của nhà cầm quyền Bắc Kinh, liên tiếp năm này qua năm khác từ thời Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, ai cũng nghĩ là mối quan tâm của Hoa Kỳ được chuyển từ miền Tây sang miền Đông là hợp lý nhưng vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ làm được gì hay cần phải có thái độ thích ứng nào đối với sự trỗi dậy của một cường quốc đang lên dưới quuyền cai trị của một đảng Cộng Sản?     

Nói cho đúng thì để trấn an những nước lo ngại về chủ trương bá quyền của Trung Cộng nhằm bành trướng ảnh hưởng xuống miền Nam, ngay từ nhiệm kỳ đầu của ông Obama, người ta đã thấy nhiều nhân vật cấp cao của Hoa Kỳ (bà Ngoại Trưởng Hilary Clinton, hai ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Gates, Panetta và cả Tổng Thống Obama) thay nhau viếng thăm những nước Á Châu, trước hết để công khai nhắc lại mối quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, Nam Hàn, Phi luật  Tân và mối quan hệ đối tác chiến lược với Úc Đại Lợi (Australia), Tân Gia Ba (Singapore) hay Nam Dương (Indonesia), và nếu có cơ hội thì cũng làm thân với Việt Nam. Về mặt quân sự thì Hoa Kỳ đạt được thỏa hiệp với Phi Luật Tân và Úc Đại Lợi để luân chuyển gửi một số đơn vị của quân đội Mỹ tới Phi Luật Tân và một số đơn vị khác tới đồn trú tại Port Darwin, miền Bắc Úc Đại Lợi. Còn về mặt kinh tế thì Hoa Kỳ đẩy mạnh việc thành hình một hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương gọi là TPP (TransPacific Parnertship) với 12 nước Á Châu. Trải qua những thời kỳ nóng, lạnh, lúc căng thẳng, lúc êm ả của mối quan hệ hết sức phức tạp giữa hai nước, những nỗ lực về mặt ngoại giao của Hoa Kỳ lúc này  lại bước sang một giai đoạn mới.

Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông Obama gặp ông Tập Cận Bình

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 mới đây của Hoa Kỳ không đem lại một kết quả bất ngờ nào. Đúng với những dự đoán của chính giới ở Hoa Thịnh Đốn, đảng Cộng Hòa vẫn giữ được đa số tại Hạ Viện và đã chiếm lại được đa số tại Thượng Viện từ tay đảng Dân Chủ. Như vậy, trong hai năm tới còn lại của nhiệm kỳ hai và chót, ông Obama sẽ khó lòng thực hiện được điều gì như ý muốn về mặt nội bộ và như người ta thường nói ông bị đặt vào hoàn cảnh một “con vịt què” (lame duck). Nói như vậy không có nghĩa là ông không làm được việc gì về mặt đối ngoại. Trong lãnh vực này, ông ít bị ràng buộc hơn là trong lãnh vực nội bộ và có thể có sáng kiến để tăng cường thế mạnh của nước Mỹ ở nơi này hay nơi khác trên thế giới, nhưng dường như trong chính giới không mấy ai muốn đặt tin tưởng nơi ông, mặc dầu chỉ có 5 ngày sau khi đảng Dân Chủ và chính ông bị thất bại trong cuộc bầu cử ông đã vui vẻ lên đường thực hiện chuyến công du ở Á Châu.   

Chuyến công du này gồm có ba chặng đường, một là Bắc Kinh để có cuộc đối thoại tay đôi với ông Tập Cận Bình về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và để dự cuộc họp thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dượng (APEC); hai là thủ đô Miến Điện dể dự một buổi họp thượng đỉnh của khối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hội đàm với nhà cầm quyền nơi đây và bà Aung San Sui Kyi, và sau cùng là thủ đô của Úc Đại Lợi để dự cuộc họp cũng thượng đỉnh của khối những nước được gọi là G20. Chuyến viếng thăm của ông Obama tại hai chặng đường cuối là Miến Điện và Úc Đại Lợi không mang lại kết quả nào đáng kể, trái lại ngay tại chặng đầu, trong một cuộc gặp gỡ tay đôi, hai ông Obama và Tập Cận Bình đã đạt được một số kết quả tương đối tích cực, ngoài ra đặc biệt hơn cả, dư luận chung trên thế giới đặt tất cả sự chú ý vào những nỗ lực vượt bực của nhà cầm quyền Bắc Kinh để làm nổi bật lên vai trò của Trung Quốc tại hai hội nghị quốc tế quan trọng, một vai trò mà có lẽ ông Tập Cận Bình coi là một bước tiến trên con đường thực hiện “giấc mơ Trung Quốc” thường được ông đề cập tới trước đây trong những lời tuyên bố.   

Trước hết về cuộc hội đàm tay đôi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì phái đoàn hai nước đã đạt một số thỏa thuận như: chiếu khán cho những người qua lại giữa hai nước nay là 10 năm chứ không bị hạn chế như trước, giảm mức thuế đánh trên những sản phẩm loại kỹ thuật cao ngành thông tin, một số biện pháp về mặt quân sự nhằm ngăn ngừa những những hiểu lầm có thể xẩy ra, và sau cùng là một thỏa ước về môi sinh để làm giảm bớt khí thải từ những loại kỹ nghệ chạy bằng than làm ô nhiễm bầu không khí, và có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong tương lai (climate change). Những kết quả này có thể được coi là tích cực, và nhiều quan sát viên coi thỏa hiệp về môi sinh là quan trọng vì cho tới nay chưa bao giờ Bắc Kinh đồng ý chấp nhận một thời hạn nào để làm giảm bớt tình trạng tệ hại của Trung Quốc trong lãnh vực này. Quan hệ Mỹ Trung như vậy đã tiến thêm được một bước, và điều đó chính là do thái độ cởi mở cũng như tinh thần sẵn sàng thỏa hiệp từ phía ông Tập Cận Bình. Nhưng rồi, do sự sắp xếp của Bắc Kinh, sự chú ý của mọi người cũng như của giới truyền thông quốc tế được chuyển ngay sang cuộc họp thượng đỉnh của APEC ngày hôm sau.   
      
Bộ mặt hiền lành và thân thiện của Trung Quốc

Cơ hội đến thật đúng lúc cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Do thông lệ luân phiên giữa các nước Á Châu, năm nay họ được trao trách nhiệm tổ chức cuộc họp thượng đỉnh của APEC (Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương). Hơn 20 vị nguyên thủ cùng với phái đoàn từ các nước đến là một dịp đặc biệt để cho họ phô trương thanh thế. Họ không bỏ lỡ cơ hội và màn trình diễn trong những ngày họp cho thấy rõ chủ đích của họ. Họ muốn chứng tỏ, trước hết cho người dân Trung Quốc, và sau nữa cho dư luận trên chính trường quốc tế, là vai trò của Trung Quốc ngày nay là vai trò của một cường quốc lớn đáng tin cậy, thân thiện, sẵn sàng hợp tác với các nước. 

Ngoài ra sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình cũng được sắp đặt trong chi tiết, từ chỗ đứng cho đến thái độ, cử chỉ của ông mỗi khi chào đón mọi người. Ông đứng thẳng người, tại chỗ và chờ đợi, tươi cười bắt tay những vị quốc khách tiến tới ông. Ngay ngày đầu, ông đã loan báo một số thỏa hiệp về mậu dịch với Nam Hàn và Úc Đại Lợi, sự đồng ý với Tổng Thống Phi Luật Tân về một số vấn đề song phương giữa hai nước, và đặc biệt hơn cả sự thỏa thuận giữa ông và Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe để hai nước trao đổi quan điểm ở cấp cao về những vấn đề giữa Trung Quốc và Nhật Bản (mặc dầu lúc trước đã có tin đồn là ông không muốn có sự gặp gỡ tay đôi với ông Abe và ai cũng nhận thấy là ông đón tiếp ông Abe bằng một thái độ rất lạnh nhạt).

Dàn dựng một cuộc tiếp đón ông Obama một cách trang trọng và một cuộc hội đàm song phương với Hoa Kỳ, rồi liền sau đó là một màn trình diễn ngoạn mục để chinh phục một cử tọa gồm hơn 20 vị nguyên thủ quốc gia và các phái đoàn từ các nước lớn nhỏ tới, và sau chót là lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình mấy ngày sau tại Hội nghị ở Úc Đại Lợi của các nước thuộc khối G20 là: “Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực trong những vụ tranh chấp với các nước lân bang”, Bắc Kinh và ông Tập cận Bình đã mở đầu một chiến dịch ngoại giao và mục tiêu của chiến dịch là đưa lên bộ mặt hiền lành và thân thiện của Trung Quốc.     

Bộ mặt bá đạo của Trung Cộng

Bộ mặt thân thiện này tuy nhiên cũng nhiều khi để lộ ra những kẽ hở. Ngay một  ngày trước khi ông Obama tới Bắc Kinh, người ta đã được thấy một vài tờ báo tại đây tung ra những bài báo nhắc nhở trường hợp ông Obama nay chỉ là “con vịt què”, do đó ông không còn ảnh hưởng gì nhiều trên chính trường quốc tế. Ngoài ra về chính sách của Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang miền Đông thì tất cả cũng chỉ là những mưu mô bao vây Trung Quốc và ngăn chặn bước tiến đi lên của Trung Quốc. Một cách thực tế và cụ thể hơn nữa, như để đối phó với nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thực hiện hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc đưa ra đề nghị một hiệp định Tự Do Mậu Dịch cho toàn vùng Châu Á Thái Bình Dương gọi là FTAAP (Free Trade Area Asian Pacific). 

Còn để đối phó với những định chế quốc tế như Ngân Hàng Phát triển Á Châu, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tại đó, Bắc Kinh cho rằng phần dành cho Trung Quốc quá nhỏ và không xứng với vai trò của Trung Quốc thì nay Bắc Kinh đề nghị thành lập một ngân hàng gọi là Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank), rồi tuyên bố sẵn sàng đóng góp ngay 50 tỷ Mỹ kim. Những đề nghị như trên đây cho thấy rõ tham vọng bá quyền của Trung Quốc là tranh dành ảnh hưởng với Hoa Kỳ trên thế giới trong lãnh vực kinh tế. 

Trong lãnh vực an ninh, quân sự hay chiến lược, tham vọng này lại càng rõ rệt hơn nữa. Không cần trở về thời của những lãnh tụ như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào, người ta chỉ cần nhìn vào những hành động của Trung Quốc hai năm gần đây dưới thời Tập Cận Bình như vụ tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản (một đồng minh của Hoa Kỳ) trên đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), vụ tranh chấp với Phi Luật Tân trên tiểu đảo Scarborough và đặc biệt hơn cả vụ điều động một dàn khoan ngay vào vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vụ xây cất những cơ sở quân sự tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và gần đây hơn nữa lại có vụ máy bay của Trung Cộng bay sát máy bay của Hoa Kỳ chỉ cách có chưa đầy 10 thước, và vụ Trung Cộng điều động tầu ngầm tới vùng Ấn Độ Dương

Tất cả những hành động trên đây trong hai năm qua, nghĩa là từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, là những thách thức không những đối với những nước trong vùng Biển Đông mà cả đối với Hoa Kỳ. Dầu cho qua màn trình diễn ở Bắc Kinh gần đây ông có chủ tâm tạo ra hình ảnh của một cường quốc muốn hòa dịu và thân thiện với thế giới bên ngoài thì những sự kiện khó chối cãi về những nỗ lực bành trướng ảnh hưởng xuống miền Nam của chính quyền do chính ông lãnh đạo, cũng không che dấu nổi bộ mặt thứ hai cũng của cường quốc đó, một bộ mặt khó có thể gọi là thân thiện được.

Ông Tập Cận Bình và tương lai chỗ đứng của Trung Quốc trên thế giới

Trung Quốc được một vài giới quan sát mô tả như trên đây là có hai bộ mặt. Thực ra, nói cho đúng thì không có hai bộ mặt mà chỉ có một nước Tầu dưới sự lãnh đạo khá chặt chẽ của một người, ông Tập Cận Bình. Ông mới lên cầm quyền có gần hai năm và nếu không có sự gì bất trắc thì ông sẽ còn ngồi tại chức tám năm nữa. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi chưa đầy hai năm mà ông đã thâu tóm được hết quyền lực trong tay. Ông vừa là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vừa là Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Quân Ủy Hội. Dưới thời của các vị tiền nhiệm thì quyền hành được đăt trong tay một Uỷ Ban Thường Vụ 9 người, và lãnh đạo được gọi là lãnh đạo tập thể nhưng nay thì Uỷ ban này chỉ còn có 7 người, lãnh đạo tập thể cũng như bị bãi bỏ vì ngoài ông Tập Cận Bình không thấy ai nói đến 6 người kia. Ông còn là Chủ Tịch một loạt những ủy ban nghiên cứu những biện pháp đổi mới trong mọi lãnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến xã hội, và đặc biệt hơn cả, ông đề xướng một chương trình rộng lớn chống tham nhũng và một vài sửa đổi trong lãnh vực thi hành luật pháp. 

Giới quan sát quốc tế cho rằng từ thời Mao Chủ Tịch đến nay chưa có người nào nắm được nhiều quyền như ông. Một số người lạc quan cho rằng ông là một nhà lãnh tụ có tư tưởng cấp tiến do đó rất có thể sẽ có nhiều điều cải cách mới lạ, nhưng cho đến nay người ta chỉ thấy ngay trong ngành thông tin mà nhà cầm quyền đã kiểm soát chặt chẽ những tin tức trên mạng internet thì những đổi mới (nếu có), về mặt chính trị, cũng sẽ chỉ là để củng cố vai trò toàn trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc. 

Ông Tập Cận Binh là một lãnh tụ chính trị năng động. Rồi đây người dân Trung Quốc sẽ còn phải trông chờ nhiều vào lề lối cai trị đất nước của ông. Tuy nhiên, với tư thế của ông là người đứng đầu của một cường quốc đang lên, cùng với tham vọng không dấu diếm của ông (và của giới cầm quyền Bắc Kinh nói chung) muốn Trung Quốc đóng một vai trò tương xứng với trình độ phát triển của Trung Quốc lúc này, thế giới bên ngoài cũng chịu ảnh hưởng không ít về thái độ và cung cách cư xử của ông đối với diễn tiến của tình hình trên chính trường quốc tế. Và đây chính là câu hỏi mà một số người nêu lên: Trung Quốc có phải là một nước “cần phải có” không?

Ông Tập Cận Bình một đôi khi gần đây có nói về một “giấc mơ Trung Quốc”, nhưng không ai được rõ giấc mơ đó ra sao, còn thái độ của ông đối với siêu cường quốc Hoa Kỳ thì ông đề nghị là hai bên nên tìm “một mô thức cho mối quan hệ giữa các nước lớn”, với ngụ ý là Trung Quốc đứng ngang hàng với Mỹ. Vấn đề thực ra là tương quan lực lượng giữa hai bên. Trung Quốc nay đã trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, chỉ sau có Hoa Kỳ, bề ngoài này tuy vậy không che dấu được sự kiện Trung Quốc đang phải đối phó với một số vấn đề lớn trong nội bộ như tham nhũng, khoảng cách giữa người giầu người nghèo, giữa miền duyên hải và nội địa hay những vấn đề Tây Tạng và Tân Cương. 

Một vài định chế quốc tế có nói đến trường hợp là trong tương lai không xa, kinh tế của Trung Quốc (tính sản lượng theo mãi lực, gọi là PPP  Purchasing Power Parity) có thể đã vượt lên trên Hoa Kỳ. Nhận dịnh này có lẽ còn sớm, vì nếu lấy GDP tính bình quân đầu người thì con số của một người dân Trung Quốc chỉ vào khoảng 7 hay 8 ngàn (Mỹ Kim); trong khi đó thì con số của người dân Hoa Kỳ là trên 40 ngàn (Mỹ kim), còn nói chung nếu đem so sánh nền kinh tế của hai nước thì trong hiện tại, trong lúc nền kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại thì nền kinh tế của Hoa Kỳ lại đang lên (mức phát triển trong mấy tháng vừa qua là 3,9 hơn hẳn mức 2,4 thường dược dự trù). Ấy là chưa kể đến cuộc cách mạng về năng lượng của Hoa Kỳ làm cho họ rồi đây không còn cần đến nhập cảng dầu thô từ Trung Đông nữa. Còn nếu đem so sánh hai nước về mặt quân sự, sự chênh lệch lực lượng giữa hai bên lại còn rõ rệt hơn nữa, vì trên thực tế cho đến nay chưa có nước nào qua mặt được Hoa Kỳ.

Trên chính trường quốc tế lúc này thì về mặt thực tế tiếng nói của những nước Âu Châu không còn có trọng lượng như trước nữa, và trường hợp của nước Nga thì cũng không khác. Dầu cho ông Putin có nỗ lực tìm lại uy tín của Liên Bang Sô Viết thuở trước bằng cách chiếm đoạt bán đảo Crimea của Ukraine, thì nước Nga ngày nay cũng vẫn là một nước thiếu kỹ nghệ sản xuất với nền kinh tế phần lớn dựa vào xuất cảng dầu, trong khi dầu lại đang sụt giá trên thị trường thế giới.

 Như vậy có nghĩa là chỉ còn lại có Hoa Kỳ và Trung Quốc, một nước có tham vọng bá quyền tuy được một vài nhà báo coi là một “cường quốc vùng” nhưng chưa đủ khả năng can thiệp về mọi mặt trên thế giới. Dĩ nhiên, như đã được trình bầy, tương lai của nền hòa bình ở Á Châu, và nói rộng ra trên thế giới, tùy thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa hai nước. Nhưng từ kết luận này mà nhận dịnh Trung Quốc là một nước “cần phải có”, một lối nói như người ta đã từng gán cho Hoa Kỳ thì quả thực là quá sớm.

Bùi Diễm           
__._,_.___

Posted by: irene2007us irene2007us 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List